TÓM TẮT
Hệ thống văn học cổ điển Trung Hoa nói chung, kho tàng Đường thi nói riêng không đứng ngoài truyền thống của một nền văn hóa nông nghiệp với kinh
nghiệm thuận hòa, nương tựa vào thiên nhiên. Trong hơn 200 nữ sĩ đời Đường, Lý
Quý Lan là nhà thơ duy nhất được tôn xưng “Nữ trung thi hào”. Đọc thơ Lý Quý Lan từ
mối quan hệ tương thông Thiên – Địa – Nhân, chúng tôi nhận diện con đường sáng
tạo của nữ thi nhân như là hành trình sử dụng ngôn ngữ để mở ra mối tương cảm đặc
biệt giữa con người và thế giới tự nhiên.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tương thông Thiên – Địa – Nhân trong thơ Lý Quý Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 21
KHOA HỌC XÃ HỘI
Đất nước Trung Hoa rộng lớn với chiều sâu văn hóa hàng nghìn năm đã trở
thành một trong những cái nôi của văn hóa,
văn minh nhân loại� Đặc trưng quan trọng
của cái nôi ấy là tính chất nông nghiệp,
nông thôn, nơi con người tồn tại hài hòa
cùng thế giới tự nhiên� Cũng vì thế, văn
học cổ điển Trung Hoa nói chung, kho tàng
Đường thi nói riêng xuất hiện không ít bài
thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên� Trong hơn
200 nữ sĩ đời Đường, Lý Quý Lan là nhà thơ
duy nhất được tôn xưng “Nữ trung thi hào”�
Cũng như sáng tác của nhiều thi nhân thời
ấy, thơ Lý Quý Lan phản ánh mối quan hệ
hài hòa giữa con người với tạo vật thiên
nhiên� Con đường sáng tạo của nữ thi nhân
là hành trình sử dụng ngôn ngữ để mở ra
Tương thông THIÊN – ĐỊA – NHÂN
trong thơ LÝ QUÝ LAN
Đặng Thị BíCh hồng1, Dương Tuấn anh2
1Đại học Hùng Vương, 2Đại học Sư phạm Hà Nội
Nhận bài ngày 14/11/2017, Phản biện xong ngày 27/11/2017, Duyệt đăng ngày 28/11/2017
TÓM TẮT
Hệ thống văn học cổ điển Trung Hoa nói chung, kho tàng Đường thi nói riêng không đứng ngoài truyền thống của một nền văn hóa nông nghiệp với kinh
nghiệm thuận hòa, nương tựa vào thiên nhiên. Trong hơn 200 nữ sĩ đời Đường, Lý
Quý Lan là nhà thơ duy nhất được tôn xưng “Nữ trung thi hào”. Đọc thơ Lý Quý Lan từ
mối quan hệ tương thông Thiên – Địa – Nhân, chúng tôi nhận diện con đường sáng
tạo của nữ thi nhân như là hành trình sử dụng ngôn ngữ để mở ra mối tương cảm đặc
biệt giữa con người và thế giới tự nhiên.
Từ khóa: Lý Quý Lan, con người, thiên nhiên.
mối tương cảm đặc biệt giữa con người và
thế giới tự nhiên� Tìm hiểu mối quan hệ
tương thông Thiên – Địa – Nhân trong thơ
Lý Quý Lan, bài viết này hướng đến nhận
diện tâm thế con người trong môi trường
tự nhiên với những núi non, cỏ cây, sông
nước, bầu trời Cũng từ đó, thơ xác định
một thái độ ứng xử, một nguyên tắc chung
sống cùng tự nhiên của con người cổ điển
Đông phương�
1. Mô hình Thiên – Địa – Nhân trong
truyền thống tư tưởng phương Đông
Con người Á Đông trong sâu thẳm truyền
thống vốn gần gũi với thiên nhiên và nương
tựa vào thiên nhiên mà sống� Nhìn lại truyền
thống tư tưởng phương Đông, có thể nói, sự
22 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017
KHOA HỌC XÃ HỘI
coi trọng thiên nhiên trở thành điểm gặp
nhau giữa các trường phái tôn giáo, triết học
cổ điển� Quan niệm về sự tương thông Thiên
– Địa – Nhân trong tư tưởng Nho, Đạo, Phật
như một minh chứng của thái độ tôn sùng
thiên nhiên, đồng nhất bản thể con người
với bản thể tự nhiên�
“Thiên nhân hợp nhất” của Nho gia được
đánh giá là khái niệm cổ điển nhất trong
truyền thống văn hóa Trung Hoa� Vạn vật
trong trời đất và con người hợp thành nhất
thể, con người là một bộ phận của thế giới
tự nhiên� Do vậy, con người phải tuân theo
quy luật tự nhiên, nhân tính phải thống nhất
với thiên đạo� “Khi ‘trung’ – một trạng thái
của ‘tâm’ (tuyệt đối bình lặng trước những
tác động bên ngoài) – đi vào mỗi con người
và tạo nên được sự thống nhất thiên – địa –
nhân, thì đó là lúc ‘hòa’ xuất hiện. Nói cách
khác, triết lý Nho giáo khuyến dụ, giữa con
người và thiên – địa có một khoảng cách hiện
hữu, nhưng bất kể trường hợp nào con người
cũng không nên tách mình ra khỏi tự nhiên
và không nên tìm hiểu nó một cách lãnh đạm
mà cần ‘hòa trộn hài hòa nội tâm vào ngoại
cảnh’ – một tiền đề cho việc con người, cả xưa
và nay, tham gia vào sự cộng hưởng nội tại
của các sinh lực trong tự nhiên là chuyển hóa
nội tại của chính mình” [5, tr�454-455]� Tuy
nhiên, là một học thuyết đạo đức, Nho giáo
khi khẳng định trạng thái tương thông giữa
con người và vũ trụ vẫn đặt con người vào vị
trí trung tâm� “Để tìm căn cứ lý luận từ thế
giới khách quan, người ta đem luân thường
đạo lý của con người gán cho vạn vật trong
trời đất, biến trời thành hóa thân của đạo đức
rồi lại lấy thiên đạo chứng minh cho nhân
thế” [1, tr�76]� Giữa con người và vũ trụ tồn
tại mối liên hệ tương cảm; và dựa vào khả
năng điều chỉnh hành vi của con người, mối
liên hệ ấy có thể đạt tới trạng thái cân bằng,
thống nhất�
Nếu Nho giáo nói tới “Thiên, Nhân hợp
nhất” để nhấn mạnh ý thức đạo đức thì Đạo
giáo khẳng định “Thiên, Nhân hòa hợp” để
theo đuổi sự hài hòa giữa tâm tính con người
với thế giới tự nhiên� “Tự nhiên” là cái đích
cao nhất mà triết thuyết Đạo gia hướng tới�
Đạo đức kinh nhấn mạnh: “Nhân pháp địa,
địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp
tự nhiên”� Quan điểm này bắt nguồn từ tư
tưởng Thiên – Địa – Nhân nhất thể có chung
bản nguyên là Khí� Như vậy, trạng thái nhất
thể này là thuộc tính của tự nhiên, sự cân
bằng là trật tự của tự nhiên� Nguyên tắc xử
thế được đề xuất ở đây là “vô vi nhi vô bất
vi”, kêu gọi con người trở về với tự nhiên,
cảm nhận đạo vô vi của vũ trụ� Và trong thế
giới tự nhiên ấy, con người bình đẳng với tất
cả các sinh loài khác�
Quan niệm về “vô” của Đạo gia “hầu
như song hành với quan niệm “tính không”
(sunyata) – tầm quan trọng của việc đạt tới
trạng thái vô niệm, hư không, giải thoát tâm
thức khỏi mọi tri kiến được nhấn mạnh trong
nhiều kinh sách Phật giáo” [4, tr�215]� Phật
giáo Thiền tông chủ trương tu thân xuất thế�
Muốn tham thiền đạt ngộ, điều kiện khách
quan là con người phải có một không gian
thanh tĩnh� Trời, đất tĩnh lặng, thiên nhiên
êm ả là không gian lý tưởng để con người
đạt tới trạng thái “tĩnh lự”, “minh tưởng”—
trạng thái thống nhất hài hòa giữa con người
và khách thể tự nhiên�
Như vậy, tam giáo phương Đông có thể
đề xuất những quan niệm khác nhau về vị
thế của con người trong mối quan hệ với
tự nhiên nhưng xét cho cùng, cả Nho, Đạo,
Phật đều khẳng định sự tương liên giữa con
người và đất trời như là trạng thái sinh tồn lý
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 23
KHOA HỌC XÃ HỘI
tưởng� Tư tưởng coi trọng thiên nhiên trong
truyền thống Á Đông này chi phối cách con
người thiết lập một thái độ, một nguyên tắc
ứng xử với thế giới tự nhiên� Văn học Á
Đông, vì thế, nổi tiếng với những sáng tác
ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, khắc họa mối
quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự
quấn quýt, giao hòa�
Nhìn vào lịch sử gần 300 năm thời đại
Đường thi, không thể không kể đến một
dòng thơ nổi tiếng lấy cảnh vật nước non làm
đề tài ngâm vịnh chủ đạo: dòng thơ sơn thủy
điền viên với những tên tuổi lừng danh như
Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Lưu Trường
Khanh, Vi Ứng Vật, Liễu Tông Nguyên��� Xét
riêng trong trong bậc nữ thi nhân, Lý Quý
Lan “đã vượt khỏi thói tục, tu dưỡng thứ giáo
dục thanh tịnh, tâm sự những xúc cảm sâu
kín, lưu luyến những cảnh sắc tươi đẹp, tiêu
dao với công việc nhàn hạ, luôn nghĩ về những
điều trong trẻo như mây trắng nước xanh” [6,
tr�111]� Thơ Lý Quý Lan nhìn từ truyền thống
tư tưởng phương Đông là một thể nghiệm
về sự tương thông Thiên – Địa – Nhân, sự
gắn kết hài hòa giữa con người và thế giới
tự nhiên�
2. Thiên – Địa hữu linh: bức tranh
sinh loài đa diện trong thơ Lý Quý Lan
Truyền thống thơ ca cổ điển nhìn vạn
vật trong trạng thái tĩnh tại muôn thuở,
miêu tả vạn vật với những thuộc tính tự
nhiên của bản nguyên thế giới� Những
trang thơ điền viên của Vương Duy, Mạnh
Hạo Nhiên, Liễu Tông Nguyên tái hiện vẻ
đẹp nguyên sơ, khách quan của thế giới tự
nhiên, của những ruộng vườn, đồng bãi,
sông núi, suối khe Con người hiện lên
trong tâm thế soi ngắm và cảm khái� Cùng
chung nguồn mạch tái hiện thế giới tạo
vật muôn vẻ ấy, thơ Lý Quý Lan khắc họa
diện mạo thiên nhiên với những sinh loài,
những cảnh tượng cụ thể: một cảnh trời,
một ngọn núi, một cành hoa Tuy nhiên,
trong thơ Lý Quý Lan, những cảnh tượng
ấy không chỉ là điểm gợi hứng, là nền tảng
cho một cảm xúc ký gửi� Thiên nhiên
hiện lên trước hết mang những đặc tính
tự nhiên vốn có của nó� Đó là một cảnh
tượng đăng sơn:
Úc úc sơn mộc vinh
Miên miên dã hoa phát
(Cây trên núi tươi tốt
Hoa dại nở miên man)
Là một khung cảnh ngày xuân trước
khuê phòng:
Bách xích tinh lan thượng
Sổ chu đào dĩ hồng
(Trên thành giếng thẳm sâu
Đào rực sắc muôn hoa)
Là một không gian phủ ngập bức màn hoa
tường vi:
Đương không xảo kết linh lung trướng
Trứ địa năng phô cẩm tú nhân
(Màn hoa khéo kết không trung thắm
Đệm gấm trải phơi mặt đất xanh)
Miêu tả diện mạo sinh loài, Lý Quý Lan
không sử dụng những tính từ gợi sắc màu
trung tính, những động từ thể hiện sự tĩnh
tại, hoàn kết� Nữ thi nhân đưa vào thơ những
từ ngữ cá thể hóa sắc thái của sự vật, cụ thể
hóa cảnh tượng� “Mộc” phải “vinh”, “dã
hoa” phải “phát”, “đào” phải “hồng”, “tường
vi” phải dệt thành “linh lung trướng”
Hình ảnh thơ trở thành minh chứng giản dị
cho tinh thần “dĩ thiên hợp thiên”, “điêu trác
phục phác” của Đạo gia� Vạn vật không đẹp
ở sự đẽo gọt, chỉnh sửa, ngay cả khi đó là sự
đẽo gọt, chỉnh sửa khéo léo� Vạn vật đẹp ở
chính sự chân thực vô vi của nó�
24 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017
KHOA HỌC XÃ HỘI
Tuy nhiên, điều chúng tôi muốn nói
nhiều hơn về bức tranh sinh loài trong thơ
Lý Quý Lan là những câu thơ phóng chiếu
cảm giác của chủ thể lên vạn vật� Nó thiết
lập một “luật lệ” riêng của thơ Lý Quý Lan
trong tương quan truyền thống thơ cổ điển�
Nếu như vịnh cảnh trong thơ cổ tạo ấn
tượng về bức tranh thiên nhiên với trạng
thái tự nhiên cố hữu của nó thì thiên nhiên
trong thơ Lý Quý Lan lại phảng phất đời
sống tinh thần con người� Tái hiện khung
cảnh và tâm thế chia tay đêm trăng sáng,
nhà thơ viết:
Ly nhân vô ngữ nguyệt vô thanh
Minh nguyệt hữu quang nhân hữu tình.
Biệt hậu tương tư nhân tự nguyệt
Vân gian thủy thượng đáo tằng thành.
(Người đi không nói trăng lặng thinh
Trăng có ánh vàng người có tình
Xa cách người trăng chung nỗi nhớ
Chân mây mặt nước đến tầng thành)
“Vô thanh” là thuộc tính cố hữu của
“nguyệt”, nhưng khi “nguyệt vô thanh” đặt
trong thế đối xứng với “ly nhân vô ngữ”
thì cái lặng thinh của trăng ấy trở thành
một sự đồng vọng hữu thức với tâm trạng
con người trong khung cảnh biệt ly� Cũng
như thế, “minh nguyệt hữu quang” đối
với “nhân hữu tình”� Ánh sáng của trăng
không còn thuần túy là một thuộc tính tự
nhiên nữa mà nó chuyên chở “tình” trăng,
chuyên chở xúc cảm phút chia tay� Cho
nên câu thơ đồng nhất “nhân tự nguyệt”,
con người và vầng trăng cùng chung nỗi
tương tư� Xét cho cùng, đây chính là cách
thi nhân thiết lập mối quan hệ giữa con
người và vũ trụ� Nhà thơ phóng chiếu cái
nhìn chủ quan của mình lên vạn vật� Vạn
vật từ đó phát lộ đời sống tinh thần của
nó như một sự tương thông, tương hợp với
tinh thần con người�
Từ cách thức phổ cảm giác chủ thể vào
vạn vật như vậy, nữ sĩ nhận ra cây dương liễu
cũng thẫn thờ ly biệt, con thuyền cũng cô
độc lẻ loi:
Tương khán chỉ dương liễu
Biệt hận chuyển y y.
Vạn lý Giang Tây thủy
Cô chu hà xử quy.
(Nhìn nhau chỉ liễu rủ
Thẫn thờ chia tay nhau
Dòng Giang Tây muôn dặm
Thuyền lẻ loi về đâu)
Lấy con người làm tâm điểm để nhìn ra
thế giới, nhà thơ mô tả âm thanh tiếng suối
theo chuẩn mực âm thanh tiếng đàn:
Thiếp gia bổn trụ Vu Sơn vân
Vu Sơn lưu tuyền thường tự văn.
Ngọc cầm đàn xuất chuyển liêu huyến
Trực thị đương thì mộng lý thính.
(Nhà thiếp trong mây Vu Sơn
Vẫn nghe tiếng suối chảy dồn nơi đây
Mênh mang đàn ngọc tiếng bay
Khác chi tiếng nhạc đong đầy miên man)
Rõ ràng, thiên nhiên trong thơ Lý Quý
Lan không phải là một trạng thái hóa sinh
đã hoàn tất mà là một quá trình hóa sinh
đang diễn tiến� Nó không tĩnh tại, không
bất biến mà ngược lại, ẩn tàng sinh khí,
mang chứa niềm giao cảm của thế giới
con người�
3. Nhân tâm đối cảnh: nhận diện
thế giới quan trong thơ Lý Quý Lan
Trong thơ ca cổ điển Trung Hoa nói
chung và thơ Đường nói riêng, mô hình thơ
không đơn thuần là mô hình thi luật mà còn
là mô hình thế giới quan� Và điểm nổi bật
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 25
KHOA HỌC XÃ HỘI
nhất của mô hình thế giới quan đó là mô
hình tâm – vật: kết cấu bài thơ thường đi
theo trình tự từ vật đến tâm hoặc từ tâm đến
vật� Thơ “không theo đuổi mô phỏng cảnh
vật khách quan như thật, mà ra sức sáng tạo
và biểu hiện cái ý cảnh có đặc điểm cá tính,
tức là cảm xúc chủ quan của tác giả giao hòa
với cảnh vật khách quan mà hình thành nên
cảnh giới nghệ thuật – tức cảnh sinh tình, gửi
tình vào cảnh và miêu tả cái tình của vạn
vật” [2, tr�706]�
Thơ Lý Quý Lan nhìn chung đứng ngoài
quy định ngặt nghèo của những luật lệ thơ
ca cứng nhắc� Trong toàn bộ sự nghiệp thơ
của mình, Lý Quý Lan hầu như không sáng
tác theo thể luật Đường� Tuy nhiên, những
vần thơ tự do phóng khoáng của nữ sĩ về cơ
bản không phá vỡ mô hình thế giới quan
tâm – vật� Bài thơ có thể mở đầu là một
không gian ngoại cảnh, kết lại bằng không
gian tâm trạng:
Lưu thủy Xương Môn ngoại
Cô chu nhật phục tê (tây).
Ly tình biến phương thảo
Vô xứ bất thê thê.
Thiếp mộng kinh Ngô uyển
Quân hành đáo Diệm khê.
Quy lai trọng tương phóng
Mạc học Nguyễn lang mê.
(Ngoài Xương Môn nước chảy
Thuyền theo ráng về tây
Phương thảo nhuốm ly biệt
Đâu đâu cũng hương đầy
Vườn Ngô thiếp mơ tới
Sông Diệm chàng vui vầy
Về lại cùng dò xét
Chớ học Nguyễn lang say)
Cũng có khi bài thơ được cấu trúc theo
chiều ngược lại, mở đầu bằng tâm trạng, kết
lại bằng cái nhìn ra ngoại cảnh:
Tâm viễn phù vân tri bất hoàn
Tâm vân tịnh tại hữu vô gian.
Cuồng phong hà sự tương diêu đãng
Xuy hướng nam san phục bắc san.
(Lòng theo mây nổi mãi biệt ly
Giữa khoảng có – không đến lại đi
Hà cớ cuồng phong xoay chuyển thổi
Nam sơn bay tới, Bắc sơn về)
Ở đây, điểm nổi bật trong cái nhìn của
nhà thơ là sự thống nhất giữa tâm và vật,
giữa tiểu ngã và đại ngã� Kết cấu thơ dù đi
từ vật đến tâm hay từ tâm đến vật thì giữa
tâm và vật đều tồn tại sự hô ứng lẫn nhau,
rặng cỏ xanh nhuốm sắc màu ly biệt, tâm tư
trôi theo mây trời� Bản thân sự hô ứng tâm –
vật ấy tạo ra cho thơ Lý Quý Lan vẻ đẹp của
trạng thái điềm tĩnh, của sự giao hòa�
Để miêu tả mối quan hệ thân thiết, hòa
hợp giữa con người và thiên nhiên, để gợi
thái độ của con người trước thế giới tự nhiên,
Lý Quý Lan vận dụng linh hoạt kho ngôn
ngữ Đường thi với những con chữ vừa biểu
ý, vừa biểu cảm, khi “vọng thủy”, lúc “đăng
sơn”, khi “ngưỡng khan minh nguyệt”, lúc
“phủ miện lưu ba” Trong thơ Đường nói
chung, trạng thái đối cảnh gần như đi liền
với sự tương thông, tương cảm giữa nhân
tâm và thiên cảnh� Cho nên nhắc tới “đăng
cao”, “viễn vọng” cũng tức là nhắc tới “hoài
cổ”, “tư hương”, đối diện “minh nguyệt” là
gợi nhắc “cố hương” Thơ Lý Quý Lan tái
hiện cảnh huống đăng cao như một bối cảnh
để giãi bày xúc cảm:
Vọng thủy thí đăng sơn
Sơn cao hồ hựu khoát.
Tương tư vô hiểu tịch
Tương vọng kinh niên nguyệt.
(Lên núi ngắm nước non
Hồ rộng, núi chon von
26 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017
KHOA HỌC XÃ HỘI
Nhớ nhau quên sớm tối
Năm tháng vẫn sắt son)
Bài thơ được viết sau buổi Lý Quý Lan chia
tay danh sĩ Chu Phóng để Chu Phóng phụng
chỉ đi làm quan ở tỉnh Giang Tây� Nỗi “tương
tư”, “tương vọng” giữa hai người bạn tâm giao
cần đến chiều kích của “sơn cao”, “hồ khoát”�
Cũng như thế, trong tình yêu, nữ thi nhân
bày tỏ nỗi sầu oán tương tư gắn với không
gian của “cao lâu”, của “nguyệt hoa mãn”:
Huề cầm thượng cao lâu
Lâu hư nguyệt hoa mãn.
Đàn trứ tương tư khúc
Huyền tràng nhất thì đoạn.
(Lầu cao ôm đàn gảy
Hoa trăng ngập lầu không
Tương tư đàn một khúc
Đứt dây lẫn cõi lòng)
Trong thời đại Đường thi, các danh sĩ
đăng cao để phóng cái nhìn ra xa, để thâu
cảm cái mênh mông của không gian, cái
vô tận của thời gian� Nữ sĩ họ Lý tái hiện
những cảnh huống đăng cao, song tâm thế
con người đăng cao lại hướng về những xúc
cảm đặc trưng phái tính� Nó làm nên cá tính
sáng tạo của thi nhân trong bức tranh nghệ
thuật thời Đường� Trước đó mấy trăm năm,
Đào Uyên Minh đã đưa thơ về với ruộng
vườn quen thuộc như là không gian nương
náu bình yên, lánh xa thế thái� Đến phong
khí Thịnh Đường, Vương Duy, Mạnh Hạo
Nhiên khắc họa thiên nhiên trong vẻ đẹp
thanh tân, bình dị, quyện hòa đời sống con
người để truy tầm trạng thái an nhiên, tự
tại, thanh nhàn Thơ Lý Quý Lan trở về
với tự nhiên nhưng không phải để ảnh xạ
tâm tư nhàn nhã� Thiên nhiên hòa điệu với
chiều sâu nội tâm con người song đó là chiều
sâu nội tâm của một cái tôi nữ giới – cái tôi
phóng khoáng mà đa cảm trong tình bạn,
tình đời và trong cả tình yêu�
Có thể nói, Thiên – Địa – Nhân hợp nhất là tư tưởng bao trùm trong triết lý
phương Đông� Nó quy tụ mọi tư tưởng tôn
giáo và tạo nên bản sắc văn học nghệ thuật
phương Đông là tình yêu thiên nhiên� Nhìn
từ trường hợp thơ Lý Quý Lan, quan điểm
tương thông Thiên – Địa – Nhân đã làm nên
diện mạo bức tranh sinh loài đa sắc và căng
đầy sự sống, đã kiến tạo sự hài hòa nhân
tâm thiên cảnh như một nguyên tắc thế giới
quan� Thơ Lý Quý Lan, vì thế, góp thêm một
tiếng nói khẳng định nguyên tắc ứng xử hài
hòa giữa con người với thế giới tự nhiên
của thơ Đường nói riêng và thơ ca cổ điển
phương Đông nói chung�
Tài liệu tham khảo
[1] Ngô Vinh Chính, Vương Miện Quý chủ
biên (2004), Đại cương lịch sử văn hóa Trung
Quốc� (Lương Duy Thứ dịch)� Nxb VHTT�
[2] Đường Đắc Dương chủ biên (2003), Cội
nguồn văn hóa Trung Hoa. (Nguyễn Thị Thu
Hiền dịch)� Nxb Hội Nhà văn�
[3] Đỗ Văn Hiểu, Văn học sinh thái và lý luận
phê bình sinh thái� �dovanhieu�
net/2015/08/van-hoc-sinh-thai-va-li-luan-
phe-binh�html
[4] Michael Jordan (2004), Minh triết Đông
phương (Phan Quang Định dịch)� Nxb
Mỹ thuật�
[5] Trần Hải Yến (2016), “Nghiên cứu, phê bình
hiện đại và di sản văn hóa: Nhìn từ cách
sinh thái học tìm về Tam giáo”, Văn học
Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập
quốc tế, Tập 1� Nxb Khoa học Xã hội�
[6] Nhiều tác giả (1995), Đường tài tử truyện
toàn thích� NXB Nhân dân Quý Châu�
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 27
KHOA HỌC XÃ HỘI
SUMMARY
The correspondence among Heaven, Earth, and Human
in ly quy lan’s poetry
Dang Thi BiCh hong1, Duong Tuan anh2
1Hung Vuong University, 2Hanoi National University of Education
The classical Chinese literature system in general, Tang treasures in particular, did not stand outside of the tradition of an agricultural culture, with a harmonious
experience, relying on nature. Among more than 200 Tang dynasty artists, Ly Quy Lan
was the only poet honored as the “Female Poet”. Reading Ly Quy Lan’s poetry from
the correspondence among Heaven, Human and Earth, we identify her path of cre-
ation as the journey of using language to open up the special relationship between
human and the natural world.
Keywords: Ly Quy Lan, human, nature.
SUMMARY
Ho Chi Minh’s heritage on the solution of women in the future
of the twenty-year of the 20th century
Tran Van hung, Chu Thi Thanh hien
Faculty of Social Sciences & Humanities – Hung Vuong University
In the twenties of the 20th century, the struggle for women’s rights was a critical issue in the world, besides the struggle for national liberation, against imperialism. To
absorb the progressive ideas of Marxism–Leninism and the movement of women’s
rights in the world, Nguyen Ai Quoc–Ho Chi Minh made important contributions to
the movement. The thought of Nguyen Ai Quoc on women’s liberation during this
period is reflected in his writings and actions with the basic contents: Awareness of
the situation of women and the world in Vietnam; The role of women; The goal is to
fight for women’s liberation and implement “gender equality”.
Keywords: women; women’s liberation; gender equality
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ ... (tiếp theo trang 20)