Bo mạch chủ (Mainboard), bộ nhớ (RAM), card màn hình (VGA), ổ cứng
(HDD), CD-ROM,… và còn nhiều linh kiện khác nữa, làm thế nào để ráp
tất cả chúng lại với nhau? Nếu bạn là người mới biết về máy tính thì khi
nghe đến những thứ này, có lẽ bạn hơi “đau đầu”! Vậy thật sự tự ráp cho
mình một bộ máy tính có khó lắm không?
12 trang |
Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 2833 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự lắp ráp máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bo mạch chủ (Mainboard), bộ nhớ (RAM), card màn hình (VGA), ổ cứng
(HDD), CD-ROM,… và còn nhiều linh kiện khác nữa, làm thế nào để ráp
tất cả chúng lại với nhau? Nếu bạn là người mới biết về máy tính thì khi
nghe đến những thứ này, có lẽ bạn hơi “đau đầu”! Vậy thật sự tự ráp cho
mình một bộ máy tính có khó lắm không?
Qua hình ảnh minh họa mô tả quá trình lắp ráp, hy vọng bài viết của
chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức nhất định hầu giúp bạn có
thể tự bắt tay, ráp cho mình một bộ máy tính hoàn chỉnh.
Trước hết, ta hãy xem xét bo mạch chủ. Đây là nơi mà tất cả các thiết bị
khác có sự liên kết về mặt vật lý với nó. Trên bo mạch chủ
thường có 1 socket (đế cắm) để cắm CPU, các slot (khe cắm) để bạn cắm
card màn hình, card sound,… và các cổng IDE hoặc SATA
để gắn cáp ổ cứng, CD-ROM,…
Hiện nay, trên thị trường, CPU có rất nhiều chủng loại. Tương ứng với
mỗi loại mà CPU có các dạng đế cắm khác nhau như đế cắm 478, 775
chân của các CPU Intel và đế cắm 462 (hay thường gọi là socket A), 754,
939, 940 chân của các CPU AMD. Do đó, điều đầu tiên bạn cần
quan tâm là chọn một bo mạch chủ phù hợp với CPU của bạn.
Lưu ý là trên mỗi đế cắm đều có một chốt cài. Bạn phải mở chốt mới có
thể cắm CPU vào. Do giữa CPU và đế cắm trên bo mạch chủ có góc
chéo
tương tự nhau nên bạn cần cắm CPU theo đúng khớp của chúng.
Sau khi cắm vào, bạn đẩy chốt, khoá CPU lại
(hình 1). Bạn nên dùng keo giải nhiệt, thoa một lớp mỏng lên CPU để
tăng khả năng tản nhiệt cho heatsink (bộ tản nhiệt quạt thường bán kèm
với CPU). Sau đó, chuẩn bị heatsink để gắn vào CPU.
Khung nhựa gắn heatsink trên bo mạch chủ có
bố trí sẵn các khớp để bạn có thể dễ dàng gắn heatsink (hình 2). Tuy
nhiên, với các heatsink rời của các hãng khác, bạn nên tham khảo các
bước hướng dẫn lắp đặt trong tài liệu hướng dẫn kèm theo heatsink đó.
Bạn nhớ chú ý cắm nguồn cho quạt của heatsink vào vị trí gắn nguồn quạt
trên bo mạch chủ.
Sau đó, bạn gắn RAM vào các khe cắm RAM trên bo mạch. Chú ý là khía
hình V trên khe RAM phải trùng với khía trên RAM (hình 3). Sau đó, bạn
nhấn mạnh xuống cho 2 chấu bắm chặt vào cạnh của RAM. Nếu bạn
muốn thiết lập chế độ bộ nhớ kênh đôi (Dual Channel) thì phải cắm RAM
theo đúng từng cặp màu được qui định trên bo mạch chủ (tham khảo
thêm tài liệu hướng dẫn của bo mạch chủ.
Bước kế tiếp, bạn mở nắp thùng máy để chuẩn bị gắn các thiết bị còn lại.
Tuỳ theo bo mạch chủ, mặt giao tiếp các thiết bị ngoại vi: chuột, bàn
phím, màn hình,…
thường có kèm theo các miếng che khác nhau.
Bạn phải tháo miếng che trên case rồi gắn miếng che kèm theo bo mạch
chủ vào. Sau đó, bạn xác định vị trí gắn các ốc đồng tương ứng các vị trí
trên bo mạch chủ.
Bạn nên bắt đầy đủ các ốc đồng hay ốc nhựa kèm theo để giữ cho bo
mạch chủ được chắc chắn, sau đó bắt đúng loại ốc để cố định bo mạch
chủ trong thùng máy.
Tiếp theo, bạn gắn card màn hình lên bo mạch chủ qua các khe AGP hoặc
PCI Express.
Các khe AGP (màu nâu) và PCI Express (màu xanh) trong ví dụ này có
thể dễ dàng phân biệt với các khe cắm PCI (màu trắng).
Sau đó, bạn tiếp tục gắn card âm thanh hay các card mở rộng khác (nếu
có) vào các khe PCI còn lại và nhớ bắt ốc chặt cho các card này. Bạn nên
gắn card mở rộng vào khe cắm từ dưới lên để chừa khoảng trống cho card
màn hình càng nhiều càng tốt (không nên gắn như hình.
Cấu hình máy tính mẫu sử dụng trong bài viết
Tiếp theo, bạn gắn ổ đĩa cứng và các ổ đĩa
quang vào case. Bạn sử dụng cáp ATA 100/133 để nối với ổ cứng IDE
loại cũ và cáp SATA cho ổ cứng SATA. Đối với cáp IDE thì phần mặt
cáp có đánh dấu đỏ
(hoặc có màu khác với màu trắng) phải gần với đầu cắm nguổn. Sau đó
bạn gắn cáp nguồn cho chúng với dây nguồn màu vàng ở ngoài cùng.
V à bạn cũng đừng quên gắn cáp cấp nguồn cho bo mạch chủ. Tùy theo
bo mạch chủ mà cáp cấp nguồn thường gốm 2 sợi: 1 sợi có đầu cắm 4
chân (cấp dòng điện 12V) như hình 14 và 1 sợi có đầu cắm 20 chân
(các bo mạch chủ thế hệ mới dùng đầu cắm 24 chân).
Cuối cùng, bạn cắm các dây của bảng điều khiển thùng máy xuống bo
mạch chủ theo các chỉ dẫn trong tài liệu hướng dẫn kèm theo (hình 16),
rồi thực hiện tương tự với các dây nối USB và âm thanh ở phía trước
thùng máy. Bạn nên bó các dây bên trong lại cho gọn gàng để giúp quá
trình lưu thông không khí trong hệ thống được tốt hơn.
Kiểm tra lần cuối các kết nối giữa các thiết bị xem đã chính xác chưa?
Nếu chắc chắn rồi, bạn thử bật máy lên. Nếu máy phát ra tiếng kêu “bít”
và bắt đầu quá trình khởi động cũng như các đèn tín hiệu sáng đầy đủ thì
xem như bạn có thể “thở phào nhẹ nhõm”. Lúc này, bạn chỉ việc đóng
nắp thùng máy lại, rỗi nhâm nhi tách cà phê trong khi chờ máy cài đặt hệ
điều hành. Thế là xong!
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG