Hãy tưởng tượng: Trong phòng làm việc của mình, một giám đốc
thương hiệu đang phát triển chiến lược marketing cho loại đồ uống thể
thao mới của công ty. Ông xác định phân khúc thị trường mục tiêu,
định giá, xây dựng các chương trình khuyến mãi và truyền thông dựa
trên những phương tiện thông tin đại chúng.
Hiệu quả quảng bá thương hiệu sẽ được thể hiện bằng doanh số và lợi
nhuận, những con số có vai trò quyết định chế độ lương thưởng và triển
vọng nghề nghiệp của vị giám đốc này.
Có điều gì không ổn trong bức tranh này? Có vẻ như rất nhiều công ty vẫn
còn mắc kẹt với phương pháp quản lý của thập niên 1960, thời kỳ của thị
trường đại chúng, phương tiện truyền thông đại chúng, và những giao dịch
khô cứng. Ngày nay, các công ty thừa hưởng một lợi thế chưa từng có khi
nắm trong tay rất nhiều kỹ thuật cho phép tương tác trực tiếp với khách
hàng, thu thập, khai thác thông tin từ họ, và từ đó, thiết kế sản phẩm sao cho
phù hợp thị hiếu.
Về phía khách hàng, chưa bao giờ họ lại mong muốn có mối tương tác sâu
rộng với các công ty, và với khách hàng khác, để góp phần xây dựng sản
phẩm và dịch vụ dành cho họ như thế. Nhiều công ty sử dụng hệ thống quản
lý quan hệ khách hàng (CRM) cùng nhiều công nghệ khác để cố gắng kiểm
soát khách hàng, tuy nhiên, không một công nghệ nào có thể cải thiện tình
hình nếu như sứ mệnh của công ty chỉ là bán sản phẩm thay vì còn phải xây
dựng quan hệ với khách hàng.
Để cạnh tranh trong môi trường tương tác mạnh ngày nay, các công ty
không chỉ tập trung thực hiện giao dịch mà còn phải tối ưu hóa "giá trị vòng
đời khách hàng" (customer lifetime value -CLTV)[1]. Theo đó, sản phẩm
hay thương hiệu đều phải nhường vị trí ưu tiên cho nhiệm vụ xây dựng qua n
hệ lâu dài với khách hàng. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp phải thay
đổi chiến lược kinh doanh, cấu trúc tổ chức của mình, và đáng lưu ý hơn, bộ
phận marketing sẽ phải được cơ cấu lại toàn bộ.
11 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư duy lại về Marketing, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư duy lại về Marketing
Hãy tưởng tượng: Trong phòng làm việc của mình, một giám đốc
thương hiệu đang phát triển chiến lược marketing cho loại đồ uống thể
thao mới của công ty. Ông xác định phân khúc thị trường mục tiêu,
định giá, xây dựng các chương trình khuyến mãi và truyền thông dựa
trên những phương tiện thông tin đại chúng.
Hiệu quả quảng bá thương hiệu sẽ được thể hiện bằng doanh số và lợi
nhuận, những con số có vai trò quyết định chế độ lương thưởng và triển
vọng nghề nghiệp của vị giám đốc này.
Có điều gì không ổn trong bức tranh này? Có vẻ như rất nhiều công ty vẫn
còn mắc kẹt với phương pháp quản lý của thập niên 1960, thời kỳ của thị
trường đại chúng, phương tiện truyền thông đại chúng, và những giao dịch
khô cứng. Ngày nay, các công ty thừa hưởng một lợi thế chưa từng có khi
nắm trong tay rất nhiều kỹ thuật cho phép tương tác trực tiếp với khách
hàng, thu thập, khai thác thông tin từ họ, và từ đó, thiết kế sản phẩm sao cho
phù hợp thị hiếu.
Về phía khách hàng, chưa bao giờ họ lại mong muốn có mối tương tác sâu
rộng với các công ty, và với khách hàng khác, để góp phần xây dựng sản
phẩm và dịch vụ dành cho họ như thế. Nhiều công ty sử dụng hệ thống quản
lý quan hệ khách hàng (CRM) cùng nhiều công nghệ khác để cố gắng kiểm
soát khách hàng, tuy nhiên, không một công nghệ nào có thể cải thiện tình
hình nếu như sứ mệnh của công ty chỉ là bán sản phẩm thay vì còn phải xây
dựng quan hệ với khách hàng.
Để cạnh tranh trong môi trường tương tác mạnh ngày nay, các công ty
không chỉ tập trung thực hiện giao dịch mà còn phải tối ưu hóa "giá trị vòng
đời khách hàng" (customer lifetime value - CLTV)[1]. Theo đó, sản phẩm
hay thương hiệu đều phải nhường vị trí ưu tiên cho nhiệm vụ xây dựng quan
hệ lâu dài với khách hàng. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp phải thay
đổi chiến lược kinh doanh, cấu trúc tổ chức của mình, và đáng lưu ý hơn, bộ
phận marketing sẽ phải được cơ cấu lại toàn bộ.
Chăm sóc khách hàng
Cách đây không lâu, hầu như truyền thông đại chúng một chiều là lựa chọn
duy nhất dành cho những công ty muốn truyền đạt thông điệp của mình đến
một nhóm đối tượng khách hàng lớn. Thông tin về khách hàng chủ yếu là
các con số thống kê về doanh số kết hợp với dữ liệu nghiên cứu thị trường.
Rất ít hoặc hầu như không có bất kỳ sự giao tiếp trực tiếp nào giữa từng
khách hàng và công ty. Ngày nay, các công ty có rất nhiều giải pháp để tùy ý
sử dụng khiến cho marketing đại chúng ngày càng trở nên lỗi thời.
Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa một công ty truyền thống và một công ty biết
chăm sóc khách hàng là: một bên được thiết kế để đẩy mạnh sản phẩm và
thương hiệu trong khi bên kia chỉ tập trung phục vụ khách hàng và các phân
khúc khách hàng. Với công ty biết chăm sóc khách hàng, quá trình giao tiếp
được thực hiện hai chiều và có tính cá nhân hóa, hay ít nhất là họ chú trọng
cho nhiều phân khúc "cắt lát mỏng".
Chiến lược này sẽ khó khăn hơn cho các công ty có kênh phân phối sở hữu
hay kiểm soát thông tin khách hàng - điển hình là các công ty đóng gói sản
phẩm. Nhưng hiện này, ngày càng có nhiều công ty có khả năng truy cập cả
một khối lượng dữ liệu khổng lồ mà họ cần để đảm bảo chiến lược chăm sóc
khách hàng hoạt động hiệu quả.
Ở những công ty B2B chẳng hạn, các vị trí như quản lý tài khoản khách
hàng chủ chốt và giám đốc tài khoản khách hàng toàn cầu có nhiệm vụ tập
trung đáp ứng các nhu cầu mới nổi của khách hàng thay vì chỉ bán một số
sản phẩm nhất định. IBM tổ chức hoạt động theo nhu cầu khách hàng như sử
dụng năng lượng hiệu quả hay nâng cấp máy chủ, và điều phối các nỗ lực
marketing sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng.
Chương trình Insurance Process Acceleration Framework của IBM là minh
họa điển hình cho cấu trúc định hướng dịch vụ này. Những chuyên gia về
khách hàng và về ngành làm việc trong chương trình bảo hiểm của IBM sẽ
tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để xây dựng các quy trình nhanh và linh
hoạt áp dụng trong các hoạt động như giải quyết khiếu nại, xử lý công việc
kinh doanh mới và bảo hiểm. Thay vì tập trung vào doanh số trong ngắn
hạn, IBM đo lường hiệu quả hoạt động bảo hiểm bằng các tiêu chuẩn về
khách hàng trong dài hạn.
Những công ty B2B lớn thường tiên phong định hướng hoạt động theo
khách hàng, và nhiều công ty B2C cũng đang có bước tiến rõ nét. Họ ngày
càng nhận thức tầm quan trọng của quan hệ khách hàng và luôn xét đến yếu
tố này ở mọi cấp độ, chức năng khác nhau trong tổ chức, nhanh chóng tung
ra sản phẩm mới khi nhu cầu của khách hàng thay đổi. Lấy ví dụ về Tesco,
tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Anh Quốc, tập đoàn này vừa đầu tư đáng kể
cho hoạt động phân tích nhằm nâng cao khả năng giữ chân khách hàng.
Tesco sử dụng data-collecting loyalty card (thẻ thu thập thông tin về lòng
trung thành của khách hàng - một dạng thẻ thành viên) để theo dõi khách
hàng từng vào đâu, mua gì và thanh toán bằng phương tiện nào. Những
thông tin này giúp Tesco bày trí các loại sản phẩm hợp "gu" mua sắm của
một khu vực dân cư nhất định và thiết kế lời chào hàng thích hợp cho từng
khách hàng đến bất kỳ cửa hàng nào trong hệ thống phân phối hùng mạnh
của tập đoàn này - từ những đại siêu thị đến các cửa hàng tạp hóa.
Theo báo cáo của Thời báo Phố Wall, một khách hàng mua tã giấy em bé lần
đầu tiên tại cửa hàng của Tesco sẽ nhận được phiếu giảm giá cho các mặt
hàng vệ sinh hay đồ chơi trẻ em, và còn cho cả bia nữa. Nhiều phân tích cho
thấy những người mới làm cha sẽ có xu hướng mua thêm bia vì họ không
còn thời gian la cà quán rượu nữa.
Ở ngành dịch vụ, American Express đi đầu trong việc chủ động giám sát
hành vi khách hàng và nhanh chóng phản ứng trước thay đổi thông qua
nhiều sản phẩm mới. Công ty sử dụng các thuật toán và kết quả phân tích dữ
liệu về khách hàng để quyết định đâu là "sản phẩm tốt nhất tiếp theo" dựa
trên nhu cầu liên tục thay đổi của họ, và cũng để quản lý những rủi ro phát
sinh từ các chủ thẻ.
Chẳng hạn khi phát hiện một khách hàng lần đầu dùng Thẻ Vàng mua vé
máy bay hạng sang, hệ thống sẽ tự động mời vị khách này nâng cấp lên Thẻ
Bạch Kim. Hoặc cũng có nhiều trường hợp chủ thẻ muốn có thêm một thẻ
với hạn mức chi tiêu giới hạn cho con cái hay đối tác. Nhờ cung cấp dịch vụ
này, American Express có thể tác động đến khả năng chi tiêu của không chỉ
khách hàng hiện tại mà còn của các thành viên trong gia đình hay đối tác của
họ, và quảng bá thương hiệu của mình với những khách hàng mới và tiềm
năng này.
American Express cũng tận dụng sức mạnh từ vị thế chiến lược của mình
giữa khách hàng và công ty bán hàng để xây dựng một giá trị dài hạn giữa
các mối quan hệ này. Lấy ví dụ, công ty có thể sử dụng dữ liệu về nhân khẩu
học, mô thức mua sắm của khách hàng, và thông tin tín dụng để nhận biết
khi nào một chủ thẻ chuyển nhà. AmEx nhân dịp này sẽ gửi đến họ một
khoản khuyến mãi đặc biệt cho các khoản mua sắm nội thất tại hệ thống các
cửa hàng của công ty trong khu vực dân cư mà khách hàng sinh sống.
Một công ty dịch vụ tài chính và bảo hiểm mà chúng tôi biết cũng là chuyên
gia trong việc thiết kế sản phẩm ứng với những bước ngoặc trong cuộc sống
của khách hàng. Chẳng hạn khi một khách hàng kết hôn, người này sẽ là
mục tiêu đồng thời của các hãng bảo hiểm ôtô hay nhà ở, và công ty cho
vay cầm cố.
Phát minh lại Marketing
Hội đồng quản trị và thành viên ban giám đốc dù nói về quan hệ khách hàng
bằng những lời có cánh, nhưng toàn bộ tâm trí của họ đều dành hết cho việc
bán sản phẩm và dịch vụ. Họ cần phải đẩy mạnh sự chuyển biến trọng tâm
mang tính chiến lược từ giao dịch sang quan hệ khách hàng, và xây dựng
một văn hóa, cơ cấu cũng như các chính sách khuyến khích cần thiết để thực
thi chiến lược.
Một công ty biết chăm sóc khách hàng sẽ trông như thế nào? Dù không có
công ty nào sở hữu một cơ cấu hoàn chỉnh hướng về khách hàng nhưng
chúng ta có thể thấy nhiều đặc tính quan trọng của cơ cấu này ở những công
ty đang trong quá trình chuyển đổi. Và thay đổi quan trọng nhất sẽ là bộ
phận marketing sẽ được thiết kế lại để ứng với vai trò mới - "bộ phận khách
hàng". Theo đó, yêu cầu đầu tiên đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là vị trí CMO
- Giám đốc marketing phải được thay thế bằng một loại hình lãnh đạo mới -
Giám đốc chăm sóc khách hàng CCO.
Chân dung một CCO
Vị trí Giám đốc chăm sóc khách hàng ngày càng quen thuộc với nhiều công
ty trên khắp thế giới. Hiện nay, thế giới có hơn 300 người nắm giữ vị trí này,
so với chỉ 30 vào năm 2003, tại nhiều công ty trong đó có Chrysler,
Hershey's, Oracle, Samsung, Sears, United Airlines, Sun Microsystems, và
Wachovia. Nhưng đa số các công ty xem vai trò của vị trí CCO là tăng
cường tính định hướng khách hàng công ty, một nhiệm vụ còn khá mơ hồ.
Theo chúng tôi, để một CCO thực sự phát huy hiệu quả, họ cần có nhiều
quyền lực trong công ty và chỉ phải báo cáo trực tiếp với CEO. Nhiệm vụ
của vị trí giám đốc này là thiết kế và thực hiện chiến lược quan hệ khách
hàng của công ty và giám sát tất cả chức năng có tiếp xúc với khách hàng.
Một CCO được đánh giá là thành công khi họ có khả năng xây dựng một
nền văn hóa định hướng khách hàng và xóa bỏ những rào cản ngăn chặn
dòng thông tin khách hàng lưu chuyển trong tổ chức. Giúp các nhà lãnh đạo
thường xuyên tiếp xúc với khách hàng cũng là một trong những nhiệm vụ
của CCO.
Ở công ty USAA, cấp quản lý cao nhất dành trung bình 2-3 giờ mỗi tuần
trực tại tổng đài điện thoại để tiếp nhận cuộc gọi của khách hàng. Điều này
không chỉ giúp nhân viên nhận thức tầm quan trọng của việc tương tác với
khách hàng trong mắt các nhà quản lý mà còn giúp bản thân những vị giám
đốc này hiểu về những mối lo ngại của khách hàng hơn. Cũng tương tự, các
giám đốc ở Tesco dành trung bình một tuần mỗi năm để đến cửa hàng và
tương tác với khách hàng, hoạt động này là một phần trong chương trình
TWIST - Một tuần tại cửa hàng - của Tesco.
Khi các nhà quản lý chuyển trọng tâm của mình vào khách hàng, và thông
tin về khách hàng ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong các quyết định thì
những cấu trúc tổ chức nào cản trở dòng chảy thông tin sẽ bị loại bỏ. Tuy
nhiên, thực tế là dù người ta đầu tư rất nhiều cho việc thu thập dữ liệu về
khách hàng, họ vẫn không thể tận dụng những thông tin mà họ có được.
Thông tin bị bưng bít, thường là do các công ty thiếu niềm tin, lo sợ cạnh
tranh, không đủ nguồn lực, và nghiêm trọng nhất là mắc lỗi về tư duy.
Người CCO phải có những quyết sách loại bỏ các lối suy nghĩ phản tác dụng
như thế này.
Suy cho cùng, người CCO phải có trách nhiệm nâng cao lợi nhuận cho
khách hàng của công ty, và hiệu quả công việc này phải được đo lường
bằng các tiêu chí như CLV - giá trị vòng đời khách hàng, và tài sản của
khách hàng, cũng như bằng các chỉ số trước mắt như truyền miệng (hay cú
click chuột)
Trong bộ phận mới có tên "bộ phận khách hàng", các vị trí giám đốc
quản lý chuyên trách phân khúc thị trường và chăm sóc khách hàng sẽ
có trách nhiệm xác định nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Sau đó,
giám đốc thương hiệu, dưới sự chỉ đạo của giám đốc chăm sóc khách
hàng, sẽ cung cấp sản phẩm đáp ứng những nhu cầu ấy.
>> Phần 1
Những giám đốc chăm sóc khách hàng
Điều này đòi hỏi phải luân chuyển nguồn lực, cơ bản nhất là con người và
ngân sách, và thẩm quyền từ những giám đốc sản phẩm sang giám đốc
khách hàng. Cấu trúc này rất phổ biến trong thế giới B2B. Xem xét trường
hợp của Procter & Gamble, tập đoàn này có vị trí giám đốc quản lý khách
hàng chủ chốt chuyên trách những công ty bán lẻ "cỡ bự" như Wal-Mart.
So với bán hàng, họ dành cho sứ mệnh tối đa hóa giá trị của quan hệ khách
hàng trong dài hạn nhiều quan tâm hơn. Một số công ty B2C cũng sử dụng
cấu trúc này, nhất là các định chế tài chính bán lẻ, theo đó, họ có quản lý
chuyên trách từng phân khúc, thay vì sản phẩm, riêng biệt như nhóm khách
hàng giàu có, nhóm có con cái đang học đại học, nhóm sắp về hưu...
Trong một công ty định hướng chăm sóc khách hàng, người quản lý phụ
trách phân khúc hàng tiêu dùng có thể giới thiệu khách hàng nhiều lợi ích
của việc từ bỏ sản phẩm A lợi ích thấp sang sản phẩm B lợi ích cao hơn.
Điều này sẽ không thể xảy ra trong hệ thống quản lý trước đây khi giám đốc
nhãn hàng A sẽ không thuyết phục khách hàng từ bỏ sản phẩm mình dù rõ
ràng điều này có lợi cho khách hàng bởi vì mọi khoản lương thưởng của vị
giám đốc này đều được đo lường bằng hiệu quả hoạt động quảng bá thương
hiệu chứ không phải bằng việc nâng cao CLV hay một tiêu chuẩn khách
hàng dài hạn nào khác.
Đây là một bước chuyển lớn: nó đồng nghĩa với việc các giám đốc sản phẩm
sẽ phải không còn chỉ chăm chăm tối đa hóa lợi nhuận của một sản phẩm
hay thương hiệu mà bắt đầu có trách nhiệm giúp đỡ các giám đốc phân khúc
thị trường và khách hàng tối đa hóa lợi nhuận của họ.
Những chức năng thường xuyên tiếp xúc khách hàng
Trong vai trò sợi dây liên kết với các hoạt động tiếp xúc khách hàng, bộ
phận chăm sóc khách hàng phải đảm trách một số chức năng lấy khách hàng
làm trọng tâm mà từng hay chưa từng là một bộ phận của phòng marketing.
CRM
Theo một khảo sát do Harte-Hanks thực hiện trên 300 công ty ở khu vực Bắc
Mỹ, chức năng quản lý quan hệ khách hàng thường thuộc trách nhiệm của
bộ phận IT bởi những hệ thống CRM thường đòi hỏi nhiều năng lực kỹ
thuật, cụ thể theo khảo sát: 42% số công ty giao CRM cho phòng IT, 31%
cho phòng kinh doanh và chỉ 9% cho bộ phận marketing.
Tuy nhiên, suy cho cùng, CRM là công cụ đo lường nhu cầu và hành vi
khách hàng - vai trò trung tâm của bộ phận chăm sóc khách hàng mới. Vì
thế, nếu dữ liệu nhằm phục vụ chiến lược chăm sóc khách hàng lại được thu
thập và phân tích bởi một bộ phận không chuyên chăm sóc khách hàng thì
nghe có vẻ không hợp lý. Dĩ nhiên, nếu giao phó chức năng CRM cho bộ
phận chăm sóc khách hàng thì họ cũng cần được trang bị những kỹ năng
phân tích và IT.
Nghiên cứu thị trường
Tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu thị trường trong một công ty định
hướng chăm sóc khách hàng nay đã khác trước. Đầu tiên, đối tượng sử dụng
nghiên cứu thị trường trong nội bộ công ty không chỉ là bộ phận kinh doanh
mà là tất cả phòng ban nào của tổ chức mà có tiếp xúc với khách hàng, kể cả
bộ phận tài chính (nơi xây dựng các phương án thanh toán cho khách hàng)
và phân phối sản phẩm (nơi quyết định thời gian giao hàng và chất lượng
dịch vụ).
Thứ hai, quy mô của phân tích chuyển từ quan điểm tổng hợp sang quan
điểm của từng cá nhân về hoạt động và giá trị của khách hàng.
Thứ ba, nghiên cứu thị trường đã chuyển trọng tâm của nó vào nguồn thông
tin đầu vào từ khách hàng mà có khả năng cải thiện những tiêu chuẩn hướng
về khách hàng như CLV và tài sản khách hàng.
Nghiên cứu và phát triển
Khi một sản phẩm bất kỳ được sản xuất như thể nó là thí nghiệm cho các
tiến bộ về mặt kỹ thuật thay vì xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, doanh
số bán sản phẩm ấy chắc chắn sẽ tụt giảm. Ví dụ điển hình nhất là các kỹ sư
thường thích tích hợp đủ loại tính năng vào sản phẩm trong khi điều này lại
khiến nhiều khách hàng cảm thấy phiền toái và ảnh hưởng xấu đến doanh số
trong tương lai.
Nhằm đảm bảo các quyết định sản xuất phải phản ánh được nhu cầu từ thế
giới thực, yếu tố khách hàng phải được đưa vào quá trình thiết kế. Tích hợp
hai khâu R&D và marketing là một giải pháp hay. Hiếm có công ty nào thực
hiện điều này tốt hơn Nokia ở châu Á, nơi mà thị phần của tập đoàn này
chiếm đến hơn 60%. Trong một ngành mà các nhà sản xuất phải công bố
điểm số đánh giá của những sản phẩm mới xuất hiện mỗi năm, khả năng của
tập đoàn này trong việc đưa định hướng khách hàng vào từng đặc tính và giá
trị của các sản phẩm "đình đám" có thể xem là thần kỳ.
Một trong những công cụ phục vụ quá trình sáng tạo hướng đến khách hàng
là Nokia Beta Labs, cộng đồng ảo dành cho nhóm phát triển sản phẩm, nó
gắn kết họ với người dùng, cho phép họ cùng nhau tạo bản mẫu ảo của
những đặc tính và sản phẩm mới, chào đón những ý tưởng "dù là quái gở
nhất" và có thể chưa từng xuất hiện trên thị trường. (Nokia thực hiện một
chiến lược hoàn toàn khác ở Mỹ, sử dụng ít yếu tố khách hàng ở đầu vào và
chứng kiến thị phần của mình tụt giảm).
Câu chuyện theo mô-tip: công ty tạo được giá trị mới nhờ gắn kết người
dùng và nhà sản xuất, xuất hiện rất nhiều trong thời gian qua, điển hình là:
trình quyệt Firefox của Mozilla, nhãn hàng Swiffer của P&G trong danh
mục sản phẩm làm sạch nhà cửa, và liên doanh giữa International Flavors
and Fragrances với các khách hàng B2B như Estée Lauder trong thị trường
nước hoa. Trong một thế giới mà các mô hình R&D cổ điển sử dụng để phát
triển sản phẩm mới phải nhường chỗ cho sự kết hợp sáng tạo như trong các
ví dụ kể trên thì phòng R&D nhất thiết phải báo cáo cho CCO.
Dịch vụ khách hàng
Chức năng này nên được thực hiện trong nội bộ và thuộc bộ phận chăm sóc
khách hàng, nhằm không chỉ đảm bảo chất lượng dịch vụ cao mà còn giúp
xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Như hãng hàng không Delta
Airlines chẳng hạn, mới đây, hãng phải đóng cửa những tổng đài điện thoại
ở nước ngoài do khả năng tương tác với khách hàng Bắc Mỹ của hãng bị ảnh
hưởng nghiêm trọng bởi những khác biệt về văn hóa. Delta kết luận rằng
khoản tiết kiệm nhờ cắt giảm chi phí không thể nào bù đắp được tác động
tiêu cực đến mối quan hệ với khách hàng.
Giờ đây, khi một trung tâm dịch vụ khách hàng nhận được cuộc gọi, người
tiếp nhận sẽ nhanh chóng xác định phân khúc mà người gọi đến thuộc về và
ngay lập tức chuyển cuộc gọi đến một chuyên viên dịch vụ khách hàng,
người được huấn luyện chuyên sâu về phân khúc đó. Quá trình tương tác sẽ
được lưu lại trong hệ thống thông tin khách hàng và sau đó được phòng
chăm sóc khách hàng sử dụng để xác định nhu cầu mới của khách hàng và
xây dựng giải pháp.
Nếu buộc phải thuê ngoài dịch vụ khách hàng, bộ phận này phải báo cáo
trực tiếp với một giám đốc khách hàng cấp cao thuộc công ty, và cơ sở hạ
tầng IT cũng như dữ liệu về khách hàng của đơn vị thuê ngoài phải tích hợp
được với cơ sở dữ liệu của công ty.
Trọng tâm mới cho các tiêu chuẩn về khách hàng
Khi các công ty bắt đầu chuyển trọng tâm từ marketing sản phẩm sang chăm
sóc khách hàng, họ cần hệ thống tiêu chuẩn mới để đánh giá hiệu quả chiến
lược. Đầu tiên, các công ty cần quan tâm nhiều hơn đến khả năng sinh lợi
cho khách hàng thay vì lợi nhuận của sản phẩm. Các công ty bán lẻ cũng có
lúc sử dụng khái niệm này, điển hình là với những sản phẩm "bán chạy
nhưng lỗ", các loại hàng hóa có thể không sinh lợi nhưng lại giúp thắt chặt
quan hệ giữa công ty và khách hàng.
Thứ hai, các công ty cần chú trọng hơn đến CLV thay vì chỉ quan tâm đến
doanh số bán hàng. Một công ty trên đà suy thoái vẫn có doanh thu tốt, chỉ
có điều triển vọng phát triển lại rất mờ mịt. Tiêu chuẩn CLV sẽ giúp đánh
giá các khoản lợi nhuận tương lai được tạo ra từ một khách hàng và nó hoàn
toàn phù hợp với phương pháp chiết khấu phản ánh thời giá của đồng tiền.
Tiêu chuẩn này nhấn mạnh sức khỏe trong dài hạn của công ty, điều mà hầu
hết cổ đông và các nhà đầu tư đều coi trọng.
Hiện nay, rất nhiều công ty chỉ hướng đến thành công ngắn hạn mà mạo
hiểm với hiệu quả hoạt động trong tương lai, tuy nhiên, xu hướng này sẽ
thay đổi một khi các tiêu chuẩn hướng về khách hàng trong dài hạn trở thành
phần không thể thiếu trong báo cáo tài chính. Và một điều này thành hiện
thực, vai trò của các tiêu chuẩn hướng về khách hàng bắt đầu được phản ánh
bằng giá cổ phiếu. Ngay lúc này đây, một số chuyên gia phân tích cấp tiến
đã nhận thức được ý nghĩa của tỷ lệ giữ chân khách hàng, giá trị của khách
hàng và tài sản thương hiệu.
Thứ ba, các công ty cần chuyển trọng tâm từ tài sản thương hiệu (giá trị
thương hiệu) sang tài sản khách hàng (tổng giá trị vòng đời khách hàng),
giúp hoạt động marketing gần gũi với giá trị của cổ đông hơn.
Thứ tư, các công ty dần bớt q