Tóm tắt: Việc dịch các tác phẩm văn học Nhật Bản
ở Việt Nam từ năm 1950 cho tới nay đã có sự phát
triển vượt bậc. Nếu trước đây, việc dịch tác phẩm văn
học Nhật Bản phải thông qua ngoại ngữ khác như tiếng
Anh, Pháp, Trung thì ngày nay số lượng các tác
phẩm văn học Nhật Bản được dịch từ nguyên gốc tiếng
Nhật ngày một nhiều, song việc đánh giá chất lượng
các bản dịch hầu như chưa được chú ý đúng mức. Các
nhà nghiên cứu lí luận phê bình văn học dịch nước ta
tuy đã bàn nhiều đến việc nâng cao chất lượng, hiệu
quả của lý luận, phê bình văn học, nhưng cũng chưa
đưa ra được khung phương pháp luận cho vấn đề dịch
thuật và đánh giá chất lượng bản dịch. Từ việc so sánh
bản dịch tiểu thuyết Nỗi lòng, với bản gốc tiếng Nhật
tác phẩm Kokoro của nhà văn Natsume Soseki, trên cơ
sở vận dụng lý thuyết phiên dịch của một số nhà
nghiên cứu văn học phiên dịch trong nước và trên thế
giới, tác giả bài viết đã đi sâu phân tích các trường hợp
sai lệch so với bản gốc và phương án sửa chữa từng
trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, mục đích của tác giả bài
viết không chỉ dừng ở việc nêu ra và sửa chữa những
lỗi sai trong tác phẩm dịch, mà còn hy vọng từ việc so
sánh này cần suy nghĩ và thảo luận để làm sao có
nhiều tác phẩm dịch có chất lượng, đóng góp về cả
nghệ thuật và ngôn ngữ tiếng Việt, từ đó đề ra chiến
lược giảng dạy và học tập môn văn học Nhật Bản ở
các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
Qua bài viết của các tác giả vừa là nhà nghiên cứu
Nhật Bản, vừa là giảng viên của các trường đại học,
chúng ta có thể thấy rõ hơn tình hình giảng dạy và
nghiên cứu văn học Nhật Bản ở một số trường đại học
của Việt Nam hiện nay. Ngoài những biện pháp để
khắc phục khó khăn, đẩy mạnh công tác giáo dục đào
tạo nhân lực nhằm phát triển đội ngũ các nhà nghiên
cứu, giảng dạy văn học Nhật Bản, cũng cần thiết phải
xây dựng một chiến lược lâu dài cho việc đào tạo nhân
lực nghiên cứu, giảng dạy và dịch văn học Nhật Bản.
Hy vọng trong tương lai không xa sẽ có nhiều dịch giả
đồng thời là nhà giảng dạy, nghiên cứu văn học Nhật
Bản xuất sắc và sản phẩm dịch của họ chắc chắn sẽ
đáp ứng được đòi hỏi của công chúng và các nhà
nghiên cứu, giảng dạy văn học Nhật Bản tại Việt Nam,
góp phần tăng cường sự hiểu biết, giao lưu, hữu nghị
giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản
15 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ việc dịch tác phẩm văn học Nhật Bản, suy nghĩ về việc dạy và học văn học Nhật Bản ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
209
TỪ VIỆC DỊCH TÁC PHẨM VĂN HỌC NHẬT BẢN,
SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC VĂN HỌC NHẬT BẢN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyn Th Oanh
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Tóm t
t: Việc dịch các tác phẩm văn học Nhật Bản
ở Việt Nam từ năm 1950 cho tới nay đã có sự phát
triển vượt bậc. Nếu trước đây, việc dịch tác phẩm văn
học Nhật Bản phải thông qua ngoại ngữ khác như tiếng
Anh, Pháp, Trung thì ngày nay số lượng các tác
phẩm văn học Nhật Bản được dịch từ nguyên gốc tiếng
Nhật ngày một nhiều, song việc đánh giá chất lượng
các bản dịch hầu như chưa được chú ý đúng mức. Các
nhà nghiên cứu lí luận phê bình văn học dịch nước ta
tuy đã bàn nhiều đến việc nâng cao chất lượng, hiệu
quả của lý luận, phê bình văn học, nhưng cũng chưa
đưa ra được khung phương pháp luận cho vấn đề dịch
thuật và đánh giá chất lượng bản dịch. Từ việc so sánh
bản dịch tiểu thuyết Nỗi lòng, với bản gốc tiếng Nhật
tác phẩm Kokoro của nhà văn Natsume Soseki, trên cơ
sở vận dụng lý thuyết phiên dịch của một số nhà
nghiên cứu văn học phiên dịch trong nước và trên thế
giới, tác giả bài viết đã đi sâu phân tích các trường hợp
sai lệch so với bản gốc và phương án sửa chữa từng
trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, mục đích của tác giả bài
viết không chỉ dừng ở việc nêu ra và sửa chữa những
lỗi sai trong tác phẩm dịch, mà còn hy vọng từ việc so
sánh này cần suy nghĩ và thảo luận để làm sao có
nhiều tác phẩm dịch có chất lượng, đóng góp về cả
nghệ thuật và ngôn ngữ tiếng Việt, từ đó đề ra chiến
lược giảng dạy và học tập môn văn học Nhật Bản ở
các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
Qua bài viết của các tác giả vừa là nhà nghiên cứu
Nhật Bản, vừa là giảng viên của các trường đại học,
chúng ta có thể thấy rõ hơn tình hình giảng dạy và
nghiên cứu văn học Nhật Bản ở một số trường đại học
của Việt Nam hiện nay. Ngoài những biện pháp để
khắc phục khó khăn, đẩy mạnh công tác giáo dục đào
tạo nhân lực nhằm phát triển đội ngũ các nhà nghiên
cứu, giảng dạy văn học Nhật Bản, cũng cần thiết phải
xây dựng một chiến lược lâu dài cho việc đào tạo nhân
lực nghiên cứu, giảng dạy và dịch văn học Nhật Bản.
Hy vọng trong tương lai không xa sẽ có nhiều dịch giả
đồng thời là nhà giảng dạy, nghiên cứu văn học Nhật
Bản xuất sắc và sản phẩm dịch của họ chắc chắn sẽ
đáp ứng được đòi hỏi của công chúng và các nhà
nghiên cứu, giảng dạy văn học Nhật Bản tại Việt Nam,
góp phần tăng cường sự hiểu biết, giao lưu, hữu nghị
giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Abstract: Since 1950 up to now, the translation of
Japanese literary works in Vietnam has been
remarkably developing. While in the past, the
translation of Japanese literary works into Vietnamese
must apply another bridging language such as English,
French or Chinese, the number of Japanese literary
works which are translated directly from the source
language is increasing. However, the translation quality
is still not appropriately assessed. Despite numerous
discussion on improving the quality and effectiveness
of literary criticism theories, the researchers and
criticizers in this field can still not set up a legal
framework for translation and assessment of the
translation quality. By comparing the translation of the
novel “Noi long” to its original in Japanese named
Kokoro by the writer Natsume Soseki on the base of
applying translation theories of both home and
international literary translation researchers, the author
focuses on analyzing the errors and differences
between the translation and its original and proposing
corrections for each error. Not only identifying and
correcting the errors of the translation, the author also
suppose that it is worth more consideration and
discussion to improve the translation quality and
contribute both artistic and lingual values to
Vietnamese language. By this way, it helps to propose
teaching and learning methods of Japanese literature
in Vietnamese universities nowadays.
Through this article of a Japanese researcher and a
university lecturer, we can understand more about the
situation of teaching and researching Japanese
literature in several universities in Vietnam at present.
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng
210
Besides solutions to recovery difficulties and promote
the education and labor training in order to develop the
force of researchers and lecturers of Japanese
literature, it is also important to plan a long term
strategy for training a staff of researching, teaching ad
translating Japanese literature. It is expected that in the
near future, there are more and more persons who are
both excellent researchers, lecturers and translators of
Japanese literature and their translation works will
certainly satisfy the public desires. The researchers
and lecturers of Japanese literature in Vietnam will
greatly contribute to the mutual understanding,
exchange and friendship between Vietnamese and
Japanese people.
1. Về hoạt động dịch thuật và phê bình tác
phẩm văn học dịch tiếng Nhật
Như chúng ta đã biết, từ năm 1950 cho tới nay,
cho dù phải thăng trầm qua thời gian, nhưng với
113 đầu sách xuất bản và 45 tác phẩm được dịch
trên mạng (chủ yếu là tiểu thuyết) cho
thấy sự phát triển vượt bậc của công việc dịch và
xuất bản văn học Nhật Bản tại Việt Nam. Nếu
trước đây, việc dịch tác phẩm văn học Nhật Bản
phải thông qua ngoại ngữ khác như tiếng Anh,
Pháp, Trung thì ngày nay số lượng các tác
phẩm văn học Nhật Bản được dịch từ nguyên gốc
tiếng Nhật ngày một nhiều, ngoài một số dịch giả
và nhà nghiên cứu như Nguyễn Thị Oanh dịch
Nhật Bản linh dị ký của Keikai (Nxb.Văn học
1999) và sẽ ra tiếp Tập truyện kể xưa nay
(Konjyakumonogatarishu) (Nxb. KHXH); Trần
Thị Chung Toàn dịch Cái bếp của Yoshimoto
Banana (Nxb. Đại học quốc gia, 2000) và Vườn
hoa trăm sắc của Fujiwarano Sadaie (Nxb. Thế
giới, 2010); Lương Việt Dũng dịch Nhật ký mang
thai (Nxb.Văn học, 2009); Giáo sư và công thức
toán (Nxb.Hội nhà văn) cùng của Ogawa Yoko;
Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường của Yamada Amy
(Nxb.Hội nhà văn, 2008); Bùi Thị Loan dịch Cậu
ấm ngây thơ (Nxb. Hội nhà văn, 2006) và Tôi là
con mèo (Nxb. Hội nhà văn, 2011) của nhà văn
nổi tiếng Nhật Bản Natsume Soseki; Hoàng Long
dịch: Thất lạc cõi người (NXB HNV & Công ty
Nhã Nam, 2011) và Tà dương (2012), và sẽ ra tiếp
tiểu thuyết Nữ sinh”. Trong đó có nhiều dịch giả
còn trẻ nhưng đã phát lộ khả năng dịch thuật khá
tốt các tác phẩm văn học Nhật Bản ra tiếng Việt,
như Lương Việt Dũng, Bùi Thị Loan, Hoàng
Long
Vấn đề dịch thuật văn học Nhật Bản đã được
nhiều nhà nghiên cứu đi trước đề cập tới trong
một số các công trình và các bài viết liên quan đến
tình hình dịch thuật-nghiên cứu-xuất bản văn học
Nhật Bản tại Việt Nam và gần đây nhất là
Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ III –
Nâng cao chất lượng, hiệu quả của lý luận, phê
bình văn học”, ngày 4-5/6/2013 tại thị trấn Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã đề cập đến vấn đề dịch
thuật bao gồm cả dịch thuật văn học Nhật Bản.
Cho đến nay, ngoại trừ tác phẩm Truyện Genji do
Nxb. KHXH ấn hành năm 1991 (không đề tên
dịch giả) là tác phẩm bị giới nghiên cứu văn học
Nhật Bản eo xèo, chê trách là một dịch phẩm
không tốt (nhưng chưa có bài phê bình cụ thể nào),
còn các tác phẩm dịch khác chưa thấy sự phản hồi
của độc giả về trình độ dịch thuật cũng như các
vấn đề khác. Cũng có thể nhà phê bình Việt Nam
chưa hứng thú với việc phê bình, đánh giá các
sách dịch văn học Nhật Bản ở Việt Nam. Hoặc
tâm lí e dè, ngại đụng chạm khi phải phê bình
cuốn sách dịch nào đó. Bàn về vấn đề văn học
dịch nói chung, nhà phê bình văn học Phạm Xuân
Nguyên cho rằng: “Phê bình dịch thuật văn
chương đang rất cần thiết nhưng hiện nay chưa
được chú ý đúng mức và chưa được chuẩn bị, đầu
tư kỹ càng. Tình hình đó làm cho thực trạng dịch
văn chương của ta nhiều khi bị gây nhiễu rối loạn
không đáng có vì những ý kiến quy chụp, phê
phán nặng nề từ những sai khác thông thường thay
vì trao đổi, thảo luận trên tinh thần cầu thị cho
những bản dịch tốt đem lại cho văn chương Việt
Nam những đóng góp cả về nghệ thuật và ngôn
ngữ trong tiếng bản ngữ. Phê bình dịch thuật văn
chương không chỉ và không hẳn là góp ý, sửa chữa
những lỗi sai, mà quan trọng hơn nữa là phân tích,
đánh giá, biểu dương những bản dịch tốt, dịch hay,
những dịch giả có công lao bắc những nhịp cầu
qua các biên giới quốc gia, dân tộc”.
Tuy nhiên, làm sao để phê bình dịch thuật văn
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
211
chương không chỉ là sự góp ý, sửa chữa những lỗi
sai? Làm sao có thể kích thích các nhà phê bình
chú trọng tới tác phẩm? Dịch giả Trịnh Lữ cho
rằng, “cần có những bài phê bình dựa trên nền
tảng lý thuyết, trên phương diện mang tính xây
dựng thì mới khích lệ được công việc này”. Nhiều
nhà nghiên cứu văn học cũng báo động tình trạng
sách lý luận phiên dịch hay phê bình dịch thuật
văn chương ở nước ta còn quá ít. Cho dù, ở nước
ngoài, các công trình nghiên cứu về phiên dịch
học không ít. Có thể người viết bài này chưa biết
nhiều về thành tựu của lĩnh vực này, nhưng các
cuốn sách như: Phiên dịch nhập môn và Tiêu
chuẩn của việc dịch thuật – Cách đọc và cách
truyền tải chương trình của Tsujitani Shinichiron;
Tìm hiểu các vấn đề phiên dịch của Anthony Pym,
người dịch ra tiếng Nhật là Takeda Kayoko; Hay
cuốn Đương đại phiên dịch lý luận của GS. Lưu
Bật Khánh, trường Đại học Trung văn, Hồng
Kong; đều có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng
Google. Tuy nhiên, công tác dịch thuật các tác
phẩm về lý luận văn học dịch như trên đã nói còn
rất ít, nhất là các sách phục vụ cho việc phê bình
dịch thuật văn học Nhật Bản, vì thế công việc phê
bình dịch thuật hầu như không xuất hiện. Đây là
điều đáng suy nghĩ cho vấn đề phê bình dịch thuật
văn học Nhật Bản trong tương lai.
Tuy chưa có bài viết nào về vấn đề dịch văn
học Nhật Bản, nhưng từ ý kiến của các dịch giả
các thứ tiếng khác về vấn đề dịch thuật cũng có
thể cho thấy phần nào về quan niệm dịch thuật tác
phẩm văn học nước ngoài ở Việt Nam. Theo dịch
giả Lê Hồng Sâm thì “Người dịch phải xác định
cho mình một “độ” nhất định để vừa giữ được tinh
thần của tác phẩm gốc mà vẫn giúp bản dịch
không quá khó tiếp nhận đối với độc giả trong
nước”. Quan niệm về “độ”, dịch giả cho rằng: “cái
“độ” đó có thể thay đổi theo thời gian, phù hợp
với sự biến chuyển của ngôn ngữ và văn hóa. Ví
dụ, người ta sẽ không thể nào sử dụng ngôn ngữ
của mấy chục năm về trước để chuyển tải nội
dung cho độc giả ngày nay, cũng như, việc dịch
thẳng những cụm từ thô, tục – vốn tồn tại rõ rành
rành trong bản gốc – hẳn khó chấp nhận trong thế
hệ của bà” . Dịch giả Trịnh Lữ khi trích dẫn
quan điểm của nhà phê bình George Steiner, cho
rằng “dịch thuật là một nghệ thuật có tính chính
xác”. Một khi nó là nghệ thuật, nó ắt mang dấu ấn
sáng tạo của người dịch. Theo dịch giả, trong văn
học, khó tìm đâu một bản dịch đúng. Thay vì đó,
ông đặt ra vấn đề dịch theo xu hướng bản xứ hóa
hay mang những yếu tố ngoại lai trong tác phẩm
tới người đọc nước mình” . Dịch giả Lương
Việt Dũng từ kinh nghiệm của việc dịch văn học
Nhật Bản cho biết, “ở xứ Phù Tang, người ta
thường dịch theo xu hướng bản xứ hóa với những
tác phẩm văn học, bằng việc thay đổi tên địa danh,
nhân vật cho quen thuộc, giúp độc giả của họ có
thể dễ dàng tiếp cận các tác phẩm văn học nước
ngoài và điều này có hiệu quả, thể hiện ở lượng
tiêu thụ những tác phẩm dịch theo phong cách này
tại xứ mặt trời mọc”. Nhà phê bình văn học
Phạm Xuân Nguyên cho rằng, “Dịch là sự tiếp
biến, thương lượng giữa các nền văn hóa”. Tất
nhiên, để sự thương lượng này thỏa đáng nhất và
mang lại bản dịch hay, chất lượng cho độc giả thì
cần đến tâm, tài của người dịch” .
Người viết với tư cách là nhà nghiên cứu đồng
thời là dịch giả văn học Nhật Bản rất đồng tình
với ý kiến của của nhà phê bình George Steiner,
cho rằng “dịch thuật là một nghệ thuật có tính
chính xác”. Tuy nhiên cũng có rất nhiều quan
điểm khác nhau, thậm chí đối lập về quan điểm
dịch thuật. Có người cho rằng chỉ cần dịch ý, dịch
tự do, nhưng cũng có người yêu cầu phải dịch sát
ý (trực dịch), không được tùy tiện thêm bớt. Ở
Việt Nam vào khoảng những năm 1960 do yêu
cầu cấp bách cần phổ biến những giá trị tinh thần
của cha ông ta trong quá khứ nên công tác dịch
thuật Hán Nôm được đẩy mạnh. Tuy không xác
lập các khung pháp lí cho công tác dịch thuật
nhưng tiêu chí các dịch giả bấy giờ đặt ra là phải
“tín và nhã”. “Tín” là chính xác; “nhã” là nghệ
thuật. Để đạt đến sự “tín” và “nhã” rất cần khả
năng đọc giỏi chữ Hán và khả năng văn học của
người dịch thuật.
Đối với việc dịch văn học Nhật Bản cũng như
vậy, để có bản dịch có chất lượng tốt, ngoài trình
độ tiếng Nhật, dịch giả phải có phông văn hóa sâu
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng
212
rộng; có khả năng cảm thụ tác phẩm và truyền tải
tinh thần của tác phẩm ra tiếng Việt. Nhưng chúng
ta đã biết, trong số các tác phẩm văn học Nhật Bản
được dịch và xuất bản hiện nay đa phần được dịch
từ tiếng Anh, Pháp, Trung. Lẽ đương nhiên, nếu
dịch giả văn học Nhật Bản là những người không
biết tiếng Nhật, không hiểu biết nhiều về văn hóa
Nhật Bản thì khó có thể có bản dịch tốt.
Gần đây, nhân được đọc phản biện bài viết
Đánh giá chất lượng bản dịch – Khảo sát với bản
dịch tiếng Việt tác phẩm “Kokoro” của Natsume
Soseki của Bùi Mạnh Hùng (Khoa sau đại học,
Trường Đại học Hà Nội) , chúng tôi có dịp
đọc đối chiếu lại bản dịch tác phẩm “Nỗi lòng”
của nhà văn Natsume Soseki do Đỗ Khánh Hoan
và Nguyễn Tường Minh dịch, Nxb. Sông Thao
phát hành vào năm 1971 (chúng tôi gọi là “bản
dịch cũ”). Qua so sánh với bản gốc, chúng tôi thấy
bản dịch của hai dịch giả mắc khá nhiều lỗi. Có
thể chia các lỗi trên thành các loại như sau:
Thứ nhất: Dịch chưa chính xác
1/ Dịch chưa chính xác do hiểu nhầm từ.
Khảo sát rất ít các trường hợp dịch chưa chính
xác, chúng tôi thấy phần lớn đều do dịch giả hiểu
nhầm từ dẫn đến dịch sai. Ví dụ ở trường hợp (1),
nguyên văn là () có nghĩa là “có
lẽ”. Dịch giả dịch nhầm thành “tôi nhớ rõ”. “Tôi
nhớ rõ” và “có lẽ’ là hai tổ hợp từ khác nhau, một
bên là tổ hợp từ cho thấy sự chính xác của ký ức;
một bên là tổ hợp từ cho thấy sự phân vân, phỏng
đoán, khẳng định một cách dè dặt về điều trong
quá khứ, nghĩ rằng “có thể như thế”. Hoặc trường
hợp (10) nhầm từ “nhà xí” ( )thành “nhà tắm”
.
2/ Dịch chưa chính xác do chưa hiểu thấu đáo
về văn hóa, phong tục Nhật Bản.
Nhà nghiên cứu phê bình lí luận ngôn ngữ
phiên dịch học người Anh Catford là người đầu
tiên đề xướng khái niệm gọi là “phiên dịch ngang
bằng giá trị”. Theo Catford mục tiêu chính trong
hoạt động phiên dịch là “hãy tìm ra những giá trị
giống nhau”. Tuy nhiên để tìm ra “những giá trị
giống nhau” cần tìm hiểu ngôn ngữ trên nền văn hóa.
Dịch giả Trần Đình Hiến đã nói: “Trước tiên
anh phải có sự hiểu biết sâu sắc về văn hoá của
chính dân tộc mình, sau đó cũng phải hiểu biết sâu
sắc văn hoá của đất nước có ngôn ngữ mà anh định
chuyển ngữ. Bởi, văn học dịch là sự giao lưu giữa
hai nền văn hoá chứ không đơn thuần là ngữ nghĩa.
Không am hiểu cả hai nền văn hóa thì khó có bản
dịch tốt. Sau đó là khả năng Việt hóa ngôn ngữ,
văn dịch phải như văn viết bằng tiếng Việt” .
Wilhelm von Humboldt, nhà nghiên cứu ngôn
ngữ người Đức Heyman Steinthal (1823-1899)
cũng nhấn mạnh hơn đến nghiên cứu ngôn ngữ và
cho rằng “nghiên cứu các hình thức của ngôn ngữ có
thể cho ta khả năng đạt tới chỗ hiểu thấu tinh thần
của dân tộc: "Các dữ kiện của ngôn ngữ minh họa rõ
ràng nhất mọi nguyên lý của tâm lý các dân tộc".
Khảo sát các trường hợp dịch chưa chính xác
do có sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán,
ngoài lí do chưa hiểu thấu đáo về tiếng Nhật,
nhiều khả năng dịch giả dịch từ ngôn ngữ khác
nên chưa thể “tìm ra những giá trị ngang bằng”
trong trường hợp chuyển dịch. Ví dụ ở trường hợp
(2), nếu dịch “đi theo để kỳ lưng” thì câu đó sẽ
được hiểu là: người mẹ đi theo người cha cùng
một lúc vào nhà tắm. Nhưng ý câu lại không phải
như vậy, người cha vào nhà tắm, đến khi người
mẹ “đi vào kỳ lưng” và “đang kỳ lưng” thì người
cha ngất đi, bà liền hô ầm lên gọi người con, đến
khi người con chạy vào xem thì thấy người cha
“mình trần được mẹ tôi ôm giữ lấy từ phía sau”.
Nếu dịch giả chú ý đến văn hóa “ofuro” (nhà tắm)
và thói quen “tắm” của người Nhật trong truyền
thống ắt sẽ dịch chính xác hơn ở trường hợp này.
Chúng ta đã biết, người Nhật rất thích ngâm mình
trong các bồn tắm nước nóng tới tận cổ, gọi là
suefuro. Đến khoảng đầu thế kỷ XVII, các
“suefuro” không phải chỉ là để xông hơi và nước
tắm bằng thảo dược mà người ta đã dùng nước
giếng để đun lên gọi là suifuro và các suifuro đã
trở lên phổ biến trong các gia đình Nhật Bản.
Ngoài ra, do yufune (bồn tắm thuyền) rất tốn nước
nóng, và cũng chỉ chứa được ít lượng nước nóng
không đủ tắm nên người Nhật là dùng thùng gỗ cá
nhân. Thông thường thùng cao khoảng 80 cm,
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
213
miệng rộng khoảng 80 cm. Trong phòng tắm,
người ta đặt thùng tắm, nơi treo mắc quần áo, bên
cạnh thùng tắm còn làm cả chỗ để người khác có
thể giúp kỳ cọ. Như vậy trong trường hợp bà mẹ
đi kì lưng cho ông bố, khi ông ngất đi, bà mẹ chỉ
có thể ôm để ông bố (nguyên văn là “mẹ tôi ôm
giữ lấy từ phía sau) để mặt ông không đập xuống
nước hoặc va vào miệng thùng tắm. Ông bố không
thể “nằm đưỡn người (tức nằm thẳng, cứng đờ)
trên tay bà mẹ được”.
Catford khi nói đến “những giá trị ngang bằng”
cũng nhấn mạnh đến những giá trị giống nhau về
văn pháp như từ vựng, cú pháp. Lẽ đương nhiên
việc chuyển ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ
kia khó có thể giữ nguyên hoàn toàn những giá trị
giống nhau về văn pháp, song nếu giữ được thì đó
là phương án tối ưu cho việc phiên dịch (dịch văn
bản và dịch miệng). Khảo sát trường hợp thứ (7)
từ nguyên gốc là “bên gối”, được dịch là “bên
giường” “Bên giường” và “bên gối” đều chỉ địa
điểm xẩy ra hành động chăm sóc ân cần của người
con khi cha vừa bị ngất, nhưng chúng lại cho
chúng ta biết về sự khác nhau trong cuộc sống
sinh hoạt ăn ở của người Nhật. Chúng ta đã biết,
vào thời cận đại ở Nhật Bản, đối lập với nhà ở
kiểu tây là nhà kiểu Nhật, gọi là “zashitsu”. Ở thời
Natsume Soseki người Nhật vẫn sống chủ yếu
trong các zashitsu (nhà kiểu Nhật), tức nhà gỗ, cửa
kéo, không có tường, chỉ ngăn bằng bình phong,
rèm và nằm trên sàn chiếu tatami, rất ít nhà
dùng giường. Như vậy, từ “zashiki” và
“makuramoto” đã cho biết người cha sống trong
ngôi nhà truyền thống zashiki của Nhật và nằm
trên nệm dải trên sàn chiếu tatami. Vì vậy nếu
dịch “ngồi lại bên gối” thì không chỉ dịch chính
xác từ gốc cho mà còn cho chúng ta hiểu rõ thêm
văn hóa dân tộc Nhật Bản.
Thứ hai: dịch suy diễn, thêm vào quá nhiều từ
Lối diễn dịch, dịch suy diễn, thêm quá nhiều từ
chiếm một tỉ lệ khá lớn 15/36 trường hợp. Thực tế
dịch giả có quyền thêm vào để cho câu văn thêm
sáng nghĩa. Ví dụ ở trường hợp (3), câu “Tôi đâm
nháo đâm nhào chạy vào” được thêm vào sau câu
“bỗng dưng gọi tôi giật giọng ầm ĩ cả lên”. Theo
chúng tôi sự thêm vào này có thể chấp nhận được.
Nếu không thêm vào, độc giả cũng có thể tưởng
tượng trong trường hợp đó, người con không thể
hành động khác mà sẽ “hốt hoảng, vội vã chạy
vào”. Tuy nhiên, chúng ta đã biết Natsume Soseki
“thuộc thế hệ những trí thức tinh hoa theo khuynh
hướng sáng tạo văn hóa từ cuộc đối đầu phương
Đông và phương Tây thời kỳ Minh Trị (1868-
1912), là một trong những chủ soái của trường
phái văn chương tâm lý cao sang (Yoyuha – Dư
dụ phái) bút chiến với chủ nghĩa tự nhiên
(shizenshugi) trên văn đàn Nhật Bả