Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 4: Mô hình lý thuyết mác - Xít và quan điểm của đảng ta về quan hệ quốc tế

HOÀN CẢNH RA ĐỜI: Uy tín của “Tư bản luận” và “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” của Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời nhà nước XHCN đầu tiên. Những luận điểm của V.I.Lenin về QHQT. Thực tế đối đầu giữa 2 hệ thống CNTB và CNXH. ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU: Mác, Ăng-ghen, Lê-nin Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, P. Castro

ppt17 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 4: Mô hình lý thuyết mác - Xít và quan điểm của đảng ta về quan hệ quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ HÌNH LÝ THUYẾT MÁC-XÍT VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ QHQTBài 4TÀI LIỆU THAM KHẢOP. Vioti & M. Kaupi, Lý luận QHQT, phần IV “Chủ nghĩa toàn cầu: sự phụ thuộc và hệ thống thế giới TBCN,” tr. 611-694.HVQHQT, Lý luận QHQT. Immanuel Wallerstein, Sự hưng thịnh và suy vong trong tương lai của hệ thống TBCN thế giới: những quan niệm cho phân tích so sánh” tr. 154.V.I.Lênin: Toàn tập, tập 26, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, chương 5 “Về thời đại ngày nay.”Nguyễn Dy Niên, Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, 2002.HOÀN CẢNH RA ĐỜI:Uy tín của “Tư bản luận” và “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” của Mác và Ăng-ghen.Sự ra đời nhà nước XHCN đầu tiên.Những luận điểm của V.I.Lenin về QHQT.Thực tế đối đầu giữa 2 hệ thống CNTB và CNXH.ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU:Mác, Ăng-ghen, Lê-ninMao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, P. Castro1. MÔ HÌNH MÁC-XÍT KINH ĐIỂNNhững điểm khác biệt cơ bản so với mô hình lý thuyết hiên thực chủ nghĩa và tự do chủ nghĩa:Về hình thức nó không được trình bày một cách độc lập và riêng biệt, mà là bộ phận cấu thành của học thuyết của Mác về xã hội. Thứ hai, mô hình Mác-xít được xây dựng trên tiền đề lý luận cho rằng QHQT cũng như quan hệ xã hội nói chung bị chi phối bởi không phải “đấu tranh giành quyền lực” có nguồn gốc từ bản chất “xấu xa” ham muốn quyền lực vô độ của con người như những người hiện thực chủ nghĩa quan niệm hay bởi “lý tưởng và giá trị tự do” vốn là bản chất “tốt đẹp” nổi trội của con người như các nhà tự do chủ nghĩa khẳng định, mà bởi “phương thức sản xuất ra sinh hoạt vật chất” của xã hội (kinh tế) và “đấu tranh giai cấp” (ý thức hệ). 2. Mô hình Mác-xít – Lê-nin-nít Lênin kiên trì và phát triển chủ nghĩa Mác theo khuynh hướng cách mạng (trái với khuynh hướng cải lương);Về QHQT, vẫn trung thành với luận đề nền tảng mác-xít nhưng phát triển và cụ thể hoá hơn. Điều này thể hiện rất rõ qua luận điểm của Lê-nin về thời đại mới, về chủ nghĩa quốc tế vô sản, về quan hệ giữa các lực lượng cách mạng, về mối quan hệ giữa chính sách đối nội và đối ngoại; về chiến tranh, cách mạng và hoà bình; về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ các nước đế quốc và hoà hoãn trong quan hệ với các nước tư bản;Quan trọng nhất là Lênin đã bổ sung mối quan hệ giữa nước thuộc địa và đế quốc (chủ nghĩa đế quốc và hệ thống thuộc địa) - điều mà học thuyết Mác chưa đề cập.3. Sự phát triển của mô hình Mác-xít - Lê-nin-nít nửa đầu TK XX trong khuôn khổ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế: Đặc điểm: Phát triển thành một hệ thống tương đối đầy đủ, logic và chặt chẽ theo hướng tả khuynh và giáo điều (chủ nghĩa Stalin);Nội dung (Văn kiện Hội nghị các đảng CS và CN quốc tế 1957-1960). Lưu ý: Đảng ta chia xẻ những luận điểm này.(1). Chủ thể chính của QHQT là các lực lượng XHCN, TBCN (đế quốc), phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, và phong trào công nhân và nhân dân tại các nước tư bản. (2). Trong QHQT tồn tại nhiều mô thức quan hệ tuỳ thuộc vào bản chất giai cấp cầm quyền tại các nước tham gia. (3) Tính chất và đặc điểm của QHQT trong thời đại ngày nay được thể hiện qua bốn mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa phe XHCN và phe TBCNmâu thuẫn giữa tư bản và lao động, giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trong các nước TBCN. mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. mâu thuẫn giữa đế quốc và đế quốc, giữa tập đoàn tư bản lũng đoạn này với tập đoàn tư bản lũng đoạn khác trong các nước đế quốc.(4) Chiến tranh và cách mạng là quá trình chủ yếu của QHQT. (5) Về mục tiêu, các lực lượng cách mạng vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH(6) Về xu thế phát triển của thế giới và QHQT: “Hệ thống TBCN thế giới đang ở trong quá trình suy sụp và tan rã sâu sắc”; “hệ thống XHCN thế giới trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người”; “hệ thống thuộc địa bị thủ tiêu” và “ngày càng có nhiều dân tộc tiến lên con đường XHCN”; CNXH và CNCS “nhất định thắng lợi hoàn toàn” trên phạm vi toàn thế giới. 4. Một số quan điểm phi mác-xít kinh điển của các ĐCS cầm quyền về QHQT từ giữa TK XX đến nay4.1. Luận điểm không liên kết của Lãnh đạo Nam Tư. 4.2. Chủ nghĩa thực dụng của Lãnh đạo Trung Quốc. 4.3. Từ thuyết “chung sống hoà bình” đến thuyết “tư duy chính trị mới” của Lãnh đạo Liên Xô. 5 .Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về QHQT: 5.1. Kiên trì chủ nghĩa Mác-Lê-nin, nhưng có đổi mới và bổ sung tư tưởng Hồ Chí Minh như là nền tảng tư tưởng cho việc hoạch định và triển khai chính sách đối nội và đối ngoại; 5.2. Mốc đổi mới: 1986 Về cơ bản Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên định quan điểm Mác-xít – Lê-nin-nít về QHQT, nhưng ở phương án đổi mới thích ứng với thực tiễn ngày nay 5.3. Quan điểm đổi mới của Đảng ta về QHQT:Về chiều hướng phát triển của tình hình thế giới và quan hệ quốc tế: VKĐH VIIIQHQT phức tạp, đa dạng, nhiều chiều.CNXH tạm thời lâm vào thoái trào nhưng loài người vẫn đang trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.Chiến tranh, xung đột cục bộ xảy ra ở nhiều nơi, đấu tranh giai cấp, cạnh tranh giữa các nước ngày càng gay gắt, tuy nhiên “hoà bình và phát triển” vẫn là xu thế chủ đạo của QHQT.Về đường lối và chính sách đối ngoại.Tư duy xác định “bạn”, “thù”; “đối tác” và “đối tượng”Xác định lại lợi ích quốc gia, phương thức tập hợp lực lượng: đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ6. Kinh tế-chính trị quốc tế Mác-xít hay chủ nghĩa Mác-xít mới về QHQT 6.1 Bối cảnh ra đời và cơ sở tư tưởng6.2 Một số luận điểm cơ bản:Nhóm nhà kinh tế học Raule Prebishe (1980)Những nhà Mác-xít mới: I. Wallerstein, R.Cox, S.Amin, M.Rogalski, I.Galtung, N.Herac.. Thuyết “Hệ thống-thế giới” ; “kinh tế-thế giới”Mâu thuẫn giữa TBCN-XHCN, bất bình đẳng xã hội, mâu thuẫn giàu-nghèo (thế giới thứ 1- thế giới thứ 3)Bóng ma của Mác?6.3 Những điểm giống nhau và khác nhau giữa chủ nghĩa Mác mới và chủ nghĩa Mác kinh điển:Giống nhau:Khi phân tích các tương tác quốc tế cả hai đều ưu tiên cho các cấu trúc kinh tế và vai trò của chúng trong phát triển xã hội Cả hai trào lưu đều nhìn nhận QHQT như mối quan hệ đấu tranh giai cấp, thống trị và bị trị, bóc lột và bất bình đẳng. xung đột được luận giải là tính chất của môi trường quốc tế, còn việc các giai cấp bị thống trị toàn thế giới khắc phục tình trạng bị bóc lột và thống trị từ phía các giai cấp thống trị là những vấn đề cơ bản của môi trường này đều xuất phát từ (mặc dù ở mức độ khác nhau) những quan điểm tiến bộ và nổi bật bởi niềm tin vào kết quả tích cực của sự tiến hoá QHQTrất thuyết phục về phương diện phê phán tình cảnh tồn tại hiện nay hơn là vạch ra con đường thoát khỏi tình cảnh này, nhất là mô tả bức tranh lực chọn khác nhằm thay thế nó. Khác nhau:Khác với chủ nghĩa Mác kinh điển, chủ nghĩa Mác mới không thể đánh giá như là quyết định luận về kinh tế Những người ủng hộ chủ nghĩa Mác mới cho rằng việc vạch ra lý thuyết đặc thù và độc lập về QHQT là cần thiết, điều mà chủ nghĩa Mác kinh điển đã không coi trọng.BÀI TẬP GIỮA KỲ Sử dụng các lý thuyết đã học (hiện thực, tự do và Mác-xít) phân tích: (chọn 1 trong 2)Nguyên nhân Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 (nhìn từ cả 2 phía VN & ASEAN)Chiến tranh Nga và Grudia 2008