Tượng hai người cõng nhau thổi kèn

Trong các nền văn hóa tiền Đông Sơn đã phát hiện được nhiều pho tượng, nhưng chỉ đến văn hóa Đông Sơn thì tượng mới thực sự nở rộ với số lượng lớn và phong phú về chủng loại cũng như chức năng sử dụng.

pdf6 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tượng hai người cõng nhau thổi kèn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tượng hai người cõng nhau thổi kèn Trong các nền văn hóa tiền Đông Sơn đã phát hiện được nhiều pho tượng, nhưng chỉ đến văn hóa Đông Sơn thì tượng mới thực sự nở rộ với số lượng lớn và phong phú về chủng loại cũng như chức năng sử dụng. Tổng hợp lại, nghệ thuật tạo tượng Đông Sơn có hai dòng chính: Dòng tượng tròn và dòng tượng trang trí. Dòng tượng tròn xuất hiện trước, tuy có mặt trong các văn hóa tiền Đông Sơn, nhưng đến văn hóa Đông Sơn nó mới trở nên đa dạng hơn hẳn với sự ra đời của những tượng động vật mới và những dáng vẻ đặc sắc của hình tượng người. Đề tài tạo tượng của văn hóa Đông Sơn rất phong phú. Mỗi sản phẩm đều thực sự là những tác phẩm nghệ thuật hội tụ đầy đủ hai yếu tố: thẩm mỹ và kỹ thuật cao. Nhưng đặc biệt, người Đông Sơn khi miêu tả chính mình thì phần nào có cặp mắt sắc xảo, tinh tế hơn. Khối tượng hai người cõng nhau thổi khèn của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia thuộc dòng tượng tròn, được đánh giá là sinh động nhất trong những khối tượng đã được phát hiện từ trước đến nay. Tượng có chiều cao 8,5cm và rộng: 9,5cm. Tượng do nhà khảo cổ học người Thụy Điển Olov. Janse phát hiện trong một ngôi mộ gạch lớn và mang về Bảo tàng Louis Finot vào năm 1935. Nay tượng được lưu giữ và trưng bày trong hệ thống chính của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Tượng thể hiện hai nguời cõng nhau thổi khèn. Người cõng trong tư thế cong lưng, hai chân như đang nhún nhẩy, hai tay choàng ra ôm đỡ người ngồi trên lưng. Khuôn mặt rõ nét, cặp mắt nhỏ sắc, miệng hé. Tóc vấn búi cao, tai đeo khuyên tròn to rủ xuống ngang vai. Người ngồi trên lưng miệng ngậm khèn, một tay ôm lấy người cõng, một tay đỡ lấy khèn. Tượng hai người cõng nhau thổi khèn được giả thiết là khối tượng được gắn trên nắp bình rượu. Khối tượng thể hiện một vũ công đang nhảy múa, sau lưng ôm một nhạc công đang chơi khèn trong đêm lễ hội. Cả nhạc công và vũ công như hòa nhập thành một thực thể thống nhất ăn ý, hài hòa. Toàn khối tượng tả thực với nhiều chi tiết khá phức tạp: mảng đặc, mảng thủng nhưng vẫn liên kết với nhau một cách mạch lạc, tạo cho khối tượng vẻ cân đối, vững chắc, đồng thời vẫn toát lên vẻ đẹp giản dị, bình yên của một xã hội Đông Sơn phát triển về mọi mặt. Hai người cõng nhau thổi khèn là hình ảnh về sinh hoạt âm nhạc dân tộc, được đánh giá là sinh động nhất của nghệ thuật biểu diễn, phản ánh hiện thực nhất trong số những khối tượng được các nhà nghiên cứu phát hiện từ trước đến nay, được coi là tác phẩm tượng nghệ thuật cổ độc đáo, như một thông điệp của thời đại Hùng Vương dựng nước gửi lại cho muôn đời sau.