I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm hệ thống chính trị và hệ thống chính trị ở Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
1.1. Hệ thống chính trị là gì?
Hệ thống chính trị là một phạm trù dùng để chỉ một chỉnh thể các đảng phái, các đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội tồn tại trong khuôn khổ pháp luật với một nhà nước thuộc giai cấp cầm quyền để tác động vào quá trình kinh tế - xã hội, nhằm duy trì và phát triển chế độ xã hội đó.
12 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh - Đổi mới tổ chức và hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm hệ thống chính trị và hệ thống chính trị ở Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. 1.1. Hệ thống chính trị là gì? Hệ thống chính trị là một phạm trù dùng để chỉ một chỉnh thể các đảng phái, các đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội tồn tại trong khuôn khổ pháp luật với một nhà nước thuộc giai cấp cầm quyền để tác động vào quá trình kinh tế - xã hội, nhằm duy trì và phát triển chế độ xã hội đó. 1.2. Hệ thống chính trị ở Việt Nam. Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, công đoàn, đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức chính trị - xã hội khác hoạt động trên cơ sở lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 1.3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì? Là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 1.4. Đoàn thể nhân dân là gì? Là tổ chức quần chúng gồm những người có chung quyền lợi và nghĩa vụ hoạt động vì những mục đích chính trị xã hội nhất định, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Bản chất và quá trình hình thành Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. 2.1. Cái căn bản nhất, bản chất nhất của hệ thống chính trị ở Việt Nam là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua vai trò tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội; là chính quyền Nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 2.2. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thuộc hệ thống chính trị ở nước ta đã có một quá trình hình thành, có một lịch sử cách mạng vẻ vang. 3. Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Hiến pháp năm 1992, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999. II. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN. 1. Những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển đất nước. 1.1. Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu bức xúc trong quần chúng. 1.2. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi không ngừng hoàn thiện và phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 1.3. Những thành tựu của thời kỳ đổi mới vừa qua cùng với truyền thống đoàn kết yêu nước và ý chí tự lực, tự cường vẫn là những thuận lợi cơ bản đưa đất nước ta bước vào thế kỷ XXI. 2. Xuất phát từ nhu cầu của quần chúng, của đoàn viên, hội viên đối với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. 2.1. Điều kiện khách quan của kinh tế, xã hội, nhu cầu và lợi ích của đoàn viên, hội viên đã thay đổi nhưng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chưa đổi kịp. 2.2. Nền kinh tế hàng hóa, với cơ chế thị trường đã tạo nên sự phát triển đa đạng. Mỗi người năng động hơn trong việc tính toán, làm ăn đòi hỏi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phải thay đổi cho phù hợp. 2.3. Hiệu quả luôn được đặt ra cho mọi hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, quần chúng, đoàn viên, hội viên phê phán, loại trừ các cách làm hình thức, kém hiệu quả. III. ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN 1. Đổi mới tư duy, nhận thức lý luận về Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. 1.1. Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một quá trình cải biến xã hội rộng lớn sâu sắc mang tầm vóc của một cuộc cách mạng. 1.2. Vấn đề mấu chốt của đổi mới hệ thống chính trị và thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa là phân rõ chức năng và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. 2. Đổi mới nội dung hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. 2.1. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng, đoàn viên, hội viên. 2.2. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tác động vào đời sống kinh tế, tăng thu nhập, đảm bảo lợi ích chính đáng cho đoàn viên, hội viên. 2.3. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tác động vào những nơi, những đối tượng khó khăn nhất. 2.4. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tác động vào các mặt văn hóa – xã hội, an ninh trật tự và an toàn xã hội. 3. Đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân. 4. Đổi mới tổ chức, cán bộ của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. 4.1. Đổi mới về tổ chức Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. - Về nguyên tắc: - Đổi mới về hệ thống tổ chức: - Các loại hình tổ chức cơ sở: - Cơ chế liên kết các tổ chức ở cơ sở: 4.2. Đổi mới công tác cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4.3. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.