Tục thờ cúng Thiên Y a Na của người Việt ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

Đặt vấn đề Việc nghiên cứu về văn hóa đời sống cộng đồng của cư dân vùng ven biển, vùng biển đảo nói chung và cư dân huyện đảo Lý Sơn nói riêng đang được nhiều ngành khoa học quan tâm. Việc nghiên cứu tục thờ cúng Thiên Y A Na ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi có ý nghĩa quan trọng, góp phần hiểu rõ tính cách, đặc trưng, các giá trị văn hóa của cộng đồng cũng như để hiểu hơn về lịch sử, môi trường sinh sống của cư dân mà cả đời gắn bó với vùng biển đảo này. Đối với người Việt ở huyện đảo Lý Sơn thì mẫu Thiên Y A Na được gọi là Thượng thượng thượng đẳng thần chứ không như ở nơi khác là Thượng đẳng thần. Về lý thuyết, chúng tôi vận dụng chức năng luận (functionalism) của Bronisław Malinowski. Trường phái này nhấn mạnh chức năng tâm sinh lý của nghi lễ, bởi mọi tập tục đều có sự tương quan với tất cả những tập tục khác trong cộng đồng để thỏa mãn nhu cầu sinh học của cá nhân thông qua phương tiện văn hóa. Theo Malinowski, môi trường xã hội càng bất trắc, nguy hiểm thì con người lại càng cần đến lễ nghi phù phép với mục đích là để thỏa mãn nhu cầu của mình. Khi phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống thì con người hướng đến những thế lực siêu nhiên, cho nên ở đâu có bất trắc thì ở đó có bùa chú, cúng kiếng.1 Lúc đánh cá trên biển, ngư dân thường phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất trắc, nên họ tin rằng cúng kiếng sẽ giảm được những mối đe dọa trong cuộc sống.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tục thờ cúng Thiên Y a Na của người Việt ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
59Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi Đặt vấn đề Việc nghiên cứu về văn hóa đời sống cộng đồng của cư dân vùng ven biển, vùng biển đảo nói chung và cư dân huyện đảo Lý Sơn nói riêng đang được nhiều ngành khoa học quan tâm. Việc nghiên cứu tục thờ cúng Thiên Y A Na ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi có ý nghĩa quan trọng, góp phần hiểu rõ tính cách, đặc trưng, các giá trị văn hóa của cộng đồng cũng như để hiểu hơn về lịch sử, môi trường sinh sống của cư dân mà cả đời gắn bó với vùng biển đảo này. Đối với người Việt ở huyện đảo Lý Sơn thì mẫu Thiên Y A Na được gọi là Thượng thượng thượng đẳng thần chứ không như ở nơi khác là Thượng đẳng thần. Về lý thuyết, chúng tôi vận dụng chức năng luận (functionalism) của Bronisław Malinowski. Trường phái này nhấn mạnh chức năng tâm sinh lý của nghi lễ, bởi mọi tập tục đều có sự tương quan với tất cả những tập tục khác trong cộng đồng để thỏa mãn nhu cầu sinh học của cá nhân thông qua phương tiện văn hóa. Theo Malinowski, môi trường xã hội càng bất trắc, nguy hiểm thì con người lại càng cần đến lễ nghi phù phép với mục đích là để thỏa mãn nhu cầu của mình. Khi phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống thì con người hướng đến những thế lực siêu nhiên, cho nên ở đâu có bất trắc thì ở đó có bùa chú, cúng kiếng.1 Lúc đánh cá trên biển, ngư dân thường phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất trắc, nên họ tin rằng cúng kiếng sẽ giảm được những mối đe dọa trong cuộc sống. Cuộc mưu sinh của cư dân huyện đảo Lý Sơn gắn với biển. Hơn ai hết, ngư dân hiểu rõ sự mong manh TỤC THỜ CÚNG THIÊN Y A NA CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI ? NGUYễN DUY ĐoÀI* * ThS., Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. của thân phận con người mỗi khi đối mặt với biển cả mênh mông, sóng to gió lớn, chính vì vậy người ta thờ cúng thần linh nhằm trấn an và cầu điều may mắn. Lý thuyết sinh thái văn hóa (cultural ecology) của Julian Steward cũng được người nghiên cứu áp dụng nhằm phân tích sự tương tác giữa môi trường tự nhiên và văn hóa, môi trường mà con người phải thích nghi để sinh tồn. Trong bối cảnh sinh thái tự nhiên đó, con người trải nghiệm sáng tạo văn hóa và kỹ năng sinh sống dựa trên tâm lý và bản sắc văn hóa của dân tộc mình.2 Trong tâm thức của người Việt ở huyện đảo Lý Sơn, tục thờ cúng Thiên Y A Na đã trở thành một phần không thế thiếu trong đời sống tâm linh của họ. Theo GS. Ngô Đức Thịnh: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người vào một cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm 60 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi tin, nhưng ở đây là niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào cái thiêng. Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm”.3 Từ những quan điểm nêu trên, theo chúng tôi thì tục thờ cúng Thiên Y A Na là loại tín ngưỡng mà cư dân ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đã thể hiện niềm tin của mình với đấng thiêng, mong cầu được che chở. 1. lịch sử Thiên Y a Na ở huyện đảo lý Sơn, Quảng Ngãi Theo các thư tịch cổ của nhà Nguyễn, đền Thiên Y A Na ở thôn Trung Yên, xã An Hải trước kia được xây dựng bằng tranh tre. Sau đó nhân dân góp tiền tạo lập phần hậu tẩm bằng tam hợp, riêng tiền đường vẫn giữ nguyên vật liệu tranh tre như cũ. Năm Bảo Đại thứ IX, nhân dân thôn Trung Yên và chức dịch xin tu bổ tôn tạo đền thờ Thiên Y A Na. Năm Bảo Đại thứ 19 lại tiếp tục được tu bổ và giữ nguyên cho đến nay.4 Về mặt lịch sử thì Dinh Bà Thiên Y A Na ở thôn Trung Yên, xã An Hải cho ta biết phần nào về nguồn gốc, qua đó có thể suy luận rằng tục thờ cúng Thiên Y A Na ở huyện đảo Lý Sơn đã có từ lâu. Đặc biệt dưới triều Nguyễn thì những tác động đến tục thờ thần đã ảnh hưởng vào văn hóa tâm linh của cư dân, tạo nên những dấu ấn rõ nét trong văn hóa tín ngưỡng cũng như lễ tục và được bảo lưu cho đến ngày nay. Ông Dương Quỳnh (90 tuổi) ở thôn Đông, An Hải cho biết lịch sử của Lân Đông Thạnh, xã An Hải đã có từ lâu.5 Đây là một trong những Lân thờ Bà Thiên Y A Na của xã An Hải, nơi người dân thể hiện sự tín lý, niềm tin của mình trước sức mạnh và sự độ trì của bà. Lý Tế Xuyên đã cho rằng: “Nữ thần Bhavagati, một hóa thân nữ tính của thần Siva đã được bản địa hóa thành Thiên Y A Na, bà được tôn thờ là thần mẹ đã tạo dựng vương quốc Champa.6 Chính vì vậy, khi người Việt tiếp cận với một nữ thần có nguồn gốc Chiêm Thành, có thể đây chính là Poh I Nư Nagar từ rất sớm trong lịch sử được ghi nhận từ cuộc Nam chinh năm 1069 của Lý Thánh Tông.7 Tháng 4.2015, trong chuyến điền dã, chúng tôi được nhân dân cho biết huyện đảo Lý Sơn đã từng tồn tại 24 tòa dinh miếu. Trong số đó đã có 9 tòa dinh miếu thờ riêng hay phối thờ Thiên Y A Na. Điều này cho ta thấy Thiên A Na có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân ở huyện đảo Lý Sơn. Bảng 1. các nơi thờ và phối thờ Thiên Y a Na ở huyện đảo lý Sơn STT Địa điểm STT Địa điểm I. Xã an Vĩnh II. Xã an Hải 1. Xóm Tây - An Vĩnh 1. Lân Đông Thạnh 2. Lân Vĩnh Hòa 2. Lân Thái Bình 3. Lân Vĩnh Lộc 3. Xóm Trung Yên 4. Lân Tân Thành 4. Đình An Hải 5. Sở Hội Đồng Có thể khẳng định tục thờ cúng Thiên Y A Na của người Việt hiện nay là một dạng tín ngưỡng bản địa của người Chăm8, nhưng trong quá trình cộng cư Việt - Chăm, các yếu tố văn hóa tâm linh, tín ngưỡng đã có sự tiếp xúc, tiếp biến, từ đó hình thành tín ngưỡng thờ mẫu Thiên Y A Na trong cộng đồng người Việt. 2. cảnh quan và cách bài trí thờ cúng Thiên Y a Na Nơi thờ cúng bà Thiên Y A Na đều có cảnh quan thoáng mát, thường xây dựng ở những vùng đất cao hay lưng đồi núi. Qua khảo sát của chúng tôi, phần lớn những nơi thờ bà đều có quy mô lớn, cảnh quan thông thoáng. Trước đền có bình phong trụ biểu, trên hai trụ biểu có hai con kỳ lân. Bình phong được đắp nổi hai mặt, mặt ngoài là hổ, mặt bên trong long mã. Ngoài ra trước đền có một con nghê đá.9 Nơi thờ cúng bà Thiên Y A Na ở huyện đảo Lý Sơn có 2 dạng, đó là: dạng lập thờ riêng như Thiên Y A Na ở thôn Đông (An Hải) và thôn Tây (An Vĩnh), hay dạng phối thờ Thiên Y A Na với các vị Ngũ hành như ở Sở Hội đồng thuộc thôn Đồng Hộ, An Hải, hay những vị khác như ở đình làng An Hải, Tại dinh bà Thiên Y A Na ở thôn Trung Yên, An Hải, trước tượng bà có linh vị chữ Hán: “Sắc Hoằng huệ phổ tế linh cảm diệu thông mặc tướng trang y dực bảo trung hưng Thiên Y A Na diễn ngọc phi thượng đẳng thần, tả linh Châu thái tử thần tướng, hữu linh Bảo thái tử thần tướng”. Trên đỉnh cửa bước vào hậu cung được trang trí theo chủ đề “lưỡng long tranh châu”. Đặc biệt là trong đền có rất nhiều bức hoành phi và liễn đối do chính người dân nơi đây cúng để tỏ lòng thành kính bà. Ở tiền đường có treo những bức hoành phi đại tự như: “Oai linh quán cổ”, “Thiên Y linh thần”, “Thánh phi điện”. Tại hậu cung có bức hoành phi cổ ghi bốn Hán tự: “Thiên Y A Na”. Ngoài ra còn có nhiều câu liễn đối tại tiền đường với nội dung nói lên sự linh hiển của bà và mong mỏi bà phù hộ cho cư dân có cuộc sống thái 61Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi bình, thịnh vượng như: “Thần minh phổ tế hộ an dân. Linh trấn kim đài cư thượng cảnh”. “Thần oai hiển hách vĩnh thiên thu. Thánh đức chiếu chương thùy vạn cổ”. ● Phối thờ ở lân Đông Thạnh - xã an Hải Thiên Y A Na Thần Bảo Hồng Châu Thành hoàng Tiền hiền Bàn thờ Hội đồng (Vẽ sơ đồ: Tác giả, 2015) ● Phối thờ ở lân Vĩnh Hòa - xã an Vĩnh Thiên Y A Na Thần Bảo Hồng Châu Thành hoàng Tiền hiền Ông Thiên Âm linh Âm linh Bàn thờ Hội đồng CỬA VÀO Bà ThủyChúa Chưởng (Vẽ sơ đồ: Tác giả, 2015) ● Phối thờ ở Dinh Bà Thiên Y a Na - Trung Yên - xã an Hải Thiên Y A Na Thần Bảo Hồng Châu Cô hồn Bàn thờ Hội đồngHậu hiền Tiền hiền Âm linh (Vẽ sơ đồ: Tác giả, 2015) 3. Nghi lễ thờ cúng Thiên Y a Na Theo lệ, hàng năm vào ngày 25 tháng 2 âm lịch là ngày tế lễ chính Thiên Y A Na. Tháng 4.2015 (nhằm tháng 2 âm lịch), trong một lần điền dã, chúng tôi được biết là trước khi vào lễ chính thức thì các dinh, miếu, lân có thờ Thiên Y A Na đã tổ chức lễ trước đó 3 ngày, tức là vào ngày 22.2 âm lịch để cầu an cho thôn xóm. Sau đó, tối 24.2 âm lịch, rạng sáng 25.2 âm lịch thì diễn ra hai lễ là lễ nhập yết và lễ chính. Mặc dù không gian và thời gian cúng tế âm hồn khác nhau nhưng nghi thức đều khá giống nhau. Thành phần tham gia nghi lễ: Ban tế tự gồm có một chủ tế và những người đảm nhiệm những công việc trong nghi lễ. Ngoài ra, còn có tư văn, chủ cựu, thủ từ, ông cả làng, các chủ lân khác cũng như đại diện cho các họ tộc Tiền hiền. Ngoài ra, còn có bốn lễ sinh dâng đèn, mịch (bộ lễ), đội nhạc lễ trống chiêng và nhạc lễ bát âm. Nghi thức cúng lễ yết cũng như lễ chánh tế đều thực hiện theo các bước sơ hiến, á hiến và chung hiến. Các nghi thức này đều theo quy định “tam tuần, bát bái”, có đội đại chinh cổ, đội tiểu cổ, có ban nhạc ngũ âm, phân hiến. Theo chúng tôi ghi nhận thì lễ nhập yết thường diễn ra vào khoảng 7 giờ đến 9 giờ tối ngày 24.2 âm lịch. Trong nghi thức này có lễ yết Kỉnh sinh và tế cáo các thần linh về dự nhân ngày vía bà. Thông thường phẩm vật cúng trong lễ nhập yết đơn giản chỉ là trầu cau, trà rượu và hoa quả nhưng nghi thức cũng được tiến hành theo ba bước: sơ hiến, á hiến và chung hiến nhằm cung thỉnh: “Sắc hoằng huệ phổ tế linh cảm diệu thông mặc tướng trung huy dực bảo trung hưng Thiên Y A Na diễn ngọc phi thượng thượng thượng đẳng thần. Tả lệnh Hồng Châu Thái tử thần tướng. Hữu linh Thần Bảo thái tử thần tướng, cập bộ hạ đẳng thị tùng chi thần. Kim Đức thánh phi tôn thần, sắc tặng hiện hữu hiệu ứng trung đẳng thần. Mộc Đức thánh phi tôn thần, sắc tặng thanh tú kiêm trực trung đẳng thần. 62 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi Thủy Đức thánh phi tôn thần, sắc tặng dương trạch hiện linh trung đẳng thần. Hỏa đức thánh phi tôn thần, sắc tặng ôn hiệu quang ứng trung đẳng thần. Thổ Đức thánh phi tôn thần, sắc tặng hoằng đài khánh trung đẳng thần. Chúa Lồi phi đức phu nhơn sắc tặng thục thiện chi thần. Chúa Ngung Man Nương chi thần. Dương cảnh bổn xứ Thành hoàng, Thổ đại chánh thần, Gia phong hậu tế tôn thần, Bổn xứ kheo lân thủy trạch giang thần. Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cư. Phụ tùng tiền vãng, cổ tích tiền nhơn, hàm tư chứng giám chi nghi vĩnh bảo bình an chi khánh.”10 Tại Lân Vĩnh Hòa, xã An Vĩnh cũng cung thỉnh: “Thiên Y A Na viễn ngọc phi tôn thần kinh mông trợ tín nguyên tặng hoằng huệ phổ tuế linh cảm diệu thông mặt tướng trang huy dực bảo trung hưng thượng thượng đẳng thần, sắc phong cựu cựu thượng đẳng thần”.13 Bài văn tế cho thấy người dân ở huyện đảo Lý Sơn rất tôn sùng bà. Sắc phong của triều Nguyễn ban cho Thiên Y A Na là “Hoằng Huệ Phổ Tế Linh Cảm Diệu Thông Mặc Tướng thượng đẳng thần” nhưng người Việt ở huyện đảo Lý Sơn đã đưa bà lên một tầm cao hơn về mặt tín lý và niềm tin, đó là “thượng thượng đẳng thần, sắc phong cựu cựu thượng đẳng thần” Lễ tế chính thường diễn ra vào rạng sáng ngày 25.2 âm lịch. Việc thực hiện nghi thức cúng cũng như lễ yết đều theo 3 bước: sơ hiến lễ, á hiến lễ và chung hiến lễ. Sau các nghi thức chúc vị, chuyển chúc và đọc chúc văn được người đọc xướng lên với âm điệu nhẹ nhàng mà trang trọng với nội dung cung thỉnh thần linh về dự lễ, ca ngợi công lao và cầu mong Thiên Y A Na phù hộ độ trì dân làng: “Sở cầu tất ứng dĩ hiển khuyết linh, xuân hội kinh khánh. Thu đông hạ bình, tam tùng thiên lợi, phú quý tặng vinh, bảo an vạn vật, củng cố tiên linh, tư giã cáp phùng xuân tiếc, thiết lễ cầu an. Kênh hiền đơn thành, thượng ký chứng giám, ty bổn lăng đẳng, nhơn an vật thạnh, sĩ đăng nông tấn, thương đắc công tinh, ngư thau bội lợi. Thông thoáng phong dinh, kê trừ tế tễ, nhơn vật hàm hanh, chư tai tống khứ, bá phước lai nghinh, ký thọ nhi phú, chung hòa thái bình.”12 Và nhân ngày vía Thiên Y A Na vào ngày 24, 25.2 âm lịch, tất cả các dinh, miếu, lân có thờ bà đều tổ chức nghi thức tế lễ Âm hồn. Sau khi kết thúc lễ, từng người tham gia tế lễ đến từng bàn thờ làm lễ bái. Sau đó họ bàn bạc những vấn đề liên quan đến cộng đồng, xóm làng như việc giữ gìn, tôn tạo miếu cũng như công tác chuẩn bị cho các kỳ tế lễ năm sau. 4. Ý nghĩa Người Việt ở huyện đảo Lý Sơn có xu hướng thờ đa thần. Họ thờ tất cả những gì mà họ cho là linh ứng, dù đấy là hung thần hay ác thần với mục đích cầu an, cầu phúc. Do vậy họ cũng thờ cúng cả những vị thần mà cộng đồng khác đã thờ để cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đây là một đặc trưng nổi bật trong đời sống tín ngưỡng của người Việt ở huyện đảo Lý Sơn, thể hiện sự tiếp biến văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng khác. Tục thờ cúng Thiên Y A Na đã lan tỏa ra nhiều nơi trên huyện đảo. Theo quan niệm của người dân ở Lý Sơn, bà Thiên Y A Na có sức mạnh vô biên, đứng đầu trong các vị thần che chở, độ trì cho họ trong cuộc sống. Do vậy, Thiên Y A Na mặc dù là vị thần của người Chăm nhưng lại là vị thần được thờ cúng nhiều nhất và cũng là vị 63Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi cHÚ THÍcH 1 Phan Thị Yến Tuyết, Đời sống xã hội - kinh tế văn hóa của ngư dân và cư dân vùng biển Nam Bộ, (Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2014), 353. Tài liệu gốc: B. Malinowski, 1922, Argonauts of the Western Pacific: An account of native enterprise and adventure in the archipelagos of Melanesian New Guinea, London, Routledge. 2 Phan Thị Yến Tuyết (2014), sđd, 354. 3 Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, (Hà Nội: Khoa học Xã hội, 2001), 16. 4 Đoàn Ngọc Khôi, “Lý lịch di tích đền thờ Thiên Y A Na ở Thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi”, 2004. 5 Nghe nói ông bà tui về dưới này rồi mới bắt đầu lập cái Lân này để quy danh lập ấp, từ đó thành mãi đến bấy giờ. Lân Đông Thạnh này cũng đã trải qua nhiều lần bị đốt cháy và rồi người dân lập trở lại và bây giờ nó mới có quy mô như thế này để thờ Bà Thiên Y A Na Ở đây người dân thờ Bà Thiên Y rất nhiều vì dọc theo miền biển 6 Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, Nhận thức về miền Trung Việt Nam hành trình 10 năm tiếp cận, (Huế: Thuận Hóa, 2009), 102. 7 Lý Tế Xuyên, Việt điện U linh tập, (1959), Lê Hữu Mục dịch, 71 - 72 8 Vì qua di tích của dinh bà Thiên Y A Na, thôn Trung Yên, xã An Hải thì chúng ta còn thấy hai di tích của người Chăm nữa đó là giếng nước hình vuông, miếu Con bò. Có thể đó chính là khu vực mà người Chăm trước kia sinh sống. Tư liệu điền dã của tác giả. 9 Tương truyền được người dân tìm thấy ngoài biển và mang về thờ tại đền. Hiện nay, tại huyện đảo Lý Sơn có 2 con nghê đá, một con đực thờ ở đền bà và một con cái thờ ở chùa Vĩnh Ân (Tư liệu điền dã của tác giả). 10 Trích văn tế cúng bà Thiên Y A Na tại Lân Đông Thạnh, An Hải, năm 2015. Nguồn: Duy Đoài, tư liệu điền dã. 11 Trích văn tế cúng bà Thiên Y A Na tại Lân Vĩnh Hòa, An Vĩnh, năm 2015. Nguồn: Duy Đoài, tư liệu điền dã. 12 Trích văn tế cúng bà Thiên Y A Na tại Lân Đông Thạnh, An Hải, năm 2015. Nguồn: Duy Đoài, tư liệu điền dã. TÀI lIỆU THaM KHẢo 1. Phan Đình Độ. “Tín ngưỡng thờ nữ thần trên đảo Lý Sơn”. Cẩm Thành. Số 36. 11/2003. 37 - 41. 2. Lê Như Hoa (chủ biên). 2001. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hà Nội: Văn học Nghệ thuật. 3. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo. 2005. Từ điển văn hóa tín ngưỡng phong tục. Hà Nội: Văn học Nghệ thuật. 4. Đoàn Ngọc Khôi. 2004. Lý lịch di tích đền thờ Thiên Y A Na ở Thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi. 5. Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi. 2002. Văn hóa truyền thống đảo Lý Sơn. Quảng Ngãi: Quảng Ngãi. 6. Ngô Đức Thịnh (chủ biên). 2001. Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam. Hà Nội: Khoa học Xã hội. 7. X.A. Tocarev (Lê Thế Thép dịch). 1994. Các hình thức tôn giáo sơ khai và phát triển của chúng. Hà Nội: Chính trị Quốc gia. 8. Phan Thị Yến Tuyết. 2014. Đời sống xã hội - kinh tế văn hóa của ngư dân và cư dân vùng biển Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. UBND tỉnh Quảng Ngãi. 2008. Địa chí Quảng Ngãi. Hà Nội: Từ điển Bách khoa. 10. Lý Tế Xuyên. Việt điện U linh tập. 1959. Lê Hữu Mục dịch. 11. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế. 2009. Nhận thức về miền Trung Việt Nam hành trình 10 năm tiếp cận. Huế: Thuận Hóa. 12. Nguyễn Đăng Vũ. “Tín ngưỡng thờ mẫu của cư dân ven biển Quảng Ngãi”. Cẩm Thành. Số 35/ 2003. 28. 13. Nguyễn Thị Thanh Xuyên. 2013. “Mẫu thần và nữ thần của cư dân duyên hải Nam Trung Bộ: thống nhất trong đa dạng”. Cẩm Thành. Số 75-76/2013. thần có vị thế cao nhất trong tín ngưỡng của bà con ở đảo Lý Sơn. Trong các bài văn tế ở các dinh, miếu, lân người dân đã đưa Bà lên vị trí “thượng thượng thượng đẳng thần”. Nhà nghiên cứu Phạm Thoại Truyền ở An Vĩnh cho rằng: “Tục thờ cúng bà Thiên Y A Na là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng nhằm tưởng nhớ người tiền hiền đã có công trong quá trong trình lập danh quy ấp ngày xưa, cũng như tinh thần giáo dục cao về sự đoàn kết”. Nhận định này rất đúng; chẳng hạn: để tỏ lòng tri ân dòng họ Phạm có công tạo dựng cũng như phát nguyện cúng khu đất cho Lân Vĩnh Hòa, An Vĩnh để thờ Thiên Y A Na, cứ đến ngày vía bà xong thì ban tế tự đem một dĩa sườn và dĩa lòng đến nhà thờ họ Phạm để tri ân. Điều này cũng thấy ở dinh Thiên Y A Na thôn Trung Yến xã An Hải thực hiện để tri ân họ Trần. Tóm lại, tục thờ cúng Thiên Y A Na của người Việt ở huyện đảo Lý Sơn là một dạng tín ngưỡng thờ Mẫu, một phong tục độc đáo mang nhiều giá trị văn hóa, xã hội, bởi nó thể hiện sự thích nghi với điều kiện sống của con người. Chính yếu tố môi trường và sinh thái văn hóa biển, đảo ở Lý Sơn đã tạo nên những đặc trưng riêng trong nghi thức thờ cúng bà. N.D.Đ.
Tài liệu liên quan