NGHĨA CỦA TỪ
3.1.1 “Nghĩa”, “Ý nghĩa” là gì?
Theo cách hiểu thông thường, nghĩa hay ý nghĩa là nội dung mà người tiếp
nhận hiểu được khi tiếp nhận (nghe, nhìn) một hình thức vật chất nào đó. Ví dụ:
vào những lúc chiều tối, ta nhìn thấy ởchân trời phía tây màu vàng rực như
màu mỡgà(người Việt gọi là ráng mỡgà) thì ta hiểu được làtrời sẽcó gió bão.
Vào những ngày hè khô hạn, buổi sáng ra đồng ta thấy mặt ruộng đọng lại
những vũng nước, ta hiểu được là đêm qua trời có mưa lớn. Khi nghetiếng
trống ởtrường vang lên vào lúc 7 giờsáng,ta hiểu đó làgiờhọc đã bắt đầu.
Khi nghe câu nói:”Kiến bò vào nhà thếnày là trời sắp mưa to, lụt lớn”, ta hiểu
được thời tiết sẽthay đổi “trời sắp mưa to, lụt lớn”,
Nếu ta tiếp nhận hình thức vật chất là lời nói, ta thường nghe những từngữnhư
nghĩa là, có nghĩa là, tức là, được hiểu là, dùng khi giải thích nội dung cho
một dấu hiệu, một sựkiện, một từngữ, một câu nói,. nào đó.
81 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 12061 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tự vựng Tiếng Việt ở bậc tiểu học - Chương 3: Nghĩa của từ và hệthống ý nghĩa của từtiếng việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
67
Chương 3: NGHĨA CỦA TỪ
VÀ HỆ THỐNG Ý NGHĨA CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
3.1 NGHĨA CỦA TỪ
3.1.1 “Nghĩa”, “Ý nghĩa” là gì?
Theo cách hiểu thông thường, nghĩa hay ý nghĩa là nội dung mà người tiếp
nhận hiểu được khi tiếp nhận (nghe, nhìn) một hình thức vật chất nào đó. Ví dụ:
vào những lúc chiều tối, ta nhìn thấy ở chân trời phía tây màu vàng rực như
màu mỡ gà (người Việt gọi là ráng mỡ gà) thì ta hiểu được là trời sẽ có gió bão.
Vào những ngày hè khô hạn, buổi sáng ra đồng ta thấy mặt ruộng đọng lại
những vũng nước, ta hiểu được là đêm qua trời có mưa lớn. Khi nghe tiếng
trống ở trường vang lên vào lúc 7 giờ sáng, ta hiểu đó là giờ học đã bắt đầu.
Khi nghe câu nói:”Kiến bò vào nhà thế này là trời sắp mưa to, lụt lớn”, ta hiểu
được thời tiết sẽ thay đổi “trời sắp mưa to, lụt lớn”,
Nếu ta tiếp nhận hình thức vật chất là lời nói, ta thường nghe những từ ngữ như
nghĩa là, có nghĩa là, tức là, được hiểu là,dùng khi giải thích nội dung cho
một dấu hiệu, một sự kiện, một từ ngữ, một câu nói,.. nào đó.
Những nội dung mà người tiếp nhận hiểu được: trời sẽ có gió bão, đêm qua
trời có mưa lớn, giờ học bắt đầu, trời sắp mưa to, lụt lớn,.. được gọi là nghĩa (ý
nghĩa).
Như vậy, “nghĩa” thường được hiểu là những nội dung mà các dấu hiệu hay
tín hiệu vật chất phản ánh.
Theo lí thuyết tín hiệu học thì dấu hiệu khác với tín hiêu. Dấu hiệu (còn gọi là
tín hiệu tự nhiên) là những dạng vật chất (âm thanh, ánh sáng, màu sắc, chất
liệu,..) tồn tại khách quan trong tự nhiên như trăng quầng, trăng tán, ráng mỡ
gà, măng mọc giữa bụi tre, kiến tha mồi, ong làm tổ trong nhà,Những dấu
hiệu vật chất kể trên đều có nội dung, tức là có “nghĩa”.
Tín hiệu (còn gọi là tín hiệu nhân tạo) là những hình thức vật chất do con người
lựa chọn để truyền đạt một nội dung thông tin – một nghĩa - nào đó. Chẳng hạn,
các hình thức vật chất như đèn giao thông ở ngã tư đường phố, hệ thống biển
báo giao thông đường bộ, tíêng còi tàu, tiếng chuông, tiếng trống trường, đều
68
là những tín hiệu do con người lựa chọn và sử dụng để truyền đạt một nội dung
thông tin – một nghĩa (ý nghĩa) – nào đó.
Đã là tín hiệu thì bao giờ cũng có hai mặt, đó là sự thống nhất giữa mặt hình
thức vật chất và mặt nội dung thông tin (nói khái quát hơn là sự thống nhất giữa
cái biểu đạt – CBĐ - và cái được biểu đạt - CĐBĐ).
Ví dụ: Hệ thống tín hiệu đèn giao thông
Hình thức Cái biểu đạt màu xanh màu vàng màu đỏ
Nội dung Cái được Bạn được đi Bạn đi chậm Bạn dừng lại
(nghĩa,ý nghĩa) Biểu đạt
Đối với tín hiệu ngôn ngữ cũng vậy. Khi ta nghe một câu “Trời nắng như lửa
đốt”, người nghe hiểu thông tin mà người nói muốn truyền đạt là vào thời điểm
và địa điểm mà người nói và người nghe đang đề cập tới xảy ra tình trạng “trời
nắng dữ dội”. Muốn hiểu được nghĩa của câu này, trước hết, người nghe phải
hiểu nghĩa của các từ trời, nắng, dữ dội, hiểu nghĩa của kết cấu trời nắng như
lửa đốt. Đồng thời, người nghe còn phải biết chinh xác cái thời điểm và địa điểm
xảy ra tình trạng “trời nắng dữ dội”. Ngoài ra, người nghe có thể hiểu thêm được
các thông điệp hàm ý từ câu nói như không nên đi ra ngoài, đợi lúc nào trời bớt
nắng, nên tiến hành lúc trời dịu mát, nên tránh thời điểm nắng to có hại cho sức
khỏe,
Như vậy, cái biểu đạt là chuỗi âm thanh “Trời nắng như lửa đốt”
Cái được biểu đạt là vào thời điểm và địa điểm mà người nói và
người nghe đang đề cập tới xảy ra tình trạng “trời nắng dữ dội”. không nên đi
ra ngoài, đợi lúc nào trời bớt nắng, nên tiến hành lúc trời dịu mát, nên tránh
thời điểm nắng to có hại cho sức khỏe,
Qua các ví dụ phân tích ở trên cho thấy, nghĩa là phần nội dung phản ánh hiện
thực vào nhận thức thông qua hình thức biểu thị của một tín hiệu. Nói cách khác,
thông điệp truyền đi qua một tín hiệu chính là nghĩa. Nghĩa là mặt nội dung, là
cái được biểu đạt của tín hiệu.
69
3.1.2 Nghĩa của từ
Từ trước đến nay, đã có nhiều quan niệm khác nhau về nghĩa của từ. Có quan
niệm cho rằng nghĩa của từ là sự vật, hiện tượng, tính chất,.. mà từ biểu thị. Ví
dụ: nghĩa của từ “con bò” chính là con bò; nghĩa của từ “bầu trời” chính là bầu
trời; nghĩa của từ “yêu thương” là tình cảm yêu thương,..Như vậy quan niệm này
đã đồng nhất nghĩa của từ với chính đối tượng mà từ biểu thị. Quan niệm này sai
lầm ở chỗ là đã đồng nhất giữa một đối tượng thuộc về tinh thần với một đối
tượng vật chất. Vì vậy, có người đã dí dỏm rằng nghĩa của từ có thể bị gãy
xương, cảm cúm,..
Cũng có quan niệm cho rằng nghĩa của từ là khái niệm về đối tựơng mà từ
biểu thị. Quan niệm này đã đồng nhất nghĩa của từ và khái niệm. Tuy cả hai đều
là đối tượng tinh thần nhưng khái niệm là kết quả của nhận thức khoa học (khái
niệm là tổng thể những thuộc tính bản chất bên trong của đối tượng), trong khi
nghĩa của từ là những hiểu biết thông thường của cộng đồng người nói qua trải
nghiệm thực tiễn. Ví dụ, khái niệm “nước” là “một hợp chất gồm ôxy và hydrô”,
do các nhà hóa học nghiên cứu, phân tích và thể hiện bằng công thức H2O. Trái
lại, nghĩa của từ “nước” mà cộng đồng người Việt hiểu là biểu thị “một loại chất
lỏng, không màu, không mùi, không vị, uống được, cần thiết cho sự sống của
các cơ thể sinh vật”.
Như vậy, nghĩa của từ không phải là đối tượng, cũng không phải là khái niệm,
nhưng lại liên quan đến đối tượng và khái niệm. Nghĩa của mỗi từ được cộng
đồng ngôn ngữ thừa nhận như một quy ước chung về quan hệ giữa vỏ âm thanh
(cái biểu đạt) và nội dung biểu thị (cái được biểu đạt) của từ. Chẳng hạn, trong
thực tế có nhiều cây, loại cây: cam, chanh, chuối, bưởi, lúa, sắn, khoai, lim, sến,
táu, cà phê, cao su,.Vô vàn cái cây ấy được phản ánh vào tư duy, được tư duy
nhận thức rằng, chúng có chung những đặc điểm, thuộc tính: có thân, cành, lá,
rễ; sống nhờ đất, nước, ánh sáng mặt trời, đó là khái niệm về cây và được
người Việt gọi bằng một tổ hợp âm thanh CÂY. Khi nghe tập hợp âm thanh này,
lập tức trong đầu mỗi người Việt phát sinh ra sự liên tưởng về sự vật “cây” trong
thực tế.
70
Nghĩa của từ phải được hiểu là nội dung biểu thị sự vật, hiện tượng trong thực
tế khách quan bằng một tổ hợp âm thanh của từ. Nói cách khác, nghĩa của từ là
mối quan hệ giữa từ với sự vật hay khái niệm, biểu tượng trong thực tế khách
quan.
Vì vậy, nghĩa của từ không phải là một thực thể đơn nhất mà là là một phức
thể, gồm nhiều thành phần bên trong tạo thành một cấu trúc nghĩa. Mỗi từ vừa
mang ý nghĩa khái quát của cả một lớp từ, vừa mang nghĩa riêng của từ đó mà
các từ khác không có. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, nghĩa của từ lại được bộc lộ
một cách cụ thể. Ví dụ: từ cắt có nghĩa chỉ hoạt động làm rời vật bằng dụng cụ
sắc (cùng nghĩa với chặt, bổ, cưa, đục, xẻo,..), dụng cụ để cắt là dao hoặc kéo,
đối tượng cắt là các vật mềm, mỏng như thịt, cá, rau, vải,Nếu sử dụng theo
quan hệ chuyển nghĩa thì cắt (quan hệ), cắt (thi đua),.. lại mang nghĩa khác.
3.1.3 Các thành phần nghĩa của từ
Như đã nói, nghĩa của từ không phải là đối tượng, cũng không phải là khái
niệm, nhưng lại liên quan trực tiếp đến đối tượng và khái niệm. Để nhận thức
đầy đủ các thành phần trong cấu trúc nghĩa của từ, người ta thường dựa vào cấu
trúc tam giác nghĩa sau đây:
Từ ngữ âm
Đối tượng Khái niệm
(cái biểu vật) (cái biểu niệm)
Các thành phần nghĩa của từ được nhận thức từ mối quan hệ giữa các yếu tố
trong cấu trúc tam giác nghĩa nói trên. Theo đó, nghĩa của từ bao gồm các thành
phần nghĩa sau đây:
a) Nghĩa biểu vật: là thành phần nghĩa hình thành từ mối quan hệ giữa từ ngữ
âm với đối tượng (cái biểu vật).
71
b) Nghĩa biểu niệm: là thành phân nghĩa hình thành từ mối quan hệ giữa từ
ngữ âm với khái niệm (cái biểu niệm).
c) Nghĩa biểu thái: là thành phần nghĩa hình thành từ mối quan hệ giữa từ ngữ
âm với người sử dụng.
d) Nghĩa ngữ pháp: là thành phần nghĩa hình thành từ mối quan hệ giữa từ này
với các từ khác trong cấu trúc.
e) Nghĩa liên tưởng: là thành phần nghĩa hình thành từ mối quan hệ giữa từ với
ngữ cảnh mà nó tồn tại.
3.1.3.1 Nghĩa biểu vật. Đó là mối quan hệ của từ ngữ âm với đối tượng mà từ
biểu thị.
Đối tượng mà từ biểu thị không phải chỉ là các sự vật, hiện tượng mà còn là
hành động, quá trình, tính chất,Ví dụ: từ đi là từ biểu thị hoạt động dời chỗ
của các đối tượng trong hiện thực như người, động vật; với tốc độ nhanh, chậm;
với cách thức, phương tiện khác nhau như bằng chân, tập tễnh, bằng xe đạp, ôtô,
máy bay,... Khái quát chung cho tất cả các tính chất, đặc điểm của hoạt động nói
trên được gọi bằng từ đi với nghĩa “chỉ hoạt động di chuyển dời chỗ của người
hoặc động vật”. Đó là nghĩa biểu vật của từ đi. Nghĩa biểu vật của từ nhà là hình
ảnh khái quát chung về sự vật có mái, tường, cửa ra vào,dù đó là nhà tranh,
nhà xây, nhà lá, nhà lầu, nhà kho hay nhà ở, Hay nghĩa biểu vật của các từ
trong trẻo, trong trắng, trong suốt,.. là “tinh khiết, không gợn đục, không pha
tạp”
Có thể hiểu nghĩa biểu vật là phần nghĩa gợi ra cái hình ảnh khái quát về đối
tượng mà từ biểu thị. Hiện thực tồn tại trong thực tế khách quan rất đa dạng và
phong phú, mang tính cụ thể, riêng lẻ nhưng nghĩa biểu vật của từ lại mang tính
khái quát. Đối tượng mà từ biểu thị có thể gồm các đối tượng ngoài ngôn ngữ
lẫn các đối tượng thuộc ngôn ngữ. Các đối tượng thực tế ngoài ngôn ngữ có thể
gồm cả các sự vật khác nhau, những thuộc tính, hành động, phẩm chất, quan hệ
vốn có đối với các sự vật ấy lẫn những đối tượng hoang đường không tồn tại
trong thực tế như ma, quỷ, thần, thánh,Các đối tượng thuộc ngôn ngữ gồm
những hiện tượng được biểu thị bằng các thuật ngữ ngôn ngữ học như cụm từ,
72
hình vị, âm vị, âm tố, và những thông báo về các quan hệ trong hệ thống ngôn
ngữ được biểu thị bằng các hư từ như liên từ, giới từ, đại từ,
3.1.3.2 Nghĩa biểu niệm. Đó là mối quan hệ giữa từ ngữ âm với khái niệm về
đối tượng mà từ biểu thị.
a) Đối tượng trong hiện thực phản ánh vào tư duy con người hình thành các
khái niệm. Các thuộc tính nội hàm của khái niệm được ngôn ngữ hóa thành
nghĩa biểu niệm của từ. Nói cách khác, nghĩa biểu niệm là nghĩa được xác định
từ mối quan hệ giữa từ với sự phản ánh, sự nhận thức của tư duy về những đặc
điểm, thuộc tính, tính chất,.. của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Sự vật “nhà” có các thuộc tính “tường, mái, nền, cửa, để che mưa nắng”
tạo nên nghĩa biểu niệm của từ nhà; hoạt động “ăn” có các thuộc tính “hoạt động
đưa thức ăn vào nuôi sống cơ thể người, động vật” tạo nên nghĩa biểu niệm của
từ ăn; trạng thái “chín” của trái cây có thuộc tính “trạng thái của quả ở vào giai
đoạn phát triển đầy đủ nhất; thường có màu đỏ hoặc vàng; có hương vị thơm”
tạo thành nghĩa biểu niệm của từ chín.
Mỗi khái niệm có thể ứng với nhiều đối tượng cụ thể khác nhau, tức là nó có
quan hệ với cả một lớp hạng đối tượng trong thực tế. Chẳng hạn khái niệm
“bàn” có quan hệ với tất cả các loại bàn khác nhau trong thực tế: bàn sắt, bàn
nhựa, bàn gỗ, bàn tròn, bàn vuông, bàn ba chân, bàn bốn chân,Ngược lại,
mỗi đối tượng duy nhất có thể thuộc vào những khái niệm khác nhau. Chẳng
hạn, cùng một đối tượng là “bàn gỗ” nhưng có khi thuộc về bàn học (bàn để
ngồi học), có khi thuộc về bàn văn phòng (bàn làm việc tại văn phòng), lại có
khi thuộc về bàn ăn,
Nếu so sánh giữa nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm ta có thể thấy nghĩa biểu
vật là sự ngôn ngữ hóa sự vật ngoài đời trong khi nghĩa biểu niệm là sự ngôn
ngữ hóa khái niệm về sự vật. Như vậy cũng có thể nói nghĩa biểu niệm của một
từ còn do quan hệ giữa các nghĩa biểu niệm trong từ vựng của một ngôn ngữ tạo
nên.
Khác với nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm vừa là những hiểu biết về nghĩa biểu
vật, vừa do quan hệ giữa các nghĩa biểu niệm trong từ vựng của một ngôn ngữ
73
tạo nên, do đó nghĩa biểu niệm là một cấu trúc phức tạp, gồm các nghĩa vị và
nghĩa tố (nét nghĩa) bên trong.
b) Cấu trúc nghĩa biểu niệm.
Các yếu tố tạo nên cấu trúc nghĩa biểu niệm là nghĩa vị và nét nghĩa (nghĩa tố).
* Nghĩa vị là thành tố nghĩa gọi tên cho một đối tượng hoặc một tập hợp đối
tượng. Mỗi từ có thể được dùng để gọi tên cho một hoặc nhiều sự vật, hiện
tượng hoặc trạng thái, tính chất,khác nhau. Do đó, mỗi từ có thể có một hoặc
nhiều nghĩa vị.
Ví dụ: - Từ bắt nạt có nghĩa “cậy thế, cậy quyền dọa dẫm để làm cho phải sợ”,
có một nghĩa vị.
- Từ khóm có nghĩa “chỉ tập hợp gồm một ít cây cối hay một ít vật đứng
chụm vào nhau”, có một nghĩa vị.
- Từ nóng có các nghĩa: 1. Có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể
người, hoặc cao hơn mức được coi là trung bình (canh nóng, trời nóng). 2. Dễ
nổi cơn tức giận, khó kìm giữ được những phản ứng thiếu suy nghĩ do quá tức
giận (nóng tính, nóng mặt). 3. Có sự mong muốn thôi thúc cao độ về điều gi
(nóng lòng). 4. Vay mượn gấp và chỉ tạm trong thời gian ngắn (vay nóng). 5.
Màu thiên về vàng, đỏ gợi cảm giác nóng bức (gam màu nóng). Từ nóng có 5
nghĩa vị.
- Từ mũi có các nghĩa: 1. Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật
có xương sống, là cơ quan dùng để thở, để ngửi (cái mũi, lỗ mũi). 2. Chất nhầy
tiết ra ở mũi (nước mũi, mũi dãi, xì mũi). 3. Bộ phân có đầu nhọn nhô ra phía
trước của một số vật (mũi tên, mũi thuyền, mũi kéo). 4. Mỏm đất nhô ra biển
(Đất mũi, mũi Cà Mau). 5. Bộ phận lực lượng có nhiệm vụ tất công theo một
hướng nhất định (mũi tấn công). Từ mũi có 5 nghĩa vị.
Những từ chỉ có một nghĩa vị gọi là từ đơn nghĩa. Những từ có nhiều nghĩa vị
gọi là từ đa nghĩa.
* Nét nghĩa (nghĩa tố) là những thành tố nghĩa trong một nghĩa vị. Một nghĩa
vị có thể bao gồm một hoặc nhiều nét nghĩa. Chẳng hạn, nghĩa vị (1) của từ mũi
có hai nét nghĩa: 1. Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương
sống. 2. Là cơ quan dùng để thở, để ngửi.
74
* Như đã nói, nghĩa biểu niệm là một cấu trúc do các nét nghĩa, tức là các yếu
tố ngữ nghĩa nhỏ nhất hợp thành. Các nét nghĩa này một phần phản ánh các
thuộc tính của sự vật ngoài ngôn ngữ, một phần được hình thành từ cấu trúc
ngôn ngữ. Chẳng hạn, từ thóc có các nét nghĩa:
- sự vật vật chất
- dạng hạt
- của cây lúa
- còn nguyên vỏ trấu, chưa bị xay giả
- được gặt về, tách khỏi bông lúa
- làm nguyên liệu để chế biến lương thực
Đó là cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ thóc. Trong đó các nét nghĩa:
- còn nguyên vỏ trấu, chưa bị xay giả
- được gặt về, tách khỏi bông lúa
- làm nguyên liệu để chế biến lương thực
là những nét nghĩa bị quy định bởi các từ lúa, gạo, cơm, nghĩa là được hình
thành từ trong cấu trúc của ngôn ngữ.
Từ cánh có các nét nghĩa: - Bộ phận để bay của chim, côn trùng
- Có hình tấm mỏng, trọng lượng nhẹ
- Kết cấu đối xứng qua trục thân
- Khi bay tạo ra gió
Đó là cấu trúc nghĩa của từ cánh.
Mỗi nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của một từ nào đó có thể có mặt
trong nghĩa biểu niệm của nhiều từ khác nhau. Chẳng hạn, nét nghĩa “di chuyển,
dời chỗ của người, động vật” trong từ đi còn gặp trong nghĩa biểu niệm của các
từ bơi, bò, lăn. Nét nghĩa “để che mưa, che nắng” của từ nhà còn gặp trong
nghĩa biểu niệm của các từ nón, dù, ô. Nét nghĩa “làm sạch bằng nước” của từ
rửa cũng có mặt trong nghĩa biểu niệm của các từ vo, giặt, gội, tắm.
3.1.3.3 Nghĩa biểu thái (nghĩa ngữ dụng) là thành phần nghĩa hình thành từ
mối quan hệ giữa từ ngữ âm với người sử dụng. Nói cách khác, đó là thành phần
nghĩa phản ánh thái độ, tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của người nói, người viết
đối với đối tượng được nói đến. Chúng ta biết rằng ngôn ngữ là tài sản chung
75
của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Nó luôn luôn vô can với tất cả mọi
người, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, địa vị xã hội. Nhưng người sử dụng
ngôn ngữ lại không bao giờ tỏ ra vô can đối với nó. Nghĩa biểu thái là thành
phần nghĩa hình thành trên cơ sở đối lập giữa các từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc
cơ sở chuyển nghĩa ở trong từng văn cảnh cụ thể.
Chẳng hạn, cũng nét nghĩa “ sự vật do con người chế tạo, bằng nguyên liệu
đặc biệt, có động cơ, bay được trên không, tốc độ rất nhanh,..” nhưng khi nói
đến các sự vật ấy của kẻ thù, trong văn chương thường dùng các từ quạ sắt, quạ
đen, diều hâu,Khi miêu tả sự vật ấy trong các buổi, diễu hành, duyệt binh của
ta, người ta lại dùng các từ bồ câu trắng, chim hòa bình, én bạc,Việc sử dụng
các từ ngữ ấy rõ ràng đã bộc lộ thái độ, cách nhìn chủ quan của người nói.
Hai từ ngoan cố và ngoan cường đều có nét nghĩa “không khuất phục đối
phương, dù đối phương dùng đủ mọi cách để tra khảo, khai thác” nhưng từ
ngoan cố mang nét nghĩa xấu, còn từ ngoan cường lại mang nét nghĩa tốt. Cùng
nét nghĩa biểu niệm “chuyển quyền sở hữu của mình cho một người khác đối
với tiền, vàng hoặc vật quý, hiếm,” nhưng các từ cho, biếu, tặng, hối lộ,
cúng,..mang những nét nghĩa biểu thái khác nhau.
Cũng là từ mò nhưng khi sử dụng trong văn cảnh mò con cá trong chậu thì
mang nghĩa biểu thái bình thường (trung hòa về sắc thái), nhưng khi sử dụng
trong văn cảnh khuya rồi còn mò đi đâu?lại mang sắc thái nghĩa xấu “ người nói
tỏ thái độ không hài lòng”. Trong một đoạn văn miêu tả cảnh mùa xuân đến, nhà
văn Nguyễn Kiên đã sử dụng các từ thím, chú, anh, bác để gọi các loài chim
muông với thái độ trìu mến, gần gũi, thân thương “Những thím chích chòe
nhanh nhảu, những chú khướu lắm điều, những anh chào mào đỏm dáng, những
bác cu gáy trầm ngâm”.
3.1.3.4 Nghĩa ngữ pháp (nghĩa kết cấu) là thành phần nghĩa hình thành từ mối
quan hệ giữa các từ trong cấu trúc. Chúng ta đã biết rằng mỗi từ luôn luôn nằm
trong một hệ thống từ vựng, có quan hệ phức tạp và đa dạng với các từ khác.
Nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm của từ trong các ngôn ngữ đều có quan hệ với
việc nhận thức hiện thực khách quan, nhưng nghĩa ngữ pháp lại thể hiện mối
quan hệ giữa các kết quả nhận thức hiện thực đã được ngôn ngữ phạm trù hóa.
76
Thêm nữa, các từ trong một ngôn ngữ được phân chia thành các từ loại. Mỗi từ
loại lớn lại được phân chia thành các tiểu loại. Đồng thời, chúng ta cũng đã nhận
thức được rằng nghĩa biểu niệm của từ là một cấu trúc trong đó bao gồm nhiều
nét nghĩa. Cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ như một cái khuôn chung biểu thị
nghĩa từ loại, tức là ý nghĩa ngữ pháp của từ đó.
Chẳng hạn, khi so sánh các nhóm từ:
a) Các từ ra, vào, lên, xuống,..có khuôn chung: hoạt động/ vận động dời
chỗ/không có cách thức/ theo hướngso với điểm xuất phát hay điểm tới.
b) Các từ bò, lăn, trườn, chạy, bay, đi, có khuôn chung: hoạt động/ vận động
dời chỗ/ theo những cách thức nhất định/ không có hướng.
Khuôn chung của hai nhóm từ này là: hoạt động/ vận động dời chỗ. Đó chính
là ý nghĩa ngữ pháp của các từ trong hai nhóm trên.
Nếu so sánh hai nhóm trên với nhóm thứ ba:
c) Các từ đẩy, xô, ném, kéo, phóng, bắn, có khuôn chung: hoạt động/ làm
cho vật khác dời chỗ/ theo những cách thức nhất định/ theo những hướng nhất
định so với vật tạo ra lực.
thì khuôn chung của cả ba nhóm từ là: hoạt động, ý nghĩa từ loại chung nhất
của từ loại động từ.
Như vậy, ý nghĩa ngữ pháp có thể bao gồm một hoặc một tập hợp các nét
nghĩa trong nghĩa biểu niệm của từ.
Ý nghĩa ngữ pháp của từ còn thể hiện ở mối quan hệ kết hợp của từ đó với các
từ khác. Trong tiếng Việt, hai từ anh trai và chị gái thường được dùng để nói
đến anh ruột, chị ruột. Thoạt nghe ta cứ nghĩ nói như vậy là thừa vì từ anh có
nghĩa giới tính là “trai”, từ chị có nghĩa giới tính là “gái” rồi. Nhưng khi đặt các
từ anh trai, chị gái trong hệ thống loạt từ anh họ, anh cả, anh rể, anh nuôi,..; chị
dâu, chị nuôi, chị cả, chị họ,thì ta sẽ thấy:
- Yếu tố anh có các nét nghĩa: một người đàn ông/ đẻ ra trước mình
- Yếu tố chị có các nét nghĩa: một người đàn bà/ đẻ ra trước mình
Như vậy hai yếu tố trai và gái cùng chỉ một ý “cùng bố mẹ đẻ với mình”. Rõ
ràng, trai và gái vốn là hai yếu tố trái nghĩa, mang nét nghĩa đối lập về giới,
nhưng lại đặt trong mối quan hệ kết hợp với hai yếu tố trái nghĩa khác (anh