Tự lượng giá

Công cụ Phần 1:Câu hỏi trắc nghiệm khách quan * Trảlời ngắn các câu từ1 đến 11 bằng cách điền từhoặc cụm từthích hợp vào khoảng trống 1. Mục đích của giao tiếp nhưsau A B. Hình thành mối quan hệgiữa con người với nhau và qua đó tình cảm giữa các cá nhân được thiết lập. C D. Hoàn thành nhiệm vụ, mục đích công việc (ví dụ: truyền thông - giáo dục sức khỏe, tưvấn thay đổi hành vi, cũng nhưcác nhiệm vụchăm sóc sức khỏe khác.)

pdf8 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự lượng giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23 TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ Phần 1:Câu hỏi trắc nghiệm khách quan * Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 11 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống 1. Mục đích của giao tiếp như sau A B. Hình thành mối quan hệ giữa con người với nhau và qua đó tình cảm giữa các cá nhân được thiết lập. C D. Hoàn thành nhiệm vụ, mục đích công việc (ví dụ: truyền thông - giáo dục sức khỏe, tư vấn thay đổi hành vi, cũng như các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe khác...) 2. Có hai loại hình giao tiếp cơ bản A B 3. Các bước chủ yếu trong giao tiếp giữa một cán bộ y tế với một đối tượng A. Chào hỏi, giới thiệu mục đích cuộc gặp gỡ B. Trao đổi một cách thân mật C D E. Đưa ra lời khuyên phù hợp 4. Một số trở ngại trong giao tiếp để điều tra cộng đồng bao gồm A. Thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng B C. Chuẩn bị nội dung chưa tốt, chưa phù hợp, trình bày khó hiểu D E F. Từ ngữ khó hiểu, ngôn ngữ bất đông G. Thời gian, không gian, địa điểm H. Phong tục tập quán, tôn giáo 24 5. Mục đích của giao tiếp là A. Nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần B. Hình thành mối quan hệ giữa con người với nhau và qua đó tình cảm giữa các cá nhân được thiết lập 6. Khi sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp cần lưu ý A. Phải tập trung vào người nói B................................................................. C................................................................. D. Không làm việc riêng khi nghe 7. Khi tiếp cận cộng đồng, muốn vận động, thuyết phục, động viên cộng. đồng hợp tác, giúp đỡ, cũng như làm theo những điều mà chúng ta muốn khuyên họ, cần làm cho cộng đồng................... vào chúng ta 8. Trong truyền thông - giáo dục sức khoẻ,.................. trực tiếp thường mang lại hiệu quả nhất 9. Khi nói, không chỉ nói bằng lời mà cần kết hợp với các giao tiếp................như ánh mắt, nét mặt, các động tác cơ thể... 10 Cần biết lắng nghe đối tượng giao tiếp của mình để thu nhận được đúng đủ và khích lệ được đối tượng nói nhiều hơn. 11. Ngôn ngữ nói và viết là loại hình giao tiếp.................... giữa con người và con người * Phân biệt đúng sai các câu từ 12 đến câu 20 bằng cách đánh dấu X vào ô A cho câu đúng hoặc ô B cho câu sai Câu hỏi A B 12. Giao tiếp là hoạt động trao đổi những ý kiến, những cảm nghĩ và những thông tin với người khác 13. Giao tiếp không lời là loại hình giao tiếp sử dụng ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, nét mặt, nụ cười, cử chỉ điệu bộ hay những sự va chạm cơ thể khi cần thiết 14. Sử dụng kỹ năng quan sát trong giao tiếp để dò xét thái độ của đối tượng 1 5. Khi nói không nên dùng từ một cách cầu kỳ, hoa mĩ mà nên dùng từ dễ hiểu 16. Khi nghe không nên chú ý nhìn vào người nói mà cần bao quát xung quanh 17. Câu hỏi cần thể hiện được những điều cơ bản là hỏi cái gì 18. Để thuyết phục được đối tượng thì cần có nhiều kỹ năng phối hợp khác như làm quen, nói, hỏi, nghe và cần biết giải thích được cho đối tượng hiểu rõ hơn về vấn đề 25 19. Do cán bộ y tế có ít cơ hội tiếp xúc với người dân trong cộng đồng, vì vậy khi giao tiếp cần đưa ra càng nhiều thông tin càng tết. 20. Một trong các mục đích của giao tiếp là nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần * Chọn 1 câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 21 đen 32 Câu hỏi A B C D 21. Trong các kỹ năng sau, kỹ năng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong các kỹ năng sống cơ bản của con người là A. Kỹ năng ra quyết định B. Kỹ năng giải quyết vấn để C. Kỹ năng kiểm soát tinh thần D. Kỹ năng giao tiếp 22. Bước đầu tiên đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của giao tiếp đó là A. Chào hỏi và giới thiệu mục đích cuộc gặp B. Tìm hiểu xem đối tượng đã biết về vấn đề sẽ đề cập chưa C. Trao đối tạo không khí thân mật D. Bắt tay 23. Khi thực hiện giao tiếp, việc trao đổi thân mật nhằm mục đích A. Làm cho thông tin được trao đổi nhiều hơn B. Tạo ra không khí thân thiện, cởi mở C. Thể hiện phong cách của người ngoại giao D. Làm cho đói tượng giao tiếp có thời gian suy nghĩ 24. Trong giao tiếp, một bước quan trọng giúp cuộc giao tiếp đạt mục tiêu là A. Gợi ý cho đối tượng những thông tin mà họ chưa biết B. Cung cấp tài liệu cho đối tượng tham khảo C. Bổ sung những điều cần biết, cần làm chính xác, đầy đủ, có hệ thống D. Dừng lại khi thấy đối tượng không hiểu vấn đề 25. Trong giao tiếp, đặc biệt giao tiếp trong truyền thông - giáo dục sức khỏe, muốn gây ấn tượng, giúp đối tượng thay đôi hành vi sức khỏe cần A. Lấy ví dụ minh họa thực tế B. Đưa ra lời khuyên phù hợp C. Tạo điều kiện để đối tượng thắc mắc D. Bổ sung những thông tin chưa biết 26. âm lượng của lời gói sử dụng trong giao tiếp cần A. To B. Nhỏ C. Vừa phải D. Phù hợp 27. Khi sử dụng kỹ năng nói trong giao tiếp cần chú ý đến, ngoại trừ A. Nói cái gì và nói như thế nào B. âm lượng, tốc độ giọng nói vừa phải C. Ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp phải thống nhất D. Không khí giao tiếp phải nhẹ nhàng, cởi mở 26 28. Để thu nhận được đúng đủ thông tin phản hồi và khích lệ được đối tượng nói nhiều hơn. trong giao tiếp cần sử dụng: A. Kỹ năng nói B. Kỹ năng nghe C. Kỹ năng hỏi D. Kỹ năng thuyết phục 29. Khi đặt câu hỏi trong giao tiếp cần, ngoại trừ A. Rõ ràng, lô gích, dễ hiểu B. Có thái độ đúng khi hỏi C. Thể hiện rõ ai? cái gì? Ở đâu? khi nào? D. Bao gồm nhiều câu hỏi 30. Giao tiếp bằng lời là loại hình giao tiếp sử dụng A. Ngôn ngữ nói B. Ngôn ngữ viết C. Ngôn ngữ nói và viết D. Ngôn ngữ cơ thể 31. Khi tiếp cận cộng đồng, gặp một người tỏ thái độ không muốn hợp tác giúp đỡ bạn, bạn sẽ A. Chán nản bỏ cuộc B. Tỏ ý khó chịu C. Giải thích rõ lý do và thuyết phục D. Cảm ơn và ra về 32. Khi giao tiếp để tiếp cận cộng đồng, nếu đối tượng của bạn tỏ vẻ không tin tường vào những thông tin bạn đưa ra, bạn sẽ A. Vận dụng kỹ năng thuyết phục B. Vận dụng kỹ năng nghe C. Vận dụng kỹ năng hỏi D. Vận dụng kỹ năng nói 27 Phần 2: Câu hỏi truyền thống 33. Nêu khái niệm của giao tiếp? 34. Nêu mục đích của giao tiếp? 35. Liệt kê các loại hình giao tiếp cơ bản? 36. Trình bày các bước chủ yếu trong giao tiếp giữa một cán bộ y tế với một đối tượng? 37. Trình bày kỹ năng nói trong quá trình điều tra cộng đồng? 38. Trình bày kỹ năng lắng nghe trong quá trình điều tra cộng đồng? 39. Trình bày kỹ năng lấy thông tin trong quá trình điều tra cộng đồng? 40. Trình bày kỹ năng quan sát trong quá trình điều tra cộng đồng? 41. Trình bày kỹ năng thuyết phục trong quá trình điều tra cộng đồng? 42. Nêu một số trở ngại trong giao tiếp? * Lượng giá thực hành: dùng bảng kiểm tự lượng giá kỹ năng giao tiếp Nội dung Có Không 1. Chào hỏi 2. Nói rõ mục đích của điều tra hộ gia tỉnh 3. Đề nghị đối tượng giao tiếp hỗ trợ giúp đỡ 4. Tạo ra sự thân thiện với hộ gia tỉnh 5. Chia sẻ trao đổi thông tin 6. Kiên trì tăng nghe đối tượng, không cắt ngang khi họ đang nói 7. Ngôn ngữ giao tiếp rõ ràng mạch lạc 8. Tạo ra được cuộc giao tiếp tự nhiên, thân mật, cởi mở Bảng kiểm 2: Bảng kiểm đánh giá kỹ năng nói trong giao tiếp Nội dung Có Không 1. Thông điệp thể hiện qua lời nói chính xác. ngắn gọn, súc tích 2. âm lượng, tốc độ nói phù hợp 3. Thời gian, thời điểm nói phù hợp 4. Nói thể hiện rõ nội dung cần truyền đạt 5. Nói kết hợp ngôn ngữ cơ thể 6. Ngôn ngữ phù hợp, đơn giản, dễ hiểu Bảng kiểm 3: Bảng kiểm đánh giá kỹ năng nghe trong giao tiếp Nội dung Có Không 1. Phải tập trung vào người nói 2. Không ngất lời 3. Không làm việc riêng khi nghe 4. Phát hiện được nhu cầu và mối quan tâm của cộng đồng 28 5. Biết cách thể hiện lắng nghe 6. Thu được nhiều thông tin phản hồi 7. Khuyến khích được đối tượng nói nhiều hơn Bảng kiểm 4: Bảng kiểm đánh giá kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp Nội dung Có Không 1. Câu hỏi thể hiện được những điều cơ bản là: cái gì, ở đâu, khi nào, ai và như thế nào? 2. Câu hỏi rõ ràng, súc tích 3. Câu hỏi dễ hiểu, không cần phải giải thích để trả lời 4. Giữ im lặng sau khi đặt câu hỏi 5. Hỏi từng câu một 6. Xen kẽ câu hỏi đóng và câu hỏi mở 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Lý thuyết: sinh viên đọc tài liệu, thảo luận với nhau để tự trả lời các câu hỏi lượng giá. Thực hành: sinh viên sử dụng bảng kiểm để tự lượng giá kỹ năng giao tiếp. HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học Bước 1. Thảo luận tại chỗ Trước tiên sinh viên đọc tài liệu phát tay trong 5, sau đó tự tìm câu trả lời cho mục tiêu kiến thức. Tiếp sau đó nghe giáo viên thuyết trình mục tiêu, bố cục và phần cốt lõi của bài giảng, sau đó thảo luận tại chỗ (rì rầm) khoảng 15’. Thảo luận thực hiện 2 mục tiêu của tài liệu học tập, đó là 2 mục tiêu kiến thức và kỹ năng. Bước 2. Đóng vai Lớp chia ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 - 15 người, 1 - 2 nhóm có 1 giáo viên. Giáo viên sẽ đưa ra các tình huống cho từng nhóm để đóng vai. Các tình huống được xây dựng để phục vụ cho cuộc điều tra hộ gia đình. Điều gì có thể xảy ra, đó chính là những tình huống sinh viên cần đóng vai. Trước khi sinh viên đóng vai, giáo viên sẽ trình diễn trước bằng cách giao tiếp với một sinh viên. Sau đó sinh viên tự tập với nhau từng nhóm nhỏ 2 - 3 người. Tập đi tập lại bao giờ được thì thôi. Bước 3. Thảo luận nhóm Các nhóm thảo luận nội dung tình huống, phân vai và lên trình diễn. Trình diễn xong các nhóm thảo luận tập trung theo 2 vấn đề: l) Cần rút kinh nghiệm gì trong quá trình đóng vai của các nhóm? 2) Để thực hiện giao tiếp tốt trong cuộc điều tra cộng đồng cần rút kinh nghiệm 29 gì Bước 4. Thực hiện giao tiếp tại cộng đồng Tiến hành thực hiện các cuộc giao tiếp có sự giám sát của giáo viên khi đi điều tra cộng đồng. 2. Hướng dẫn vận dụng thực tế Sau khi thực hành giao tiếp, sinh viên có thể vận dụng để giao tiếp tốt với bệnh nhân, với cộng đồng và đồng nghiệp. 3. Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn Y học cộng đồng. Giáo dục - nâng cao sức khoẻ, bài giảng cho sinh viên, Thái Nguyên - 2004. 2. Bộ môn Y học cộng đồng. Kỹ năng giao tiếp - giáo dục sức khỏe, bài giảng cho kỹ thuật viên, Thái Nguyên - 2004. 3. Kỹ năng giao tiếp. Tài liệu dịch. 4. Trung tâm Tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ - Bộ Y tế. Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khoẻ, Hà Nội - 1993. 30 TƯ VẤN SỨC KHOẺ GIA ĐÌNH MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng 1. Nêu được khái niệm và mục đích của tư vấn sức khỏe gia đình. 2. Trình bày được các nguyên tắc của tư vấn sức khỏe. 3. Liệt kê được các bước tiên hành tư vấn sức khoẻ gia đình. 4. Nhận thức được tầm quan trọng của tư vấn sức khỏe hộ gia đình. 5. Thực hành đóng vai được các tình huống tư vấn sức khỏe có thể gặp trong quá trình tiếp cận hộ gia đình. 6. Thực hiện được các tình huống cần tư vấn trong quá trình tiếp cận hộ gia đình. 1. Khái niệm tư vấn sức khỏe gia đình Tư vấn sức khoẻ gia đình là một trong những cách tiếp cận thường dùng nhất trong giáo dục sức khỏe để giúp đỡ các cá nhân và gia đình thay đổi hành vi sức khỏe. Các thành viên trong một hộ gia đình được coi là một nhóm đặc biệt, có thể tiến hành truyền thông - giáo dục sức khỏe (TT - GDSK) cho nhóm đặc biệt này tại chính gia đình của họ. Không khí tại gia đình là điều kiện thuận lợi để các thành viên gia đình tham gia thảo luận, nâng cao hiểu biết và có kế hoạch hành động thiết thực để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ gia đình. Mục đích của tư vấn sức khỏe hộ gia đình: - Các gia đình được khuyến khích suy nghĩ về những vấn đề sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình để có những hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề đó. Với các hiểu biết đó, người ta có thể nhận thức được cần phải làm thế nào để giải quyết những vấn đề sức khỏe đó. Hành động đó tự họ quyết định và nếu cần thiết người tư vấn hướng dẫn thêm. - Tư vấn có nghĩa là giúp đối tượng lựa chọn chứ không phải ép buộc. Cán bộ y tế có thể nghĩ rằng lời khuyên của mình là hợp lý nhưng nó có thể không phù hợp trong một số trường hợp. Điều quan trọng là thuyết phục được đối tượng hiểu và tự nguyện lựa chọn giải pháp phù hợp cho bản thân và gia đình họ. 2. Các nguyên tắc tư vấn giáo dục sức khỏe Những nguyên tắc sau đây cần được chú ý thực hiện trong tư vấn giáo dục sức khỏe để đảm bảo đúng nghĩa tư vấn là quá trình giúp đỡ người được tư vấn tự đưa ra quyết định riêng thích hợp nhất với họ để giải quyết vấn đề sức khỏe, bệnh tật của họ - Chọn thời cơ và địa điểm thích hợp cho các cuộc tư vấn. - Người tư vấn phải xây dựng mối quan hệ tốt với đối tượng ngay từ khi tiếp xúc ban đầu và tạo không khí thân mật, gây niềm tin cho người được tư vấn trong suốt quá