BỐI CẢNH THỜI ĐẠI VÀ SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI.
1 - Bối cảnh thời đại.
Thời đại Hồ Chí Minh bước vào hoạt động chính trị là thời đại đang diễn ra những bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử loài người về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học và công nghệ.
- Cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn tư bản độc quyền, tức giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và hệ thống thuộc địa của chúng đã làm nảy sinh một mâu thuẫn cơ bản của thời đại: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc với " sự thức tỉnh của châu á" là một nét nổi bật của tình hình thế giới đầu thế kỷ XX.
- Thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời của Nhà nước công nông đầu tiên trên trái đất đã phá vỡ tính thống nhất của chủ nghĩa tư bản thế giới, mở đầu cho thời đại mới-thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, tạo ra mâu thuẫn cơ bản, xuyên suốt thời đại là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản. Chính sự ra đời của Nhà nước Xôviết và sau đó là Quốc tế Cộng sản đã tạo điều kiện cho phong trào cách mạng thế giới phát triển, trong đó có phong trào giải phóng dân tộc các nước phương Đông mở ra sự chuyển hướng của cách
12 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2924 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc vơi sức mạnh thời đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP
SỨC MẠNH DÂN TỘC VƠI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI
I - BỐI CẢNH THỜI ĐẠI VÀ SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI.
1 - Bối cảnh thời đại.
Thời đại Hồ Chí Minh bước vào hoạt động chính trị là thời đại đang diễn ra những bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử loài người về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học và công nghệ.
- Cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn tư bản độc quyền, tức giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và hệ thống thuộc địa của chúng đã làm nảy sinh một mâu thuẫn cơ bản của thời đại: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc với " sự thức tỉnh của châu á" là một nét nổi bật của tình hình thế giới đầu thế kỷ XX.
- Thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời của Nhà nước công nông đầu tiên trên trái đất đã phá vỡ tính thống nhất của chủ nghĩa tư bản thế giới, mở đầu cho thời đại mới-thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, tạo ra mâu thuẫn cơ bản, xuyên suốt thời đại là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản. Chính sự ra đời của Nhà nước Xôviết và sau đó là Quốc tế Cộng sản đã tạo điều kiện cho phong trào cách mạng thế giới phát triển, trong đó có phong trào giải phóng dân tộc các nước phương Đông mở ra sự chuyển hướng của cách mạng giải phóng dân tộc theo quỹ đạo của cách mạng vô sản.
- Cho đến những năm 60 của thế kỷ XX, loài người cũng đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học và công nghệ, đưa tới những đổi thay có tính cách mạng về năng lượng, vật liệu, về giao thông vận tải, thông tin liên lạc, về công nghệ sinh học,v.v...Lực lượng sản xuất phát triển tới một trình độ cao chưa từng thấy, làm cho nền sản xuất thế giới ngày càng được quốc tế hoá cao và trở thành một thị trường có tính thống nhất rộng lớn.
2 - Quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
a. Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh của dân tộc.
- Điểm xuất phát để Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước là nhận thức rõ, mang theo và có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của dân tộc.
- Đó là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập, tự lực, tự cường, truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do.
Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao sức mạnh của tinh thần yêu nước Việt Nam: " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một nàn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".
- Vì vậy, dù trong hoàn cảnh đen tối nhất, Hồ Chí Minh vẫn bọc lộ một niềm lạc quan tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của dân tộc: " Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương...Đằng sau sự phục tùng tiêu cực , người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến".
Cũng chính với nhận thức sâu sắc về sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định: " Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người cu ly biết phản đối...Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khoá, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917".
- Mặc dù đánh giá rất cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc nhưng một câu hỏi lớn vẫn đặt ra trong tư duy chính trị của Hồ Chí Minh: tại sao các cuộc vận động cứu nước, giải phóng dân tộc từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX vẫn cứ lần lượt bị thất bại, từ Văn Thân, Cần Vương đến Đông Du, Duy Tân...?
Chưa thể có ngay lời đáp cho câu hỏi lớn, nhưng Hồ Chí Minh cũng đã thấy rõ: không thể đánh thắng kẻ thù mới bằng con đường cũ, cách làm cũ trong một thế giới đã có nhiều thay đổi. Từ suy nghĩ đó Hồ Chí Minh quyết định phải đi ra nước ngoài, " xem nước Pháp và các nước khác", tức là tìm hiểu thế giới, tìm hiểu kẻ thù ở ngay trong sào huyệt của chúng để từ đó tìm ra đường lối và phương pháp đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng đồng bào.
b. Nhận thức của Hồ Chí Minh về thời đại và sức mạnh của thời đại
Như ở phần trên đã đề cập, thời đại mà Hồ Chí Minh bước vào hoạt động chính trị là thời đại diễn ra những biến đổi cực kỳ to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó nổi bật nên hai sự kiện quan trọng nhất làm thay đổi nội dung của thời đại.
- Một là: Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn tư bản độc quyền ( tức giai đoạn đế quốc chủ nghĩa) và đã hình thành hệ thống thuộc địa của chúng.
- Hai là: Thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga mở ra bước phát triển mới của lịch sử nhân loại.
Với nội dung đó, thời đại mới đã chấm dứt sự tồn tại biệt lập giữa các quốc gia mở ra mối quan hệ quốc tế ngày càng rộng lớn cho vận mệnh chung của cả loài người. Hồ Chí Minh viết: cách mạng Tháng Mười Nga đã: " mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới".
- Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh của thời đại được hình thành từng bước từ cảm tính đến lý tính thông qua hoạt động thực tiễn mà tổng kết thành lý luận. Quá trình đó được biểu hiện như sau.
+ Ra đi tìm đường cứu nước trong tư cách người lao động hoà mình trong môi trường hoạt động của giai cấp công nhân, Nguyễn Ái Quốc đã chứng kiến cuộc sống khổ cực của nhân dân các nước thuộc địa, đã phát hiện ra mối tương đồng giữa các dân tộc bị áp bức: " Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột". Đây chính là cơ sở đầu tiên để Nguyễn Ái Quốc hình thành nhận thức: muốn giải phóng dân tộc mình cần thiết phải đoàn kết với các dân tộc khác cùng chung cảnh ngộ.
Vì vậy, từ rất sớm Hồ Chí Minh đã kêu gọi: " Vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức". ( nhận thức cảm tính).
+ Cũng qua khảo sát thực tế và từ kinh nghiệm bản thân, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã nhận thức được rằng: chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động ở cả chính quốc và thuộc địa. Muốn đánh thắng chúng, phải thực hiện khối liên minh chiến đấu giữa lao động ở các thuộc địa với nhau và giữa lao động ở các thuộc địa với vô sản ở chính quốc, nếu tách riêng mỗi lực lượng thì không thể nào thắng lợi được.
+ Đây là điểm khác và cũng là điểm vượt lên trên của Nguyễn Ái Quốc so với các lãnh tụ yêu nước và chí sỹ cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Họ cũng đi ra nước ngoài để cầu viện, xây dựng đội ngũ đưa về nước để vận động đấu tranh, nhưng chưa có ai làm được như Hồ Chí Minh. Họ thường cho rằng: làm cách mạng là chống " người Pháp", không phân biệt được thực dân Pháp với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp, những người bạn cùng nhân dân Việt Nam có chung một kẻ thù là bọn thực dân và đế quốc Pháp. Nói cách khác, do chưa nhận thức rõ kẻ thù nên cũng chưa thấy được bạn đồng minh.
+ Đến khi bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin ( 1920 ) tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh tới bước chuyển lịch sử: từ người yêu nước trở thành người cộng sản đã nâng cao nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại: đó là sức mạnh của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản và Đảng tiên phong của nó; là lý luận và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tức là kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, là phải xây dựng được khối liên minh chiến đấu giữa vô sản ở chính quốc với lao động ở thuộc địa, nhằm cùng một lúc tiến công chủ nghĩa đế quốc ở cả hai đầu. Đến đây, nhận thức của Nguyễn Ái Quốc về sức mạnh thời đại đã đi từ cảm tính đến lý tính.
+ Dần dần, cùng với sự phát triển của lịch sử, nhận thức của Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tiếp tục được bổ sung những nhân tố mới. Đó là: sự hình thành, tồn tại và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã trở thành một nhân tố làm nên sức mạnh thời đại; phát huy sức mạnh thời đại là phải biết huy động là phải biết huy động sức mạnh của các trào lưu cách mạng trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Hồ Chí Minh nhìn nhận sức mạnh của thời đại không chỉ trên lĩnh vực chính trị- xã hội, mà còn rất chú trọng đến sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đặc biệt là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, trở thành một nhân tố của sức mạnh của thời đại. Nó đem lại cho con người và thời đại những sức mạnh chưa từng có, Hồ Chí Minh viết: " Thế giới ngày nay đang tiến những bước khổng lồ về mặt kiến thức của con người. Khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội không ngừng mở rộng ra những chân trời mới, con người ngày càng làm chủ được thiên nhiên, cũng như làm chủ được vận mệnh của xã hội và của bản thân mình".
Tóm lại, từ khi bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin, từ người yêu nước trở thành người cộng sản, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc của Việt Nam theo con đường của cách mạng vô sản thì Hồ Chí Minh cũng ngày càng nhận thức được hoàn chỉnh tầm quan trọng và nội dung của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, nâng nó lên thành một trong những bài học bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
II - NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI.
1 - Nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại, đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.
a. Nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại.
- Theo Lênin: có biết mình đang sống ở thời đại lịch sử nào, có những đặc điểm cơ bản gì, xu hướng vận động của nó ra sao, những đặc điểm chủ yếu của bối cảnh lịch sử thời đại ấy,v.v...thì mới có được sự lựa chọn đúng, hành động đúng, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.
- Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không phải vì nhân dân ta thiếu anh hùng, các lãnh tụ của phong trào kém nhiệt huyết mà chủ yếu là do không nhận thức được đặc điểm mới của thời đại nên vẫn tiến hành theo cách làm cũ, vì thế mà đã bị thất bại. Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh tuy cũng đã đi ra nước ngoài, nhưng do mục đích và cách đi không đúng nên đã không kịp nắm bắt được bản chất của thời đại. Kết quả là: người thì " dầu dãi đất khách", người thì " lạc lối trời Âu".
- Rất kính trọng và khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường đã thất bại của cha anh. Người đi ra nước ngoài để tìm sự mách bảo của thời đại. Do mục đích đi đúng: tìm đường cứu nước; do cách đi đúng: trong tư cách người lao động, sát cánh với giai cấp vô sản và nhân dân các dân tộc bị áp bức, Hồ Chí Minh đã sớm đến được với cánh tả của cách mạng Pháp, gặp được Luận cương của Lênin, tán thành Quốc tế thứ III, nhờ con mắt xa rộng và có tầm bao quát lịch sử và thời đại mà Nguyễn Ái Quốc đã khám phá ra con đường cách mạng chưa từng có trong cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc-con đường cách mạng vô sản, con đường gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh viết: " Thời đại của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn cũng là thời đại một nhóm nước lớn do bọn tư bản tài chính cầm đầu thống trị các nước phụ thuộc và nửa phụ thuộc, bởi vậy công cuộc giải phóng các nước và các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản. Do đó mà trước hết nảy ra khả năng và sự cần thiết phải có liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản của các nước đế quốc để thắng kẻ thù chung".
- Từ đó mà khơi dậy được toàn bộ sức mạnh trí tuệ, tài năng của dân tộc và của thời đại đưa tới thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam mở ra cao trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong thế kỷ XX.
- Chính nhờ có thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhờ nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại và những kinh nghiệm đấu tranh mà Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã có khả năng dự đoán trước thời cuộc.
- Cũng chính nhờ nắm bắt được đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại mà Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã không mắc phải những sai lầm chủ quan, duy ý chí, không bị đổ vỡ, thất bại.
- Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động, trật tự cũ đã thay đổi, trật tự mới chưa hình thành. Tình hình thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp, chứa đựng những yếu tố bất trắc và những thay đổi khôn lường. Nếu không muốn mắc phải những sai lầm chủ quan, duy ý chí, không muốn lâm vào đổ vỡ, thất bại...chúng ta cũng phải noi gương Hồ Chí Minh, phải luôn nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế diễn biến của tình hình, trên cơ sở đó mà xác lập chủ trương, đuờng lối, chính sách đúng đắn.
b. Đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.
- Sau khi nắm bắt được đặc điểm của thời đại mới, Hồ Chí Minh đã làm tất cả để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Người đã viết: "Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả".
- Hồ Chí Minh xác định: cách mạng Việt Nam nằm trong phạm trù cách mạng vô sản, tức là thực hiện giải phóng dân tộc, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần cùng cách mạng thế giới đánh đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nói cách khác: Hồ Chí Minh bao giờ cũng đặt cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng của mỗi nước trong tình hình nhiệm vụ chung của cách mạng thế giới và tác động qua lại giữa chúng.
Do vậy, vấn đề dân tộc phải gắn với vấn đề giai cấp, cách mạng giải phóng dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản, vấn đề thuộc địa là vấn đề quốc tế.
- Mặt khác, khi gắn cách mạng dân tộc với cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh những đặc điểm riêng về lịch sử-xã hội, chính trị, kinh tế của mỗi dân tộc; những đặc điểm riêng giữa phương Đông và phương Tây để vạch ra chiến lược đấu tranh cho phù hợp.
- Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã xác định đúng vị trí, nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc đối với cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh chỉ ra: cách mạng thuộc địa là " một cái cánh" của cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc phải cùng phối hợp với cách mạng vô sản để giết " con đỉa hai vòi".
- Điểm mới và sâu sắc của Hồ Chí Minh là đã chứng minh được bọn đế quốc không chỉ áp bức, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc mà còn thống trị, bóc lột nhân dân lao động và vô sản nước mình, chống lại phong trào cách mạng thế giới. Cho nên: nếu không có sự kết hợp sức mạnh của mỗi dân tộc với sức mạnh của nhân dân thế giới thì không thể giành thắng lợi được.
Tóm lại, đặt cách mạng Việt Nam, cách mạng mỗi nước trong tiến trình chung của cách mạng thế giới là một tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh từ đầu đến cuối. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh viết: " Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".
2 - Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
a. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
- Muốn kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại , các Đảng Cộng sản phải tiến hành có hiệu quả việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước mình.
- Là nhà yêu nước chân chính, Hồ Chí Minh đã triệt để phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc; đồng thời là nhà quốc tế chủ nghĩa trong sáng, Hồ Chí Minh đã suốt đời đấu tranh không mệt mỏi để củng cố, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và các dân tộc khác đang đấu tranh cho mục tiêu chung là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
- Hồ Chí Minh cho rằng:" Đảng lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh rằng chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế vô sản " và nhắc nhở: " Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần " vị quốc" của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế".
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn giáo dục nhân dân ta phân biệt rõ sự khác nhau giữa bịn thực dân, đế quốc với nhân dân lao động, yêu công lý và hoà bình ở các nước đế quốc.
- Kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh vẫn yêu mến và đề cao văn hoá Pháp, ca ngợi truyền thống đấu tranh cho độc lập tự do của nhân dân Mỹ. Hồ Chí Minh chính là biểu tượng cao đẹp của sự kết hợp giữa lòng yêu nước nhiệt thành với tinh thần quốc tế trong sáng.
b. Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội
- Sau khi giành được độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh nội dung mới của sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế là phải phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, kết hợp lòng yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh viết: " Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn".
- Thắng lợi của cách mạng Việt Nam, của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là thắng lợi của ngọn cờ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
- Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò đoàn kết quốc tế, đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Người chăm lo bảo vệ sự đoàn kết thống nhất giữa các nước xã hội chủ nghĩa, giữa các Đảng Cộng sản anh em. Khi trong phong trào có sự chia rẽ, Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để khôi phục sự đoàn kết quốc tế trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Tóm lại, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản đòi hỏi phải đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa sôvanh và mọi thứ chủ nghĩa cơ hội khác. Chúng ta không chỉ chiến đấu vì độc lập tự do của đất nước mình mà còn vì độc lập, tự do của các nước khác, không chỉ bảo vệ lợi ích sống còn của dân tộc mình mà còn vì những mục tiêu cao cả của thời đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
3 - Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính,tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.
- Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh coi nguồn lực bên trong giữ vai trò quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, nó chỉ biết phát huy sức mạnh thông qua nguồn lực bên trong. Người nêu cao khẩu hiệu " tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính"; " muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã"; " một dân tộc không tự lực cách sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập".
- Chính vì đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc mà Hồ Chí Minh đã đi tới luận điểm: cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc mà trong điều kiện lịch sử nhất định, với tinh thần " đem sức ta mà giải phóng cho ta", có thể và cần thiết phải chủ động tiến hành trước và bằng thắng lợi của cách mạng ở thuộc địa mà góp phần " giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn".
- Muốn tranh thủ được sức mạnh của thời đại phải