Tóm tắt. Trong bài báo này, chúng tôi muốn phác thảo những khuynh hướng của tự sự học
hậu kinh điển. Là bước phát triển mới của tự sự học sau giai đoạn kinh điển (giai đoạn
cấu trúc luận), tự sự học hậu kinh điển, mặc dù vẫn còn đang ở tình trạng chưa hoàn tất
và từ chối tham vọng trở thành một lí thuyết thống nhất, đã cho thấy nó là một lĩnh vực
đa nguyên, liên ngành, xuyên phương tiện. Nó vận động theo hướng chú ý đến những yếu
tố ngữ cảnh, bình diện lịch sử, bình diện dụng học cũng như hồi ứng của người đọc. Với
những đường nét vận động đang bắt đầu định hình này, giai đoạn hậu kinh điển đã chứng
tỏ tự sự học thực ra là một lĩnh vực nhiều tiềm năng và đang có những bước phát triển năng
động, không cô lập với những khuynh hướng lí thuyết đương đại.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự sự học hậu kinh điển – Phác thảo những khuynh hướng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 22-29
This paper is available online at
TỰ SỰ HỌC HẬU KINH ĐIỂN – PHÁC THẢO NHỮNG KHUYNH HƯỚNG
Trần Ngọc Hiếu
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trong bài báo này, chúng tôi muốn phác thảo những khuynh hướng của tự sự học
hậu kinh điển. Là bước phát triển mới của tự sự học sau giai đoạn kinh điển (giai đoạn
cấu trúc luận), tự sự học hậu kinh điển, mặc dù vẫn còn đang ở tình trạng chưa hoàn tất
và từ chối tham vọng trở thành một lí thuyết thống nhất, đã cho thấy nó là một lĩnh vực
đa nguyên, liên ngành, xuyên phương tiện. Nó vận động theo hướng chú ý đến những yếu
tố ngữ cảnh, bình diện lịch sử, bình diện dụng học cũng như hồi ứng của người đọc. Với
những đường nét vận động đang bắt đầu định hình này, giai đoạn hậu kinh điển đã chứng
tỏ tự sự học thực ra là một lĩnh vực nhiều tiềm năng và đang có những bước phát triển năng
động, không cô lập với những khuynh hướng lí thuyết đương đại.
Từ khóa: Tự sự học, tự sự học hậu kinh điển, lí thuyết văn học, chủ nghĩa cấu trúc.
1. Mở đầu
Tự sự học (narratology) là một lĩnh vực nghiên cứu năng động [1, 2]. Ở Việt Nam, đã có
những cố gắng dẫn nhập và ứng dụng các khái niệm, công cụ, luận điểm của một số nhà tự sự học
trên thế giới [1-4] vào các hiện tượng văn học cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết những người giới thiệu
và thực hành lí thuyết tự sự học mới chỉ dừng lại ở giai đoạn kinh điển (classical) vốn được xem
là giai đoạn mà lĩnh vực này nằm trọn trong ảnh hưởng của chủ nghĩa cấu trúc chứ chưa thực sự
quan tâm nắm bắt những động hướng mới của tự sự học ở giai đoạn hậu kinh điển-giai đoạn vượt
thoát tư tưởng cấu trúc luận.
Trong bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến thuật ngữ tự sự học
hậu kinh điển, chỉ ra những đặc điểm phân biệt tự sự học hậu kinh điển với giai đoạn kinh điển
trước đó của nó, cũng như phác thảo những hướng nghiên cứu đa dạng và sinh động của tự sự học
ở giai đoạn đương thời.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tự sự học hậu kinh điển – Vấn đề thuật ngữ
Thuật ngữ tự sự học hậu kinh điển (post-classical narratology) lần đầu tiên được giới thiệu
trong bài báo “Scripts, Sequences, and Stories: Elements of a Postclassical Narratology” (Kịch
bản, chuỗi và câu chuyện: Những thành tố của tự sự học hậu kinh điển) của David Herman, công
Ngày nhận bài 15/5/2014. Ngày nhận đăng 20/09/2014.
Liên lạc Trần Ngọc Hiếu , e-mail: hieutn1979@yahoo.com
22
Tự sự học hậu kinh điển – phác thảo những khuynh hướng
bố trên tạp chí PMLA, Vol.112, No.5, tháng 11 năm 1997. Kể từ đó, thuật ngữ này bắt đầu được
sử dụng rộng rãi, trong đó, tiền tố “hậu”, về cơ bản, không phải là sự phủ định giai đoạn kinh điển
trước đó – vốn được xem là đã định hình trong truyền thống tư duy của chủ nghĩa cấu trúc - mà
nên được hiểu như là sự phát triển, sự khắc phục những giới hạn của tự sự học kinh điển. David
Herman trong lời tựa tuyển tập Naratologies (Các tự sự học) đã nói rõ: “...Tự sự học đã chuyển từ
giai đoạn kinh điển, cấu trúc luận – mà có thể gọi là giai đoạn Saussure, tương đối tách biệt với
những bước phát triển năng động của lí thuyết ngôn ngữ và văn chương đương đại. Tự sự học hậu
kinh điển (không nên đồng nhất với các lí thuyết hậu cấu trúc về tự sự) bao hàm cả tự sự học kinh
điển như một trong những “khoảnh khắc” (moment) của nó nhưng nó được đánh dấu bởi sự dồi
dào của những phương pháp luận mới và những giả thuyết nghiên cứu mới; kết quả là ta có một
loạt những quan điểm mới về các hình thức và chức năng của tự sự. Hơn nữa, ở giai đoạn hậu cấu
trúc, nghiên cứu tự sự không chỉ làm nhiệm vụ phơi bày những giới hạn mà còn khai thác những
khả năng của những mô hình cũ hơn, mang tinh thần của chủ nghĩa cấu trúc” [2;2-3].
Ở thời điểm David Herman chủ biên tuyển tập Narratologies, giai đoạn hậu kinh điển của
tự sự học không có gì giống như một sự bùng nổ lí thuyết và nhất là không mang tham vọng vươn
đến một “chủ nghĩa không tưởng về phương pháp luận” như ở giai đoạn kinh điển. Nhưng theo
quan sát của Herman, giai đoạn này đáng chú ý ở “sự suy tư không ngừng về phạm vi và mục đích
của tự sự học, một ý thức đầy đủ hơn về những bước phát triển của lí thuyết và phê bình xung
quanh nó, một thái độ ít mang tham vọng đúc kết hơn trong khi lại giàu khát vọng thám hiểm, một
tinh thần sẵn sàng hơn để thừa nhận, rằng khi nghiên cứu tự sự, người ta khó lòng hay nên hi vọng
mọi thứ có thể đúng ngay một lần cho mãi mãi” [2;3]. Thay vì tạo ra một tự sự học phổ quát, thống
nhất, tính đa nguyên trở thành đặc trưng của tự sự học hậu kinh điển và đấy là lí do vì sao David
Herman lại đặt tên cho cuốn sách mình chủ biên là Narratologies – tự sự học ở dạng số nhiều.
Không phủ định nhưng chắc chắn tự sự học hậu kinh điển phải có những bước ngoặt khác
so với giai đoạn kinh điển của nó. Ansgar Nunning đã lược đồ hóa những khác biệt giữa hai giai
đoạn phát triển này của tự sự học như sau [4;243-244]:
Tự sự học cấu trúc luận (Tự sự học kinh điển) Các tự sự học mới (Các tự sự học hậu kinhđiển)
lấy văn bản làm trung tâm (text-centered) hướng đến ngữ cảnh (context-oriented)
tự sự (hiểu như là ngôn ngữ - langue) là đối tượng
nghiên cứu chủ yếu
các tự sự (hiểu như là lời nói – parole) là đối tượng
nghiên cứu chủ yếu
tập trung chủ yếu vào những hệ thống đóng và
những sản phẩm tĩnh tập trung vào những quá trình mở và động
đặc điểm, đặc trưng của văn bản là đối tượng
nghiên cứu chủ yếu
sự năng động của quá trình đọc (các chiến lược
đọc, các lựa chọn diễn dịch, các quy luật thiên vị
[preference rules] như là đối tượng nghiên cứu chủ
yếu
phân tích từ dưới lên tổng hợp từ trên xuống
nghiêng về những đối lập nhị nguyên (quy giản)
và các hình thức phân cấp
thiên về hướng diễn dịch văn hóa tổng thể và
phương pháp miêu tả đậm (thick descriptions)
nhấnmạnh đến lí thuyết, cách mô tả hình thức luận
(formalist), và sự phân loại các kỹ thuật tự sự
tập trung vào phương diện ứng dụng, lối đọc chủ
đề và những đánh giá có liên đới đến ý thức hệ.
lảng tránh những vấn đề luân lí và quá trình tạo
nghĩa
tập trung vào những vấn đề đạo đức và những
thương lượng đối thoại về ý nghĩa.
23
Trần Ngọc Hiếu
thiết lập một ngữ pháp tự sự và thi pháp của nghệ
thuật hư cấu
dùng bộ công cụ phân tích vào mục đích diễn dịch
như là những mục đích chính
hệ hình hình thức luận vàmô tả luận (descriptivist) hệ hình diễn dịch và đánh giá
phi lịch sử và mang tính đồng đại mang tính lịch sử và định hướng lịch đại
tập trung vào những đặc điểm phổ quát của tất cả
các tự sự
tập trung vào hình thức cụ thể và những hệ quả của
các tự sự cá nhân.
một lĩnh vực tương đối thống nhất một dự án liên ngành bao gồm nhiều cách tiếp cậnkhông đồng nhất
Tự sự học hậu kinh điển, như thế, phải đối diện với việc khái niệm tự sự được mở ra rất rộng,
bị đồng hóa với những ý niệm mà trước nay có thể được gắn nhãn như là những niềm tin, ý thức
hệ, kí ức, lịch sử,... Khi đối tượng nghiên cứu của một lĩnh vực trở nên quá rộng như vậy, người ta
có quyền nghi ngờ về tính chính danh của lĩnh vực ấy. Học giả Marie-Laurie Ryan đã đặt ra một
câu hỏi rất xác đáng: “Chúng ta có nên xây dựng một định nghĩa đóng vai trò như một cảnh sát
ngữ nghĩa, loại trừ tất cả những cách sử dụng ‘không hợp pháp’ thuật ngữ ‘tự sự’ nhưng như thế sẽ
nguy hiểm đến sức mạnh lí thuyết của tự sự học; hay chúng ta nên nhượng bộ những hình thức thời
thượng, tìm ra một định nghĩa có thể chấp nhận hết mọi cách diễn giải về khái niệm tự sự, nhưng
đồng thời khi đó, ta sẽ làm mờ đi những đặc trưng khu biệt tự sự với những hình thức hay những
sản phẩm khác của hoạt động tinh thần?” [3;345]. Với David Herman, thuật ngữ “narratology” (ở
đây xin được dịch là trần thuật học nhằm tạo ra sự phân biệt), trong cuốn Narratologies, được ông
sử dụng gần như tương đương với thuật ngữ “narrative studies” (nghiên cứu tự sự), với ý thức thoát
ra khỏi những giới hạn truyền thống, ở giai đoạn hậu kinh điển, tự sự học có thể chấp nhận và áp
dụng vào các hình thức tự sự hiểu theo nghĩa rộng. Nghiên cứu tự sự học có thể hòa nhập với lĩnh
vực nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu tân duy sử (new historicism), không cô lập mình với những
mối quan tâm về bản sắc, ý thức hệ, bá quyền văn hóa... vốn đang trở thành những chủ điểm quan
trọng của các lí thuyết phê phán hiện nay. Thậm chí, trong một số phạm vi, tự sự học, với các khái
niệm vốn đã được thiết lập từ giai đoạn cấu trúc luận, nay được điều chỉnh, được phức tạp hóa hơn
như điểm nhìn, người kể chuyện, lời gián tiếp... có thể trở thành những công cụ hiệu quả để phân
tích các văn bản được hình thành trong các ngữ cảnh có sự áp đặt đặc quyền ý thức hệ như các văn
bản hậu thực dân, văn bản của các nhóm thiểu số (da màu, phụ nữ, đồng tính, người khuyết tật).
Những khái niệm công cụ này có thể giúp người nghiên cứu phơi bày được những cơ chế trấn áp,
kiểm soát của ý thức hệ thông qua việc định hình sự tri nhận bức tranh thế giới qua văn bản tự sự
hay việc chi phối sự hình thành cảm xúc khi người tiếp nhận đọc, thưởng thức, tương tác với các
văn bản tự sự.
2.2. Những khuynh hướng nghiên cứu của tự sự học hậu kinh điển
Vậy tự sự học hậu kinh điển với tính chất đa nguyên như là đặc trưng của mình đang
có những hướng đi như thế nào? Nếu nhìn vào các bài nghiên cứu được tập hợp trong cuốn
Narratologies, có thể thấy các học giả tập trung vào những nhánh sau: 1- Tiếp tục đào sâu vào
những vấn đề đã được khơi lên từ giai đoạn kinh điển nhưng giờ đây được tiếp cận lại với kinh
nghiệm của giai đoạn hậu kinh điển, trong đó, đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa những
thông tin, hiệu ứng của văn bản tự sự với hoạt động tri nhận của người đọc, người thưởng thức;
2-Chú ý đến sự xuất hiện của những công nghệ mới, cụ thể là công nghệ máy tính và ngành Trí tuệ
nhân tạo, dẫn đến những thay đổi quan trọng trong ý niệm về tự sự, từ đó, cần thiết phải có những
phương pháp nghiên cứu mới; 3- Hướng đến tự sự ngoài văn học bao gồm các tự sự bằng ngôn ngữ
24
Tự sự học hậu kinh điển – phác thảo những khuynh hướng
tự nhiên (natural language narratives), tự sự học trong sử học, tự sự học trong y học; 4- Quan tâm
đến phương tiện tự sự, môi trường tự sự cùng những logic mới của nó (tự sự học trong điện ảnh,
tự sự học nữ quyền). Ansgar Nunning tỉ mỉ hơn cung cấp một bảng chỉ dẫn về các khuynh hướng
nghiên cứu mới cùng với các học giả đang đi đầu trong từng hướng nghiên cứu. Các khuynh hướng
này được quy thành 8 nhóm bao gồm [4;249-251]:
2.2.1. Các cách tiếp cận theo bối cảnh (contextualist), hệ chủ đề (thematic) và ý
thức hệ: Ứng dụng tự sự học vào nghiên cứu văn chương
- Tự sự học bối cảnh luận (Contextualist Narratology) – Seymour Chatman.
- Tự sự học và các hệ chủ đề - Ian MacKenzie.
- Tự sự học so sánh (Susana Onega, Jose Angel Garcia Landa).
- Tự sự học ứng dụng (Onega/Landa, Monika Fludernik).
- Tự sự học Marxist (Fredric Jameson, John Bender).
- Tự sự học nữ quyền (Mieke Bal, Alison Booth, Alison Case, Susan Lanser, Kathy Mezei,
Robyn Warhol, Gaby Allrath, Andrea Gutenberg, Marion Gymnich).
- Tự sự học đồng tính luận (Marilyn Farwell, Judith Roof, Susan Lanser).
- Tự sự học dân tộc học (Laura Doyle).
- Tự sự học thân thể (Daniel Punday).
- Tự sự học hậu thực dân (Monika Fludernik, Marion Gymnich, Roy Sommer).
- xã hội học tự sự học (Mark Currie).
- Tự sự học tân duy sử (Mark Currie, Nancy Amstrong, John Bender, Susan Suleiman).
- Tự sự học lịch sử văn hóa (Ansgar Nunning, Monika Fludernik, Carola Surkamp, Bruno
Zerweck).
- Tự sự học lịch đại/ áp dụng tự sự học để viết lại lịch sử văn học (Ansgar Nunning, Monika
Fludernik, Christopher Reinfandt, Werner Wolf, Bruno Zerweck).
- Áp dụng tự sự học vào văn học hậu hiện đại (Ursula Heise, Brian McHale, Ansgar
Nunning, Werner Wolf, Bruno Zerweck).
2.2.2. Áp dụng và phát triển tự sự học theo hướng xuyên thể loại và xuyên phương
tiện
- Tự sự học và lí thuyết thể loại (Seymour Chatman, Monika Fludernik).
- Tự sự học và/của kịch (Brian Richardson, Manfred Jahn, Helmut Bonheim).
- Tự sự học và/của thơ (Peter Huhn, Jorg Schonert, Eva Muller-Zettelman).
- Tự sự học và/của nghiên cứu phim (David Bordwell, Edward Branigan, Seymour Chatman,
Eckart Voights-Virchow).
- Tự sự học và/của âm nhạc hóa hư cấu (Werner Wolf).
- Tự sự học và/của nghệ thuật thị giác (Mieke Bal, Franziska Mosthaf,Werner Wolf).
2.2.3. Tự sự học dụng học và các loại tự sự học tu từ
- Tự sự học dụng học (Mary Louise Pratt, Susan Lanser, Michael Kearns, Roger D.Sell,
Sven Strasen).
- Tự sự học luân lí và tu từ (Wayne C. Booth, James Phelan, Peter Rabinowitz).
25
Trần Ngọc Hiếu
2.2.4. Các loại tự sự học/siêu tự sự học (meta-narratology) tri nhận và gắn với lí
thuyết tiếp nhận ( reception-theory-oriented)
- Tự sự học phê bình (critical naratology) (Ann Fehn, Ingeborg Hoesterey, Mara Tatar).
- Các lí thuyết tự sự học phân tâm học (Peter Brooks, Ross Chambers, Marianne Hirsch).
- Các lí thuyết tự sự gắn với lí thuyết thiếp nhận (Wolfgang Iser, Werner Wolf).
- Tự sự học kiến tạo luận (constructivist narratology) (Ansgar Nunning, Monika Fludernik,
Manfred Jahn).
- Tự sự học tri nhận (Jonathan Culler, Monika Fludernik, Herbert Grabes, Manfred Jahn,
Menakhem Perry, Meir Steinberg, Ralf Schneider, Bruno Zerweck).
- Tự sự học tự nhiên (‘natural’ narratology) (Monika Fludernik).
2.2.5. Tự sự học hậu hiện đại và tự sự học hậu cấu trúc/giải cấu trúc
- Tự sự học hậu hiện đại (Andrew Gibson, Mark Currie, Patrick O’Neill).
- Tự sự học hậu cấu trúc (Marcel Cornis-Pope, Christine Brooke-Rose, J.Hillis Miller,
Andrew Gibson, Eyal Amiran).
- Tự sự học động (Dynamic narratology) (Eyal Amiran).
2.2.6. Các cách tiếp cận ngôn ngữ học/Những đóng góp cho tự sự học
- Ngôn ngữ học, phong cách học và tự sự học (Richard Aczel, Monika Fludernik, David
Herman, Reingard Nischik, Wolfgang Muller, Mary Louise Pratt, Michael Toolan).
- Xã hội học ngôn ngữ, phân tích diễn ngôn và tự sự học (William Labov, Joshua Waletzky,
Uta Quasthoff, David Herman).
- Lí thuyết hành động lời nói và tự sự học (Mary Louise Pratt, Michael Kearns, Roger D.
Sell).
2.2.7. Các thuyết triết học về tự sự
- Lí thuyết về các thế giới khả hữu (Lubomir Dolozel, Thomas Pavel, Gregory Currie, Uri
Margolin, Ruth Ronen, Marie-Laure Ryan, Andrea Gutenberg, Carola Surkamp).
- Tự sự học và lí thuyết về tính hư cấu (fictionality) (Dorrit Cohn, Lubomir Dolozel, Gerard
Genette, Felix Martinez-Bonati).
- Lí thuyết hiện tượng học về tự sự (Wolfgang Iser, Paul Ricoeur).
2.2.8. Các lí thuyết liên ngành về tự sự
- Trí tuệ nhân tạo và lí thuyết tự sự (Marie Laure-Ryan, David Herman, Manfred Jahn).
- Nhân học và lí thuyết tự sự (Victor Turner, Clifford Geertz, James Clifford).
- Tâm lí học tri nhận, khoa học tri nhận và lí thuyết tự sự (Jerome Bruner, Peter
Dixon/Marisa Bortolussi, David Herman, Manfred Jahn, Jurgen Straub).
- Lịch sử truyền miệng và lí thuyết tự sự (Mary Chamberlain, Paul Thompson).
- Các lí thuyết về sử học và lí thuyết tự sự (Arthur Danto, Lionel Grossman, Dominick
LaCapra, Paul Ricoeur, Hayden White).
- Lí thuyết hệ thống và lí thuyết tự sự (Itama-Even- Zohar, Christopher Reinfandt).
Bảng phân loại của Ansgar Nunning là một trực quan tốt để thấy tính chất bộn bề, chưa hoàn
26
Tự sự học hậu kinh điển – phác thảo những khuynh hướng
tất của tự sự học hậu kinh điển khi như tác giả thừa nhận, tên gọi các khuynh hướng, các nhánh nhỏ
trong tám khuynh hướng chính còn chưa ổn định, khi có sự chồng chéo giữa các khuynh hướng, các
nhánh nghiên cứu. Tuy nhiên, theo hai học giả Jan Alber và Monika Fludernik, mô tả của Nunning
đã làm nổi bật được ba đặc trưng của tự sự học ở giai đoạn hậu kinh điển: đa bội (multiplicities),
liên ngành (interdisciplinaries), xuyên phương tiện (transmediality). Nó vận động theo hướng chú
ý đến những ngữ cảnh lớn, bình diện lịch sử, dụng học của tự sự cũng như mối quan hệ với độc
giả. Các phương diện tu từ học tự sự, đạo đức tự sự cũng được quan tâm đào sâu. Xu hướng vận
động của tự sự học hậu kinh điển, qua những phác thảo của Nunning, không tách rời với sự phát
triển của những lí thuyết nổi lên từ những năm 1970 như thuyết hồi ứng của người đọc, nữ quyền
luận, đồng tính luận, hậu thực dân luận và khúc ngoặt luân lí [1;11].
Song đối với hai học giả này, những gì mà Nunning phác ra ở trên cho thấy tự sự học hậu
kinh điển đã đi hết giai đoạn thứ nhất của mình, giai đoạn mà dường như tự sự học vận động thay
đổi để thích ứng với những chuyển động của tư duy lí thuyết từ bên ngoài. Khi chủ biên tuyển tập
Postclassical Narratology – Approaches and Analysis (Tự sự học hậu kinh điển – Những cách tiếp
cận và phân tích) xuất bản năm 2010, Alber và Fludernik cho rằng tự sự học hậu kinh điển đã bước
sang giai đoạn thứ hai. Ở giai đoạn này, họ đề nghị chú ý nhiều hơn đến những bước phát triển
nảy sinh từ bên trong lĩnh vực này hơn là được kích thích từ động hướng lí thuyết bên ngoài. Điều
này có ý nghĩa như một phản ứng trước việc áp những mô hình lí thuyết rộng vào tự sự học, do
đó, nảy sinh những độ vênh, những sự thiếu nhất quán, thậm chí mâu thuẫn. Động thái này được
Alber và Fludernik gọi là “củng cố” (consolidation). Nhưng giai đoạn thứ hai này, không vì thế,
lại thu hẹp tự sự học, đưa nó trở về một lĩnh vực biệt lập mà vẫn tiếp tục quá trình đa dạng hóa
(diversification), đảm bảo tính chất đa bội của chuyên ngành. Vậy đâu là những hướng mà các nhà
tự sự học ở chặng thứ hai của giai đoạn hậu kinh điển quan tâm? Chúng tôi xin lược thuật lại những
luận điểm trong bài giới thiệu tuyển tập Postclassical Narratology mà Alber và Fludernik chủ biên:
- Tự sự học tri nhận: Hướng nghiên cứu này được xem là đã khắc phục thiếu sót của tự sự
học cấu trúc luận vốn không quan tâm nhiều đến bình diện quy chiếu hay bình diện thế giới truyện
kể của tự sự. Tự sự học tri nhận xuất phát từ nhận định nền tảng: khi đọc một câu chuyện, độc
giả bao giờ cũng liên tưởng đến một thế giới hư cấu (thế giới truyện kể) trên cơ sở tri thức về thế
giới thực (real-world knowledge) của họ, do đó, nhiệm vụ của tự sự học tri nhận là mô tả những
quá trình tri nhận liên đới. Những học giả nổi bật của hướng nghiên cứu này như Michael Palmer,
Lisa Zunshine lập luận rằng cách chúng ta cố gắng để hiểu, để tạo nghĩa cho các tự sự hư cấu cũng
giống như cách chúng ta cố gắng để hiểu ý nghĩ của các nhân vật, của người kể chuyện, tức những
động cơ, chủ định của họ. Các cách tiếp cận tri nhận lại dựa trên thuyết kiến tạo (constructivist)
về sự đọc, theo đó, những gì ta đem vào văn bản trong khi đọc không nhất thiết là những dữ kiện
có sẵn từ trước. Điều này gắn bó mật thiết với những quan niệm phi bản chất luận, đa nguyên luận
và dụng học về tự sự, do đó có mối liên hệ chặt chẽ với những bước phát triển trong định hướng
nghiên cứu của ngôn ngữ học, từ bình diện cú pháp sang bình diện dụng học và tri nhận. Tự sự
học tri nhận có thể làm thay đổi cách hiểu, cách vận dụng cái khái niệm về tự sự, các công cụ để
phân tích các văn bản tự sự: thay vì hiểu các thuật ngữ đó như những gì tĩnh tại, cố định, phổ quát,
chúng sẽ được xem xét như là những khái niệm linh động, có độ co giãn, được xác định theo ngữ
cảnh, được cấu thành bởi người tiếp nhận.
- Lí thuyết về các thế giới khả hữu (possible-worlds theory): Luận điểm nền móng của lí
thuyết về các thế giới khả hữu là: thực tại (reality) là một vũ trụ được tạo thành bởi nhiều thành
tố riêng biệt khác nhau. Thế giới thực là thành tố trung tâm, vây quanh nó là nhiều thế giới khả
27
Trần Ngọc Hiếu
hữu khác nhau như những giấc mơ, những huyễn tưởng, ảo giác và những thế giới của hư cấu văn
chương. Để một thế giới có thể trở thành khả hữu, nó cần phải được nối với thành tố trung tâm
thông qua “những mối liên hệ có thể tiệm cận được” (inacessible relations). Những học giả tiêu
biểu của khuynh hướng này là Lubomir Dolozel, Ruth Ronen và đặc biệt là Marie-Laurie Ryan. Bà
đã tập trung nghiên cứu tự sự học truyền thông. Sự phát triển của công nghệ máy tính, của internet
và các hình thức truyện kể mới sinh thành trong môi trường phương tiện