Tuyển tập câu hỏi ôn tập môn Xã hội học đại cương (tham khảo của trường khác)

Câu 1: Sự ra đời của xã hội học ( XHH) ? Xã HH là 1 môn khoa học về XH con người. Nó nghiên cứu cách thức ứng xử và quan hệ của con người trong các nhóm XH, Trong các cộng đồng các tổ chức hình thành nên XH. Nhà XHH này là Nguyễn Xuân Nghĩa Câu 2: Xã hội học ra đời nhằm đáp ứng ? Đáp ứng 3 nhu cầu + Đáp ứng nhu cầu nhận thức XH + Đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn + Đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân sự vận động XH

pdf18 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuyển tập câu hỏi ôn tập môn Xã hội học đại cương (tham khảo của trường khác), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập câu hỏi ôn tập môn Xã hội học đại cương (tham khảo của trường khác) Câu Hỏi Ôn Thi Môn Xã Hội Học Chương I: Khái quát lịch sử hình thành Xã Hội Học Bài 1: Câu 1: Sự ra đời của xã hội học ( XHH) ? Xã HH là 1 môn khoa học về XH con người. Nó nghiên cứu cách thức ứng xử và quan hệ của con người trong các nhóm XH, Trong các cộng đồng các tổ chức hình thành nên XH. Nhà XHH này là Nguyễn Xuân Nghĩa Câu 2: Xã hội học ra đời nhằm đáp ứng ? Đáp ứng 3 nhu cầu + Đáp ứng nhu cầu nhận thức XH + Đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn + Đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân sự vận động XH Câu 3: Những điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của XHH ? Có 3 điều kiện + Điều kiện kinh tế Xã Hội + Điều kiện chính trị + Tiền đề khoa học – tri thức Câu 4: Điều kiện cần và đủ để môn XHH ra đời ? Có 2 điều kiện + Khi xã hội đã phát triển đến một nấc thang nhật định. + Khi nhận thức của con người về XH đã phát triển đến 1 trình độ nhất định. Câu 5: Những đóng góp của các nhà XHH tiêu biểu ? Có 4 nhà XHH tiêu biểu + August.Comte (1798 - 1857) + H.Spencer ( 1820- 1903) +E.Durkheim ( 1858 – 1917) Câu 6: Nhà XHH nào sử dụng thuyết tiến hoá Dac-win ? Nhà XHH ( H.Spencer ) là người sử dụng thuyết tiến hoá để giải thích biến chuyển XH còn gọi là lý thuyết Dac-win. Câu 7: Tác phẩm Suicide “ tự tử” Là của nhà XHH nào ? Nhà XHH ( E.Durkheim ) Câu 8: Thế nào là hành động XH? Hành động XH là hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác trong đường lối, quá trình của nó. Câu 9: Thế nào là hành động ? Có 4 loại hành động + Hành động duy lý- công cụ + Hành động duy lý- giá trị + Hành động duy lý- truyền thống + Hành động duy cảm Sẽ có ví dụ cho mỗi loại và chọn đó là hành động gì? Câu 10: Người đâu tiên khởi xướng ra XHH ? Ông August.Comte , là người đầu tiên khởi xướng ra XHH thực nghiệm. Bài 2: Đối tượng và chức năng Xã Hội Học Câu 11: Xã hội học là gì ? Là một môn khoa học XH nghiên cứu về tính chỉnh thể của các Quan Hệ XH đời sống XH của con người hay của 1 cộng đồng Là những quan điêm khi nhìn nhận 1 sự vật hiện tượng. Câu 12: XHH Có mấy chức năng ? Có 3 chức năng chính + Chức năng nhận thức + Chức năng thực tiễn + Chức năng tư tưởng Câu 13: XHH có mấy nhiệm Vụ Chính ? Có 3 nhiệm vụ chính + Nghiên cứu Lý luận + Nghiên cứu Thực nghiêm + Nghiên cứu Ứng dụng Bài 3: Những phạm trù và khái niệm cơ bản của Xã Hội Học Câu 14: Có mấy loại hoạt động Xã Hội ? Có 5 loại hoạt động XH + Hoạt động sản xuất vật chất + Hoạt động sản xuất ra giống nòi + Hoạt động sản xuất ra các giá trị văn hoá + Hoạt động Quản Lý + Hoạt động giao tiếp Câu 15: Đặc điểm chủ yếu của con người là gì ? Là một thực thể sinh học – xã hội xuất hiện 1 lần mà không bao giờ lặp lại Là sản phẩm đặc biệt và “độc nhất vô nhị” Câu 16: Cần phân biệt nhóm và đám đông là ? Nhóm XH: là 1 tập hợp người có liên hệ với nhau, theo 1 kiểu nhất định về vị thế vai trò và lợi ích nhất định. Ví dụ như : khi thuyết trình về 1 đề tài nào đó. Thì các bạn liên hệ với nhau thành 1 nhóm và trong đó vị thế của mỗi bạn là 1 thành viên trong nhóm và mục đích là hoàn thành tốt bài thuyết trình để đạt được kết quả. Đám đông: là chỉ 1 tập hợp người ngẫu nhiên , không có mối liên hệ nào bên trong Ví dụ như: đám đông trước rạp hát, đám đông ngoài bãi biển họ đến từ các nơi không liên hệ với nhau. Câu 17: Vị Thế XH là gì ? Là vị trí mà cá nhân đồng hoá mình , là chổ đứng của cá nhân trong bậc thang XH Là sự đánh giá của cộng đồng XH đối với cá nhân Ví dụ như: Anh Vip là giám đốc công Ty, đồng thời Anh Vip còn là 1 người chồng 1 thành viên câu lạc bộ từ thiên. Thì đâu là Vị Thế then chốt của Anh? Trả lời: Vị Trí giám Đốc Của Anh Vip là Vị Thế then chốt bởi Anh Vip là người đồng hoá Công Ty và cá nhân khác phải làm theo và tuân thủ. Câu 18: Nghi thức chuyển tiếp là gì ? Là việc chuyển tiếp từ vị trí này sang vị trí khác. Ví dụ như: Anh Vip làm công nhân ở Cty Kẹo chuyển sang làm Công nhân ở Cty Bánh. Đó là sự chuyển tiếp trong XH. Câu 19: Vai trò XH là gì ? Là tập hợp các chuẩn mực hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với 1 vị thế XH nhất định. Câu 20: Vai trò chỉ định là gì? Vai trò thành đạt là gì? Vai trò chỉ định cũng giống như sự thất bại trong cuộc sống. Vai trò thành đạt là do sự phấn đấu của cá nhân để đạt được kết quả Câu 21: Sự xung đột và căng thẳng vai trò trong XH là gì ? Xung đột: là khi chúng ta muốn hoàn thành tốt 1 Vai trò thì chúng ta phải hy sinh 1 Vai trò khác Ví dụ như: một người phụ nữ thành công trong Xã Hội thì họ thường phải hy sinh một phần của gia đình => đổ bể gia đình. Và 2 hướng khác biệt đó gọi là xung đột. Căng thẳng: là những mâu thuẩn, không thực hiện tốt vai trò. Không đáp ứng được vai trò của mình. Ví dụ : là 1 lớp Trưởng khi nhận nhiệm vụ từ nhà trường nhưng không thể phổ biến tốt và hướng dẫn để các bạn làm những nhiệm vụ đó è căng thẳng xảy ra è nhiệm vụ không hoàn thành è không đáp ứng được vai tròè đó là căng thẳng Vai trò. Câu 22: Kỳ vọng nơi vai trò và chế tài XH là gì? Kỳ vọng: là mong muốn làm tốt vai trò khi ở vị trí đó Ví dụ: Nhà trường giao cho Lớp Trưởng 1 nhiệm vụ và họ mong muốn Lớp Trưởng sẻ làm tốt nhiệm vụ đó è đó là Kỳ vọng ở Anh Lớp Trưởng. Chế tài XH: là những chế tài theo Pháp Luật Là những chế tài theo sự khen chê của dư luận XH. Tự cho ví dụ: Câu 23: Tính di động XH của cá nhân là gì? Là sự vận động của một cá nhân từ vị trí XH này sang vị trí XH #. + Tính di động theo chiều ngang + Tính di động theo chiều dọc : Có - Liên thế hệ - Nội thế hệ Tìm hiểu vấn đền này sẻ có Ví Dụ: Câu 24: Thiết chế XH là gì? Thứ nhất : là tổ chức XH với toàn bộ khung của XH do luật pháp tạo nên Thứ hai: là tập hợp những giá trị chuẩn mực, quy tắc, thói quen hay tập tục được áp dụng trong XH được XH thừa nhận. Tóm lại: thiết chế XH là các giá trị chuẩn mực, vị thế, Vai trò và nhóm vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của XH. Nó là 1 tổ chức nhất định của sự hoạt động XH và các quan hệ XH được thực hiện bằng 1 hệ thống của các hành vi cong người với chuẩn mực và Quy phạm XH. Câu 25: Thiết chế XH có các Thể Chế nào? Có 5 Thể Chế Các thể chế hành chính Các thể chế kinh tế Các thể chế chính trị Các thể chế văn hoá Các thể chế đạo đức Câu 26: Thiết chế XH có mấy chức năng? Có 2 chức năng Thiết chế XH có chức năng điều chỉnh Thiết chế XH có chức năng kiểm soát Câu 27: Thiết chế XH có mấy hình phạt? có 2 hình phạt Hình phạt chính thức Hình phạt không chính thức Câu 28: Thiết chế XH có mấy đặc điểm ? Có 3 đặc điểm Duy trì sự ổn định của XH Phụ Thuộc vào nhau Trở thành tiêu điểm Câu 29: Phân tầng XH là gi? Là khái niệm chỉ bất bình đẳng XH giữa các cá nhân # nhau thuộc về những nhóm XH, những giai cấp, những tầng lớp XH # nhau bởi địa vị của họ # nhau trong bậc thang XH. Câu 30: Phân tầng XH có mấy dạng ? có 4 dạng Phân tầng Xh theo địa vị chính trị Phân tầng Xh theo địa vị kinh tế Phân tầng Xh theo địa vị xã hội Phân tầng Xh theo trình độ học vấn Câu 31: Nguyên nhân Chính dẫn đến phân tầng XH? Đó là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Câu 32: Con người bắt đầu XHH từ khi nào? Từ khi mới sinh ra cho tới khi chết đi Câu 33: Các giai đoạn của quá trình XHH là gì? Có 3 giai đoạn Giai đoạn đứa trẻ trong gia đình Giai đoạn cá nhân trong nhà trường Giai đoạn cá nhân thực sự bước vào đời Câu 34: Các yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình XHH của cá nhân: có 4 yếu tố Gia đình Nhóm bạn thân Học đường ( trường học ) Phương tiện thông tin đại chúng Câu 35: yếu tố nào ảnh hưởng và quan trọng nhất đến quá trình XHH cá nhân? Gia đình là yếu tố quan trong nhất Bài 4: Xã Hội Học về cơ cấu xã hội Câu 36: khái niệm cơ cấu XH là gì? là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định, biểu hiện như là một sự thống nhất tương đối bền vững của các nhân tố, các mối liên hệ, các thành phần cơ bản nhất của hệ thống xã hội đó. Những thành tố tạo ra bộ khung cho tất cả các xã hội loài người, những thành tố cơ bản đó là Vai trò, vị thế, nhóm và các thiết chế. Câu 37: đặc điểm cơ cấu giai cấp xã hội ở nước ta hiện nay là gì? Có 3 đặc điểm Tính chất Xã hội hoá Cơ cấu giai cấp xã hội của một xã hội còn chậm phát triển Cơ cấu giai cấp xã hội đang trong thời kỳ chuyển hoá Câu 38:Nguyên nhân nào làm cho giai cấp Nông Dân có xu hướng giảm? Có 3 lý do Việc xâm nhập mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện đại vào nông nghiệp làm nông dân có sự thay đổi lớn trong đặc tính lao động và ngành nghề Về cơ cấu giai cấp- xã hội của giai cấp nông dân cũng luôn thay đổi Những tri thức mới, những cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, những nhà kinh doanh xuất thân từ nông dân càng ngày càng tăng Câu 39: Tri thức là gì? Là những giá trị tinh thần ( kiến thức ) Phần lớn 100% gọi là tri thức đều xuất thân từ công nhân, nông dân Câu 40: Cơ cấu nghề nghiệp Xã hội- đặc trưng của sự phân công lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH gồm mấy đặc trưng? Gồm có 2 đặc trưng Tính chất không đồng nhất về kinh tế- xã hội của lao động vẫn tồn tại Còn có sự phân biệt về tính chất và nội dung của lao động Câu 41: cơ cấu xã hội- cộng đồng lãnh thổ được nhận diện như thế nào? Thường dùng ranh giới tự nhiên trong lãnh thổ để phân chia thành từng vùng riêng khác nhau: như bên này sông là tỉnh Long An, bên kia sông là Thành Phố Hồ Chí Minh Ngoài lãnh thổ thì dùng cột mốc phân chia ranh giới: như Việt Nam giáp Trung Quốc thì giữa 2 điểm giao nhau lưu thông đường biên người ta sẽ làm 1 Cột Mốc phân chia. Bài 5: Xã hội học về dư luận XH và thông tin đại chúng Câu 42: xã hội học về dư luận XH là? Dư luận XH là 1 hiện tượng XH đặc biệt, biểu thị thái độ phán xét, đánh giá của quần chúng đối với các vấn đề mà họ quan tâm Dư luận XH nó được mọi cá nhân, hoặc 1 nhóm người cùng tầng lóp, một giai cấp XH trong mọi thời đại quan tâm Dư luận XH phải là 1 đám đông liên quan đến nhiều người trên 1 bình diện nhất định nào đó. Câu 43: Phân biệt dư luận XH với tin đồn như thế nào? Tin đồn chỉ là 1 tin tức về một sự việc, một sự kiện nào đó có thật hoặc không có thật hoặc chỉ là 1 phần sự thật được lan truyền từ người này sang người #. Tin đồn trở thành dư luận của một nhóm, một tập thể lớn hay nhỏ khi có sự phán xét đánh giá về sự việc, sự kiện đó Câu 44: Dư luận XH được hình thành qua mấy bước? có 4 bước Bước 1: chứng kiến về một sự việc, một hiện tượng, một quá trình ( nghe, nhìn, đọc) Bước 2: Qua trao đổi, bàn luận về các cảm nghỉ Bước 3: các loại ý kiến khác nhau Bước 4: từ sự phán xét đánh giá chung đi tới lập trường hành động thống nhất nêu ra các kiến nghị về hoạt động thực tiển Câu 45: Những yếu tố nào tác động đến dư luận XH? Có 4 yếu tố Dư luận XH phụ thuộc vào trình độ hiểu biết vào tính chất của các sự kiện, hiện tượng và quá trình XH Dư luận XH phụ thuộc vào trình độ hiểu biết, trình độ văn hoá hệ tư tưởng Về tâm lý Xh là yếu tố tác động đến sự hình thành dư luận XH Yếu tố hoàn cảnh chính trị Câu 46: có mấy chức nặng của dư luận XH? Có 4 chức năng Dư luận XH là thước đo bầu không khí chính trị XH Dư luận XH có chức nặng điều hoà, điều chỉnh các mối quan hệ XH Dư luận XH còn có chức năng giáo dục Chức năng kiểm soát của dư luận XH Bài 6: Xã Hội Học Đô Thị Câu 47: Đặc điểm của đô thị đối với nông thôn là gì? Đô thị là trung tâm, đầu não của một khu vực về tất cả mọi mặt Đô thị là 1 môi trường nhân tạo rất cao, thành phố càng hiện đại mức độ môi trường nhân tạo càng cao Cuộc sống đô thị là nơi phức tạp nhất so với khu vực Câu 48: Lối sống đô thị và đô thị hoá? Lối sống đô thị + được hình thành trên toàn bộ cơ sở vật chất, điều kiện sống, hoàn cảnh + tính cơ động nghề nghiệp xã hội và không gian xã hội rất cao + các hoạt động sinh hoạt cá nhân và gia đình phụ thuộc vào nhiều các dịch vụ công cộng và dịch vụ tư nhân + nhu cầu về văn hoá XH, và giáo dục trí thức rất cao, rất phong phú và đa dạng + về phạm vi giao tiếp của người đô thị rất rộng, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà trên phạm vi quốc tế, cường độ giao tiếp rất cao, các mối quan hệ nhiều chiều phức tạp + con người đô thị, có tính năng động rất cao, ý chí tiến thủ mạnh, thái độ dạn dày, và sự chú ý về thời giờ- liên quan đến tính cách phức tạp của đời sống đô thị.v..v. Câu 49: đô thị hoá là gì? Là quá trình thay đổi hình thức cư trú của con người mang ánh sang văn minh hiện đại đến những vùng nông thôn, nghèo nàn, lạc hậu nhằm thay đổi bộ mặt và chất lượng cuộc sống của các vùng dân cư. Câu 50: Đô thị hoá biểu hiện như thế nào? Tỉ lệ dân số ngày càng tăng, quy mô ngày càng phình ra ở mỗi đô thị Số lượng các đô thị trong một quốc gia tăng lên. Đồng thời xuất hiện những điểm cư dân kiểu đô thị do kết quả quá trình côg nghiệp hoá Sự phát triển và ảnh hưởng của đô thị ra các vùng xung quanh trên qui mô toàn xã hội như lan tràn lối sống đô thị, quan hệ giao tiếp đô thị, văn hoá đô thị Câu 51: Các căn bệnh đô thị là gì? Nó được biểu hiện như: tắc nghẽn huyết mạch giao thông. Ô nhiễm môi trường, gia tăng dân số quá nhanh, mức độ gia tăng này vượt quá sự kiểm soát. Rối loạn nhịp đập đây là căn bệnh phản ánh sự không hoà nhập giữa các lối sống khác của các nhóm dân cư khác nhau. Bệnh to đầu hiện tượng mất cân đối ở một khu vực hay quốc gia Bài 7: Xã hội học nông thôn Câu 52: Nông thôn gồm những ngành nghề gì? Gồm 2 ngành chính là Nông nghiệ- chăn nuôi và Trồng trọt Câu 53: nông thôn có những đặc điểm chủ yếu nào? Nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp,Lối sống giản dị và quan hệ giản đơn so với thành thị Hệ thống chính quyền nhiều khi không có quyền lực bằng hệ thống dòng tộc, tôn giáo suy tôn với các chuẩn mực tôn giáo trên. Văn hoá nông thôn truyền thống đặc trưng là văn hoá dân gian, thông qua các lễ hội ca hát, hò, vè..v.v. Câu 54: Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn là gì? Nông thôn là nông nghiệp, thành thị chủ yếu nghề nghiệp là phi nông nghiệp Nông thôn, xã hội nông thôn, thành thị xã hội thị dân Cộng đồng XH nông thôn là cộng đồng xóm làng, còn thành thị là cộng đồng đường phố- khu phố Nông thôn ngoài luật còn có lệ làng. Lối sống nông thôn giản dị, chân thật, xóm giềng, lối sống đô thị là biến động, thích ứng Văn hoá nông thôn đậm nét dân gian, văn hoá đô thị văn hoá bác học, truyền thống đại chúng..v..v.. Câu 55: những điều kiện làm cho nông thôn xích lại thành thị như Làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi bằng cách du nhập những văn minh vật chất của thành phố như: cấu trúc xây dựng nhà hiện đại, tư liệu sinh hoạt, tiện nghi hiện đạiv.. Tạo ảnh hưởng mạnh đô thị đến nông thôn trên quy mô toàn xã hội Có những giải pháp xây dựng vùng nông thôn mới ở những vùng đất mới Câu 56: đặc trưng của xã hội nông thôn việt nam là gì? XHNT VN là XHNT( xã hội nông thôn) vùng đông nam Á. Nó vừa mang tính chất của XHNT vùng đông Nam Á vừa mang tính chất vùng Nam Á XH vùng Đông Á chịu ảnh hưởng nhiều của kiểu XHNT Trung Quốc, hang xóm quần tụ vào một mảnh đất nhỏ, có luỹ tre bao bọc xung quanh là cộng đồng ruộng. Trong làng một vài dòng họ sống với nhau từ lâu đời XH vùng nam Á ở phần lớn miền đất mới, Xã ấp rải theo bờ kênh, đường bộ gồm nhiều gia đình ở nhiều nơi khác nhau quần tụ thành, ít gắn bó với tục lệ, với 1 nền sản xuất hàng hoá đã có những tiền đền phát triển XHNT Miền Bắc, miền Trung còn mang nhiều đặc điểm của XHNT đông Á, nhưng chủ yếu là những đặc trưng của XH Nam Á. Câu 57: phương hướng phát triển XHNT ở Việt Nam hiện nay là gì? Có 4 hướng Đổi mới cơ cấu XH lao động Đổi mới cơ cấu nhân khẩu Chú ý đổi mới cơ cấu giai tầng Đổi mới các thiết chế xã hội ở nông thôn Bài 8: sự sai lệch giá trị Xã Hội Câu 58: Sự sai lệch XH là gì? Là một hiện tượng XH thường thấy ở trong đời sống xã hội của mọi xã hội từ xưa tới nay và chúng thường tồn tại song song với sự tuân thủ các chuẩn mực Trong XH mức độ “lệch lạc” nên hiểu là các thành hành vi không được chấp nhận không làm theo khuôn mẫu, nhưng chưa phải là các hành vi phạm pháp Tuỳ theo trạng thái tâm lý XH và định chế XH mà cho phép con người giao tiếp, ứng xử, hành động trong một giới hạn có biên độ dao đông nhất định xung quanh các chuẩn mực Câu 59: để nhận xét đánh giá sự lệch lạc phụ thuộc vào một số yếu tố sau Phụ thuộc vào vị trí trong cộng đồng, trong tập thể hay trong nhóm, thường thì người ở vị trí có vai trò quan trọng phải mẫu mực hơn người khác. Hơn thế nữa, sự tuân thủ còn là con đường phấn đấu, tiến thân lên các vị trí cao hơn Nhưng ở chiều ngược lại, xét về mặt tâm lý XH, đôi khi người ta hay xét nét với những người mới gia nhập vào tổ chức, cộng đồng Thâm niên trong một số tổ chức cũng là dấu hiệu để người ta dễ “linh động” hoặc “ xét nét” đối với một thành viên Câu 60: các dạng lệch lạc, các “ sai lệch” thường gặp như? Những chuẩn mực tác phong XH thường cho ta những khuôn mẫu đồng loạt Mỗi một vai trò có mục đích nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của XH Thực tế quản lý XH cho thấy, Trừ các Vĩ nhân còn hầu hết con người bình thường được xem là làm đúng vai trò XH mong đợi- nhưng đó vẫn có những hành vi vượt ra ngoài khuôn khổ ở giới hạn mà XH cho phép, chấp nhận. Câu 61: một dạng biểu hiện có thể xem là “ lệch lac” hay “ sai lệch” như? Là những hành vi biểu hiện sự nhận thức và hành động trái với chuẩn mực xã hội một cách thường xuyên của người nào đó Là những hành vi của con người do những động cơ khác nhau nhưng đều biều hiện là con người tự cho mình đứng ngoài, vượt ra khỏi giới hạn cho phép của XH Những kẻ lang thang cơ nhỡ, những kẻ bụi đời cũng là 1 dạng của sự lệch chuẫn.
Tài liệu liên quan