Tư tưởng sinh thái trong truyện ngắn của Trần Duy Phiên

Tóm tắt Từ thập niên 90, nhà văn Trần Duy Phiên đã sáng tác nhiều tác phẩm mang đậm tư tưởng sinh thái. Đây là một hiện tượng khá đặc biệt trong đời sống văn học Việt Nam đương đại, thể hiện sự nhạy cảm của nhà văn đối với một vấn nạn mang tính toàn cầu – vấn nạn môi trường. Từ góc nhìn sinh thái, bài viết sẽ làm rõ tư tưởng sinh thái của Trần Duy Phiên qua bộ ba truyện ngắn viết về côn trùng là Kiến và người, Mối và người, Nhện và người. Điều đó biểu hiện ở việc coi trọng trí tuệ của tự nhiên, sức mạnh của tự nhiên từ những sinh vật nhỏ nhoi nhất; lên án các hành vi tước đoạt tự nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái và cảnh báo nhân loại về các nguy cơ sinh thái. Tư tưởng sinh thái trong truyện ngắn của Trần Duy Phiên được chuyển tải qua nghệ thuật viết truyện độc đáo từ nhan đề, nhân vật, không gian cho đến ngôn ngữ, giọng điệu Tất cả tạo nên một sự ám ảnh rợn người khiến độc giả không thể không có cái nhìn khác đi về thế giới quanh ta.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng sinh thái trong truyện ngắn của Trần Duy Phiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 11 (36) - Thaùng 1/2016 3 Tư tưởng sinh thái trong truyện ngắn của Trần Duy Phiên Ecological ideas in the short stories of Tran Duy Phien TS. Nguyễn Thị Tịnh Thy Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Ph.D. Nguyen Thi Tinh Thy The University of Hue – University of Education Tóm tắt Từ thập niên 90, nhà văn Trần Duy Phiên đã sáng tác nhiều tác phẩm mang đậm tư tưởng sinh thái. Đây là một hiện tượng khá đặc biệt trong đời sống văn học Việt Nam đương đại, thể hiện sự nhạy cảm của nhà văn đối với một vấn nạn mang tính toàn cầu – vấn nạn môi trường. Từ góc nhìn sinh thái, bài viết sẽ làm rõ tư tưởng sinh thái của Trần Duy Phiên qua bộ ba truyện ngắn viết về côn trùng là Kiến và người, Mối và người, Nhện và người. Điều đó biểu hiện ở việc coi trọng trí tuệ của tự nhiên, sức mạnh của tự nhiên từ những sinh vật nhỏ nhoi nhất; lên án các hành vi tước đoạt tự nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái và cảnh báo nhân loại về các nguy cơ sinh thái. Tư tưởng sinh thái trong truyện ngắn của Trần Duy Phiên được chuyển tải qua nghệ thuật viết truyện độc đáo từ nhan đề, nhân vật, không gian cho đến ngôn ngữ, giọng điệu Tất cả tạo nên một sự ám ảnh rợn người khiến độc giả không thể không có cái nhìn khác đi về thế giới quanh ta. Từ khóa: tư tưởng sinh thái, tự nhiên, giải cấu trúc, nghệ thuật tự sự, diễn ngôn Abstract Since the 1990s, writer Tran Duy Phien has written several works with ecological ideas. This is a rather special phenomenon in Vietnamese contemporary literature, which expresses the sensitivity of the writer about a global problem – environmental issue. From an ecological perspective, the ecological thought of Tran Duy Phien will be clarified through the three short stories about insects, “Ant and humans”, “Termite and humans”, “Spider and humans”. This is expressed in appreciating these works highlight the natural leverness and might, the strength of nature from which is shown in the tiniest creatures; raising the voice against the behavior of natural deprivation, breaking the ecological balance and warning mankind about ecological risks. Ecological ideas in the short stories of Tran Duy Phien were conveyed through the unique of writing, from the title, characters, and space to language, rhyme, etc. All of these features creat a frightening obsession which made the readers have other ideas about our world. Keywords: ecological ideas, natural, deconstruction, narrative technique, discourse 1. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, nhà văn Trần Duy Phiên đã sáng tác nhiều tác phẩm mang đậm tư tưởng sinh thái. Đây là một hiện tượng khá đặc biệt trong đời sống văn học Việt Nam đương đại, thể hiện sự nhạy cảm của nhà văn đối với một vấn nạn 4 mang tính toàn cầu – vấn nạn môi trường. Trong bộ ba truyện ngắn viết về côn trùng là Kiến và người, Mối và người, Nhện và người; nhà văn đã “lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm cơ sở tư tưởng, lấy lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái làm giá trị cao nhất để khảo sát và biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và truy tìm nguồn gốc xã hội của nguy cơ sinh thái” [15]. Có thể nói, chùm truyện ngắn này là những tác phẩm văn học sinh thái hiếm hoi góp phần khỏa lấp mảng trống của dòng văn học này trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế. 2. Mối quan hệ giữa con người và môi trường, con người và tự nhiên đã được đề cập đến trong văn chương từ thời cổ đại. Đến thời trung đại, thiên nhiên trở thành một trong những cảm hứng và nguyên tắc cấu tứ quan trọng của thơ ca. Thời hiện đại cũng vậy, thiên nhiên hiện hữu trong không gian nghệ thuật trở thành một yếu tố quan trọng của thi pháp học. Trong tâm thức của nhân loại nói chung, người phương Đông và đặc biệt là giới tao nhân mặc khách nói riêng, thiên nhiên là người bạn lớn, người mẹ vĩ đại luôn tương giao, tương thông, tương cảm với con người, là bến bờ nương tựa và gột rửa linh hồn, là nơi lánh ẩn và di dưỡng tinh thần của họ. Tuy vậy, trong văn học quá khứ, dù nhà văn có trân trọng, có yêu thiên nhiên thiết tha đến mấy, miêu tả thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng và hùng vĩ đến mấy cũng chỉ để tỏ cái tình, cái tài, cái trí, cái chí của người cầm bút. Thiên nhiên chỉ là khách thể của văn chương, là phương tiện nghệ thuật để nhà văn “tải đạo”, “ngôn chí”. Các nhà văn thời xưa thường lấy tự nhiên làm phương tiện, công cụ, thủ pháp, ký hiệu, đối tượng để trữ tình, thể hiện, ẩn dụ, ám chỉ, tượng trưng cho thế giới nội tâm và đặt trưng nhân cách của con người. Các nhà văn sinh thái phản đối sự đối xử thuần lợi ích, thuần công cụ đối với tự nhiên như thế. Đặc trưng hạt nhân của văn học sinh thái là kiên quyết bài trừ những thái độ công cụ hóa và phương pháp hóa đối với tự nhiên. Đặc trưng hạt nhân này giúp chúng ta có thể vạch một ranh giới rõ ràng trong việc miêu tả tự nhiên giữa tác phẩm văn học sinh thái và tác phẩm phi sinh thái. Từ góc nhìn sinh thái, tham luận sẽ làm rõ tư tưởng sinh thái của nhà văn Trần Duy Phiên trong Kiến và người, Mối và người, Nhện và người ở những bình diện sau: giải cấu trúc quan niệm “nhân loại trung tâm”, phê phán sự bóc lột tự nhiên và cảnh báo nhân loại về nguy cơ sinh thái, lí giải mạch ngầm văn bản và nghệ thuật tự sự. 2.1. Giải cấu trúc quan niệm “nhân loại trung tâm” Trong quan hệ với tự nhiên, nhân loại đã từng trải qua nhiều cảm thức. Đó là sự sợ hãi và sùng kính tự nhiên ở thời cổ đại, sự thân thiện và chan hòa với tự nhiên ở thời trung đại, sự xem thường và cưỡng đoạt tự nhiên ở thời hiện đại. Sau các phong trào Phục hưng, Khai sáng và đặc biệt là với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thế kỉ XX, nhân loại tự cho mình có đặc quyền chinh phục và tước đoạt tự nhiên. Lí luận hiện đại cho rằng, toàn bộ thế giới được kiến tạo xung quanh một hạt nhân, một trung tâm duy nhất, ấy là chủ thể - con người. Người ta cho rằng “con người là trung tâm của thế giới”, “con người là tinh hoa của muôn loài”, và coi việc chinh phục tự nhiên là một phương thức khẳng định sức mạnh và địa vị của con người trong vũ trụ. Các nhân vật chính trong Kiến và người, Mối và người, Nhện và người cũng vậy. Mở đầu Kiến và người, người kể chuyện khẳng định: “Quá nửa đời, bố cháu 5 không chịu thua ai”. Dưới mắt của người vợ và đàn con, ông là người “cuồng nhiệt, cực đoan”. Ông quyết định bán nhà ở thị xã, dắt díu vợ con lên cao nguyên đốn cây, vỡ đất. Chỉ vụ mùa đầu tiên, thành quả lao động đã có, “bố cháu vui, say khướt. Bố huênh hoang kỳ công tạo dựng cơ ngơi”. Cậu Bảy trong Mối và người cũng khiến những thanh niên trí thức đến tham quan trang trại của cậu thán phục. Tốt nghiệp kĩ sư năm hai ba tuổi, đẹp trai, lịch lãm, đàn giỏi hát hay. Bị vợ bỏ, cậu lên cao nguyên lập trang trại nuôi gà. Trại gà của cậu Bảy có đến hai mươi ngàn con. Quy trình khép kín, chế biến thức ăn, chăm sóc, chủng ngừa, nhặt trứng, giao nhận hàng hóa... chỉ cần hai người là cậu Bảy và già Nu. Một chủ, một tớ. Giờ đâu, việc đó. Người nào, việc nấy. “Quan trọng thứ nhất: ăn uống. Thứ hai: nghỉ ngơi. Thứ ba: khai thác thiên nhiên”. Khai thác như thế nào? Tương kế tựu kế. Mối là loài côn trùng “đặc sản” của cao nguyên. Sau mỗi đêm mưa, chúng lao vào bóng đèn như những con thiêu thân. Đèn được thắp sáng khắp trang trại, hai mươi ngàn con gà đều mập lên nhờ ăn mối mỗi đêm. Mùa mưa ở cao nguyên kéo dài cả nửa năm. Vậy là hai mươi ngàn con gà có một lượng thức ăn bổ béo cả nửa năm mà cậu Bảy khỏi cần tốn tiền của và công sức để lo cho chúng. “Rừng nuôi mối. Mối nuôi gà. Gà nuôi cậu”. Mọi việc đâu ra đó, thu nhập ổn định, lối sống phong lưu. Tất cả là nhờ vào trí tuệ của cậu Bảy. Bốn người khách của cậu Bảy, trong đó có một kỹ sư chăn nuôi, đều trầm trồ thán phục. Đối với họ, cậu Bảy là “bậc kì tài kinh tế”. Trần Việt Chiến trong Nhện và người là “con ngựa chiến”. “Ai cũng thừa nhận như thế, kể cả những người không ưa anh”. Thuở măng non, Chiến là thần đồng. Lên tiểu học, Chiến tỏa sáng như một ánh sao. Lên trung học, Chiến là học sinh giỏi cấp quốc gia. “Thi vào đại học, Chiến đỗ thủ khoa cùng lúc hai trường. Bốn năm sau, Chiến hoàn tất văn bằng kỹ sư điện toán với thứ hạng cao nhất. Nhà trường giữ anh lại làm cán bộ phụ giảng một thời gian rồi gửi đi du học. Bốn năm sau, Chiến mang về văn bằng tiến sĩ hạng tối ưu. Ngoài chuyện khoa bảng, Chiến còn được trời phú cho một số năng khiếu khác - hát hay, vẽ giỏi và hùng biện”. Là người hoàn hảo như thế, anh nghĩ mình sẽ dễ dàng thắng con nhện cái mang bọc trứng chui vào tá túc trong mùng của mình. Anh cố giam cho nó chết đói. Việc đó đối với anh dễ như một trò chơi mà không cần động thủ. Tuy nhiên, các nhân vật của Trần Duy Phiên đều bại trận trước những con côn trùng bé nhỏ. Kiến, mối, nhện đều khiến họ phải thất bại, kinh hãi, lao đao. Ngay khi dương dương tự đắc về cơ ngơi mình vừa tạo dựng, người đàn ông “không chịu thua ai” (Kiến và người) đã phải đối đầu với đàn kiến khổng lồ trả thù vì lãnh địa của chúng bị xâm phạm. “Đàn kiến rải quân khắp nơi”, ngoài vườn rẫy, quanh miệng giếng, trên trần nhà, dưới mặt đất... “Kiến đặc như mè đen”, dày như trấu, rải đều như cát. Ông hạ quyết tâm: “- Tao sẽ tận diệt nhà nó không sót một mống!”. Nhưng bọn kiến có những tính năng hơn cả người, “di chuyển tứ phía, biết len lách và tập trung mục tiêu...”. Gia đình ông bị bao vây, cô lập. Người của công ty Bảo vệ vật nuôi cây trồng của tỉnh đến giải cứu nhưng không thể vượt qua bức tường kiến. Cả gia đình đơn độc tìm kế thoát thân trong nỗi kinh hoàng tột độ. Người đàn ông dẫn vợ con băng qua trận địa kiến chạy ra quốc lộ. Trước khi tháo chạy, với đòn trả thù “cá chết thì lưới rách”, ông đã châm lửa đốt 6 ngôi nhà của mình, biến cơ ngơi mà ông tự hào thành tro bụi cùng với lũ kiến. Cậu Bảy thông minh (Mối và người) và các vị khách luôn ngưỡng mộ, thán phục cách chăn nuôi của cậu cũng không ngờ có hôm lại rơi vào tình huống oái oăm. Sau buổi tiệc chia tay, mọi người say ngủ, lúc tỉnh dậy họ mới phát hiện trên mình không có một mảnh vải che thân. Đêm qua, mối đã “tập kích nghiến sạch, không còn một sợi chỉ”. Áo quần, giường chiếu, tủ kệ, vách nhà, vật dụng, hành trang... của chủ lẫn khách đều tất tật hóa thành mùn bủn. “Chứng tích còn lại gồm nút, quai kim loại, những phần bằng gỗ cứng hoặc nhựa”. Mọi người hoảng loạn, các cô gái xấu hổ bỏ chạy vào rừng, các chàng trai thu mình trong nhà. Tình thế thật đáng cười ra nước mắt. Bọn mối – những con mồi bé nhỏ đã thể hiện sức mạnh của mình. Chúng khiến cho con người khôn ngoan và mạnh mẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Con ngựa chiến Trần Việt Chiến (Nhện và người) thích thú với ý nghĩ mình đang giam hãm, đang nắm quyền sinh, quyền sát con nhện bé nhỏ. Trước chuyến công tác xa, anh tấn kĩ bốn góc mùng, hi vọng ngày trở về sẽ nhìn thấy xác nhện. Nhưng không, con nhện không những không chết mà còn đẻ một bọc trứng. Chiến bực bội muốn bứt tung mạng nhện, bóp nát bọc trứng. Nhưng khi đưa tay lên mạng nhện, anh phát hiện có một lỗ thủng ở góc mùng phía sau những sợi tơ nhện mảnh mai. Muỗi bị sa vào cái bẫy đó, và nhện không bị đói. Xưa nay đã đặt bẫy thì phải có mồi nhử. “Nhưng mồi đâu mà nhử? - Anh hỏi rồi nhìn xuống người mình. Hèn gì! - Chiến giật mình”. Hóa ra, vị tiến sĩ kiêu ngạo này đã trở thành con mồi lớn để nhện ta nhử lũ muỗi vào và có của ăn của để. Phát hiện này là một đòn knock out đối với Chiến. Có một sự đảo lộn vị trí rất ghê gớm giữa chủ thể và khách thể trong ba truyện ngắn trên. Con người – đều là những người “không chịu thua ai”, “kì tài”, “ngựa chiến” – đã bị đánh bại bởi những sinh vật bé nhỏ bậc nhất trong thế giới tự nhiên. Nếu xem con người là chủ thể, là trung tâm, có quyền uy và sức mạnh tối thượng như quan niệm xưa nay thì đã xảy ra “cái chết của chủ thể”, sự “lệch tâm” và “tản quyền” của con người. Quan niệm con người là trung tâm của vũ trụ, là chủ nhân của hành tinh này, là động vật bậc cao nhất và có độc quyền thống trị tất thảy là một “đại tự sự” cần phải được xóa bỏ. Trong cuộc đối đầu với con người, những côn trùng trong Kiến và người, Mối và người, Nhện và người, đã phải khiến những con người ngang bạt phải kính sợ tự nhiên. Họ sợ sức mạnh, sợ trí tuệ, sợ cơn cuồng nộ của tự nhiên bởi “tự nhiên là trung tâm”, nhân loại chỉ là một phần của thế giới tự nhiên – “nhân loại phi trung tâm”. Nhà văn Trần Duy Phiên đã giải cấu trúc quan niệm “nhân loại trung tâm” đầy thâm thúy như thế. 2.2. Lên án sự bóc lột tự nhiên và cảnh báo nguy cơ sinh thái Từ việc coi trọng trí tuệ của tự nhiên, sức mạnh của tự nhiên từ những sinh vật nhỏ nhoi nhất; chùm truyện ngắn của Trần Duy Phiên đã lên án các hành vi tước đoạt tự nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái và cảnh báo nhân loại về các nguy cơ sinh thái. Người mẹ trong Kiến và người cứ rối bời với câu hỏi: “Nhà mình trước đây chắc có thâm thù chi với kiến?”. Và bà đã nhận ra nguyên nhân của thảm họa kiến: “Đất rừng của chúng, đâu phải của mình”. Người bố thì cực đoan hơn, ông giải thích: “Vì năm nay ta được mùa... Hễ có của là có đứa dòm”. Vậy là hai người có hai quan 7 điểm khác nhau khi nhìn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, mà cụ thể là gia đình họ và đàn kiến. Người vợ cho mình là kẻ xâm phạm, là tội đồ; người chồng thì ngược lại, cho mình là kẻ bị xâm phạm, là nạn nhân. Thậm chí, trong cách nhân hóa đầy hằn học của ông, có thể thấy ông đã áp đặt định kiến về thế giới loài người cho loài vật. Từ nhận thức khác nhau, hành động của hai người tất yếu sẽ khác. Người vợ van xin: “- Phải cúng vái, cầu đảo ông ơi!... Chúng đông mà mình thì ít, phải nhịn may ra”. Người chồng thì hung hăng: “Ông sẽ không chừa cho một mống nối nòi!”. Một bên muốn nhượng bộ, một bên muốn tấn công hủy diệt. Và cuối cùng, người “không chịu thua ai” buộc phải chịu thua kiến. Từ chỗ nghênh ngang, hiếu thắng, ông sợ hãi, lo lắng, bật khóc, tháo chạy, điên dại. Sau khi đốt nhà, đốt luôn cả lũ kiến, cả gia đình tả tơi chạy về thị xã. “Thắng một trận lớn, tan hoang cửa nhà”. Mất mát không chỉ dừng ở đó. Người mẹ chết. Theo lời người kể chuyện: “Người ta nói mẹ cháu chết vì bị bệnh sốt xuất huyết, nhưng cháu không tin... Mẹ cháu chết vì nọc kiến. Ba lần bị kiến phủ, đủ lượng độc khiến tim mẹ cháu thôi đập”. Người bố trở thành “người điên đáng kính nhất thị xã”. “Hai đứa em nhỏ cháu – một trai, một gái đang ăn xin ở hai đầu cửa chợ thị xã. Chúng xin vừa đủ ăn và nuôi bố”. Người kể chuyện và một đứa em gái lớn thì lang thang, phiêu bạt. Và kiến trở thành nỗi ám ảnh suốt đời đối với cậu. Cách thức lợi dụng và bóc lột tự nhiên của con người trong Mối và người thật đơn giản, thật nhẹ nhàng mà hiệu quả thì không nhỏ chút nào. Cậu Bảy rất am hiểu tự nhiên. Và cậu vận dụng sự hiểu biết đó để thu lợi cho mình. “Cậu không khai chiến với đồng loại... Cậu hướng cuộc chiến đấu của mình vào thiên nhiên. Khai thác về cho mình và đồng loại”. Chỉ cần đầu tư một lần thắp sáng trại gà bằng điện, cậu có thể điềm nhiên thu lợi suốt đời, vì cậu biết “bao giờ đất không cây thì rừng hết mối”. Mối thay khoảng bốn mươi phần trăm thức ăn cho gà. Và tham vọng của cậu không dừng lại ở đó. Cậu “đang nghĩ cách tăng lượng thu vào mùa mưa, trữ qua mùa khô. Gà có mối quanh năm. Lượng thức ăn chế biến sẽ giảm hơn nữa”. Nhưng dù đa tài, đa trí, đa mưu; cậu Bảy không thể lường trước được khả năng tấn công phục thù của đàn mối. Mối trở thành một thảm họa sinh thái, và sẽ là nguy cơ sinh thái mà cậu sẽ phải gánh chịu trong tương lai. Già Nu hối hận: “Đất này nguyên là giang sơn của mối. Ông Bảy đặt trại, cho máy ủi bằng, cày nát ụ đống mồ mả tổ tiên nhà chúng. Đã thế, ông còn dùng đèn nhử chúng để làm mồi nuôi gà. Ngày ấy ông Bảy nghe tôi chọn cuộc đất bên kia, làm sao có cái họa hôm nay”. Người đàn ông trong Kiến và người phát điên, cậu Bảy trong Mối và người thì lại rất tỉnh táo. Lực lượng của mối rất đông qua cuộc tập kích càng cho cậu thêm hy vọng, vì qua đó có thể thấy nguồn thức ăn cho gà vẫn còn rất dồi dào. Cậu Bảy tuyên bố: “Cuộc chiến đấu đang tiếp diễn và còn lâu mới kết thúc. Quá trình chiến đấu có khi được khi mất nhưng tính sổ đến nay chúng tôi vẫn thắng”. Tuy nhiên, sự tự tin đó chỉ có ở cậu Bảy. Người kể chuyện khẳng định trận này con người “đại bại” và e sợ “rồi một ngày thiên nhiên sẽ khai thác trở lại”. Cô bạn của anh cũng dự báo: “Chúng nó sẽ biến sản nghiệp này ra gò đất bùn”. Nỗi lo sợ xuất phát từ sự trải nghiệm kinh hoàng tác động đến nhận thức của các nhân vật, buộc họ phải thay đổi thái độ và cách ứng xử với tự nhiên để tránh đi những thảm họa sinh thái trong tương lai. 8 Kết cục đầy bi kịch trong Kiến và người, bi hài kịch trong Mối và người là tiếng nói lên án sự bóc lột tự nhiên và cảnh báo nguy cơ sinh thái mà các tác phẩm của Trần Duy Phiên chuyển tải đến người đọc. Để cất lên tiếng nói ấy, nhà văn phải có một tầng sâu trong nhận thức với triết lý về tự nhiên và tư duy sinh thái. Điều đó tạo nên mạch ngầm của văn bản. Và mạch ngầm ấy được thể hiện thông qua nghệ thuật tự sự mang “dấu vân tay” của nhà văn. 2.3. Mạch ngầm văn bản và nghệ thuật tự sự Cả ba truyện ngắn Kiến và người, Mối và người, Nhện và người đều thể hiện trí tuệ, nhận thức và cách ứng xử của con người đối với thế giới tự nhiên. Các nhân vật đều tự tin vào trí tuệ, năng lực của mình. Đặc biệt là năng lực chiến thắng tự nhiên. Người bố trong Kiến và người xem thường tự nhiên, cho mình có quyền xâm lấn và tiêu diệt tự nhiên nếu tự nhiên cản trở đến đời sống của mình. Cậu Bảy trong Mối và người lại coi trọng tự nhiên, nhưng cụ thể là coi trọng món lợi kếch xù và vô tận mà mình có thể khai thác, cưỡng đoạt từ tự nhiên. Trần Việt Chiến trong Nhện và người thì nghĩ rằng tự nhiên là “đồ ngu” so với loài người. Tất cả các nhân vật đều mắc sai lầm về nhận thức. Sai lầm trong nhận thức chính là nguyên nhân của nguy cơ sinh thái. Soi chiếu bằng triết học Lão Trang, chúng ta có thể hiểu hơn ẩn ý của nhà văn trong mạch ngầm văn bản. Triết học Lão Trang, mà rõ nhất là Đạo đức kinh của Lão Tử từng chủ trương coi thường trí tuệ. Lão Tử kịch liệt phủ nhận cái gọi là “tri thức”, “trí tuệ”: “Trí tuệ xuất, hữu đại ngụy” (Trí tuệ xuất hiện, sinh ra vô vàn điều giả dối - 智慧出, 有大伪 - Đạo đức kinh, chương 18). Theo Lão Tử, càng biết nhiều, người ta càng ham muốn nhiều, có nhiều khả năng thỏa mãn dục vọng và không “tri túc”. Lão Tử luôn không tán thành với “tính năng động”, với cái gọi là “văn minh”. Ông cho rằng “tính năng động” của con người đã bị xã hội làm cho méo mó đi, khuyên con người hãy từ bỏ xã hội đầy giả dối, ưu tư, phiền muộn, quay về với tự nhiên. Theo ông, không có trí tuệ nào của con người có thể sánh kịp với “trí tuệ của tự nhiên”. Trí tuệ của con người là thứ trí tuệ xuất phát từ dục vọng. Dục vọng khiến con người “làm” (vi) rất nhiều, “làm” vì “tư dục”. Đó là một trong những mầm mống của loạn. Vì vậy mà Lão Tử chủ trương “vô vi”, phản đối “hữu vi”, nhưng ông chỉ phản đối “làm” những gì trái với tự nhiên để hướng tới “làm” những gì thuận theo tự nhiên. Đạt được điều đó, con người mới có trí tuệ cao nhất, bởi vì “trí tuệ cao nhất là nhận thức và hành động hợp với đạo tự nhiên” [5]. Từ triết học Lão Trang, có thể thấy các nhân vật trong ba truyện ngắn trên đều không có trí tuệ đích thực. Sai lầm nghiêm trọng của họ là ở quan niệm “nhân loại trung tâm”, là tạo nên mặt trái của văn minh từ sự không “tri túc”. Sai lầm đó đã khiến “con ngựa chiến” Trần Việt Chiến ngã ngựa, khiến người “không c
Tài liệu liên quan