Tục thờ và miếu thờ thiên hậu của người việt vùng Tây Nam Bộ

Tóm tắt Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu là một tục thờ dân gian của người Hoa Nam được truyền vào đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII - XVIII theo bước chân của lưu dân Hoa Nam. Theo thời gian, tín ngưỡng này bén rễ tại Nam Bộ với 74 miếu thờ ở vùng Tây Nam Bộ và 58 miếu thờ ở Đông Nam Bộ. Với tính cách mở - thoáng và linh hoạt trong tiếp nhận văn hóa trên nền tảng dung hòa đa văn hóa của vùng văn hóa Tây Nam Bộ, người Việt đã chủ động tiếp nhận và thực hành tục thờ Thiên Hậu theo cách riêng của mình. Tìm hiểu bản chất, giá trị của tục thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ, nghiên cứu này đã phát hiện rằng người Việt chỉ tiếp nhận một phần biểu tượng Thiên Hậu chứ không phải toàn bộ hệ thống ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng cũng như tục thờ biểu tượng này.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tục thờ và miếu thờ thiên hậu của người việt vùng Tây Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5Số 25 - Tháng 9 - 2018 TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TỤC THỜ VÀ MIẾU THỜ THIÊN HẬU CỦA NGƯỜI VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ NGUYỄN NGỌC THƠ Tóm tắt Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu là một tục thờ dân gian của người Hoa Nam được truyền vào đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII - XVIII theo bước chân của lưu dân Hoa Nam. Theo thời gian, tín ngưỡng này bén rễ tại Nam Bộ với 74 miếu thờ ở vùng Tây Nam Bộ và 58 miếu thờ ở Đông Nam Bộ. Với tính cách mở - thoáng và linh hoạt trong tiếp nhận văn hóa trên nền tảng dung hòa đa văn hóa của vùng văn hóa Tây Nam Bộ, người Việt đã chủ động tiếp nhận và thực hành tục thờ Thiên Hậu theo cách riêng của mình. Tìm hiểu bản chất, giá trị của tục thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ, nghiên cứu này đã phát hiện rằng người Việt chỉ tiếp nhận một phần biểu tượng Thiên Hậu chứ không phải toàn bộ hệ thống ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng cũng như tục thờ biểu tượng này. Từ khóa: Tục thờ, miếu thờ, Thiên Hậu, người Việt, Tây Nam Bộ Abstract Tian Hou cult is a popular religion of Southern Chinese which has been transmitted into Southern Vietnam since 17th - 18th centuries with the Southern Chinese immigration. Gradually, this religion has rooted deeply in Southern Vietnam with 74 temples in the Southwestern of Vietnam and 58 others in Southeastern of Vietnam. Being open-minded and flexible in absorbing culture on the basis of multi-cultural harmonization of the Southwestern culture, Vietnamese people actively receive and practice Tian Hou cult by their own way. By studying the nature and value of Tian Hou worship of the Vietnamese in the Southwest, this study found that the Vietnamese only received part of the Tian Hou symbol, not the whole system of meaning of the symbol as well as worshiping this symbol. Keywords: The cult, temple, Tian Hou, Vietnamese, Southwestern 1. Tục thờ Thiên Hậu vùng Tây Nam Bộ 1.1. Văn hóa Nam Bộ là một bộ phận hữu cơ của văn hóa Việt Nam. Cao Tự Thanh nhận định rằng, ngoài yếu tố thân phận lịch sử - xã hội những người di dân thì yếu tố sản xuất hàng hóa (nông nghiệp trồng trọt) hết sức dồi dào và tính đa dạng văn hóa tộc người ở Nam Bộ là các động lực chính làm cho Nho giáo ở vùng này trở nên “Nho nhưng không phải Nho, không phải Nho nhưng Nho”, bám trụ với thực tiễn lao động, vừa mang cốt cách tinh thần người Việt vừa thâu nhận và tái tạo tinh hoa văn hóa của các tộc người khác (13). Tục thờ nữ thần ở Việt Nam có nguồn gốc lâu đời, gắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước và lối sống làng xã cộng đồng mẫu hệ cổ điển ở Đông Nam Á. Người phương Tây từng nhận định “Đông Nam Á là xứ sở của mẫu hệ” (14, tr.44), kể cả khi một bộ phận Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Brunei, v.v.) đã Hồi giáo hóa thì dấu ấn mẫu hệ vẫn tồn tại trong từng nếp ăn nếp ở. Mẫu thần là những nữ thần quan trọng được nhân dân tôn xưng thành Mẫu qua quá trình “lên khuôn”, “nâng cao” (17, tr.58) thành một thứ tín ngưỡng có hệ thống, có quy củ. “Mẫu là nữ thần, nhưng không phải tất cả nữ thần đều là Mẫu” (16, tr.59). “Mẫu” ban đầu là “mẹ”, là nữ thần, song khi “mẹ”, “nữ thần” được nâng lên thành “mẫu” thì ý nghĩa biểu tượng của “mẫu” đã được mở rộng thêm. “Mẫu” gắn liền với sự sinh sôi, với sự bảo vệ, với phúc lành và sự sống. “Mẫu” là những người mẹ tổ tông, những nữ anh hùng dân tộc được thần thánh hóa, những vị phúc thần, những vị tiên nữ trong văn hóa dân gian v.v. Theo Đỗ Thị Hảo và Mai Ngọc Chúc, ở Việt Nam có ít nhất 75 vị nữ thần tiêu biểu, trong đó có 27 vị gốc thuần Việt (6, tr.52). Phổ biến nhất có thể kể đến Mẫu Sơn ở trung du và Số 25 - Tháng 9 - 20186 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA miền núi phía bắc, bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, Hai Bà Trưng, bộ ba Tam phủ và bộ tứ Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện ở đồng bằng Bắc Bộ, Thánh Mẫu Liễu Hạnh và hàng chục nữ thần khác ở xứ Thành Nam, bà Chúa Ngọc ở Huế, Thiên Yana Poh Nagar ở Nha Trang, Linh Sơn Thánh Mẫu, Ngũ hành nương nương, bà Chúa Xứ, bà Thiên Hậu, bà Hỏa ở Nam Bộ v.v... Một số Mẫu thần ở Việt Nam có nguồn gốc từ khu vực và thế giới, được tiếp nhận thông qua những cuộc di dân hay qua giao lưu, tiếp biến văn hóa. Trong số đó có thể kể bà Thiên Hậu, bà Chúa Thai Sanh (Kim Hoa nương nương), Diêu Trì Kim Mẫu, Tây Vương Thánh Mẫu (gốc Trung Hoa), mẫu Mariamman1 (gốc Ấn Độ) v.v. Trong số các thánh mẫu ấy, bà Thiên Hậu được khá đông đảo người dân Việt, Hoa, Khmer sùng bái. 1.2. Thiên Hậu là mẫu thần cộng đồng hình thành từ vùng Bồ Điền, Phúc Kiến, sau mở rộng khắp vùng duyên hải Hoa Nam, Đài Loan, hạ lưu sông Trường Giang và lan rộng khắp thế giới với khoảng 6.000 miếu thờ. Các miếu Thiên Hậu được gọi tên dưới nhiều dạng thức khác nhau như Thiên Hậu cung, Thiên Hậu miếu, Ma Tổ miếu, Ma Tổ các, Thánh Mẫu miếu v.v., được coi là nơi gặp gỡ của những những ước vọng dân gian từ mộc mạc, bình dị (như an lành, hạnh phúc, tai qua nạn khỏi) cho đến đậm chất kinh tế như buôn may bán đắt, giàu sang thịnh vượng của các cộng đồng cư dân địa phương. Người Đài Loan và người Hoa ở Đông Nam Á hải đảo (nhất là nhóm Phúc Kiến) gọi bà là Ma Tổ (2, tr.33); người Trung Quốc gọi bà là Thiên Hậu hoặc Thiên Phi; người Hoa ở Việt Nam và người Việt Nam nói chung gọi bà là Thiên Hậu. Với tên gọi Thiên Hậu, bà đã trở thành biểu tượng đã “chuẩn hóa” (standardized), “chính thống hóa” (orthodoxed) thông qua sắc phong và ghi nhận của triều đình trung ương (theo quan điểm của James Watson, 23). Nói cách khác, ở một chừng mực nhất định, bà là “bàn tay kéo dài” (quan điểm Daivid Faure, 3) của các bậc đế vương ở từng xóm làng, từng địa phương cụ thể có thờ bà. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn vùng Tây Nam Bộ có 74 miếu Thiên Hậu, trong đó có 57 miếu của người Hoa và 17 miếu do người Việt xây dựng, tổ chức quản lý và sinh hoạt tín ngưỡng. Tổng số 74 miếu bao gồm: Cần Thơ có 1 miếu, Tiền Giang 2 miếu, Đồng Tháp 1 miếu, Bến Tre 4 miếu, Vĩnh Long 6 miếu, Long An 3 miếu, Trà Vinh 11 miếu, An Giang 4 miếu, Kiên Giang 8 miếu, Sóc Trăng 16 miếu, Bạc Liêu 9 miếu và Cà Mau 9 miếu. Có thể thấy dải đất ven biển từ Trà Vinh xuống bán đảo Cà Mau là khu vực tập trung đông đảo nhất các cơ sở thờ tự Thiên Hậu chủ yếu do người Hoa Triều Châu và người Việt xây dựng và quản lý. Bên cạnh đó, con đường thương mại xưa qua kênh Chợ Đệm, sông Mỹ Tho, sông Măng Thít và hệ thống sông Tiền - sông Hậu cũng là vùng đất có nhiều miếu thờ Thiên Hậu (Tiền Giang, Vĩnh Long). Khu vực thứ ba là dải đất ven biển Tây mà tập trung nhiều nhất là vùng Rạch Giá và Hà Tiên. Hai tiểu vùng Đồng Tháp Mười và cánh đồng Hậu Giang là nơi thưa vắng nhất trong toàn vùng. 1.3. Miếu Thiên Hậu và cộng đồng thờ Thiên Hậu có mặt ở hầu hết các châu lục của thế giới, trong đó nhiều nhất là hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Theo ước tính, toàn thế giới có khoảng 6.000 miếu thờ với hơn 200 triệu tín đồ thuộc các cấp độ khác nhau. Thế nhưng, dù ở Đông Á, Bắc Mỹ, Châu Âu hay Châu Phi, đối tượng tín đồ luôn là người Hoa hay người gốc Hoa, các dân tộc khác nếu có cũng chỉ là thành phần tham dự một vài hoạt động lễ hội theo tâm thức học hỏi, giao lưu văn hoá hay do hiếu kỳ. Qua khảo sát thư tịch và khảo sát điền dã ở hầu hết các quốc gia Đông Á, chúng tôi nhận thấy điều này là chính xác. Ngay tại Los Angeles, nơi có một miếu Thiên Hậu được treo bảng tên cả bằng chữ Việt lẫn chữ Hán thì ngôi miếu này vẫn là miếu Hoa, do người Hoa từ Việt Nam di dân sang xây dựng và quản lý. Từ Phnom Penh, Bangkok, Kuala Lumpur, Singapore cho đến Jakarta, Manila, tục thờ Thiên Hậu đã hiện diện cùng với cộng đồng người Hoa từ hàng trăm năm qua, thế nhưng chưa từng có trường hợp nào người dân bản địa xây dựng miếu thờ và tổ chức thực hành tín ngưỡng Thiên Hậu được ghi nhận. Họ cũng chỉ đơn thuần cùng tham gia lễ hội với người Hoa, cùng chia sẻ không gian lễ hội cũng như hưởng thụ không khí náo nức của các hoạt động văn hoá - văn nghệ gắn với lễ hội mà thôi. 7Số 25 - Tháng 9 - 2018 TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Với tỷ lệ 23%, con số 17 miếu Thiên Hậu do người Việt xây dựng và tổ chức quản lý ở vùng Tây Nam Bộ phải chăng là một sự ngoại lệ vô tiền khoáng hậu? Rõ ràng bà Thiên Hậu được giới thiệu ra khắp thế giới, nơi các cộng đồng bản địa chỉ dừng lại ở mức tiếp xúc chứ chưa thật sự được tiếp nhận vào dòng văn hoá bản địa, vậy tại sao bà lại có chỗ đứng nhất định trong tâm thức một bộ phận người Việt? Nếu cho hệ tư tưởng tam giáo đồng nguyên từ trong truyền thống là một nền tảng văn hóa cơ bản đưa các dân tộc chia sẻ cùng hệ tư tưởng ấy đến gần nhau hơn, vậy tại sao ở Hàn Quốc và Nhật Bản, bà Thiên Hậu chỉ được thờ tự trong một nhóm nhỏ cư dân gốc Hoa mà thôi (như Incheon, Mokpo ở Hàn Quốc; Okinawa ở Nhật Bản)? Chắc chắn rằng việc tiếp nhận và tổ chức hoạt động tín ngưỡng Thiên Hậu vùng Tây Nam Bộ chứa đựng những hàm ý diễn ngôn thú vị cần được phân tích thấu đáo. Ngay ở Bắc và Trung Bộ, các miếu thờ Thiên Hậu do người Hoa xây dựng và quản lý, nay một phần đã “bản địa hóa” cùng với quá trình hội nhập sâu đậm của cộng đồng này ở địa phương (Hưng Yên, Nam Định, Huế, Hội An). Một bộ phận khác vẫn do cộng đồng người Hoa tổ chức quản lý và sinh hoạt tín ngưỡng, như ở Quảng Ninh, Hội An, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Ninh Hòa, Nha Trang, Phan Thiết v.v. (26). Ở Đông Nam Bộ, tuy vẫn có hiện tượng người Việt dựng miếu thờ bà Thiên Hậu nhưng số lượng không nhiều và tính chất không tiêu biểu như ở vùng Tây Nam Bộ. Trong những phần nội dung dưới đây chúng tôi đi từ khảo tả miếu thờ và tục thờ Thiên Hậu của người Việt ở vùng văn hóa Tây Nam Bộ đến phân tích, so sánh và suy luận nội dung, đặc điểm cùng những diễn ngôn văn hóa - xã hội hàm chứa trong tín ngưỡng này nhằm phần nào tìm đáp án cho câu hỏi nói trên. 2. Miếu thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ 2.1. Trong dòng chảy văn hóa người Việt, Tây Nam Bộ là vùng văn hóa “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều vùng đất khác, là nơi hợp lưu văn hóa các tộc người bản địa và mới đến, đã “gặp gỡ”, “giao thoa”, “thâu nạp” lẫn nhau và tái tạo, lên khuôn theo các kiểu thức riêng của từng cộng đồng tộc người. Với tâm và thế của dân tộc chủ thể, người Việt đã chủ động khai phóng tư duy, đón nhận những giá trị mới theo hướng có thể sử dụng để bổ sung vào dòng văn hóa của mình vốn đã có phần sơ bạc sau nhiều thế kỷ di dân qua nhiều vùng đất với các dạng thức văn hóa khác nhau. Nói cách khác, quá trình thâu nhận và tái tạo văn hóa người Việt ở Trung Bộ thời kỳ Đàng Trong là một bước đệm, bước tập dượt hết sức có ý nghĩa để người Việt vùng Tây Nam Bộ một lần nữa “thâu nạp và tái cấu trúc nhiều thực hành văn hóa - xã hội ở địa phương (xem thêm 18). Trong hệ thống các bình diện văn hóa xã hội được người Việt thâu nhận và tái tạo ở Tây Nam Bộ thì tín ngưỡng tôn giáo, nghệ thuật trình diễn và phương thức sinh kế là các lĩnh vực phản ánh xu hướng ấy một cách sâu sắc nhất. Nguồn gốc quan trọng nhất của các hiện tượng thâu nạp này nằm ở tính chất sơ bạc của văn hóa sau quá trình di dân, khai khẩn và tính chủ động của người Việt trong tiếp nhận cái mới ở địa phương (nhất là các yếu tố văn hoá Chăm, Hoa và Khmer). Trong tâm thức người Việt cũng như nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á và Đông Á (nhất là ở Hoa Nam), mỗi thần thánh đều có những “bổn phận”, “chức năng” riêng, trong số đó nhiều thần thánh vừa mang hàm ý ước vọng dân gian vừa mang các ý nghĩa biểu tượng do chính quyền phong kiến trung ương ấn định. Trong dân gian, các vị thần khác nhau có liên quan đến các phạm trù, bình diện khác nhau của đời sống nhân sinh, ví dụ bà Chúa Xứ cai quản vùng đất, bà Thủy cai quản vùng nước, Quan Thế Âm Bồ Tát cứu độ chúng sinh, Thiên Hậu vừa là thần biển (hải thần) vừa là mẫu thần ban phát phúc lành (phúc thần) v.v., do vậy các dân tộc trong vùng có xu hướng kết hợp thờ đa thần với mong mỏi “hễ bất cứ ước vọng nào cũng có thần linh nghe thấy hết”. 2.2. Có 17 trên tổng số 74 miếu Thiên Hậu toàn vùng Tây Nam Bộ là do người Việt xây cất và tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng (Bảng 1). Ngoài ra, bà Thiên Hậu còn được người Việt phối thờ ở miếu Bà Chúa Xứ thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang; miếu Bà Thủy ở thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân và miếu Tam Vị thị trấn Cái Nước, tỉnh Cà Mau; cung Cửu Thiên Chúa Xứ ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu; chùa Tân Long xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh (26; xem thêm 19); miếu Bà Chúa Xứ - Bà Số 25 - Tháng 9 - 20188 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Mã Châu ở ấp Bãi Bấc, xã Lại Sơn, quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang (22). Nhìn chung, các miếu (miễu) Thiên Hậu do người Việt xây dựng hoàn toàn không theo quy cách kiến trúc của người Hoa mà phảng phất lối kiến trúc đình, miếu người Việt ở Nam Bộ, đồng thời chứa đựng ít nhiều dấu ấn của kiến trúc phương Tây. Về đại thể có thể chia tổng số 17 miếu ấy thành ba phong cách chính: Một là dạng miếu quy mô lớn mang phong cách kiến trúc đình làng Nam Bộ, bao gồm miếu Chúa Xứ - Thiên Hậu Hòa Thuận, miếu Bà Thiên Hậu Vĩnh Bảo (Trà Vinh), Hội quán Minh Hương thành phố Vĩnh Long, miếu Bà Thiên Hậu ấp Cá Lóc (Trà Vinh), miếu Thiên Hậu Huỳnh Kỳ (Sóc Trăng), miếu Thiên Hậu Cây Bàng và miếu Thiên Hậu Tiệm Tôm (Bến Tre). Các miếu có cấu trúc không gian lớn, ít có họa tiết trang trí trên nóc hay mặt tiền miếu so với miếu Thiên Hậu của người Hoa trong vùng (ngoại trừ nhóm tứ linh và cá chép); ngược lại có võ ca, võ quy và cấu trúc bố trí các khán thờ, bàn thờ khá thống nhất với đình làng người Việt, bao gồm bàn thờ chính thờ Thiên Hậu, hai bên có phối thờ tiền - hậu hiền, tả - hữu ban và các chiến sĩ, thần thánh khác (Ảnh 1, 2). Hai là dạng miếu pha trộn giữa phong cách đình làng và kiến trúc nhà ở người Việt vùng Tây Nam Bộ. Tiêu biểu phải kể đến miếu Thiên Mậu Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc (An Giang). Cấu trúc miếu về cơ bản là một căn nhà một gian hai mái trước sau, mặt tiền có ba cửa vào theo phong cách thượng song hạ bản, mái ngói âm dương nâu đỏ, khá đồng điệu với màu sắc tổng thể của miếu, trên gờ nóc có trang trí các motip quỳ long và chim phụng, hàng cột có bao lam hoa văn cung đình Huế. Nội điện miếu phân thành hai bộ phận chính, gồm phần không gian sinh hoạt tín ngưỡng và phần chính điện nằm ở cuối gian nhà. Ngoài Thiên Hậu được thờ phụng trên đàn cao phía trên, còn có bàn hương án thấp phía trước, hai bên có thờ tả - hữu ban và tiền - hậu vãng. Miếu là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân Châu Đốc, do vậy mang Bảng 1. Miếu thờ Thiên Hậu của người Việt ở vùng Tây Nam Bộ STT Tên miếu Địa chỉ 1 Miếu Thiên Hậu Phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An 2 Miếu Thiên Hậu Phường 7, thành phố Tân An, tỉnh Long An 3 Miếu Thiên Hậu Vĩnh Mỹ Phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang 4 Miếu Thiên Hậu Thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre 5 Miếu Thiên Hậu Tiệm Tôm Chợ Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre 6 Miếu Thiên Hậu Cây Bàng Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre 7 Hội quán Minh Hương Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 8 Miếu Thiên Hậu Hòa Lộc Chợ Hòa Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 9 Miếu Bà Thiên Hậu Xã Vĩnh Bảo, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh 10 Miếu Chúa Xứ - Thiên Hậu Xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh 11 Miếu Bà Thiên Hậu Ấp Cá Lóc, Thị trấn Định An, Trà Cú, tỉnh Trà Vinh 12 Miếu Bà Thiên Hậu Thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh 13 Miếu Thiên Hậu Huỳnh Kỳ Xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng 14 Miễu Bà Thiên Hậu Xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng 15 Thiên Hậu Thánh Mẫu Cung Chợ thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 16 Thiên Hậu Cung Xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu 17 Miếu Thiên Hậu trong quần thể Lăng Ông Nam Hải - Miếu Bà Thiên Hậu Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu 9Số 25 - Tháng 9 - 2018 TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA tính chất điển hình của ngôi miếu cộng đồng (communal temple) (Ảnh 3). Dạng thứ ba là các miễu, am tự nhỏ khá phổ biến trong các vùng nông thôn Tây Nam Bộ, thường chỉ có một gian nhỏ hoặc đôi khi có thêm nhà tiền tế phía trước dùng làm nơi bái viếng. Kiến trúc nhóm miếu thứ ba này nhìn chung khá đơn giản, ngoại trừ miếu Thiên Hậu phường 1, thành phố Tân An (Long An) và miếu Thiên Hậu chợ Bạc Liêu (Bạc Liêu) có hoa văn trang trí trên bao lam, cột trụ. Miếu Thiên Hậu thị trấn Ba Tri (Bến Tre) gắn liền với chùa Long Đức3. Các ngôi miếu này đa phần mang tính chất gia miếu, dù rằng vẫn có Ban quản lý, được hợp thành từ người dân địa phương, song tính chất khá lỏng lẻo (Ảnh 4). Tượng Thiên Hậu của người Việt nhìn chung có hai phong cách chính. Thứ nhất là phong cách Việt, bà Thiên Hậu được thể hiện trong hình dáng của vị mẫu thần từ bi, phúc hậu, hoặc luống tuổi, hoặc trẻ trung, đầu đội mão chim phụng và các hoa văn trang trí khác, hoàn toàn mang tính chất dân gian Việt. Phong cách thứ hai thể hiện theo kiểu chính thống “chuẩn hóa”, bà là một vị “hoàng hậu thiên đình”, đầu có đội mão kiểu các hoàng đế Trung Hoa (phong cách nhà Minh là chính yếu). Nhóm tượng thứ hai này thường do Ban quản trị miếu (miễu) đặt thỉnh từ Trung Quốc hay từ cộng đồng người Hoa trong vùng về thờ (Ảnh 5, 6). Các tượng thần phối thờ tương đối đa dạng, từ Khổng Tử, Lão Tử cho đến các thần thánh dân gian như Quan Công, Quan Âm, Địa Mẫu, bà Chúa Xứ, 12 bà mụ, tả - hữu ban, tiền - hậu vãng v.v. Cấu trúc các đối tượng thờ và phối thờ thể hiện sự pha trộn tam giáo Nho, Phật, Đạo cùng tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian - một nét bản sắc văn hóa dân gian người Việt xuyên suốt Bắc - Trung - Nam. Hội họa và điêu khắc trang trí trên các miếu Thiên Hậu của người Việt tương đối đơn giản, chủ yếu xoay quanh nhóm tứ linh, hổ và cá chép - một đặc trưng chung của các đình, Ảnh 1. Miếu Thiên Hậu Vĩnh Bảo, Ảnh 2. Miếu Thiên Hậu ấp Cá Lóc, TT. Đại An, Châu Thành, Trà Vinh2 Trà Cú, Trà Vinh Ảnh 3. Miếu Thiên Hậu Vĩnh Mỹ, Tp. Châu Đốc, An Giang Ảnh 4. Miếu Thiên Hậu xã Vĩnh Mỹ B, Hòa Bình, Bạc Liêu Số 25 - Tháng 9 - 201810 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA miếu của người Việt ở Nam Bộ. Motip thường thấy là lưỡng long tranh châu, song phụng triều nhật, long phụng hòa minh, thanh long - bạch hổ, ô quy - bạch hạc v.v. Nhìn dưới góc độ mỹ thuật, các họa tiết mang phong cách khá bình dị, bút pháp mộc mạc, cách phối màu chủ yếu theo nguyên tắc đa sắc phối hợp, trong đó nhiều nhất là ba màu đỏ, xanh, vàng (theo ngũ hành). Dù là miếu (miễu) bà với các sinh hoạt tín ngưỡng tự do linh hoạt song phong cách kiến trúc và mỹ thuật về cơ bản là theo điển chế nhà Nguyễn (1802-1945), nhưng ở mức độ sơ bạc nhất (Ảnh 7). 3. Đặc điểm tục thờ và miếu thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ Để thảo luận phần nội dung này, chúng tôi áp dụng mô hình Tam vị của Pierce để nhấn mạnh mối quan hệ tương tác giữa biểu tượng (symbol) hay kí hiệu (sign) với trường ý nghĩa của biểu tượng (signified) trong bối cảnh văn hóa của từng nhóm cộng đồng khách thể cụ thể (tham khảo 5). Cùng với lớp ý nghĩa “chuẩn hóa” do các triều đại phong kiến “sắc phong” và “gia phong” (superscribed, theo quan điểm của Duara) (1) cho (tính tôn ti trật tự, tính điển chế, tính gắn kết nhà nước với cộng đồng địa phương, hệ giá trị Nho giáo v.v.), bà Thiên Hậu trong dân gian là một vị thần biển, thần ban phát phúc lành, nữ thần bảo trợ sinh sôi nảy nở, và một vị “thần tài”. Hẳn nhiên, c
Tài liệu liên quan