Tủ lạnh gia đình

Phần 1 Các thiết bị cơ máy lạnh 1.1 Một số khái niệm - Lạnh: Là thấp hơn nhiệt độ môi trương (nhiệt độ trương làm chuẩn) - Sự làm lạnh: Là quá trình lấy nhiệt của vật để nhiệt độ của vật đó thấp hơn nhiệt độ môi trương. Có 2 cách làm lạnh: Tự nhiên và nhân tạo. * Lạnh tự nhiên: Lợi dụng nhiệt độ của môi trương. * Lạnh nhân tạo: Sử dụng máy móc thiết bị để lấy nhiệt của vật cần làm lạnh. Quá trình này sẽ tiêu tốn năng lượng và hệ thống máy móc thực hiện quá trình này gọi là hệ thống lạnh. 1.2 Đặc điểm cấu tạo Gồm 4 phần : 1.1 Phần cơ : Gồm máy nén, Dàn ngưng, dàn lạnh, phin sấy lọc,tiết lưu (cáp) 1.2 Phần điện : Gồm động cơ, thermostat, thermic, rơle khởi động 1.3 Vật liệu: Gồm gas lạnh (R12, R134a.), dầu lạnh. 1.4 Vỏ: Gồm khung sắt, cách nhiệt. 1.3 Phân loại tủ 1.3.1 Phân loại theo số buồng Tủ lạnh 1 buồng, 2 buồng, 3 buồng 1.3.2 Phân loại theo dung tích (từ 40 đến 300 lớt) 1.3.3 Phân loại theo số sao (*) + Tủ 1 * (nhiệt độ thấp nhất trong tủ có thể làm lạnh được - 60C) + Tủ 2** (nhiệt độ thấp nhất trong tủ có thể làm lạnh được - 120C) + Tủ 3*** (nhiệt độ thấp nhất trong tủ có thể làm lạnh được - 180C) 1.3.4 Phân loại theo phương pháp làm đông + Tủ làm đông trực tiếp + Tủ làm đông gián tiếp (có quạt gió)

doc12 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tủ lạnh gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỦ LẠNH GIA ĐÌNH Phần 1 Các thiết bị cơ máy lạnh 1.1 Một số khái niệm - Lạnh: Là thấp hơn nhiệt độ môi trương (nhiệt độ trương làm chuẩn) - Sự làm lạnh: Là quá trình lấy nhiệt của vật để nhiệt độ của vật đó thấp hơn nhiệt độ môi trương. Có 2 cách làm lạnh: Tự nhiên và nhân tạo. * Lạnh tự nhiên: Lợi dụng nhiệt độ của môi trương. * Lạnh nhân tạo: Sử dụng máy móc thiết bị để lấy nhiệt của vật cần làm lạnh. Quá trình này sẽ tiêu tốn năng lượng và hệ thống máy móc thực hiện quá trình này gọi là hệ thống lạnh.  1.2 Đặc điểm cấu tạo Gồm 4 phần : 1.1 Phần cơ : Gồm máy nén, Dàn ngưng, dàn lạnh, phin sấy lọc,tiết lưu (cáp) 1.2 Phần điện : Gồm động cơ, thermostat, thermic, rơle khởi động  1.3 Vật liệu: Gồm gas lạnh (R12, R134a..), dầu lạnh. 1.4 Vỏ: Gồm khung sắt, cách nhiệt. 1.3 Phân loại tủ 1.3.1 Phân loại theo số buồng  Tủ lạnh 1 buồng, 2 buồng, 3 buồng  1.3.2 Phân loại theo dung tích (từ 40 đến 300 lớt)  1.3.3 Phân loại theo số sao (*) + Tủ 1 * (nhiệt độ thấp nhất trong tủ có thể làm lạnh được - 60C) + Tủ 2** (nhiệt độ thấp nhất trong tủ có thể làm lạnh được - 120C) + Tủ 3*** (nhiệt độ thấp nhất trong tủ có thể làm lạnh được - 180C) 1.3.4 Phân loại theo phương pháp làm đông + Tủ làm đông trực tiếp + Tủ làm đông gián tiếp (có quạt gió) 1.4 Các thông số kỹ thuật 1.4.1 Dung tích hữu ích (lít) Là thể tích của tủ trâ đi thể tích của các ngăn, khay Công thức: Vhữu ích = (chiều dài x roãng x cao) x 50% 1.4.2 Công suất của Block (W, HP, kW) (HP mú lực: 1 HP = 750W) 1.4.3 Điện áp sử dụng: 220V, 110 V, 100V, 50 Hz 1.4.4 Dòng làm việc: Ilv (Ampe) A. 1.4.5 Công suất điện trở phỏ băng : W 1.4.6 Đặc trưng nhiệt độ trong tủ lạnh - Nhiệt độ ngăn đông, phụ thuộc vào tủ lạnh 1 sao,2 sao, hay 3 sao - Nhiệt độ ngăn lạnh: từ 00C đến 50C. - Nhiệt độ ngăn bảo quản rau quả: 70C đến 120C [IMG] [/IMG] 8. Cách tính toán điện năng tiêu thụ của tủ lạnh - Tìm hệ số tải b: [IMG] [/IMG] - 1h tủ chạy: b = 60’ - 24h tủ chạy: b = 60’.24h - (1 tháng tủ chạy 30 ngày) x (số giê trong 1 ngày) Ví dụ : Tủ lạnh 100 W có thời gian chạy bằng 15phút, thời gian dừng 5 phút Tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng. [IMG] [/IMG] 1h tủ chạy: 0,75.60’ = 45’ (thời gian chạy thực) 24h tủ chạy: 45.24 = 1080’ = 18 h 1 tháng tủ chạy: 30.18 = 540h Điện năng tiêu thụ trong 1 tháng 540.100 = 5400 W Hệ số tải càng giảm thì thời gian dừng tăng tủ sẽ chạy tiêu tốn điện năng ít hơn Phần 2:Cấu tạo và hoạt động của các thiết bị trong tủ lạnh 2.3.1 Máy nén pittong Máy nén có 2 nhiệm vụ chính:  + Tuần hoàn môi chất lạnh + Duy trì áp suất ngưng tụ và bay hơi * Đặc điểm cấu tạo  [IMG] [/IMG] [IMG] [/IMG] 1- Trục khuỷu 2- Tay biên 3- Xilanh 4- Pittong 5- Khoang nén 6- Lá van nén 7- Lá van hút 8- Khoang hút 9, 10- Bình tiêu âm 11- Roto 12- Stato;  13- Các tiếp điểm;  14- ống hút;  15- ống nén;  16- ống nạp gas 17- Dầu bôi trơn;  18- Mối hàn. * Nguyên tắc hoạt động - Quá trình hút: Khi pittong chuyển động từ điểm chết trái (ĐCT) sang điểm chết phải (ĐCP), thể tích trong xilanh tăng dần, áp suất trong xilanh giảm xuống. Khi áp suất trong xilanh nhỏ hơn áp suất trong khoang hút thì lá van số 7 mở ra, môi chất vào trong khoang xilanh. Pittong chuyển động đến ĐCP thì kết thúc quá trình hút. - Quá trình nén : Pittong chuyển động từ ĐCP sang ĐCT thể tích trong khoang xilanh giảm dần, áp suất khoang xilanh tăng dần, khi áp suất trong khoang xilanh lớn hơn áp suất trong khoang nén thì lá van nén mở, môi chất được nén vào thiết bị ngưng tụ. * Vị trí lắp đặt Máy nén thương được đặt ở phía sau và bên dưới của tủ, đương hút của máy nén được nối với dàn lạnh, đầu đẩy được nối với dàn nóng. Mình xin cung cấp cho các bạn 1 số bệnh thường gặp trong tủ lạnh: 1 Tủ lạnh có lúc hoạt động có lúc không hoạt động ? Kiểm tra: -Tủ đang xả đá, tủ đang trong chu kỳ nghỉ. Giải quyết: -Không có vấn đề gì 2 Tủ lạnh bị mốc ? Kiểm tra: -Không vệ sinh lau khô khi không sử dụng Giải quyết: -Lau tủ lạnh khô nếu không sử dụng, không đóng kín cửa để tủ thoáng không lên mốc. 3 Tủ lạnh có mùi hôi ? Kiểm tra: -Tủ lạnh không sử dụng lâu ngày sẽ có mùi. -Đồ ăn không được đóng nắp, bao lại cũng làm tủ lạnh có mùi -Mùi bốc ra từ phía sau tủ lạnh. Giải quyết: -Tủ lạnh đang hoạt động thì sẽ mất đi mùi hôi lạ nên cắm tủ chạy thường xuyên. -Bao thức ăn lại. Đậy nắp kín lại. -Vệ sinh máng nước. 4 Tủ lạnh xuống cấp nhanh ?  Kiểm tra: -Không chịu làm vệ sinh tủ thường xuyên -Tủ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào. -Không bảo quản làm móp tủ, rách roan... Giải quyết: -Thường xuyên vệ sinh tủ. -Thay đổi vị trí của tủ -Bảo quản tủ 5 Tủ lạnh bị lâu đông ? Kiểm tra: -Để lon đá kín mít ngăn trên -Làm đá bằng thố to quá -Núm điều chỉnh ở vị trí nhỏ -Lon làm đá bằng nhựa Giải quyết: -Chú ý khi sắp lon đá không nên làm bít lỗ thổi gió. Cạo tuyết đi để làm đá nhanh hơn. -Làm đá lon nhỏ hơn sẽ đông nhanh hơn -Chỉnh lại số lớn lên số 3,4 hay 5. Muốn làm đá nhanh nhanh hơn thì để ở vị trí MAX . -Làm đá bằng lon nhôm nhanh hơn bằng lon nhựa. -Tủ lạnh dùng để bảo quản thực phẩm là chính. 6 Tủ lạnh chạy có âm thanh lạ ? Kiểm tra: -Đặt tủ lạnh chạm vào tường -Có vật gì rớt chung quanh tủ -Khay, kệ trong tủ lạnh hay máng nước sau tủ để không chắc, không cân bằng. -Tủ lạnh đang hoạt động có tiếng ga sôi, tiếng kêu của lốc máy -Lốc máy làm việc quá tải Giải quyết: -Không để tủ lạnh chạm vào vật khác. -Kiểm tra xem có cái gì rớt vào tủ lạnh không -Kê lại, gắn các khay lại cho chắc. -Không có vấn đề gì -Không nên bỏ thức ăn quá nhiều, làm đá nhiều. 7 Tủ lạnh bị nóng ? Kiểm tra: -Dàn nóng của tủ lạnh bố trí ở sát vỏ tủ lạnh để tỏa nhiệt ra bên ngoài Giải quyết: -Không có vấn đề gì 8 Rờ vào tủ lạnh thấy bị tê, bị giựt ? Kiểm tra: -Chưa nối mát cho tủ lạnh -Tay ướt sờ vào tủ lạnh -Tủ lạnh bị rò điện Giải quyết: -Đằng sau tủ lạnh có chỗ để nối mát, cần nối mát cho tủ lạnh. -Đồ điện nào nếu không nối mát cũng bị giựt tê  -Tay khi mở tủ có khô ráo không -Đường dây điện bị hở chạm vào tủ 9 Không hiểu rõ về cách sử dụng tủ lạnh? Kiểm tra: -Chưa đọc sách hướng dẫn sử dụng Giải quyết: -Nên đọc sách hướng dẫn sử dụng được cung cấp theo tủ lạnh mà khách hàng mua. 10 Tủ lạnh kêu khi đóng , mở cửa tủ ? Kiểm tra: -Khi mở cửa tủ lạnh và đóng cửa tủ lạnh, lớp nhựa của tủ co giãn nên phát ra tiếng kêu nhẹ. Giải quyết: -Không có vấn đề gì 11 Tủ bị lắc lư ?  Kiểm tra: -Cách lắm đặt tủ, sàn nhà hay chân tủ có được cố định chắc hay không. Giải quyết: -Nên lắp đặt tủ tại nơi có nền phẳng và chắc, điều chỉnh đế chân khi tủ bị lắc . 12 Đọng nước ở vỏ tủ, nắp tủ, cửa tủ ?  Kiểm tra: -Đệm cửa có bị hở hay không -Vào mùa mưa có độ ẩm cao. Giải quyết: -Từ khe hở, khí lạnh sẽ thoát ra có khi làm đọng nước. -Chỉ cần lấy giẻ khô lau sạch 13 Tủ lạnh hoàn toàn không hoạt động ? Kiểm tra: -Kiểm tra lại phích cắm. -Cầu chì hay công tắc điện có bị ngắt hay không. -Điện áp nguồn có bị sụt áp hay không. -Dây điện nguồn có tiếp xúc tốt vào ổ cắm nhiều đầu hay dùng dây điện nguồn nhỏ quá không. Giải quyết: -Hãy sử dụng ổ cắm chuyên dùng cho tủ lạnh -Kiểm tra lại công tắc, cầu chì. -Kiểm tra lại điện áp -Gắn thêm thiết bị cung cấp điện áp ổn định cho tủ -Điện áp thì có nhưng có thể dòng dòng điện qua dây dẫn lại không đủ. 14 Tủ không lạnh ? Kiểm tra: -Mặt sau tủ hay nắp tủ có áp sát vào tường quá không. -Ánh nắng mặt trời có trực tiếp chiếu vào tủ hay không. -Trong tủ có chứa quá nhiều thực phẩm hay không. -Có thể do thực phẩm chứa quá nhiều nước không được bao bọc lại. -Có bỏ thực phẩm còn nóng vào tủ hay không. -Cửa tủ có thể bị mở cửa liên tục , cửa có được đóng kín hoàn toàn hay không. -Núm điều chỉnh có ở vị trí số 1 không. Giải quyết: -Không phát huy hết năng suất làm lạnh tối đa của tủ nên thay đổi vị trí đặt tủ. -Thay đổi vị trí đặt tủ để tránh ánh sáng mặt trời -Sự tuần hoàn của khí lạnh bị ngăn cản -Bao bằng bọc nilon hay bỏ vào hộp đựng kín các thực phẩm có nhiều nước -Làm nguội thức ăn nóng trước khi bỏ vào tủ. -Để cửa hở thời gian lâu, nhiệt độ trong tủ lên rất cao, làm lạnh yếu. -Vặn núm điều chỉnh về vị trí số 3-4 15 Thực phẩm ở ngăn dưới bị đông đá? Kiểm tra: -Có để thực phẩm dễ đông ở nơi tiếp xúc trực tiếp với khí lạnh sát dàn lạnh không. Giải quyết: -Đừng bỏ thực phẩm dễ đông ở phía trong cùng tủ, nên để phía ngoài tủ. -Kiểm tra xem tủ có để núm điều chỉnh ở vị trí MAX hay không. 16 Tủ bị đóng đá nhiều? Kiểm tra: -Thực phẩm chứa nhiều nước có để nguyên không bao bọc lại hay không. -Có bỏ thực phẩm còn nóng vào tủ hay không. -Cửa đã đóng kín hoàn toàn không. Giải quyết: -Bao bằng bọc nilon hay bỏ vào hộp đựng kín các thực phẩm có nhiều nước. -Làm nguội thức ăn nóng trước khi bỏ vào tủ. -Thường xuyên kiểm tra cửa phải được đóng kín do hơi nước trong không khí sẽ đọng thành nước.
Tài liệu liên quan