Tương tác trong dạy học và dạy học tương tác

Tóm tắt. Nội dung bài viết làm rõ khái niệm tương tác trong dạy học và dạy học tương tác, chỉ ra đặc trưng của dạy học tương tác, vai trò và ý nghĩa của môi trường dạy học theo quan điểm dạy học tương tác, thiết lập mô hình cấu trúc và cơ chế tương tác trong dạy học. Từ đó cho thấy quan điểm dạy học tương tác, với các hoạt động tương tác chủ động giữa người học với môi trường dạy học, tương tác xã hội giữa người học với bạn học là trọng tâm của các hoạt động tương tác.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tương tác trong dạy học và dạy học tương tác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0023 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 3-9 This paper is available online at TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC VÀ DẠY HỌC TƯƠNG TÁC Nguyễn Văn Cường1, Nguyễn Cẩm Thanh2 1Trường Đại học Potsdam, Cộng hòa Liên bang Đức 1Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nội dung bài viết làm rõ khái niệm tương tác trong dạy học và dạy học tương tác, chỉ ra đặc trưng của dạy học tương tác, vai trò và ý nghĩa của môi trường dạy học theo quan điểm dạy học tương tác, thiết lập mô hình cấu trúc và cơ chế tương tác trong dạy học. Từ đó cho thấy quan điểm dạy học tương tác, với các hoạt động tương tác chủ động giữa người học với môi trường dạy học, tương tác xã hội giữa người học với bạn học là trọng tâm của các hoạt động tương tác. Từ khóa: Tương tác trong dạy học, dạy học tương tác. 1. Mở đầu Trong mọi hoạt động dạy học đều có sự tương tác giữa các thành tố (người dạy, người học, môi trường học tập,...), nhưng không phải mọi quá trình dạy học đều được gọi là dạy học tương tác. Tương tác trong dạy học nói chung và dạy học tương tác là hai khái niệm có nội hàm khác nhau. Hiểu rõ và phân biệt hai khái niệm này, từ đó vận dụng quan điểm dạy học tương tác vào thực tiễn dạy học mới đem lại hiệu quả. Các nghiên cứu về dạy học tương tác đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đạt được nhiều kết quả nổi bật đáng ghi nhận, điển hình như Jean-Marc Denomm và Madeleine Roy người Canađa nghiên cứu cơ chế dạy - học thông qua việc tiếp cận khoa học thần kinh và đề cao vai trò của yếu tố môi trường trong dạy học [2]. Tư tưởng lí thuyết kiến tạo có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới việc nghiên cứu dạy học theo quan điểm dạy học tương tác cũng như môi trường dạy học. Trong cuốn sách "Lí luận dạy học kiến tạo – Dạy và học từ góc nhìn tương tác“ Kersten Reich [4, tr. 160, 205] đã phân tích bản chất của việc học tập theo lí thuyết kiến tạo, trong đó nhấn mạnh quá trình học tập kiến tạo đồng thời là quá trình sáng tạo, mang tính tình huống, tính xã hội, tính cá nhân và là quá trình cảm xúc. Kesten Reich cũng phân tích đặc điểm tương tác người dạy và người học, trong đó người dạy không đóng vai trò chính là người truyền thụ tri thức cho người học mà chủ yếu là người tổ chức, điều phối hoạt động kiến tạo tri thức và hành động của người học. Xu hướng quốc tế phổ biến trong cải cách giáo dục hiện nay là giáo dục định hướng năng lực. Trong tác phẩm "Tổ chức môi trường học tập thành công“ Diethelm Wahl đã đề cập đến một "môi trường học tập mới cho con đường chuyển từ tri thức sang năng lực hành động". Theo đó, môi trường dạy học cần góp phần phát triển ở người học khả năng độc lập, khả năng giao tiếp, khả Ngày nhận bài: 28/10/2014. Ngày nhận đăng: 15/2/2015. Liên hệ: Nguyễn Văn Cường, e-mail: vancuong@uni-potsdam.de 3 Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Cẩm Thanh năng hành động và khả năng đánh giá ở mức cao hơn. Những yêu cầu đó đòi hỏi sự thay đổi về cơ bản tính chất các mối tương tác trong dạy học theo hướng tăng cường tính tích cực, tự lực của người học [6, tr.39]. Theo mô hình các năng lực then chốt của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) [3] cho thấy tương tác không chỉ là phương thức mà còn là mục tiêu dạy học. Người học cần được hình thành năng lực tương tác, trong đó có khả năng sử dụng một cách tương tác với các phương tiện ngôn ngữ, thông tin, tri thức và công nghệ cũng như năng lực tương tác xã hội. Kết quả các nghiên cứu thể hiện coi trọng vai trò người học trong dạy học và mối quan hệ tương tác người dạy - người học - môi trường. Tương tác trong dạy học được đề cập dưới nhiều cách tiếp cận và mức độ khác nhau, có thể ở bình diện mô hình lí thuyết về dạy học tương tác, hoặc chỉ nằm trong những nghiên cứu liên quan hay những mô hình dạy học cụ thể. Điểm chung cơ bản trong những nghiên cứu này là đều nhấn mạnh tính tích cực và tự lực của người học trong mối tương tác đa dạng với các thành phần của môi trường dạy học. Yếu tố môi trường dạy học được quan tâm nhiều hơn, đó là môi trường dạy học có tổ chức, sử dụng đa phương tiện là một xu hướng của dạy học tương tác. Tuy nhiên dạy học tương tác như một quan điểm dạy học nói chung thì chưa được đề cập đến một cách thích đáng. Việc xác định một cách rõ ràng hơn về khái niệm, đặc trưng, vai trò và ý nghĩa của môi trường dạy học theo quan điểm dạy học tương tác, cấu trúc tương tác và cơ chế tương tác trong dạy học, phù hợp với các xu hướng dạy học hiện đại và có khả năng vận dụng là yêu cầu cần thiết nhằm định hướng cho việc áp dụng quan điểm dạy học tương tác trong thực tiễn dạy học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm a) Khái niệm tương tác trong dạy học Tương tác là sự tác động qua lại giữa các chủ thể hành động, các thành phần trong một hệ thống hoặc giữa các hệ thống. Tương tác trong dạy học là sự tác động qua lại giữa các chủ thể là người dạy, người học và đối tượng dạy học cũng như toàn thể các thành phần của quá trình dạy học. Hình 1. Khung lí luận dạy học tương tác 4 Tương tác trong dạy học và dạy học tương tác Quá trình dạy học bao gồm nhiều thành phần khác nhau, có mối tác động qua lại lẫn nhau [1, tr.18]. Có thể trình bày tổng quan các mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình dạy học trong một “khung lí luận dạy học” như Hình 1. Trong Hình 1, các mối tương tác giữa người dạy, người học, đối tượng học tập được đặt trong một “tam giác dạy học”, là các tương tác cốt lõi của quá trình dạy học. Các mối tương tác này lại được thực hiện thông qua các yếu tố mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức, nhiệm vụ, đánh giá, tại địa điểm, thời gian xác định. Các yếu tố này có tác động qua lại với nhau, chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học tập, có thể và cần tổ chức, điều khiển. Có thể coi đây là các yếu tố thuộc môi trường dạy học cần tổ chức. Quá trình dạy học được thực hiện trong một điều kiện khung xác định, chịu ảnh hưởng từ các yếu tố điều kiện môi trường bên ngoài và các yếu tố điều kiện của chính người dạy và người học. Khung lí luận dạy học cho thấy quá trình dạy học rất phức hợp, bao gồm rất nhiều yếu tố có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Do tính phức hợp của quá trình dạy học nên có rất nhiều lí thuyết học tập hay các mô hình lí luận dạy học khác nhau nhằm giải thích và tối ưu hóa quá trình dạy học. b) Khái niệm dạy học tương tác Những nghiên cứu lí luận dạy học trong thời gian gần đây đặc biệt chú ý đến tương tác trong dạy học và thuật ngữ “dạy học tương tác” hiện nay được sử dụng phổ biến với những cách hiểu khác nhau. Những tư tưởng của lí thuyết kiến tạo có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới việc nghiên cứu dạy học theo quan điểm tương tác cũng như môi trường dạy học. Lí thuyết kiến tạo nhấn mạnh vai trò của chủ thể nhận thức trong việc kiến tạo tri thức thông qua tương tác một cách tự lực với đối tượng nhận thức cũng như thông qua tương tác xã hội trong nhóm trong một môi trường học tập. Giáo viên đóng vai trò chủ yếu là người tổ chức môi trường học tập, điều phối hoạt động kiến tạo tri thức và hành động của người học. Những nghiên cứu về dạy học định hướng năng lực đòi hỏi sự đổi mới môi trường dạy học truyền thống. Theo đó, môi trường học tập cần góp phần phát triển ở người học khả năng độc lập, khả năng giao tiếp, khả năng hành động và khả năng đánh giá ở mức cao hơn. Những yêu cầu đó đòi hỏi sự thay đổi về cơ bản tính chất các mối tương tác trong dạy học theo hướng tăng cường tính tích cực, tự lực của người học. Theo mô hình các năng lực then chốt của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), những năng lực then chốt cần phát triển ở học sinh bao gồm ba nhóm năng lực [3] sau đây: - Sử dụng một cách tương tác các phương tiện thông tin và phương tiện làm việc (ví dụ phương tiện ngôn ngữ, phương tiện kĩ thuật). - Tương tác trong các nhóm xã hội không đồng nhất. - Khả năng hành động tự chủ. Như vậy, tương tác không chỉ là cách thức hoạt động mà còn trở thành mục tiêu dạy học. Người học cần được hình thành các năng lực tương tác. Trong mọi quá trình dạy học đều diễn ra các hoạt động tương tác, đó là tương tác trong dạy học. Tuy nhiên không phải mọi quá trình dạy học đều được gọi là dạy học tương tác. Tùy theo việc quá trình dạy học đó được tổ chức theo lí thuyết hay quan điểm, phương pháp dạy học nào thì các tương tác cũng diễn ra khác nhau và mức độ tích cực và tự lực của học sinh cũng khác nhau. Trong bài báo này, dạy học tương tác được xem xét như một quan điểm dạy học, không phải một phương pháp dạy học cụ thể. Dạy học tương tác là dạy học hướng vào người học, trong đó diễn ra các hoạt động tương 5 Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Cẩm Thanh tác đa dạng trong một môi trường dạy học được tổ chức phù hợp, đòi hỏi tích tích cực và tự lực cao của người học. Người dạy đóng vai trò chủ yếu là người tổ chức môi trường học tập và hỗ trợ, tư vấn cho người học. Như vậy ở đây có sự phân biệt giữa khái niệm tương tác trong dạy học nói chung và quan điểm dạy học tương tác. Dạy học tương tác đòi hỏi ở mức độ cao về sự tương tác đa dạng, tính tích cực, chủ động và tự lực của người học. Tuy nhiên, người học vẫn nhận được những định hướng, trợ giúp cần thiết về nội dung và phương pháp học tập. Có thể gọi sự tương tác ở đây là “tương tác tích cực” với nghĩa nhấn mạnh yêu cầu về tính tích cực của người học. Không phải mọi quá trình dạy học đều có thể áp dụng dạy học tương tác ở mức độ cao. Tùy theo mục tiêu, nội dung và điều kiện dạy học có thể áp dụng dạy học tương tác ở những mức độ phù hợp để tổ chức tối ưu các hoạt động tương tác. Khi đó có thể sử dụng khái niệm dạy học định hướng tương tác. 2.2. Đặc trưng của dạy học tương tác Đặc trưng cơ bản của dạy học tương tác là: - Tương tác là cách thức hoạt động và mục tiêu dạy học. Dạy học tương tác dựa trên các hoạt động tương tác đa dạng, đặc biệt chú trọng đến tương tác xã hội giữa người học và tương tác chủ động của người học với môi trường học tập. - Dạy học tương tác chú trọng việc xây dựng môi trường dạy học. Môi trường dạy học tương tác cần tạo điều kiện và hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động tương tác đa dạng. - Dạy học tương tác định hướng vào người học, coi trọng vốn kiến thức, kinh nghiệm của người học, đặt họ vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển môi trường dạy học. - Nội dung học tập gắn với tình huống thực tiễn, mang tính phức hợp, phù hợp với hứng thú người học. - Các nhiệm vụ học tập hỗ trợ phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề phức hợp, sáng tạo. - Phương tiện dạy học hỗ trợ quá trình tự tìm tòi tri thức của người học, tạo điều kiện cho sự tương tác. - Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực và tự lực, tự điều khiển của người học. Hình thức làm việc chủ yếu là làm việc hợp tác trong nhóm và làm việc độc lập của người học. Chú trọng các hoạt động thực tiễn của người học, kết hợp nhiều giác quan. - Môi trường dạy học tương tác cũng thường là môi trường đa phương tiện, sử dụng các thiết bị dạy học đa phương tiện, phần mềm dạy học có chức năng tương tác, tạo điều kiện cho người học tương tác với môi trường dạy học. 2.3. Môi trường dạy học tương tác Các tương tác trong dạy học diễn ra trong một môi trường dạy học. Theo cách hiểu chung nhất, môi trường dạy học (còn gọi là môi trường học tập) là toàn bộ những yếu tố bên ngoài người học có tác động tới quá trình học tập. Quá trình dạy học trong nhà trường là quá trình có tổ chức, vì vậy môi trường dạy học cần là trường dạy học có tổ chức [1]. Môi trường dạy học theo nghĩa hẹp chủ yếu đề cập đến các yếu tố điều kiện vật chất như trang thiết bị, phương tiện, tài liệu, cũng như nội dung, nhiệm vụ học tập. Môi trường dạy học theo nghĩa rộng bao gồm cả yếu tố con người - xã hội, trong đó là người dạy và những người học khác (bạn học) với các phương pháp dạy học, các hình thức tương tác xã hội cũng như văn hóa ứng xử. 6 Tương tác trong dạy học và dạy học tương tác Môi trường dạy học là tập hợp các yếu tố không gian, thời gian, phương tiện, nội dung, tài liệu dạy học, nhiệm vụ học tập cũng như những phương pháp và hình thức làm việc của người dạy và người học, được tổ chức một cách phù hợp để khuyến khích, hỗ trợ các quá trình học tập, nhằm đạt mục tiêu dạy học. Các yếu tố của môi trường dạy học có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau, tức là cũng có mối tương tác với nhau. Yếu tố không gian ở đây bao gồm phòng học với những trang thiết bị kèm theo như bàn ghế và các điều kiện như không khí, ánh sáng, âm thanh... Môi trường dạy học tương tác là môi trường tạo điều kiện và hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động tương tác đa dạng, đặc biệt là tương tác giữa người học với các phương tiện, tài liệu, nhiệm vụ học tập và sự tương tác xã hội giữa người học với nhau trong quá trình học tập để lĩnh hội nội dung học tập với tính tích cực và tự lực cao. 2.4. Cấu trúc tương tác trong dạy học Hình 2. Cấu trúc tương tác trong dạy học Ở Hình 2 trình bày cấu trúc các dạng tương tác cơ bản trong dạy học. Trong mô hình ở Hình 2, môi trường dạy học theo nghĩa hẹp bao gồm các yếu tố nội dung, phương tiện, tài liệu, nhiệm vụ học tập... Môi trường dạy học theo nghĩa rộng bao gồm môi trường dạy học theo nghĩa hẹp và cả các yếu tố người dạy và những người học khác (bạn học). Đối với một người học thì người dạy và các bạn học cũng thuộc môi trường học tập của người học đó, có tác động trực tiếp tới quá trình học tập của cá nhân người học. Như vậy người học và người dạy không đứng ngoài môi trường mà thuộc về môi trường dạy học. Chuẩn bị môi trường dạy học không chỉ là chuẩn bị về phòng học, nội dung. phương tiện, tài liệu mà còn bao gồm cả việc chuẩn bị phương pháp dạy và học, các hình thức hợp tác, bầu không khí xã hội trong lớp học. Cấu trúc tương tác trong dạy học bao gồm các tương tác đa dạng giữa các thành phần thuộc môi trường dạy học. Theo cách diễn đạt khác, tương tác trong quá trình dạy học là tương tác giữa người dạy, người học và môi trường dạy học. Trong đó có các mối tương tác cơ bản sau: - Tương tác giữa người dạy và người học: Sự thống nhất biện chứng giữa vai trò lãnh đạo của giáo viên và vai trò tự chủ của học sinh là một nguyên tắc dạy học. Tùy theo phương pháp dạy và học khác nhau thì tính chất tương tác người dạy – người học cũng khác nhau với mức độ tự lực khác nhau của người học. 7 Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Cẩm Thanh - Tương tác giữa người học và bạn học: Các nghiên cứu tâm lí đã chỉ ra rằng học sinh học tập tốt nhất trong sự tương tác với các bạn học đồng lứa tuổi. Thông qua tương tác trong nhóm còn giúp phát triển năng lực cộng tác, năng lực xã hội. Tương tác trong nhóm có vai trò quan trọng trong dạy học tương tác. Người học cần được rèn luyện các kĩ thuật làm việc nhóm, huy động sự tích cực của tất cả các thành viên. - Tương tác giữa người dạy và môi trường dạy học: Người dạy là người thiết kế, tổ chức và điều khiển môi trường dạy học. Trọng tâm là việc chuẩn bị nội dung, phương tiện, tài liệu, phiếu làm việc, nhiệm vụ, bài tập cũng như thiết kế các phương pháp, hình thức làm việc của người dạy và người học. Môi trường dạy học trong dạy học tương tác cần hỗ trợ các khả năng tương tác đa dạng và tính tích cực, tự lực của người học. - Tương tác giữa người học và môi trường học tập: Tương tác giữa người học với môi trường học tập là tương tác với các yếu tố cụ thể của môi trường học tập được tổ chức, đó là nội dung, tài liệu, phương tiện, nhiệm vụ, bài tập học tập. Đây là dạng tương tác trọng tâm của dạy học tương tác. Tất cả các tương tác cần hỗ trợ cho việc tương tác tích cực, độc lập giữa người học với đối tượng, nội dung học tập để tự lực kiến tạo tri thức. - Môi trường bên ngoài có mối tác động, ảnh hưởng qua lại đối với môi trường dạy học nói chung cũng như các thành phần của nó. Môi trường dạy học cần được thiết kế và tổ chức cho hợp với mục tiêu và các điều kiện dạy học cụ thể và phù hợp với điều kiện của người học. - Kết quả của quá trình dạy học được phản hồi tác động đến người dạy, người học, giúp cho việc điều khiển hoạt động dạy của người dạy và tự điều chỉnh hoạt động học của người học, điều chỉnh môi trường dạy học phù hợp hơn, để đạt được kết quả học tập như mong muốn. 2.5. Cơ chế tương tác trong dạy học Thực hiện tương tác cần có mục đích, công cụ, nội dung và các nhiệm vụ tương tác. Khi có một mối tương tác sẽ kéo theo sự xuất hiện các mối tương tác khác cùng tham gia, chúng sẽ có sự ảnh hưởng, chi phối nhau. Cơ chế của các mối tương tác cơ bản của hoạt động dạy học là: Người dạy⇔ người học: Mối quan hệ có cơ chế tác động - phản ứng, bên cạnh đó cần có sự hợp tác, ủng hộ và chia sẻ. Trong dạy học tương tác thì người dạy chủ yếu đóng vai trò người tư vấn, giúp đỡ, người học lĩnh hội tri thức với tính tự tích cực và tự lực cao. Người học⇔ bạn học: Mang tính hợp tác, trong dạy học cần khuyến khích mối tương tác này xảy ra. Tổ chức học tập theo cặp, nhóm sẽ giúp người học tương tác mạnh trong nhóm, mà vẫn có sự định hướng, hỗ trợ của người dạy trong MTDH xác lập. Người học⇔ MTDH: MTDH ảnh hướng tới phương pháp học, làm người học thay đổi để hòa nhịp và thích nghi, nó tác động trực tiếp qua tất cả các giác quan dưới nhiều hình thức. Mặt khác, tác động của người học làm thay đổi MTDH (bầu không khí, thiết bị, góc nhìn đối tượng,...) do tình huống nảy sinh, động cơ ham muốn khám phá, trải nghiệm,... Nhất là trong dạy học thực hành, nếu MTDH không có thiết bị dạy học thì không thể tiến hành hoạt động dạy học. Người dạy ⇔ MTDH: Môi trường dạy học ảnh hưởng lớn tới phương pháp dạy của người dạy. Người dạy là người thiết kế, tổ chức và điều khiển MTDH. Vì thế cần xây dựng, phát triển MTDH có tổ chức hướng đến chức năng kích thích, thúc đẩy quá trình thực hành cho người học. Người học ⇔ bản thân người học: Thực chất đây là quá trình tự kiến tạo. Người học tự tham chiếu, xử lí thông tin tiếp thu được từ MTDH, kết nối vào vốn tri thức đã có và tự điều chỉnh nội tâm. Hoạt động này không thể quan sát trực tiếp, bởi nó diễn ra bên trong trí não người học. Quá trình này mang tính cá nhân, phụ thuộc vào những đặc điểm tâm lí người học như động cơ, ý chí, tri thức, kinh nghiệm,... từ đó xuất hiện nhu cầu tham gia vào các mối tương tác khác. 8 Tương tác trong dạy học và dạy học tương tác 3. Kết luận Dạy học theo định hướng tương tác góp phần phát huy tính tích cực, tự lực, nhằm phát triển năng lực của người học. Trong dạy học tương tác, các hoạt động tương tác chủ động giữa người học với môi trường dạy học và tương tác xã hội giữa người học và bạn học là trọng tâm của các hoạt động tương tác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, 2014. Lí luận dạy học hiện đại. NXB Đại học sư phạm Hà Nội. [2] Nguyễn Chí Thành, Trịnh Văn Minh, Đặng Hoàng Minh (dịch), 2009. Jean-Marc Denommé et Madeleine Roy, Sư phạm tương tác một tiếp cận khoa học thần kinh về học và dạy. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] OECD, 2005. The definition and selection of key competencies. Executive. [4] Kersten Reich, 2004. Konstruktivistische Didaktik. Lehren und Lernen aus interaktionnistischer Sicht. Berlin: Lucherhand. [5] Daniel Staemmler, 2006. Lernstile und interaktive Lernprogramme. Wisbaden: Deutsche Universita¨t Verlag. [6] Diethelm Wahl, 2006. Lernumgebungen erfolgereich gestalten. Bad Heilbrunn: Klnikhadt. ABSTRACT Teaching and learning interaction - interactive teaching and learning The aims of this paper are to define ‘Interaction in teaching and learning’ and ‘interactive teaching and learning’, and to point out the characteristics of interactive teaching and learning, the functionalities and significances of teaching environment with regards to interactive teaching and learning method, and to provide a structural model of interaction in education. It was found that social interactions between learners are the center of every interactive activity. Keywords: Interaction in teaching and learning, interactive teaching and learning. 9
Tài liệu liên quan