Xuất hiện vào thế kỷ XV-XVII
Là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản ra đời trong thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến, phát sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (PTSX TBCN).
15 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 2: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNGCHƯƠNG 21. Hoàn cảnh ra đời và các đặc điểm kinh tếXuất hiện vào thế kỷ XV-XVIILà hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản ra đời trong thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến, phát sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (PTSX TBCN). 1.1 Hoàn cảnh ra đời Đây là thời kỳ tích lũy nguyên thủy của CNTBTrong thời kỳ đầu của PTSX TBCN, vì sản xuất chưa phát triển, để có tiền tệ tích lũy phải thông qua hoạt động thương mại, mua bán, trao đổi. 1.2 Các đặc điểm kinh tế cơ bảnThứ nhất, đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của của cải.Thứ hai, để có tích lũy tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại thương. Thứ ba, lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra.Thứ tư, trong điều kiện mới ra đời còn non yếu, CNTB chỉ có thể tồn tại và phát triển được với sự ủng hộ, giúp đỡ của Nhà nước.Thứ năm, hệ thống quan điểm còn kém về tính lí luận, chưa biết đến các quy luật kinh tế. 2. Các giai đoạn phát triển.2.1 Giai đoạn sơ kỳ+ Giai đoạn đầu từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVI. + Giai đoạn sau từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII. + Cuối thế kỷ XVII là thời kỳ tan rã của CN Trọng thương. + Giai đoạn đầu, Tư tưởng lưu thông của các tác phẩm kinh tế là “Bảng cân đối tiền tệ”. Nhận xét CNTT giai đoạn đầu, Friedrich Engels chỉ ra là, “Các dân tộc chống đối nhau như những kẻ bủn xỉn, hai tay ôm giữ túi tiền quý báu, nhìn sang người láng giềng với con mắt ghen tị, đa nghi”.+ Giai đoạn sau từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII, các nhà kinh tế học như Thomas Mun (1578- 1641) người Anh, Antoine Montchsetien (1575 – 1629) Jean Batiste Colbert (1618- 1683) người Pháp... đã nhìn nhận của cải là số sản phẩm dư thừa được sản xuất ra trong nước sau khi đã thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng song phải được chuyển thành tiền thông qua thị trường nước ngoài. Tư tưởng trung tâm của các tác phẩm kinh tế là “Bảng cân đối thương mại”. Giai đoạn cuối thế kỷ XVII, CNTT bắt đầu suy thoái. Các nhà tư tưởng đã đề cao khẩu hiệu tự do thương mại (free trade) và mang hàm ý thủ tiêu các công ty độc quyền. 2.2. Giai đoạn hậu kỳ3. Đặc điểm dân tộcCNTT phát triển ở nhiều nước trên thế giới như Ý, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan. Đặc điểm giống nhau: các chính sách đưa ra nhằm làm tăng cường khối lượng tiền tệ tích lũy, làm tăng sự giàu có của đất nước mình.Khác nhau:Các biện pháp kinh tế áp dụng ở mỗi nước là khác nhau. Ở Tây Ban Nha các nhà kinh tế học khuyên nhà cầm quyền áp dụng các biện pháp để giữ gìn khối lượng vàng chuyển từ châu Mỹ về. Nhà nước nghiêm cấm việc xuất khẩu vàng, can thiệp vào hoạt động thương mại, kiểm soát nhập khẩu.Ở Pháp, đại biểu nổi tiếng là Montchretien (1575-1622), Ông đưa ra chủ trương đánh thuế cao đối với các hàng hóa từ nước ngoài vào.Đại biểu nổi tiếng thứ hai là nhà kinh tế J.B. Collbert, ông chủ trương để tích lũy vàng đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, biến nước Pháp thành trung tâm cung cấp hàng công nghiệp cho thế giới. Ở Hà Lan, các nhà tư tưởng của CNTT chủ trương dựa vào lợi thế vị trí địa lý của đất nước, sử dụng đội thương thuyền mạnh nhất thế giới để buôn bán với tất cả các nước trên thế giới, nhờ đó đã mang về cho nước này nguồn tiền tệ đáng kể. Ở nước Anh, để tích lũy tiền tệ các nhà kinh tế học như T.Mun chủ trương khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.Phê phán chế độ cấm xuất khẩu vàng và chủ trương thực hiện chế độ lưu thông vàng tự do. 4. Vị trí lịch sửTạo ra những tiền đề lý luận kinh tế-xã hội cho các lý luận kinh tế thị trường sau này phát triển. Tư tưởng Nhà nước can thiệp vào kinh tế vào kinh tế được kinh tế học tư sản hiện đại vận dụng.