Tóm tắt. Bài viết trình bày những cách hiểu về khái niệm Trung dung từ khi khởi
nguyên cho đến lúc nó trở thành một tư tưởng luân lí đạo đức, chính trị được nhà
Nho các thời kì trọng dụng, xem nó như một nguyên tắc trong ứng xử và hơn thế
là một quy chuẩn quy phạm hành vi con người. Qua đó, kết hợp những nhận định
và chỉ ra phương thức thực hành Trung dung trong xử trí các mối quan hệ người -
người trong xã hội cũng như những ưu - nhược điểm của nó.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Trung Dung qua cái nhìn lịch đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 52-57
This paper is available online at
TƯ TƯỞNG TRUNG DUNG QUA CÁI NHÌN LỊCH ĐẠI
Đinh Thanh Hiếu1, Hà Đăng Việt2
1Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết trình bày những cách hiểu về khái niệm Trung dung từ khi khởi
nguyên cho đến lúc nó trở thành một tư tưởng luân lí đạo đức, chính trị được nhà
Nho các thời kì trọng dụng, xem nó như một nguyên tắc trong ứng xử và hơn thế
là một quy chuẩn quy phạm hành vi con người. Qua đó, kết hợp những nhận định
và chỉ ra phương thức thực hành Trung dung trong xử trí các mối quan hệ người -
người trong xã hội cũng như những ưu - nhược điểm của nó.
Từ khóa: Trung dung, Trung hoà, Thời trung.
1. Mở đầu
-¸ Trung dung là tư tưởng luân lí và phương pháp luận của Nho gia, chiếm địa vị
quan trọng trong Nho học. Nó là sự kế thừa và phát triển tư tưởng- Trung hoà từ thời
Ân - Chu. Trong các thiênä Bàn canh,R¥ Tửu cáo của Kinh Thư - là các thiên có
niên đại vào khoảng giữa Ân Thương (1766 TCN tới khoảng năm 1122 TCN) và đầu Tây
Chu (440 TCN - 249 TCN), đã thấy xuất hiện chữ Trung, hay Đức Trung. Khổng Tử kế
thừa quan điểm truyền thống trọng trung, quý trung của tiên nhân mà đề xuất quan niệm
Trung dung đầu tiên. Khổng Tử nói: Trung dung chi vi đức dã, kì chí hĩ hồ, dân tiển cửu
hĩ [Trung dung là cái đức rất mực vậy thay, đã lâu rồi dân ít có được] (Luận ngữ - Ung
dã). Khổng Tử coi Trung dung là đức tột bậc (chí đức), là chuẩn tắc cao nhất quy phạm tư
tưởng và hành vi của con người.
2. Nội dung nghiên cứu
Sách “Ö Luận ngữ, Nghiêu viết ghi: “Nghiêu viết: Tư nhĩ Thuấn, thiên chi lịch
số tại nhĩ cung, doãn chấp kì trung; tứ hải khốn cùng, thiên lộc vĩnh chung” (Vua Nghiêu
nói: Này Thuấn, số trời đã định tại ngươi, hãy giữ lấy trung đạo, nếu để bốn biển khốn
cùng thì lộc trời mãi chấm dứt). Đó chính là lời giáo huấn của vua Nghiêu khi ông nhường
Ngày nhận bài: 26/3/2013. Ngày nhận đăng: 30/8/2013
Liên hệ: Hà Đăng Việt, e-mail: ha_dang_viet@yahoo.com
52
Tư tưởng Trung dung qua cái nhìn lịch đại
ngôi cho Thuấn. Điểm quan trọng nhất ở đó là bốn chữ “A÷v- doãn chấp kì trung”
(thành thực dốc lòng giữ trung đạo). Như thế cũng có nghĩa là lấy “đạo Trung” làm chuẩn
tắc của chính giáo. Thuấn chịu mệnh của Nghiêu, chuyên chú dùng trung, cho nên Khổng
Tử mới xưng tán là: “Thuấn kì đại trí dã dư! Thuấn hiếu vấn nhi hiếu sát nhĩ ngôn, ẩn
ác nhi dương thiện, chấp kì lưỡng đoan, dụng kì trung ư dân, kì tư dĩ vi Thuấn hồ!” (-
¸ Trung dung) (Vua Thuấn thực là người sáng suốt vậy thay! Ngài ham hỏi và ham xét
những lời nói bình thường, ẩn điều xấu mà nêu gương điều tốt đẹp, cân nhắc hai đầu mối
mà dùng Trung đạo cho dân, thế nên mới là vua Thuấn chăng!). Về sau Thuấn nhường
ngôi cho Vũ, có dặn Vũ: “Nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhất, doãn
chấp quyết trung” (Nhân tâm nguy hiểm, đạo tâm vi diệu, phải Tinh phải Nhất, giữ lấy
Trung đạo - Kinh Thư - Đại Vũ mô). Mười sáu chữ này về sau được Tống nho coi là “tâm
pháp truyền đạo thống” của các thánh nhân. Sau Vũ có Thang, Mạnh Tử nói là: “Thang
giữ đạo trung, lập người hiền tài bằng mọi cách” (“o ÷ -, Ë â ! ¹ Thang chấp
trung, lập hiền vô phương” -_P.âA Mạnh Tử. Li Lâu hạ).
Đến đời Chu, thiên “* 5 Hồng phạm” sách “ ø Thượng thư” dẫn lời Cơ Tử
điều trần chính trị với Chu Vũ vương, có câu: “Vô thiên vô bí, tuân vương chi nghĩa; vô
phản vô trắc, vương đạo chính trực” (Không thiên không lệch, theo nghĩa của vua, không
lệch không nghiêng, đạo vua ngay thẳng). Đó cũng là ý “chấp trung” đã nói ở trên đây.
“Chu lễ. Địa quan” nói: “Tư đồ dĩ ngũ lễ phòng vạn dân chi ngụy, nhi giáo chi trung; dĩ
lục nhạc hòa vạn dân chi tình, dĩ giáo chi hòa” Quan Tư đồ dùng ngũ lễ để phòng muôn
dân tác ngụy mà dạy họ trung đạo, dùng lục nhạc để nuôi dưỡng cái tình của muôn dân và
dạy họ hài hòa.
Theo những dẫn dụ trên đây, có thể thấy, quan niệm đạo trung đã bắt đầu từ rất
sớm, khởi nguồn từ Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Vũ, Chu Công mà truyền đến Khổng
Tử, trở thành cái gọi là đạo thống chính truyền của nho gia các đời. Đến Khổng Tử, ngay
bản thân ngài cũng chưa từng giải thích một cách minh xác hai chữ Trung dung, nhưng
thông qua những kiến giải khi ngài vận dụng Trung dung để xử lí mâu thuẫn thì có thể
hiểu được thực chất của cái mà Khổng Tử gọi là Trung dung. Khi Tử Cống hỏi: Anh Sư
(Tử Trương) và anh Thương (Tử Hạ) ai hiền? Khổng Tử nói: Anh Sư thái quá, anh Thương
bất cập. Tử Cống lại hỏi: Vậy anh Sư hơn chăng? thì Khổng Tử trả lời: thái quá cũng như
bất cập" (Luận ngữ - Tiên tiến). "Thái quá cũng như bất cập" là mệnh để quan trọng của
trung dung, ý nói thái quá và bất cập đều xa rời trung, cả hai đều xa rời tiêu chuẩn mà
đi đến cực đoan. Chỉ có dùng cách "A÷¥- doãn chấp quyết trung” (thành thực dốc
lòng giữ trung đạo), "÷i(- chấp lưỡng dụng trung" (cân nhắc hai đầu mối mà dùng
chỗ trung), giữ cho mâu thuẫn ở trạng thái hài hoà, cân bằng, không thái quá không bất
cập mới là trung dung. Thực nghĩa của chữ Dung là Dụng. Trung dung thực chất là dụng
trung, tức là tuỳ theo thời (hoàn cảnh, không - thời gian, đối tượng, điều kiện... ) mà xử trí
một cách thích trúng nhất để đạt đến kết quả Hoà, ổn định cân bằng, lâu dài, bền vững...
Thái quá hay bất cập là nói trong mối quan hệ với Trung. Khổng Tử đề xuất muốn xác
định được cái Trung không thái quá không bất cập cần lấy lễ làm tiêu chuẩn. Khi Tử Cống
53
Đinh Thanh Hiếu, Hà Đăng Việt
hỏi: "Dám hỏi lấy cái gì để định ra trung?", Khổng Tử trả lời: "Lễ, lễ vậy. Lễ là để chế ra
trung" (®.ò<´E Lễ kí. Trọng Ni yến cư), Khổng Tử cho rằng, lễ không ngừng
tổn ích (thêm bớt), do vậy trung cũng không phải là bất biến, sẽ dựa trên B Thời khác
nhau mà khác nhau, cùng một việc, ở điều kiện này, người này thì là trung; ở điều kiện kia,
người kia thì lại không là trung nữa. Vì thế, cần phải theo thời mà thực thi trung (B-
thời trung), tức là phải thẩm thời xét thế mà xử trí một cách linh hoạt. Đó là trung dung.
Nguyên tắc Trung dung của Khổng Tử phản đối thái quá và bất cập, đề cao Trung
hòa, hài hòa, dùng cách Chấp lưỡng dụng trung để nắm giữ các đầu mối của sự vật, phản
đối sự cố chấp một đầu mối mà làm mất đi sự cân bằng, dẫn đến phiến diện. Đây chính là
tư tưởng chủ yếu, đồng thời cũng là nguyên tắc đạo đức của Nho học. Khổng Tử nói: “Tri
hòa nhi hòa, bất dĩ lễ tiết chi diệc bất khả hành dã” (Ö.ð Luận ngữ. Thuật nhi)
[biết hòa mà thiên về hòa, không dùng lễ để điều tiết thì cũng không thể làm]. Lễ để chế
trung mà dùng cho nên mới nói “lễ chi dụng, hòa vi quý" [cái dụng của lễ là hài hòa là
quý] (Luận ngữ. Học nhi). Ở Nho gia, trong vấn đề hành xử, cái bị phản đối nhất đó là sự
cực đoan. Trong “³ Dịch truyện” có các quan điểm: “-S Trung đạo”, “-À trúng
tiết”, “-L trung hành”, “-c trung chính”, “-· trung đức”, “B- thời trung” . . .
Ý nghĩa của nó đều nói đến sự “
O
bất thiên bất ỷ” [không nghiêng không dựa],
“!*N!
Ê vô thái quá vô bất cập” [không thái quá không bất cập]. Khổng Tử đề
xuất quan điểm "hoà nhi bất đồng", chủ yếu nhấn mạnh sự hài hoà, thống nhất các mâu
thuẫn, khiến các mặt mâu thuẫn đạt đến trạng thái tốt nhất, không đối kháng nhau, mà
điều tiết, nương dựa lẫn nhau, vừa giữ được sự phân biệt nhất định, vừa không vượt qua
những hạn độ, khiến cho chúng bổ sung và chế ước lẫn nhau, thể hiện sự điều hoà thống
nhất trên chỉnh thể. Khổng Tử chỉ chủ trương và nhấn mạnh sự hài hoà trong quá trình
thay đổi về lượng của mâu thuẫn, coi đó là trạng trạng thái lí tưởng trong sự phát triển của
sự vật, tránh kích hoá mâu thuẫn làm thay đổi về chất. Về phương diện này, sách Trung
dung có ghi lại câu trả lời của Khổng Tử khi Tử Lộ hỏi về sức mạnh như sau: “Khoan nhu
dĩ giáo bất báo vô đạo, Nam phương chi cường dã, quân tử cư chi. Nhẫm kim cách, tử
nhi bất yếm, Bắc phương chi cường dã, nhi cường giả cư chi. Cố quân tử hòa nhi bất lưu,
cường tai kiểu! Trung lập nhi bất ỷ, cường tai kiểu! Quốc hữu đạo bất biến tắc yên, cường
tai kiểu! quốc vô đạo chí tử bất biến, cường tai kiểu!” [Lấy sự khoan dung mềm mỏng để
giáo hóa, không báo đáp kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của người phương Nam, người quân
tử lựa chọn sức mạnh đó. Đeo binh khí trên mình, dẫu chết cũng không ngán, đó là sức
mạnh của người phương Bắc, kẻ mạnh lựa chọn sức mạnh đó. Cho nên, người quân tử hòa
đồng mà không a dua, thực là mạnh mẽ vậy! Đứng giữa mà không dựa vào bên nào, thực
là mạnh mẽ vậy. Nước có đạo thì không thay đổi nền móng, thực là mạnh mẽ vậy! Nước
vô đạo thì dù có chết cũng không thay đổi nền móng, thực là mạnh mẽ vậy!]. Chu Hi đời
Tống đã phát huy tư tưởng này, ông cho rằng: “Khoan nhu dĩ giáo, vị hàm dung tuyển
thuận, dĩ vị hoành nghịch chi lai, trực thụ nhi bất bất báo dã” [Lấy sự rộng lượng mềm
mỏng mà giáo hóa là nói sự hàm dung tuyển thuận, còn với cái ngang ngược thì đón nhận
nó mà không đáp lại]. “Phu tử dĩ thị cáo Tử Lộ giả, sở dĩ ức huyết khí chi cương nhi tiến
54
Tư tưởng Trung dung qua cái nhìn lịch đại
chi dĩ đức nghĩa chi dũng dã” [Sở dĩ Phu tử nói với Tử Lộ như thế là nhằm ức chế sự bảo
thủ cứng nhắc của anh ấy, và để dẫn dắt cái khí huyết ấy thì cần phải dùng cái dũng của
đức nghĩa vậy]. Cách giải thích của Chu Hi trong “Ö Æ ; Luận ngữ tập chú” vừa
dẫn trên đây là muốn nói cần ngăn ngừa tính phiến diện trong tư tưởng và sự cực đoan,
không thể hành xử dựa vào ý riêng và cảm xúc; cần không ngừng kìm nén tức giận, khiến
cho sinh lí và tâm lí trong mỗi người hài hòa nhau, để lí tính khống chế cảm tính; như vậy
mới có thể khiến cho quan hệ cá nhân - xã hội dung hòa được với nhau. Một người nếu
như không kìm chế được loại “huyết khí chi cương” [nóng hơi sôi máu] này thì sẽ khôn
lường hậu quả, sự cân bằng nội tâm có thể bị phá hoại bởi sự xung động của tình cảm bên
ngoài; vì thế sẽ nảy sinh hiện tượng cực đoan! Tuy nhiên, chỗ trả lời Tử Lộ về cái Cường
của người phương Nam “khoan nhu dĩ giáo” không phải là Trung dung. Đó là cái Cường
của sự hàm nhẫn mang tính bất cập, Khổng Tử chưa hẳn đã tán thành. Cũng giống như
cái Cường của người phương Bắc thái quá. Thái quá và Bất cập đều không phải là Trung
dung. Cái Cường Trung dung phải là “Hòa nhi bất lưu, trung lập nhi bất ỷ, quốc hữu đạo
bất biến tắc yên, quốc vô đạo chí tử bất biến”.
Đến Tử Tư (tức Khổng Cấp - cháu nội Khổng Tử) người được cho là tác giả của
sách Trung dung, đã kế thừa và phát triển tư tưởng Trung dung của Khổng Tử. Tử Tư sưu
tập những lời bàn về trung dung của Khổng Tử, giảng giải và phát huy, đưa thêm nội hàm
mới vào làm cho trung dung không chỉ là quy phạm đạo đức mà còn là tư tưởng, phương
pháp xem xét thế giới, xử lý vấn đề, thậm chí trở thành phép tắc căn bản của vũ trụ. Ông
viết: “Hỉ nộ ai lạc chi vị phát vị chi trung, phát nhi giai trúng tiết vị chi hòa. Trung dã
giả, thiên hạ chi đại bản dã; hòa dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã. Trí trung hòa, thiên địa
vị yên, vạn vật dục yên” [Hỉ, nộ, ai, lạc chưa phát thì trung, phát ra mà đúng mức thì gọi là
hòa. Trung, chính là gốc lớn của thiên hạ; Hòa, chính là đường thông của thiên hạ. Trung
hòa được đẩy đến cùng cực thì trời đất yên vị,vạn vật sinh sôi]. Như vậy, Trung dung đã
tiến một bước so với các kinh điển trước đó, đề cao trung dung, trung hòa lên thành bản
thể luận tư tưởng; cho rằng sự tu dưỡng tâm tính của con người có thể đạt đến cảnh giới
“trung hòa” và có thể hài hòa cùng trời đất vạn vật. Ở đó, Tử Tư có những giải thích mới về
hàm nghĩa trung dung. Ông cho rằng khi tình chưa phát động, tịch nhiên bất động, đương
nhiên không có thiên lệch, đó là Trung. Còn hoà là tình phát ra mà trúng tiết, tức là thích
hợp với một cái độ nhất định. Hoà là sự hài hoà, thống nhất của hai hay nhiều sự vật bất
đồng. Trung dung gọi Độ là Tiết, đều có ý nghĩa là tiêu chuẩn. Trung dung cũng đề xuất
tư tưởng "Thời trung". Tử Tư viết: "Quân tử thời trung, tiểu nhân phản trung dung”. Chu
Hi cho rằng trung là “đại chỉ của trung dung”. Thời trung là ý nghĩa cơ bản của hai chữ
trung dung. Trung dung là dụng trung, tức là tuỳ thời, hoàn cảnh, điều kiện, đối tượng.
thời gian ... ) mà vận dụng Trung để đạt đến hoà, tức là cân bằng, hài hoà, ổn định, lâu
dài ... Đây thực chất là sự kế thừa tư tưởng trung dung của Khổng Tử. Khổng Tử nói: "Vô
ý, vô tất, vô cố, vô ngã" (Luận Ngữ, Tử Hãn chương 9, câu 4) [Không có ý riêng (lòng tư
dục); Không có lòng kì tất, nhưng biết tùy cảnh mà làm; Không cố chấp, tức là biết bao
dung; Vô ngã, tức là không vị kỉ, tư kỉ] chính là cách ứng xử thời trung. Đó là tinh hoa và
55
Đinh Thanh Hiếu, Hà Đăng Việt
giá trị trường tồn của trung dung.
Sau này Mạnh Tử (tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương nhà
Chu, khoảng năm 372-289 TCN) phản đối sự chấp nhất cứng đờ mà đưa ra khái niệm
Quyền, tức là tuỳ theo hoàn cảnh điều kiện mà có cách ứng xử linh hoạt nhưng vẫn giữ
được nguyên tắc. Đó cũng là thời trung. Mạnh Tử khen Khổng Tử hơn tất cả các thánh đời
trước, thậm chí là "Từ khi có sinh dân đến nay chưa ai bằng được Khổng Tử” chính là vì,
theo ông, Khổng Tử là bậc “thánh chi thời” (tuỳ thời vào bậc thánh); cụ thể là đáng làm
quan thì làm quan, đáng thôi thì thôi, đáng nhanh thì nhanh, đáng chậm thì chậm.
Nho gia đã đề xướng nhân chính, đức trị, vì thế nó cũng chủ trương dùng lực lượng
đạo đức để hóa giải và khắc phục những tư tưởng “oán”, “hận”, “cừu” phản trung dung.
Tinh thần hòa giải và khoan dung là biểu hiện của tư tưởng trung dung. Nhưng cũng đồng
thời không phải là vô nguyên tắc. Chu Hi khi giải thích mệnh đề “dĩ trực báo oán” của
Khổng Tử đã cho rằng, “trực” là “chí công nhi vô tư”, cho nên đối với mâu thuẫn của loại
oán hận này không thể dùng thái độ riêng tư mà nên lấy thái độ chính trực vô tư để đối
đãi. Từ sau khi Khổng Tử đề xuất quan điểm trung dung, học giả các đời giải thuyết không
giống nhau, bình thuật khác nhau, có khi lại mượn đó để phát huy tư tưởng của mình. Tử
Tư dựa trên khái niệm về trung dung của Khổng Tử, từ phương pháp luận "chấp lưỡng
dụng trung" đưa lên đến tầm cao của thế giới quan, coi Trung và Hoà là cái căn bản nhất,
phép tắc phổ biến nhất trong vũ trụ. Tuân theo phép tắc đó khiến cho sự vật phát triển một
cách hài hoà, cân bằng thì trời đất yên vị vạn vật sinh sôi. Đạo Trung dung tuy không xa
người, nhưng cực rộng lớn và cực huyền vi. Phương pháp thực hành đạo Trung dung là
Suất tính, noi theo tính mà thi hành. Cái chí đức trung dung vốn bắt nguồn từ cái tính bản
nhiên trời phú cho người, trạng thái tốt nhất là "hỉ, nộ, ai, lạc khi chưa phát gọi là trung,
phát ra mà đúng mức gọi là hoà", tức là khi tình còn ở trạng thái tĩnh, chưa phát động thì
là trung, tình phát động mà đúng mức, đúng thời, hợp tiết độ thì là hoà. Muốn thực hành
Trung dung cần thận độc (thận trọng chỗ riêng mình biết, riêng mình có...), cần phải tôn
đức tính và đạo vấn học kết hợp nguyên tắc phổ biến trong bản tính trời phú với hoạt động
thực tiễn cụ thể. Như thế thì mỗi lời nói, mỗi việc làm đều theo thời mà xử trung, tránh
được cực đoan.
Đến đời Tống, các nhà Lí đọc hết sức đề cao trung dung, coi việc “Doãn chấp quyết
trung” là hạt nhân của đạo thống. Trình Tử cho rằng: “Bất thiên chi vị trung, bất dịch chi
vị dung. Trung giả, thiên hạ chi chính đạo; dung giả, thiên hạ chi định lí” [Không thiên
lệch gọi là trung, không thay đổi gọi là dung. Trung là chính đạo trong thiên hạ, dung là
cái lí xác định trong thiên hạ]. Chu Hi giải thích: Trung giả, bất thiên bất ỷ, vô quá vô bất
cập chi danh. Dung, bình thường dã [Trung là không thiên lệch không dựa dẫm, không
thái quá mà cũng không bất cập. Dung là cái lí thường nhiên, là cái muôn thuở muôn đời
không thay đổi]. Ông giải thích thêm: "Phàm vật đều có hai đầu mối, như lớn nhỏ, dày
mỏng... Trong thiện cũng lại nắm lấy hai mối, cân nhắc mà chọn lấy trung rồi sau mới
dùng". Ông chú ý nắm lấy cái Độ trong quá trình phát triển mâu thuẫn của sự vật, phát
huy ý nghĩa "Quân tử thời trung", cho "chấp lưỡng dụng trung" là đem hai đầu mối cân
56
Tư tưởng Trung dung qua cái nhìn lịch đại
nhắc tính toán, chọn lấy chỗ thích hợp nhất” (1P^ Chu Tử ngữ loại).
3. Kết luận
Trên đây là sự trình bày những cách hiểu về tư tưởng Trung dung của Nho gia các
thời kì, từ đó có thể thấy:
Lí luận về tư tưởng Trung dung của Nho gia mà Khổng Tử là đại diện đã thừa nhận
sự tồn tại hai mặt của mâu thuẫn, muốn thông qua phương pháp chấp trung để điều hoà,
thống nhất mâu thuẫn, khiến cho sự vật luôn ở trạng thái hài hoà, ổn định, không phát sinh
sự thay đổi về chất.
Đưa lí luận trung dung vào việc tu dưỡng đạo đức là yêu cầu người ta tự giác tuân
thủ lễ chế, quy phạm đạo đức, làm việc không cực đoan, từ đó đạt hiệu quả hài hoà trong
quan hệ người - người và minh triết bảo thân. Trung dung vận dụng vào chính trị là sự
điều hoà xung đột về lợi ích các bên, khiến mâu thuẫn xã hội không bị kích hoá, duy trì
được sự ổn định trật tự hiện có.
Lí luận trung dung trọng hài hoà ổn định, đó là chỗ cao minh; nhưng chỉ trọng hài
hoà mà phản đối cải cách thì lưu trệ dễ dẫn đến bảo thủ, thiếu sáng tạo và tiến bộ. Đặc biệt
là vào thời kì suy vi của chế độ phong kiến, tư tưởng này đã biến thành giáo điều, tuyệt
đối hoá cương thường danh giáo phong kiến, bó buộc tư tưởng và hành vi con người, gây
trở ngại cho sự phát triển xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] 1 , 1995.ÖÆ;,-Nf@úH> - Chu Hi, 1995. Luận ngữ tập chú.
Trung Hoa thư cục xuất bản xã.
[2] ÎV· (), 1986.1P^,-Nf@úH>. Lê Tĩnh Đức (Tống), 1986.
Chu Tử ngữ loại. Trung Hoa thư cục xuất bản xã.
[3] Ñot, 1995.Öoè.
wäMúH>. Kim Lương Niên, 1995. Luận ngữ
dịch chú. Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.
[4]
ABSTRACT
Chung yung idea through diachronic eye-shot
The article presents the interpretations of the Chung Yung concept from the
beginning until it becomes a moral, political thought that are considered as a principle in
treatment and a regularization norms of human behavior by Confucian scholars. Thereby,
the combination of observations and indicating Chung Yung practice methods in the
management of the relationships in society as well as the advantages and disadvantages
of it.
57