Tư tưởng “Bất vong bản” thể hiện cội nguồn đạo lý Á Đông đặc trưng của công tử hường thiết

1. Dẫn đề Lục Khanh Hường Thiết là một trong những danh nhân văn hóa tiêu biểu của vùng đất Đế đô cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Nguyễn Phúc Hường Thiết (1850 - 1937), con trai thứ 18 của Đức Ông Tuy Lý Vương Miên Trinh và bà Nguyên cơ Phạm Thị Thìn - sinh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Dậu, niêu hiệu Tự Đức thứ 2 (tức ngày 07.01.1850) tại Huế, tự Lục Khanh 彔 卿, hiệu Tiểu Thảo 小草, Liên Nghiệp Hiên 連業軒, pháp danh Thanh Thiện 倩善.1 Được sinh ra trong một gia đình Hoàng thân tiêu biểu với truyền thống thi thư lễ nhạc vẹn toàn, Hường Thiết đã kế thừa và phát triển tinh hoa giáo dục từ “nếp nhà” một cách cao đẹp nhất. Nếu công tử Hường Khẳng (phòng Tùng Thiện Vương) luôn thể hiện mình là một nhà nho đức cao vọng trọng, được nhiều người Pháp kính trọng và tôn xưng là “THầY” (như ông Hyppolyte Le Breton khi viết về cuộc đời và sự nghiệp của Hường Khẳng, đăng trên BAVH - Những người bạn cố đô Huế - số 2 năm 1936) thì công tử Hường Thiết (phòng Tuy Lý Vương) lại là người am tường nhiều lĩnh vực của văn minh phương Tây, thường “cùng bàn luận về pháp luật tốt đẹp của các nước Âu - Mỹ, khiến cho các quan sứ Pháp khâm phục trình độ thông bác, càng thêm kính trọng” (văn bia mộ Lục Khanh Hường Thiết). Điều đó chứng tỏ rằng các bậc thức giả người Việt đương thời như Hường Khẳng, Hường Thiết mỗi người một vẻ, và đều là những nhân vật có tác động rất lớn đối với cách nhìn nhận đầy tôn trọng của người Pháp đối với nhân sĩ, trí thức Việt khi đặt chân đến An Nam.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng “Bất vong bản” thể hiện cội nguồn đạo lý Á Đông đặc trưng của công tử hường thiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
53Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi 1. Dẫn đề Lục Khanh Hường Thiết là một trong những danh nhân văn hóa tiêu biểu của vùng đất Đế đô cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Nguyễn Phúc Hường Thiết (1850 - 1937), con trai thứ 18 của Đức Ông Tuy Lý Vương Miên Trinh và bà Nguyên cơ Phạm Thị Thìn - sinh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Dậu, niêu hiệu Tự Đức thứ 2 (tức ngày 07.01.1850) tại Huế, tự Lục Khanh 彔 卿, hiệu Tiểu Thảo 小草, Liên Nghiệp Hiên 連業軒, pháp danh Thanh Thiện 倩善.1 Được sinh ra trong một gia đình Hoàng thân tiêu biểu với truyền thống thi thư lễ nhạc vẹn toàn, Hường Thiết đã kế thừa và phát triển tinh hoa giáo dục từ “nếp nhà” một cách cao đẹp nhất. Nếu công tử Hường Khẳng (phòng Tùng Thiện Vương) luôn thể hiện mình là một nhà nho đức cao vọng trọng, được nhiều người Pháp kính trọng và tôn xưng là “THầY” (như ông Hyppolyte Le Breton khi viết về cuộc đời và sự nghiệp của Hường Khẳng, đăng trên BAVH - Những người bạn cố đô Huế - số 2 năm 1936) thì công tử Hường Thiết (phòng Tuy Lý Vương) lại là người am tường nhiều lĩnh vực của văn minh phương Tây, thường “cùng bàn luận về pháp luật tốt đẹp của các nước Âu - Mỹ, khiến cho các quan sứ Pháp khâm phục trình độ thông bác, càng thêm kính trọng” (văn bia mộ Lục Khanh Hường Thiết). Điều đó chứng tỏ rằng các bậc thức giả người Việt đương thời như Hường Khẳng, Hường Thiết mỗi người một vẻ, và đều là những nhân vật có tác động rất lớn đối với cách nhìn nhận đầy tôn trọng của người Pháp đối với nhân sĩ, trí thức Việt khi đặt chân đến An Nam. Lục Khanh công có những tri thức đáng kính nể đối với văn hóa, văn minh phương Tây lẫn Á Đông. TƯ TƯỞNG “BẤT VONG BẢN” THỂ HIỆN CỘI NGUỒN ĐẠO LÝ Á ĐÔNG ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG TỬ HƯỜNG THIẾT (khảo sát qua văn bia mộ Lục Khanh Hường Thiết) ? Võ VINH QUaNG* * TS., Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế. Yếu tố nền tảng Tây phương ấy là “cái để hành” với đời. Còn, “cái ẩn tàng” chất chứa trong chính con tim và trí tuệ của ông chính là đạo lý Á Đông, với tinh thần cốt tủy “bất vong bản” (không quên gốc rễ, nguồn cội), đồng thời đó là đạo lý “xử gia vi thiện tối lạc” (dùng thiện hạnh theo đúng lễ để cư xử trong gia tộc là tốt đẹp, vui hòa vô cùng). Đạo lý sống cốt yếu đó đều được thể hiện tại bài văn bia và hoành phi, câu đối trong khu mộ hợp khoáng sanh phần (mộ chung được tạo dựng khi đang còn sống) của Lục Khanh Hường Thiết. Toàn cảnh văn bia (trong nhìn ra). 54 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi Toàn cảnh bức bình phong tiền trước mộ Hường Thiết. 2. Vài nét về lăng mộ hợp khoáng sinh phần và văn bia về Lục Khanh Hường Thiết Khu lăng mộ của Tiểu Thảo tiên sinh hiện nằm trong khuôn viên khu lăng mộ của phòng Tuy Lý Vương cạnh chùa Thiên Hòa, phường Thủy Xuân, thành phố Huế (gần khu vực Bàu Vá). Đây là loại mộ sanh phần, được dựng vào năm Ất Sửu, niên hiệu Khải Định thứ 10 (1925). Lúc này, ông được 76 tuổi, vẫn còn rất minh mẫn khỏe mạnh. Dựng xong ngôi sanh phần này, tiến sĩ Nguyễn Văn Trình đã trực tiếp soạn bài văn bia, hiện đặt trước khuôn viên mộ. Mộ hợp khoáng sanh phần của Lục Khanh công mặc dù không lớn nhưng thanh nhã, địa thế khoáng đạt, mặt trước mộ hướng về lăng mộ của Tuy Lý Vương ở phường Đúc (cách tầm 1 km theo đường chim bay). Trước ngôi mộ đặt một tấm bia đá ghi chép bài văn bia khái quát về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng cốt yếu trong quan niệm sống của công tử Hường Thiết. Bia có tổng chiều cao - rộng - dày lần lượt là 165 x 90 x 15 cm. Đế bia, dài - rộng - cao là 100 x 40 x 28 cm, được đặt trang trọng trên ba cấp xi măng. Trán bia có hình thù như chiếc mũ cánh chuồn, được trang trí theo motif “lưỡng long chầu nhật” cách điệu, xung quanh là hình những vầng mây bao bọc. Chiều dài nhất (đế trán bia) là 100 cm, chiều cao trán bia là 45 cm; diềm bia dày 7,5 cm trang trí bằng dây leo hoa lá. Văn bia hai mặt. Mặt trước (dương bản, hướng đối diện với ngôi mộ phần) có 28 dòng, dòng ít nhất 28 chữ, nhiều nhất là 37 chữ. Do để ngoài trời, không có nhà bia che chắn và trải qua gần 100 năm với nhiều biến động của thời tiết, chiến tranh nên bia đá hiện đã bị khuyết mất bốn mảnh, song cũng không tác động quá nhiều đến nội dung bia. Mặt sau (âm bản, cùng hướng xuống khu vực Bàu Vá) là biểu hiện của loại hình bia mộ đề tên chủ nhân ngôi mộ cùng vài dòng tóm lược về nguồn gốc xuất thân, quan điểm sống (sát bên góc phải), niên hiệu và người soạn văn bia (sát mép bên trái văn bia). Ở khoảng giữa của dòng chữ lớn đề tên tuổi tước hiệu chức vụ của chủ nhân ngôi mộ bằng đại tự và dòng niên hiệu ngày tháng năm, người soạn văn bia ở sát mép bên trái văn bia có hai ô hình chữ nhật với các dòng chữ nhỏ hơn (có lẽ được khắc về sau) ghi bằng cấp hàm do vua thăng cho ông vào các năm 1931, 1936, 1937. Văn bia mộ ông Hường Thiết đã được hai tác giả Lê Nguyễn Lưu - Nguyễn Thị Quỳnh Trâm dịch thuật công bố trong bài viết “Bài văn bia mộ Lục Khanh Hường Thiết” trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 3 (62) năm 2007 (trang 123 - 130). Tuy nhiên, khi đối chiếu với nguyên bản Hán văn trên bia đá tại khu mộ Lục Khanh công, chúng tôi thấy bản của hai nhà nghiên cứu cung cấp chưa chuẩn xác so với nguyên tác tại bia đá. Chẳng hạn như phần âm bản của văn bia có đoạn ghi “đốc chí vi thi” 篤志為詩 (dốc chí vào làm thơ) thì các tác giả lại nhầm thành “tả chí vi thi” 寫誌為詩 (bản dịch: “có sách về thơ ca?”), “Tự Đức nhị niên thập nhất nguyệt sinh” 嗣德二年十一月生 [ông Hường Thiết sinh vào tháng 11 năm Tự Đức thứ 2 (dương lịch: 07.01.1850)] thì trong bài lại viết “Tự Đức lục niên thập nhất nguyệt sinh” 嗣德六年十一月 生 [sinh vào tháng 11 năm Tự Đức thứ 6]; Hiệu của công tử Hường Thiết là Liên Nghiệp Hiên 連業軒 [liên 連 không có bộ thảo đầu] thì các tác giả lại viết Liên Nghiệp Hiên 蓮業軒 [liên 蓮 có bộ thảo đầu); Phần dương bản cũng có nhiều nhầm lẫn như “Đường di lão minh đạt Lễ trúc cao khâu” 唐遺老明達禮築高邱 (các bậc di lão đời Đường thông tỏ Lễ, dựng gò cao) thì các tác giả lại đọc nhầm thành “Đường đạo lão, Minh đạt lễ, trúc cao khâu” 唐道老明達禮築高邱 (bản dịch: “đạo lão thời Đường, đạt lễ thời Minh. Ông đắp gò cao?”); Nguyên tác Hán văn trên bia đá viết “bắc chiêm cung khuyết, đông hướng gia từ” 北瞻宮闕東向 家祠 (phía bắc ngó về cung khuyết, phía đông hướng đến gia từ [từ đường gia tộc]) thì các tác giả viết “thác chiêm cung khuyết, đông hướng gia từ” 托瞻宮闕東 向家祠 (bản dịch: “dõi nhìn cung khuyết, phía đông quay về nhà thờ gia tiên”) Và trên hết, phần “hồn” của văn bia - yếu tố chủ đạo đóng vai trò chi phối mọi yếu tố khác là tư tưởng “bất vong bản” và đạo “xử gia vi thiện tối lạc” xuyên suốt trong ý niệm của công tử Hường Thiết chưa được thể hiện rõ tại bài viết của hai tác giả. Thời gian qua, chúng tôi tập trung nghiên cứu về di sản tư liệu liên quan đến dòng tộc nhà Nguyễn. Với 55Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi Câu đối 1: “Nguyên Khải pháp trung, cổ thánh nhân nãi duyên sanh doanh hợp khoáng” Câu đối 2: “Tư không thị đại, Đường di lão minh đạt lễ trúc cao khâu” công tử Hường Thiết, như một “cơ duyên” hội tụ, người viết đã may mắn có thêm phần hiểu biết về tài năng, nhân cách, đạo lý cốt yếu trong quan niệm sống của ông. Đặc biệt, khi được tiếp cận văn bia trên khu mộ hợp khoáng của Hường Lục Khanh, cùng các đại tự và đôi câu đối ở bình phong tiền trước mộ, chúng tôi thấy rằng tinh thần “bất vong bản” (không quên gốc rễ) được Lục Khanh công thể hiện rất rõ nét. Bởi vậy, ở bài viết dưới đây, người viết xin được phiên dịch lại và bước đầu tìm hiểu về những đạo lý tinh kết trong tư tưởng của vị Tiểu Thảo tiên sinh này. 3. Nguyên tác hán văn, phiên âm, dịch nghĩa văn bia mộ Hường Thiết Hán văn: [石碑_陽本(前面)]: 第一紀 贊曰天上玉麟人 間仙鶴東平王之後處家為善最樂。星第一 八十壽 康一門貴顯為耆英韻事第一。因公近著寰宇第一 編謹奉書為陸卿公詩禮淵源出於輔政親王第一以 公子充史官第一南臬順藩政清人和為當代福。唐 遺老明達禮築高邱將勒碑以傳眎。僕徵文僕再辭 弗獲乃曰噫聯題數語足知公矣遠覽少伸孺慕之忱 拜示不忘本前柱對聯云 “元凱法中古聖人乃緣生營合壙 司空是大 (小云)” 引此山雖高不及諸名山而東南枕御屏北瞻宮 闕東向家祠西奉陵寢。曠然茁蘭芬庭班門彩尊譜 詳焉。今公年七十六乃營合壙生墳其前屏風題四 大字云“四望周達”。乃清化領兵吳公曰臣女次 室阮文氏乃端雄郡公阮文張曾孫女現男十六女十 六。桂藩膺苹為洞臬蒙賜綵貨者纍次眾子。或為 仕為農為工為賈天倫樂事殆未可量元配吳以侍郎 衘致事。今上光履鴻圖茂敡孝治。啟定萬萬年于 茲連逢大慶以子膺蓀為湯卿。五年寔授侍郎。六 年上請增皇派俸封事公議乃為同尊之義竟以熱誠 善念見重。七年臚寺卿。十四年請回省祭。十八 年再補平順布政。維新元年改補工部侍郎。三年 陞光祿寺立醫院停工以便農轄民皆德之。十二年 蒙賜金磬一面。十三年助辨火車陸路得力陞鴻獎 新使撑車披卑抵代常與談歐美列邦善政良法。貴 使服其通博倍加敬重公。乃商航路惟臬使出公正 色指習兵曰“爾輩若動及臬堂手我即先斬”。爾 眾懼不敢犯以調得體嘉載米救饑民獲蘇息。十一 年陞領平順藩使。辰住使希些臬使阮廷聞失和住 使呼習兵令修書所以充檢辨。八月日陞領守護副 使。八年佐理刑部。九年陞領廣南按察使商電柴 棍輔導大臣兼充修書所總閱。裴相公文禩片奏察 有知縣滿考侯補洪蔎頗有文學請按補。此誌乃 “ 清滿洲八旗軍號”對相。公嘆曰 “洵不愧賢王肖 子”。二年改授海陵知縣。六年正月日問公公避 席對曰文長乃徐渭字[明]代人。又問八旗通誌所 記何事在坐者久不公又以編在內書籍。时輔政 大臣金江阮相公閱諸書籍。至文長集問“是何代 人著眾皆默然”乃顧公有秤薦之也。三年破格充 國史館編修。吏部金江阮相公仲合舉之也。成泰 元年派檢尊純皇帝即正降諭準儘行開復。同慶元 年補翰林院檢討輯大南國彊界彙編。欽派黃祥黎 說弒逆。親王法春秋大義不與我逆同。朝攜眷避 地順汛祥_說誣以罪逮奉景歌均行世。嗣德三十三 年入國子監春秋覈冊竝平項。壬午鄉科中一場。 三十六年阮文國全圖大南歷代龍飛圖勸孝歌五洲 列國國名歌。又與家兄尚書洪茸著越史演義四字 忠孝最兒孫。今年近八十而精神明爽飲食視聽談 論文章不少衰。所著有連業軒集。大南器重之歷 揚中外二十餘年。天植公忠始終一節歸田後雅集 耆英放懷山水詩文怡情性。 [石碑_陰本(後面)]: [中心] 大南皇朝工部侍郎洪陸卿竝夫人吳氏合 壙生墳 [右邊]智識畫事間多切中學術精博有本篤志 為詩古文辭端重寡言而識遍时務。王公大人多富 榮人前左軍信武侯范公文典女以嗣德二年十一月 生。幼岐嶷聰穎至性孝友長有洪陸卿公。傳公諱 洪蔎字陸卿號連業軒。綏理王第十八子。母王元 56 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi Ảnh đặc tả 4 đại tự “Tứ vọng chu đạt”trên bình phong tiền. 姬范氏 [左邊_壹_上] 吏部為錄給事本月日西一千九百 三十一年十一月十七日。機密院商定原工部侍郎 休致洪蔎貴職特格陞授禮部參知衘仍休致等。因 輒此錄給祇奉須至錄給者。右錄給。禮部參知休 致洪貴職執炤。保大陸年拾月初捌日 [左邊_壹_下] 保大十一年八月二十七日蒙準陞 授資善大夫尚書衘仍舊致事。 保大十二年四月初 三日蒙準追授榮祿大夫協佐大學士 [左邊_貳] 啟定十年己丑夏五吉旦。戊戌科同進士 國史館署參知石室阮文珵_六光謹識 (2) Dịch nghĩa: [Dương bản (mặt trước)] Kỷ thứ nhất, lời tán rằng: “Ngọc lân ở tận trời cao Người tiên cưỡi hạc hòa vào nhân gian”3 Ngày sau có đấng Đông Bằng [Bình]4 Xử gia tối lạc thiện căn nhất đời". [Ông Hường Thiết] 80 tuổi thọ, khỏe mạnh an khang, cả nhà quý hiển, là một trong những bậc kỳ lão phúc lành. Nhân gần đây ông biên soạn cuốn sách về hoàn cầu5 dưới kính cẩn đề tên là Lục Khanh. Ông uyên thâm Thi - Lễ, là một trong những người con của ngài Phụ chánh thân vương [Tuy Lý vương Miên Trinh], lấy danh nghĩa là Công tử sung vào chức Sử quan. Trải nhiều chức vụ như Niết sứ Quảng Nam, Phiên sứ Bình Thuận. Ông thi hành chính sự trong sạch khiến dân vui hòa, ấy là phúc phận cho đời nay. Là bậc di lão của đời Đường6, thông tỏ mọi việc theo đúng lễ7, tạo dựng gò cao8, [Lục Khanh công] bèn muốn khắc vào bia đá để truyền dạy lại cho hậu thế. Kẻ hèn này xem lời văn của ông, mớm lời từ chối chẳng được, bèn nói rằng: “Ôi, đối liễn đề các lời ấy thì đã đủ rõ thâm ý của ngài rồi. Ngài nhìn xa trông rộng, ý lời kết tinh, con cháu biết ơn, bái lĩnh với lời dạy “bất vong bản” (Không quên nguồn cội).9 Đối liễn ở bình phong tiền viết rằng: “Nguyên Khải pháp trung10, cổ thánh nhân nãi duyên sanh doanh hợp khoáng. Tư không thị đại, [Đường di lão minh đạt lễ trúc cao khâu]”.11 (Theo Di lệnh của Nguyên Khải [Đỗ Dự], bậc thánh nhân xưa tùy cơ duyên mà tạo mộ hợp khoáng) Lý Tư không12 là việc lớn, [các bậc di lão đời Đường thông đạt lễ mà kiến dựng gò cao]) Lời dẫn: “Núi này tuy không cao bằng các danh sơn của Đế đô, nhưng phía đông nam gối núi Ngự Bình, phía bắc rõ xem cung khuyết, phía đông hướng về gia từ (từ đường gia tộc), phía tây chầu hầu lăng tẩm. Khoáng đạt thay! cả một vùng cỏ lan xanh non thơm ngát, rực rỡ sân đình, tôn phổ đã chép tường tận vậy”. Nay ông đến tuổi 76, bèn mưu làm sanh phần hợp khoáng, bình phong trước [mộ] đề bốn đại tự “Tứ vọng chu đạt”.13 Bèn có người họ Ngô giữ chức Lãnh binh Thanh Hóa nói rằng: con gái của tôi [vợ ông Hường Thiết] do bà vợ thứ họ Nguyễn - cháu gái 4 đời của Đoan Hùng quận công Nguyễn Văn Trương14 - sinh ra, hiện sinh được 16 người con trai, 16 người con gái. [Trong đó] Quế Phiên Ưng Bình làm Niết sứ Động Hải (Quảng Bình), được ân ban tiền của, lụa là các loại cho con cháu [của Ưng Bình]. Những người [con ông Hường Thiết] còn lại hoặc làm quan, làm nông, làm công, buôn bán Gia đình vui vẻ chan hòa15 - hạnh phúc ấy không thể đo lường hết được. Nguyên phối họ Ngô [của ông Hường Thiết] được ân ban hàm Thị lang trí sự. Nay, Hoàng thượng đương lúc xán lạn cơ đồ, bèn xiển dương hiếu trị. Trong niên hiệu Khải Định muôn năm, gặp nhiều kỳ đại khánh, bèn lấy con là Ưng Tôn làm Thang khanh. Năm [Thành Thái]16 thứ 5 [1893], ông được lên chức Thực thụ Thị lang. Năm thứ 6 [1894], [Tôn Nhân phủ] dâng lời thỉnh [lên hoàng thượng] xin tăng bổng lộc thêm cho Hoàng phái. Ông Hường Thiết luận bàn xin lấy nghĩa “đồng tôn” (cùng dòng dõi tông thất nhà Nguyễn), ấy là tấm lòng nhiệt thành tốt đẹp rất đáng trân trọng vậy. Năm thứ 7 [1895] được thăng [Hồng] Lô tự khanh (chánh tứ phẩm). Năm thứ 14 [1902] xin quay về tỉnh để tế lễ.17 Năm thứ 14, ông lại được bổ 57Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi Hình dạng trán bia được đặt tả. làm chức Bố chánh Bình Thuận. Năm Duy Tân nguyên niên [1907], đổi bổ ông làm Thị lang bộ Công. Năm Duy Tân thứ 3 [1909] thăng lên chức Quang Lộc tự, lập Thái Y viện, dừng mọi việc lao công để vụ nông thuận tiện, nhân dân đều được hưởng công đức đó vậy. Năm thứ 1218 ông được ân ban một chiếc kim khánh (khánh bằng vàng). Năm thứ 13, hết lòng giúp biện biệt việc lợi hại của chuyện làm đường xe lửa, ông được tưởng thưởng rất hậu, mới khiến cho chiếc xe có mui (mái che) để làm phương tiện thay dùng. Ông thường cùng bàn luận về pháp luật tốt đẹp của các nước Âu - Mỹ, khiến cho các quan sứ Pháp khâm phục trình độ thông bác, càng thêm kính trọng ông. Trên con đường của bọn thuyền buôn, có quan Niết sứ tiến ra, ông nghiêm sắc mặt chỉ vào bọn quân binh rằng: “các ngươi, ai dám động đến quan Niết đường, ta tức thì chém trước”. Bọn quân binh sợ mà không dám mạo phạm. Sự lường tính ấy vừa giữ được thể thống, vừa khiến cho việc chuyên chở gạo cứu dân đói, dẹp tô thuế được tốt đẹp. Năm [Thành Thái] thứ 11 [1899], ông được thăng lĩnh Phiên sứ Bình Thuận. Lúc bấy giờ, Quan Trú sứ (người Pháp) có điều khinh miệt, Niết sứ Nguyễn Đình Văn có thái độ không hòa hợp với viên Trú sứ19, bèn hô tập hợp binh lực, lệnh sửa chữa văn thư, sở dĩ để sung vào kiểm duyệt. Tháng 8 năm đó [1899], ông được Thăng lãnh chức Thủ hộ Phó sứ. Năm thứ 820, giữ chức Tá lý bộ Hình. Năm thứ 9, thăng lãnh Án sát sứ Quảng Nam, Thương điện Sài Côn (Gòn), Phụ đạo Đại thần kiêm chức Tổng duyệt sở Tu Thư. Bùi tướng công Văn Dị21 dâng phiến tấu trình [hoàng thượng] về việc xét rằng đã có Tri huyện hoàn thành quá trình khảo khóa hậu bổ, Hường Thiết lại có trình độ văn học, xin xét cho bổ nhiệm. Ở phần ghi rằng: “Bát kỳ Quân hiệu22 của dân tộc Mãn Châu nhà Thanh” - đối đáp lại, ông thán rằng: “thực chẳng sợ con cái không giống bậc hiền vương”. Năm thứ 2, ông được đổi bổ nhiệm làm Tri huyện Hải Lăng. Tháng giêng năm thứ 6, hỏi ông, ông rời khỏi chiếu mà đáp rằng: “Văn Trường là tên tự của Từ Vị23, người đời Minh”. Lại hỏi: “Bát kỳ thông chí”24 ghi chép việc gì? Người chủ tọa lâu (mất chữ) Ông lại biên chép vào trong sách vở. Lúc bấy giờ, Phụ chính Đại thần Kim Giang Nguyễn tướng công25 duyệt tuyển các thư tịch. Đến bản Văn Trường tập26, hỏi: “người ở đời nào trước tác những bài uyên áo trong tập sách này?”. Bèn có ông là người xứng đáng được tiến cử vậy. Năm thứ 3, ông được phá cách sung vào làm chức Biên tu Quốc Sử quán, chính do Lại bộ Kim Giang Nguyễn Trọng Hợp tướng công đề cử vậy. Năm Thành Thái nguyên niên [1889] vua thay Cảnh Tôn Thuần Hoàng Đế [vua Đồng Khánh] lên ngôi, ban dụ khôi phục lại tất cả các chức cũ. Năm Đồng Khánh nguyên niên [1885], ông được bổ làm Hàn Lâm viện Kiểm thảo, biên tập Đại Nam quốc cương giới vựng biên. Bọn Hoàng Tường - Lê Thuyết27 ngạo ngược giết vua, Thân vương [Tuy Lý Vương Miên Trinh] theo phép đại nghĩa thời Xuân Thu, không theo cùng những kẻ đại nghịch ấy, sớm đem gia quyến chạy trốn về vùng cửa biển Thuận An. Tường - Thuyết làm điều xằng bậy phải chịu tội, Vương bèn phụng mệnh quay về theo những ngày thái hòa của đất nước. Năm Tự Đức thứ 33 [1880], ông [Hường Thiết] vào học Quốc Tử Giám, bài văn sách khảo hạch ở hai kỳ xuân thu của ông đều dự hạng Bình. Năm Nhâm Ngọ [1882], thi Hương trúng nhất trường. Năm Tự Đức thứ 36, ông tham gia soạn Nguyễn Văn quốc toàn đồ, Đại Nam lịch đại long phi đồ, Khuyến hiếu ca, Ngũ châu liệt quốc quốc danh ca. Lại cùng anh ruột là Thượng thư Hường Nhung soạn [trứ] cuốn Việt sử diễn nghĩa tứ tự, Trung hiếu trợ nhi tôn. Nay tuổi gần 80 mà tinh thần tinh anh, khoái sảng, ăn uống - nghe nhìn - nói năng - văn chương đều không hề suy suyển. Ông có trước thuật tập Liên Nghiệp Hiên. Là bậc đức cao khí trọng của nước Đại Nam, dương danh cùng trong ngoài lãnh thổ trải hơn 20 năm, như trời đất hội tụ lòng trung trinh nơi ông, thủy chung tiết nghĩa, sau khi quay về với vườn tược, ông vui thú thanh tao, anh tú lão kỳ, phóng khoáng nỗi niềm cùng sông núi, lấy thi văn hòa nhịp tính tình. [Âm bản (Mặt sau)] [Phần trung tâm]: Khu mộ hợp khoáng sinh phần của ông Hường Lục Khanh giữ chức Thị lang bộ Công của Hoàng triều Đại Nam cùng Phu nhân họ Ngô. [Phần bên phải - hướng từ ngoài nhìn vào]: Bậc trí thức mưu tính việc ở đời, biết chọn lựa những thứ tinh túy giữa muôn vàn sự việc, học thuật tinh tấn, uyên bác có gốc rễ, nền tảng. Dốc chí vào thơ ca, văn học, thông hiểu mọi giềng mối quan trọng song rất 58 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi Toàn cảnh khu lăng mộ chính. kiệm lời nhưng nhanh chóng nắm vững thực tế của cuộc sống. Vương công Đại nhân [Hường Thiết] do con gái của Tín Vũ hầu Phạm Văn Điển28 người Phú Vang sinh ra vào tháng 11 năm Tự Đức thứ hai. Thuở nhỏ đã thông minh xuất chúng29, chí hiếu chí tình, khi lớn lên thì xưng [tên tự] là Hường Lục Khanh. Theo sách vở truyền lại, ông có tên húy Hường Thiết, tên tự Lục Khanh, hiệu Liên Nghiệp Hiên, con thứ 18 của Tuy Lý vương [Miên Trinh], mẹ là bà vợ thứ [của Tuy Lý vương] họ Phạm [Bên trái - phần trên] Bộ Lại cấp Văn bằng. Sự việc là: trong tháng này tức ngày 17 tháng 11 năm 1931 Tây lịch, Viện Cơ mật cùng bàn định và thống nhất cho ông Hường [Thiết] nguyên giữ chức Thị lang Bộ Công hưu trí được đặc cách thăng hàm Tham tri bộ Lễ, vẫn hưu trí. Nhân đó, [Bộ Lại] soạn Văn bằng ban cấp ngay cho ông. Đây là bằng cấp. Ông Tham tri bộ Lễ hưu trí là Hường [Thiết] nhận lĩnh và chiếu theo. [Văn bằng cấp] Ngày mồng 8 tháng 10 năm Bảo Đại thứ 6 [1931]. [Bên trái - phần dưới] Ngày 27 tháng 8 năm Bảo Đại thứ 11 [1936] ông Hường Thiết được chuẩn thăng chức Tư Thiện Đại Phu, hàm Thượng thư, vẫn hưu trí. Ngày 03 tháng 4 năm Bảo Đại thứ 12 [1937] được cho chuẩn truy thụ Vinh Lộc Đại Phu, Hiệp tá Đại Học sĩ. [Bên trái - sát mép văn bia] Ngày tốt tháng 5 năm Khải Định thứ 10 [1925] Thạch Thất Nguyễn Văn Trình, tự Lục Quang, Đồng Tiến sĩ khoa Mậu Tuất [1898] giữ chức Thự Quốc Sử Quán Tham tri kính ghi. 3. Giá trị tư liệu của văn bia mộ Lục Khanh Hường Thiết: những nhận định bước đầu Văn bia mộ Lục Khanh Hường Thiết kể khái lược về cuộc đời, sự nghiệp, quan niệm sống cũng như những tư tưởng trọng yếu trong tâm thức của chủ nhân Tiểu Thảo viên. Với ngòi bút điêu luyện, tiến sĩ Nguyễn Văn Trình đã chuyển tải gần như đầy đủ nhất về quan niệm sống - chết (nhất là quan niệm về hợp khoáng sinh phần của Lục Khanh công), về đạo lý “xử gia vi thiện tối lạc” kết tinh trong 4 đại tự “tứ vọng chu đạt” và hai câu đối tại bình phong tiền ở khu mộ Tiểu Thảo Hường Thiết. Có thể nói, khi nắm rõ ý nghĩa của hai câu đối “Nguyên Khải pháp trung, cổ thánh nhân nãi duyên sanh doanh hợp khoáng - Tư không thị đại, Đường di lão minh đạt lễ trúc cao khâu” cùng 4 đại tự ở bức bình phong trước mộ, hậu thế đã phần nào thông đạt ý nghĩa cốt yếu trong quan niệm sống của vị công tử thứ 18 của Đức Tuy Lý vương này. Đó là tinh thần “bất vong bản”, tức không được phép vì nguyên cớ nào mà bỏ quên gốc gác, cội nguồn của chính mỗi con người, mỗi dân tộ
Tài liệu liên quan