Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ

Một là, tuyệt đối trung thành với cách mạng Hai là, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ Ba là, phải có mối liên hệ mặt thiết với nhân dân Bốn là, cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, “ thắng không kiêu, bại không nản”

pptx29 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2312 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 6: Đỗ Thị Thanh Thảo Nguyễn Thị Tâm Nguyễn Phương Anh Nguyễn Thị Thương Đặng Thị Hà Nguyễn Thị Bích Đào Vũ Thị Tuyết Nhung Phạm Thị DungTư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, công tác cán bộ. Những vấn đề đặt ra với việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn hiện nayChủ đề thảo luận:Nội dung bài thuyết trình gồm:I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộTư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộTư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộII. Liên hệ thực tế Việt Nam hiện nayTình hình cán bộ ở việt nam hiện nay 2. Giải pháp khắc phục yếu kém trong đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ hiện nayI. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộTư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộa, Vị trí, vai trò của cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vị trí của cán bộ theo Tư tưởng Hồ Chí MinhHồ Chí Minh cho rằng: Cán bộ là giây chuyền của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúngVề vai trò của cán bộChí Minh khẳng định rằng: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém khái quát lại: về vị trí, vai trò của cán bộChủ tịch Hồ chí minh đã nói:“Cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành, là trâu ngựa của nhân dân”Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộTư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộa, Vai trò, vị trí của cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộTư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộYêu cầu đặt ra đối với cán bộ Một là, tuyệt đối trung thành với cách mạng Hai là, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ Ba là, phải có mối liên hệ mặt thiết với nhân dânBốn là, cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, “ thắng không kiêu, bại không nản”Năm là, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà Nước.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộa.Về công tác đánh giá, tuyển chọn cán bộ: Đây là khâu đầu tiên và được coi là khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Để đánh giá, tuyển chọn cán bộ vào bất cứ một vị trí nào, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo, quản lý, cần quan tâm đến ba yếu tố: nhân cách, năng lực và tính khíNhân cách: là tư cách đạo đức của con người.Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh , người cán bộ cần có những chuẩn mực đạo đức sau:Đối với mình: Đừng tự mãn, tự kiêu sẽ không tiến bộ, phải siêng năng học hỏi.Đối với đồng chí : phải thân ái,không che đậy những điều dở, không tranh giành ảnh hưởng của nhau... - Đối với công việc: phải tận tâm, tận lực, khoa học và có kế hoạch. Đối với nhân dân: phải tôn trọng dân, hiểu nguyện vọng của dân, tâm lý của dân, học sáng kiến của dân. Phải làm cho dân tin,làm gương cho dân.. Đối với đoàn thể: phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của đoàn thể. Phải tuyệt đối trung thành với đoàn thể Năng lực: bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung và chuyên môn có mối quan hệ và bổ trợ cho nhau. Tính khí: là một yếu tố cần được xét tới khi đánh giá và tuyển chọn cán bộ vào các vị trí lãnh đạo Mỗi tính khí đều có một ưu và nhược điểm riêng và vì vậy mỗi loại tính khí phù hợp với một loại công việc. Hiểu được tính khí để bố trí cán bộ vào công việc phù hợp là công việc rất quan trọng để phát huy năng lực sở trường của họ. b, Công tác sử dụng cán bộ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở, ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to gỗ nhỏ, thẳng, cong đều tùy từng chỗ mà dùng được.” Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm dùng cán bộ đúng với 5 nội dung: Phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể có thái độ và tinh thần chí công vô tư đối với cán bộ, không có thành kiến, khiến cán bộ không bị bỏ rơi. b, Công tác sử dụng cán bộ: Phải có tinh thần rộng rãi mới có thể gần gũi với những người mà mình không ưa. Phải có tính chịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những cán bộ còn kém, giúp cho họ tiến bộ. Phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây mà cách xa cán bộ tốt. Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, cán bộ mới vui lòng gần gũi mình. Trong vấn đề này, Hồ Chí Minh cũng đề cập việc kết hợp cán bộ tại chỗ với cán bộ do cấp trên điều về. Người phê bình do hẹp hòi mà cán bộ cấp trên phái đến và cán bộ địa phương không đoàn kết chặt chẽ. Bố trí sắp xếp cán bộ một cách hợp lí là khâu chủ yếu của việc sử dụng cán bộ:Theo Hồ Chí Minh : “Khi bố trí sắp xếp cán bộ cần phải căn cứ vào kết quả đánh giá toàn diện chứ không hẹp hòi dựa vào ý chí chủ quan địa phương chủ nghĩa cất nhắc người quen người cùng phe cánh .” “nhân tài nước ta dù chưa nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn khéo phân phối khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển hơn nhiều”, c, công tác sắp xếp và bố trí cán bộ:Theo Hồ Chí Minh : Cân nhắc và dùng đúng cán bộ là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo Khi dùng cán bộ người quản lí phải chú ý: “người nào có năng lực làm việc thì đạt vào việc đấy, nếu họ gánh không nổi chớ miễn cưỡng giao việc cho họ tốt nhất là đổi việc khác cho họ” Như vậy theo HCM việc sắp xếp bố trí cán bộ một cách đúng đắn và khéo léo là một việc hết sức quan trọng nó sẽ giúp việc sử dụng nhân tài một cách tối đa và hiệu quả.d, Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Hồ Chí Minh cho rằng, đây là công việc gốc của Đảng khi đặt trong mối quan hệ với nội dung vai trò của cán bộ. Có mấy điểm đáng chú ý mà Hồ Chí Minh đã nêu: - Học phải thiết thực, “lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” - Học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn với thực tế. - Sắp xếp thời gian và bài học phải hợp lý. - Tuyệt đối chống bệnh chủ quan, hẹp hòi, ba hoa. - Các tài liệu huấn luyện phải do cơ quan lãnh đạo xét kỹ.Những giờ học tập đều tính như những giờ làm việc.Khi cất nhắc cán bộ, phải xem kết quả học tập cũng như kết quả công tác khác mà định.Phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân viên phụ trách việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.Những người lãnh đạo phải tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng.- Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải có kinh phí tương xứng với yêu cầu, “không nên bủn xỉn về các khoản chi tiêu trong việc huấn luyệnII. Liên hệ thực tế việt Nam hiện nay:1. Tình hình cán bộ ở Việt Nam hiện nay:a, Thực trạng:“Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Thành tựu 25 năm đổi mới là thành quả của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên”. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) cũng nhấn mạnh: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”. b, Thuận lợi: Đội ngũ cán bộ nước ta là nhưng người thông minh, cần cù, sáng tạo, ham học hỏi Có sự quan tâm nhiều hơn của Đảng và nhà nước trong công tác xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Công tác quy hoạch cán bộ đã dần đi vào nề nếp, nguồn quy hoạch cán bộ tương đối phong phú. Hầu hết cán bộ qua luân chuyển đều có bước trưởng thành, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có phương pháp lãnh đạo toàn diện, sát thực tế hơn, khắc phục từng bước xu hướng cục bộ, khép kín, trì trệ của đội ngũ cán bộ.c, Khó Khăn:Bản thân cán bộ thiếu tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng; Công tác quản lý, kiểm tra, bố trí, sử dụng cán bộ còn nhiều bất cập, yếu kém; Kỷ luật cán bộ không nghiêm. Chưa có chính sách phát hiện, Thu hút và tạo nguồn cán bộ trong nhiều lĩnh vực quan trọng; chưa sàng lọc, bảo vệ và chăm lo tốt đội ngũ cán bộ. Nhiều cơ chế, chính sách chậm đổi mới, còn cào bằng, thậm chí lạc hậu, thiếu động lực cho sự phát triển cán bộ. 2. Giải pháp khắc phục yếu kém trong đội ngũ cán bộ: Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức. Hai là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ. Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, .. Hoàn thiện các quy địnhvề sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị; nghiên cứu cải tiến quy trình công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội. Ba là, đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục có hiệu quả những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ. Cải thiện môi trường làm việc .Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quản lý cán bộ; tăng cường kiểm tra giám sát.Tiếp tục thể chế hóa vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ; hoàn thiện chế độ bầu cử, cơ chếtuyển chọn cán bộ, công chức.Bốn là, tạo chuyển biến sâu sắc trong Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm sự đồng bộ, kế thừa và phát triển. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, theo chức danh Củng cố, nâng cao chất lượng các học viện, trường, trung tâm chính trị - hành chính. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học trong cả nước và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị.....Năm là, tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ. gắn liền với công tác kiểm tra, giám sát cán bộ về chất lượng, hiệu quả, về tư tưởng, lập trường, mối quan hệ Đổi mới công tác cán bộ : tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh, với công tác phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí,.., Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với cấp dưới, kịp thời kiểm tra, kết luận các vụ việc có liên quan đến cán bộ.Sáu là, đẩy mạnh công tác nghiên cứukhoa học, xây dựng bộ máy và con người làm công tác tổ chức cán bộ. Xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp với đặc điểm của nước ta. Kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy và con người Chăm lo kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ Chống quan liêu, thiếu trung thực, khách quan và các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ. Cảm ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe !