1. Mở đầu
Kể từ khi Nd-Fe-B, một loại vật liệu từ cứng mới có tích năng lượng từ cao,
được phát hiện vào cuối năm 1983 [1] đến nay, nam châm Nd-Fe-B ngày càng chiếm
ưu thế trên thị trường nam châm vĩnh cửu. Xuất phát từ hai ý tưởng ban đầu tìm
kiếm pha sắt từ của vật liệu Nd-Fe-B ở trạng thái bền và giả bền [2], ngay từ những
ngày ra đời đến nay, nam châm vĩnh cửu họ Nd-Fe-B được chế tạo song hành bằng
hai công nghệ, luyện kim bột và kết dính bột nguội nhanh, tạo ra hai loại nam châm,
thiêu kết và kết dính, có những ưu điểm riêng biệt [3].
Từ tính của nam châm vĩnh cửu được đặc trưng bởi cảm ứng từ dư Br, lực
kháng từ iHc, tích năng lượng từ (BH)max và hệ số vuông góc γ. Tham số γ liên
quan chặt chẽ đến cơ chế đảo từ và có tác động mạnh lên giá trị của tích năng lượng
từ (BH)max. Trong nam châm đẳng hướng, phân bố trục dễ là hoàn toàn ngẫu
nhiên, do vậy momen từ bão hòa Ms (được gắn chặt với trục dễ nhờ vào trường dị
hướng tinh thể) cũng phân bố hoàn toàn ngẫu nhiên. Vì lí do này nên hệ số vuông
góc trong nam châm đẳng hướng thường không vượt quá γmax = 0, 5 nếu các vi hạt
có kích thước đơn đômen và không tương tác với nhau. Do đó sự cải thiện hệ số
vuông góc liên quan chặt chẽ đến tương tác trao đổi giữa các vi hạt. Tương tác này
phụ thuộc mạnh vào kích thước, hình dáng của các vi hạt được cố định trong các
mảnh sau quá trình nguội nhanh và có thể thay đổi bằng quá trình xử lí nhiệt.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tương tác từ giữa các vi hạt trong nam châm kết dính Nd-Fe-B chế tạo bằng phương pháp ép nóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Natural Sci., 2011, Vol. 56, No. 3, pp. 3-7
TƯƠNG TÁC TỪ GIỮA CÁC VI HẠT TRONG NAM CHÂM KẾT
DÍNH Nd-Fe-B CHẾ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÉP NÓNG
Nguyễn Văn Khánh(∗)
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Nguyễn Văn Vượng
Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(∗)E-mail: khanhnvsp@gmail.com
1. Mở đầu
Kể từ khi Nd-Fe-B, một loại vật liệu từ cứng mới có tích năng lượng từ cao,
được phát hiện vào cuối năm 1983 [1] đến nay, nam châm Nd-Fe-B ngày càng chiếm
ưu thế trên thị trường nam châm vĩnh cửu. Xuất phát từ hai ý tưởng ban đầu tìm
kiếm pha sắt từ của vật liệu Nd-Fe-B ở trạng thái bền và giả bền [2], ngay từ những
ngày ra đời đến nay, nam châm vĩnh cửu họ Nd-Fe-B được chế tạo song hành bằng
hai công nghệ, luyện kim bột và kết dính bột nguội nhanh, tạo ra hai loại nam châm,
thiêu kết và kết dính, có những ưu điểm riêng biệt [3].
Từ tính của nam châm vĩnh cửu được đặc trưng bởi cảm ứng từ dư Br, lực
kháng từ iHc, tích năng lượng từ (BH)max và hệ số vuông góc γ. Tham số γ liên
quan chặt chẽ đến cơ chế đảo từ và có tác động mạnh lên giá trị của tích năng lượng
từ (BH)max. Trong nam châm đẳng hướng, phân bố trục dễ là hoàn toàn ngẫu
nhiên, do vậy momen từ bão hòa Ms (được gắn chặt với trục dễ nhờ vào trường dị
hướng tinh thể) cũng phân bố hoàn toàn ngẫu nhiên. Vì lí do này nên hệ số vuông
góc trong nam châm đẳng hướng thường không vượt quá γmax = 0, 5 nếu các vi hạt
có kích thước đơn đômen và không tương tác với nhau. Do đó sự cải thiện hệ số
vuông góc liên quan chặt chẽ đến tương tác trao đổi giữa các vi hạt. Tương tác này
phụ thuộc mạnh vào kích thước, hình dáng của các vi hạt được cố định trong các
mảnh sau quá trình nguội nhanh và có thể thay đổi bằng quá trình xử lí nhiệt.
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về sự gia tăng tương tác nói trên
trong các mẫu nam châm kết dính Nd-Fe-B chế tạo bằng phương pháp ép gia nhiệt
bột nguội nhanh. Kết quả đo tính chất từ của mẫu thu nhận được cho thấy phương
pháp ép gia nhiệt đã gia tăng tương tác từ giữa các vi hạt, ảnh hưởng mạnh đến
hệ số vuông góc γ, do vậy, làm tăng đáng kể từ tính của mẫu nam châm so với
phương pháp ép mẫu ở nhiệt độ phòng. Kết quả thực nghiệm này được khẳng định
3
Nguyễn Văn Khánh và Nguyễn Văn Vượng
bằng sự trùng hợp tốt với kết quả mô hình hóa theo mô hình Stoner-Wohlfarth [4]
và chứng minh tính khả quan của công nghệ ép gia nhiệt để chế tạo nam châm kết
dính Nd-Fe-B chất lượng cao.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực nghiệm
Hiện nay nam châm kết dính Nd-Fe-B thường được tiến hành theo qui trình
công nghệ đơn giản trình bày trên Hình 1.
Hình 1. Qui trình cơ bản chế tạo nam châm kết dính Nd-Fe-B
Kết quả nghiên cứu trong tài liệu [5] cho thấy qui trình này không tác động
được vào tương tác giữa các hạt từ và không cho phép tạo mẫu nam châm khối
lượng riêng lớn, vì vậy từ tính của nam châm chế tạo chưa đạt được theo đặc trưng
vốn có của loại vật liệu này.
Để làm tăng từ tính của mẫu theo ý tưởng là tăng cường tương tác từ như đã
trình bày ở trên, các mẫu nam châm được chế tạo theo qui trình tương tự như qui
trình công nghệ được mô tả ở Hình 1, song công đoạn ép nam châm được tiến hành
ở nhiệt độ 2000C. Qui trình này cho phép thực hiện ép định hình mẫu cùng lúc với
xử lí nhiệt hóa cứng sản phẩm. Kết quả là khối lượng riêng của các mẫu thu được
cao hơn so với ép nguội. Ngoài ra đúng như dự đoán, chúng tôi đã quan sát thấy sự
gia tăng tương tác từ giữa các vi hạt làm tăng từ tính mẫu so với các mẫu chế tạo
bằng ép nguội.
2.2. Kết quả và thảo luận
Để dùng mô hình Stoner-Wohlfarth, ta cho rằng mẫu nam châm là một tập
hợp các vi hạt từ kích thước đơn đômen, không tương tác với nhau. Mỗi hạt có
trục dễ EA định hướng ngẫu nhiên trong không gian. Momen từ M của mỗi vi hạt
hướng theo trục dễ và có độ lớn bằng Ms. Khi có từ trường ngoài H tạo góc β với
trục dễ EA (0 < β < 900) thì góc giữa M và H là θ (Hình 2)
Năng lượng tự do của mỗi vi hạt là:
f = −Ku cos
2(θ − β)−HMS cos θ
trong công thức này: Ku = −
HaMS
2
và cos θ = M/MS.
4
Tương tác từ giữa các vi hạt trong nam châm kết dính Nd-Fe-B...
Thông số Ha liên quan đến cường độ từ trường ngoài mà tại đó từ độ đạt giá
trị bão hòa. Đối với vật liệu Nd2Fe14B, giá trị cực đại của Ha cỡ 7, 6T [5]. Giá trị
thực tế Hai của các hạt được xác định bởi tác dụng của từ trường ngoài trong quá
trình kết dính nam châm và là tham số ngẫu nhiên có phân bố theo một hàm xác
suất trong khoảng 0÷7, 6T , tương ứng với việc trục dễ của hạt song song hay vuông
góc với hướng từ trường nạp.
Hình 2. Mô hình hạt từ đơn đômen
trong từ trường ngoài H
(xem trường ngoài trùng với trục z)
Đặt h = H/Ha, m = cos θ.
Gọi P (β) là hàm xác suất phân bố
trục dễ theo góc β.
Giá trị trung bình của h được xác
định bằng việc lấy cực tiểu năng lượng theo
góc θ. Kết quả phép tính cho công thức
〈h〉 =
∫ pi/2
0
hP (β) sin(β)dβ∫ pi/2
0
P (β) sin(β)dβ
(2.1)
trong đó P (β) là xác suất tồn tại của mô-
men từ trên bề mặt hình nón có góc không
gian 2β.
Áp dụng các kết quả tính toán trên đây cho các mẫu nam châm kết dính
Nd2Fe14B sử dụng bột nguội nhanh chế tạo bằng công nghệ phun hợp kim lỏng
lên trống quay (công nghệ melt-spinning). Do bản chất của quá trình melt-spinning,
bột Nd-Fe-B thu nhận được có tính đẳng hướng từ thể hiện bằng sự định hướng
ngẫu nhiên của trục dễ EA trong không gian. Nếu số lượng vi hạt rất lớn và giữa
chúng không có tương tác từ thì
P (β) = 1.
Trong trường hợp không đẳng hướng, hàm P (β) có dạng hàm Gauss [6]
P(θ0) = Nch exp
[
β2
2δ2
]
.
Dùng công thức (1) có thể mô hình hóa tính chất từ của nam châm kết dính
trong khuôn khổ mô hình Stoner-Wohlfarth cho 2 trường hợp:
- Các hạt không tương tác với nhau, xác suất phân bố của mômen từ bão hòa
MS trong không gian là đều (P (β) = 1)
- Các hạt không tương tác, hàm phân bố xác suất có dạng hàm Gauss. Trong
trường hợp tồn tại tương tác, quá trình đảo từ của các vi hạt thứ i xảy ra dưới tác
5
Nguyễn Văn Khánh và Nguyễn Văn Vượng
dụng của trường hiệu dụng là tổng của trường ngoài và trường nội do các vi hạt
còn lại gây ra. Trường nội theo lí thuyết Weiss tỉ lệ với mômen từ của các vi hạt,
do vậy trường hiệu dụng có dạng Heff = Hext + α.M.
Như đã trình bày ở trên, hệ số vuông góc γ của đường cong khử từ (đoạn
cong của đường từ trễ ở góc vuông thứ hai của hệ tọa độ Descart) là một đặc trưng
quan trọng liên quan chặt chẽ đến cơ chế đảo từ và có ảnh hưởng quyết định đến
giá trị của tích năng lượng từ (BH)max. Tồn tại một vài định nghĩa về hệ số vuông
góc (γ =B Hc/iHc, γ = Mr/Ms). Hệ số γ càng gần đến 1 thì từ tính của nam châm
càng cao.
Hình 3 chỉ ra sự phụ thuộc của hệ số γ vào khối lượng riêng ρ của các mẫu
nam châm kết dính chế tạo được. Quan sát thấy có sự gia tăng của hệ số γ trong
trường hợp mẫu ép gia nhiệt so với ép nguội. Trong trường hợp ρ > 6, 0g/cm3, hệ số
γ vượt giá trị γmax = 0, 5. Hình 3 cũng cho thấy sự phù hợp giữa các kết quả thực
nghiệm với mô hình hóa trong trường hợp có tương tác từ giữa các vi hạt.
Chú thích:
Kết quả thực nghiệm ( : ép nóng,
: ép nguội)
Kết quả lí thuyết ( : có tính đến
tương tác với α = 0, 5, : không
tính đến tương tác).
Để ý rằng các điểm lí thuyết tạo
thành đường tuyến tính, các điểm
thực nghiệm phân bố đều xung
quanh.
Hình 3. Sự phụ thuộc của hệ số vuông góc
vào khối lượng riêng của các nam châm kết dính
Sự trùng hợp tốt này cho phép rút ra kết luận rằng phương pháp ép gia nhiệt
đã tăng cường tương tác trao đổi giữa các vi hạt làm cải thiện các đặc trưng từ tính
của các nam châm kết dính Nd-Fe-B. Nguyên nhân của sự tăng cường này có thể
là kết quả của việc mọc các vi hạt và sự giảm khoảng cách giữa các hạt bột nguội
nhanh do tác dụng của việc ép gia nhiệt.
3. Kết luận
Công nghệ chế tạo nam châm kết dính Nd-Fe-B bằng phương pháp ép gia
nhiệt tại 2000C đã làm tăng tương tác trao đổi giữa các vi hạt và qua đó làm tăng
6
Tương tác từ giữa các vi hạt trong nam châm kết dính Nd-Fe-B...
từ tính của các mẫu nam châm. Sự gia tăng này được dự đoán bằng các kết quả mô
hình hóa trong khuôn khổ mô hình Stoner-Wohlfarth có tính đến tương tác giữa các
vi hạt và đã được xác nhận bằng các thực nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sagawa M., Fujimura S., Togawa N., Yamamoto H. and Matsuura Y., 1984. J.
Appl. Phys. 55, 2083.
[2] Hashim M., Harun S., Ahmadun M. Hj. et al., 2000. Permanent Magnets.
ASEAN-INDIA Workshop on Nd-Fe-B Magnet and Materials, 23-25, Malaysia,
35.
[3] M. Drak, B. Ziebowicz, L.A. Dobrzanski, 2008. Manufacturing of hard magnetic
composite materials Nd-Fe-B. Journal of Achievements in Materials and Manu-
facturing Engineering, Vol. 31, pp. 91-96.
[4] M. A. Chuev, 2007. Generalized Stoner-Wohlfarth model and the non-langevin
magnetism of single-domain particles. ISSN 0021-3640, JETP Letters, Vol. 85,
No. 12, pp. 611-616.
[5] Constantinides S., 2000. Novel Permanent Magnets and Their use. The Arnol
Engineering Company/300N/West Street/Marengo/IL60152.
[6] N.V. Khánh, N. V. Vượng, Đ. H. Thăng, N. T. Hiếu, 2008. Mô hình Stoner -
Wohlfarth mở rộng miêu tả tính chất từ của nam châm kết dính ép nóng Nd-Fe-B.
Tuyển tập các báo cáo Hội nghị Vật lí chất rắn toàn quốc lần thứ V, Viện Vật
liệu, Vũng Tàu, tr. 202-205.
ABSTRACT
Interaction between micrograins in Nd-Fe-B bonded magnet
manufactured by hot compression
Bonded Nd-Fe-B magnets were prepared by using melt-spun flakes impreg-
nated in an one-component binder and hot compaction occurred at 2000C in air/argon.
The results of BH-graph measurements showed the magnetic properties enhance-
ment caused by the improvement of exchange interaction between micro-grains.
This conclusion has been affirmed by the model results performed in the frame-
work of Stoner-Wohlfarth single domain particles model for the cases: no interaction
between micrograins inside flakes, homogenous probability distribution of saturated
magnetic momen MS in 3D space; no interaction, Gaussian distribution of the grains;
interaction and the distribution of the grains are homogenous.
Từ khóa:Nam châm kết dính Nd-Fe-B, ép gia nhiệt, mô hình Stoner-Wolhfarth,
tương tác trao đổi.
7