Từ tư tưởng về quyền con người trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của Jean – Jacques Rousseau đến tư tưởng về quyền dân tộc trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là một giai đoạn phát triển rực rỡ trong lịch sử tư tưởng nhân loại với những tên tuổi mà học thuyết của họ đã khơi nguồn cho cuộc đấu tranh “chống phong kiến, đề cao lý trí và các quyền tự do, dân chủ của nhân dân”1. Jean - Jacques Rousseau (1712 - 1778) là đại diện tiêu biểu của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Với tác phẩm nổi tiếng Bàn về khế ước xã hội (Du contrat social), Rousseau đã góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho các tuyên ngôn về quyền con người. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nhân loại tiến bộ trong hành trình mưu cầu hạnh phúc cho mình. Không thể phủ nhận chính những tư tưởng đầy tính nhân văn của triết học Khai sáng Pháp đã82 trở thành một trong những động lực thúc đẩy hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Tư tưởng về quyền con người từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp 1789, kết tinh những giá trị của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, trong đó có công lao của nhà triết học Rousseau cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng đề cập tại Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ tư tưởng về quyền con người trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của Jean – Jacques Rousseau đến tư tưởng về quyền dân tộc trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 11 (36) - Thaùng 1/2016 81 Từ tư tưởng về quyền con người trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của Jean – Jacques Rousseau đến tư tưởng về quyền dân tộc trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh From the thought about human rights in The social contract of Jean – Jacques Rousseau to the thought about national rights in Declaration of Independence of President Ho Chi Minh ThS. Nguyễn Quỳnh Anh Trường Đại học An ninh nhân dân M.A. Nguyen Quynh Anh University of People Security Tóm tắt Bài viết phân tích nội dung và những giá trị, hạn chế của tư tưởng về quyền con người trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” của Jean -Jacques Rousseau, trên cơ sở đó làm rõ sự tiếp nối, phát triển trong tư tưởng về quyền dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua bản “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ khóa: quyền con người, Bàn về khế ước xã hội, Tuyên ngôn độc lập, quyền dân tộc Abstract This artical analyzes the content, the values and the limitations of the thought about human rights in “The Social contract” of Jean - Jacques Rousseau, after that clarify the continuation, development of this idea in the thought about national right in “Declaration of Independence” of President Ho Chi Minh. Keywords: human rights, The Social contract, Declaration of Independence, national rights Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là một giai đoạn phát triển rực rỡ trong lịch sử tư tưởng nhân loại với những tên tuổi mà học thuyết của họ đã khơi nguồn cho cuộc đấu tranh “chống phong kiến, đề cao lý trí và các quyền tự do, dân chủ của nhân dân”1. Jean - Jacques Rousseau (1712 - 1778) là đại diện tiêu biểu của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Với tác phẩm nổi tiếng Bàn về khế ước xã hội (Du contrat social), Rousseau đã góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho các tuyên ngôn về quyền con người. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nhân loại tiến bộ trong hành trình mưu cầu hạnh phúc cho mình. Không thể phủ nhận chính những tư tưởng đầy tính nhân văn của triết học Khai sáng Pháp đã 82 trở thành một trong những động lực thúc đẩy hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Tư tưởng về quyền con người từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp 1789, kết tinh những giá trị của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, trong đó có công lao của nhà triết học Rousseau cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng đề cập tại Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 1. Nội dung xuyên suốt trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của Rousseau (1712 - 1778) là tự do, bình đẳng và sự cảm thông sâu sắc với thân phận con người. Rousseau đã khẳng định “Tự do là từ bản chất con người mà có. Luật đầu tiên của tự do là mỗi người phải được chăm lo sự tồn tại của mình”. Chính bởi điều này mà ông đã luôn trăn trở tìm đáp án cho câu hỏi tại sao con người lại đánh mất bản tính tự nhiên của mình, tại sao: “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích”2. Rousseau chứng minh bất bình đẳng là sản phẩm của xã hội loài người, nó tồn tại và phát triển từ khi xuất hiện chế độ tư hữu tài sản. Vấn đề đặt ra là làm sao có thể khắc phục được điều này, “tạo ra điều kỳ diệu khiến kẻ mạnh phục vụ kẻ yếu và nhân dân bị áp bức có được cuộc sống thực tại hạnh phúc”3. Rousseau cho rằng: “Kẻ mạnh không phải lúc nào cũng đủ mạnh để mãi mãi làm người thống trị, nếu như hắn ta không chuyển lực thành quyền và chuyển sự phục tùng thành nghĩa vụ”4. Vì vậy, ông khuyến khích con người tranh đấu cho các quyền của mình. Theo Rousseau, “Khi nhân dân bị cưỡng bức mà lại biết phục tùng, họ làm thế là phải; nhưng nếu có thể hất cái ách áp bức đó thì còn hay hơn nữa; vì thế là họ giành lại tự do mà họ vốn có quyền được hưởng, có quyền giành lại và không ai được tước đoạt tự do của họ”5. Ông phê phán mạnh mẽ những người cam chịu, không dám đấu tranh, từ bỏ tự do của mình, bởi đó chính là “từ bỏ phẩm chất con người và cả nghĩa vụ làm người. Không thể không có tí đền bù tất yếu nào cho người đang từ bỏ tất cả. Bản chất con người không thể dung hòa với sự từ bỏ vô điều kiện như thế. Làm cho ý chí con người mất tự do tức là tước bỏ đạo lý trong hành động của con người”6. Rousseau đưa ra biện pháp để thiết lập sự tự do, bình đẳng giữa người với người, đó là việc xây dựng một khế ước hay một công ước xã hội khi con người đã thoát ra khỏi trạng thái tự nhiên để trở thành con người dân sự. Thực chất của khế ước xã hội, theo Rousseau là “Mỗi người chúng ta đặt mình và quyền lực của mình dưới sự điều khiển tối cao của ý chí chung, và chúng ta tiếp nhận mọi thành viên như một bộ phận không thể tách rời của toàn thể”7. Ông cho rằng khế ước xã hội là sự thỏa thuận giữa những chủ thể bình đẳng với nhau chứ không phải giữa nhà cầm quyền và thần dân, bởi vậy sự ra đời của nhà nước trên cơ sở khế ước phải phù hợp với ý chí của nhân dân và hướng tới đảm bảo các quyền tự nhiên cho con người. Kế tiếp quan điểm về khế ước xã hội, Rousseau dành nhiều công sức cho việc phân tích vai trò của pháp luật và các cơ quan đảm bảo cho việc thực thi pháp luật. Ông đã nêu bật lên một tư tưởng hết sức vĩ đại: “Nếu xem điều tốt nhất cho tất cả mọi người, và đỉnh cao nhất của các hệ thống lập pháp là gì, ta sẽ thấy điều đó quy gọn vào hai mục tiêu: Tự do và Bình đẳng. Tự do, vì cá nhân bị mất tự do bao nhiêu thì cơ thể quốc gia giảm sức lực bấy nhiêu. Bình đẳng, Vì 83 không có bình đẳng thì không thể nào có tự do được”8. Rousseau cho rằng sự tập trung ý chí toàn dân thể hiện ở cơ quan lập pháp, còn sức mạnh quốc gia thể hiện ở cơ quan hành pháp, tức là chính phủ. Bởi vậy, để hướng tới những giá trị chân chính của vấn đề quyền con người thì bên cạnh hệ thống luật pháp chân chính, quốc gia cần có một chính phủ đủ mạnh để hiện thực hóa lý tưởng của cộng đồng. Đó là một chính phủ tinh gọn, có thể đảm bảo hòa bình, hạnh phúc cho các thành viên. Theo Rousseau “quan lại càng đông, chính phủ càng yếu”9 và “chính phủ mà để cho dân ngày càng hao mòn, suy nhược, số dân ngày càng giảm sút; đó là chính phủ tồi tệ nhất”10. Lẽ dĩ nhiên, khi chính phủ lạm quyền và thoái hóa thì quyền con người cũng sẽ bị tác động xấu đi, đây chính là tình trạng chính phủ làm trái với quyền lực tối cao của nhân dân, đi ngược lại lợi ích cộng đồng. Để ngăn chặn việc chính phủ đoạt quyền, Rousseau trở lại với vấn đề lập pháp và khẳng định phải có một đạo luật về thành lập chính phủ để ở đó “Những người được ủy thác nắm quyền hành pháp không phải là những ông chủ nhân dân mà chỉ là những công chức. Dân chúng có thể cất nhắc hay bãi miễn họ; họ không được phản kháng mà chỉ có phục tùng. Khi thực hiện chức năng được quốc gia giao phó chính là họ làm nghĩa vụ công dân mà không có quyền đặt điều kiện với nhân dân”11. Có thể nói, trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, Rousseau đã đề cập đến vấn đề quyền con người một cách khá toàn diện. Ông bênh vực cho quyền tự do, bình đẳng của con người đồng thời thiết lập một cơ chế bảo vệ quyền con người thông qua một hệ thống các cơ quan nhà nước. Mặc dù chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm khi cho rằng nhà nước, pháp luật được hình thành trên sự thỏa thuận xã hội, song tư tưởng của Rousseau đã góp phần tạo dựng sự rực rỡ của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, đồng thời đánh thức tinh thần đấu tranh vì tự do, bình đẳng của con người trong cách mạng tư sản Pháp 1789. 2. Lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường, gian khổ của dân tộc Việt Nam cũng hướng tới mục đích giải phóng con người và hiện thực hóa quyền con người. Tư tưởng về quyền con người cũng đã được thể hiện qua nhiều áng hùng văn bất hủ, trong đó tiêu biểu là Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm này được coi như tuyên ngôn độc lập thứ ba của Việt Nam sau Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, song đây là bản tuyên ngôn đầu tiên phản ánh một cách toàn diện, triệt để và nổi bật vấn đề quyền con người. Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: mọi người đều sinh ra có quyền tự do, bình đẳng; hai chữ “tự do” được Người nhắc đi, nhắc lại tới 10 lần. Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh sự bất công giữa con người với con người và yêu cầu quyền bình đẳng cho nhân dân Việt Nam. Điều đó khẳng định tư tưởng về quyền con người của Hồ Chí Minh thống nhất và liền mạch với tư tưởng của nhân loại tiến bộ, chứa đựng những giá trị phổ quát, mang tính nhân văn đã được Rousseu đề cập trước đó hai thế kỷ. Từ tư duy trên, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do”12. Đây chính là điểm khác biệt căn bản giữa quan điểm về quyền con người của Hồ Chí Minh với quan điểm về quyền con người của Rousseau. Nếu như trong tác 84 phẩm Bàn về khế ước xã hội, Rousseau chỉ đề cao quyền tự do, bình đẳng của con người tự nhiên với tư cách là cá nhân con người tự nhiên thì trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở rộng ra thành quyền tự do, bình đẳng của “tất cả các dân tộc trên thế giới”. Theo Hồ Chí Minh, quyền con người và quyền dân tộc thống nhất chặt chẽ với nhau, quyền con người là lẽ tự nhiên nên quyền dân tộc cũng là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, quyền con người chỉ có thể thực hiện khi quyền dân tộc được thực hiện, một dân tộc mất tự do thì con người cũng không thể có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định mối liên hệ hữu cơ giữa quyền dân tộc và quyền con người. Khi đất nước ta còn đắm chìm trong màn đêm nô lệ, quằn quại dưới ách thống trị của thực dân, đế quốc thì những giá trị như “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” mà họ mang đến khai hoá cho nhân dân ta chỉ là khẩu hiệu, thay vào đó là “nhà tù”, “rượu cồn và thuốc phiện”, là sự đàn áp đẫm máu và dã man Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.... chúng không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”13 và “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương... Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật....Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói”14. Bởi vậy, từ tư tưởng về quyền tự do, bình đẳng của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định quyền dân tộc độc lập và dân tộc tự quyết. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rằng quyền con người là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, chỉ dân tộc nào giành được độc lập và quyền tự quyết cho mình thì dân tộc đó mới thực sự tự do, bình đẳng. Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Người đã tuyên bố hết sức mạnh mẽ về quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”15. Không chỉ dừng lại ở các quyền dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục đề cập đến vấn đề chủ quyền quốc gia, gắn bó chặt chẽ chủ quyền quốc gia với quyền dân tộc, coi đó như một thể thống nhất không thể tách rời. Vì thế, sau tuyên bố “dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”, Người tiếp tục nhấn mạnh: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”16. Trên tinh thần biện chứng, Hồ Chí Minh nhận thấy được điều kiện tiên quyết để đạt được quyền tự do dân tộc thì dân tộc đó phải có quyền tự quyết, quốc gia đó phải có chủ quyền, song, Người cũng nhấn mạnh mục đích cuối cùng của cách mạng là quyền tự do, bình đẳng thật sự cho con người, cho dân tộc cho nên về sau Người vẫn luôn quan niệm rằng: “Nếu nước độc lập mà nhân dân dân không được tự do thì độc lập ấy không có nghĩa lý gì”17. Có thể nói, trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và kế thừa tư tưởng về tự do, bình đẳng từ nền văn hóa Khai sáng Pháp nói chung, tác 85 phẩm Bàn về khế ước xã hội của Rousseau nói riêng, coi đó là quyền tự nhiên, thiêng liêng, bất khả xâm phạm của con người. Sự thống nhất về tư tưởng giữa Hồ Chí Minh với Rousseau thể hiện ở ý chí quyết tâm chống lại bất bình đẳng, giành lại tự do cho con người và khẳng định “mọi chế độ độc tài áp bức đều trái với tự nhiên và cần phải bị đánh đổ”18. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở quyền cá nhân của con người, trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Hồ Chí Minh đã vạch ra một tư tưởng mang tầm vóc thời đại và hoàn toàn mới mẻ, đó là: Quyền con người không chỉ dừng lại ở quyền cá nhân mà còn suy rộng ra quyền dân tộc, thể hiện sự thống nhất không thể tách rời giữa quyền con người, quyền dân tộc và chủ quyền quốc gia. Đây chính là cống hiến lý luận to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào kho tàng tư tưởng quyền con người của nhân loại, bổ sung cho tư tưởng về quyền con người mà nhà triết học Rousseau đã đặt ra. Trong khuôn khổ một bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh không đi sâu đề cập về nhà nước, pháp luật, cơ chế để đảm bảo thực hiện quyền con người như Rousseau đã phân tích, lý giải. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, đây chính là Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một Nhà nước hướng đến phục vụ con người. Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân hoạt động trên tinh thần thượng tôn pháp luật cũng đã được Hồ Chí Minh kết hợp hài hòa giữa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin với tinh hoa văn hóa nhân loại, trong đó có tư tưởng của Rousseau. Điều này thể hiện qua các tác phẩm trước và sau khi bản Tuyên ngôn ra đời, cũng như bằng chính thực tế lãnh đạo cách mạng đầy sống động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tóm lại, hiếm có một nhà triết học nào trong lịch sử để lại một dấu ấn khó có thể nhạt nhòa như Rousseau; cũng hiếm có một vĩ nhân nào có thể biến những tinh hoa của nhân loại trở thành thực tiễn cách mạng, đánh đổ áp bức, bóc lột cho cả một dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của Rousseau và Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều trở thành những văn bản có giá trị hết sức quan trọng đối với loài người, phản ánh khát vọng thực hiện các quyền cơ bản của mình. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định chủ trương: “Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”19. Thực tế, toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn các tiêu chí về quyền con người. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vấn đề bảo vệ và phát huy quyền con người ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế, khiếm khuyết cần phải được khắc phục. Bởi vậy, việc đi sâu tìm hiểu những tinh hoa tư tưởng của Việt Nam và nhân loại về vấn đề quyền con người, quyền dân tộc để vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn là vấn đề hết sức cấp thiết. Trong đó, Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Hồ Chí Minh và Bàn về Khế ước xã hội của Rousseau là những văn kiện lịch sử điển hình đáp ứng tốt yêu cầu đó. CHÚ THÍCH 1. Đỗ Văn Nhung (1999), Đại cương lịch sử văn minh phương Tây, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.256. 2. Rousseau.J.J. (2004), Bàn về khế ước xã hội (Hoàng Thanh Đạm dịch thuật, chú thích và bình giải), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.52. 86 3. Rousseau.J.J. (2004), Sđd, tr.16. 4. Rousseau.J.J. (2004), Sđd, tr.56. 5. Rousseau.J.J. (2004), Sđd, tr.52. 6. Rousseau.J.J. (2004), Sđd, tr.59 - 60. 7. Rousseau.J.J. (2004), Sđd, tr.68. 8. Rousseau.J.J. (2004), Sđd, tr.115. 9. Rousseau.J.J. (2004), Sđd, tr.129. 10. Rousseau.J.J. (2004), Sđd, tr.161. 11. Rousseau.J.J. (2004), Sđd, tr.187. 12. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t.4, tr.1. 13. Hồ Chí Minh, Sđd, t.4, tr.1. 14. Hồ Chí Minh, Sđd, t.4, tr.2. 15. Hồ Chí Minh, Sđd, t.4, tr.3. 16. Hồ Chí Minh, Sđd, t.4, tr.4. 17. Hồ Chí Minh, Sđd, t.4, tr.502. 18. Moiricher. B (Chủ biên) (2010), Triết học Tây phương từ khởi thủy đến đương đại, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.683 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, tr.76. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Locke. J (2006), Khảo luận thứ hai về chính quyền, Nxb Tri thức, Hà Nội. 3. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 4. 4. Moiricher. B (Chủ biên) (2010), Triết học Tây phương từ khởi thủy đến đương đại, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 5. Đỗ Văn Nhung (1999), Đại cương lịch sử văn minh phương Tây, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 6. Rousseau.J.J. (2004), Bàn về khế ước xã hội (Hoàng Thanh Đạm dịch thuật, chú thích và bình giải), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 7. Phùng Văn Tửu (1978), Giăng Giắc Rútxô, Nxb Văn học, Hà Nội. Ngày nhận bài: 29/09/2015 Biên tập xong: 15/01/2016 Duyệt đăng: 20/01/2016
Tài liệu liên quan