Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý 10 ở trường Thực hành Sư phạm, Đại học An Giang

Tóm tắt. Ứng dụng Công nghệ thông tin rất cần thiết cho đổi mới và nâng cao hiệu quả giáo dục ở các trường Trung học phổ thông. Cũng như với các môn học khác, việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong xây dựng các bài giảng điện tử phải tuân theo một số nguyên tắc và bước đi thích hợp. Bài báo trình bày những vấn đề chung về ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy Địa lí và một số kết quả, ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy Địa lí lớp 10 ở trường Thực hành Sư phạm, Đại học An Giang (ĐHAG).

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý 10 ở trường Thực hành Sư phạm, Đại học An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 127-133 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐỊA LÝ 10 Ở TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC AN GIANG Nguyễn Văn Tuấn Trường Thực hành Sư phạm - Đại học An Giang E-mail: ngvtuanthlx@yahoo.com.vn Tóm tắt. Ứng dụng Công nghệ thông tin rất cần thiết cho đổi mới và nâng cao hiệu quả giáo dục ở các trường Trung học phổ thông. Cũng như với các môn học khác, việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong xây dựng các bài giảng điện tử phải tuân theo một số nguyên tắc và bước đi thích hợp. Bài báo trình bày những vấn đề chung về ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy Địa lí và một số kết quả, ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy Địa lí lớp 10 ở trường Thực hành Sư phạm, Đại học An Giang (ĐHAG). Từ khóa: Ứng dụng Công nghệ thông tin, phương pháp giảng dạy Địa lí. 1. Mở đầu Việc nghiên cứu và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là một xu thế tất yếu trong nhà trường phổ thông hiện nay. Cùng với việc sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống, các PPDH tích cực giúp mang lại chất lượng và hiệu quả cao trong giáo dục. Một trong những phương tiện hữu hiệu của việc thực hiện các PPDH tích cực là ứng dụng công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin (CNTT) có vai trò rất quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng. Máy vi tính, Internet và các phần mềm dạy học đã hỗ trợ tốt việc thiết kế bài giảng như MapInfo, Excel, Encarta, Db - Map, PC Fact, The World Atlas. . . Giáo viên khai thác được nhiều kiến thức, bản đồ, tranh ảnh, bảng biểu để phục vụ giảng dạy. Ngành Giáo dục và Đào tạo An Giang, trong những năm gần đây đã tổ chức nhiều hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học và đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học, quản lý. Nhiều giáo viên ở các trường phổ thông đã có những nghiên cứu, ứng dụng CNTT vào dạy học, tạo không khí học tập sôi nổi, yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh, video clip, câu hỏi. . . để thảo luận, trả lời, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Những tiết dạy có ứng dụng CNTT đã mang lại hiệu quả cao, học sinh hứng thú học tập và tích cực tham gia xây dựng bài. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ hiện đại này cũng còn nhiều thách thức đối với giáo viên ở trường phổ thông, giáo viên ít quan tâm đến hiệu quả của việc dạy học tương tác mà bài giảng điện tử (BGĐT) mang lại. 127 Nguyễn Văn Tuấn Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy nói chung và trong giảng dạy Địa lí nói riêng còn chưa đạt hiệu quả như tiềm năng của việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực này. Trên cơ sở những trải nghiệm từ thực tế ở Trường Thực hành Sư phạm ĐHAG và những nghiên cứu gần đây về đổi mới PPGD, trong bài báo này chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề ứng dụng CNTT trong giảng dạy Địa lí nói chung và một số vấn đề đúc kết từ thực tế ứng dụng CNTT trong giảng dạy Địa lí lớp 10 ở trường Phổ thông Thực hành, Đại học An Giang nói riêng giúp giáo viên có thể tiếp cận và ứng dụng CNTT vào dạy học, đổi mới PPDH theo hướng tích cực và nâng cao hiệu quả dạy học địa lý ở trường phổ thông. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng Địa lí 10 Trung học phổ thông 2.1.1. Điều kiện thực tế Trường Thực hành Sư phạm - ĐHAG được thành lập năm 2008, là trường công lập đa cấp, gồm Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT). Học sinh trung học trên 550 em, với 16 lớp. Trường có 16 phòng học được trang bị máy chiếu, máy vi tính để phục vụ dạy học ứng dụng CNTT, đội ngũ giáo viên trẻ, giảng dạy nhiệt tình và có hiểu biết về tin học. Bên cạnh đó, chương trình Địa lý 10 THPT với nhiều tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu và nhiều video clip tạo điều kiện cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học tích cực. Đây là những thuận lợi cơ bản giúp cho việc giảng dạy địa lý ở trường đạt hiệu quả cao trong 2 năm qua. Tuy nhiên, cũng như những giáo viên phổ thông khác, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy địa lý bước đầu cũng có những khó khăn nhất định, GV phải tìm hiểu, nghiên cứu việc thiết kế và giảng dạy trên lớp để đạt hiệu quả cao. 2.1.2. Những nguyên tắc, yêu cầu chung khi thiết kế bài giảng điện tử Việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy học địa lý nói riêng phải đảm bảo các nguyên tắc, các bước thiết kế bài giảng, yêu cầu về nội dung, hình thức, tính sư phạm, kỹ thuật trình chiếu và tính hiệu quả của tiết dạy. a. Những nguyên tắc: - Căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản của bài học, xác định trọng tâm bài học. - Đa dạng hóa kiến thức (khai thác dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, bản đồ. . . ) - Lựa chọn các phương pháp, phương tiện và tổ chức các hoạt động phù hợp. - Ứng dụng CNTT theo quan điểm dạy học tích cực, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, chủ động và sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức. 128 Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý 10... b. Các yêu cầu: Ngoài những nguyên tắc trên còn phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung, phương pháp, kỹ thuật trình chiếu, trình bày bài giảng, tính thẩmmỹ, trực quan và hiệu quả. Cụ thể: Đảm bảo tính chính xác, khoa học. Phải khơi gợi được tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong nhận thức và trong rèn luyện kỹ năng. Phải nghiên cứu kỹ nội dung để dự kiến số lượng slide phù hợp cho một tiết dạy (20 – 25 slide/bài học). Nội dung các slide phải thể hiện nổi bật kiến thức và tính hệ thống, lựa chọn phần mềm, phim tư liệu phù hợp. Về hình thức, phần củng cố nên sơ đồ hoá nội dung bài học, khi mở bài, kết thúc bài có thể sử dụng hình ảnh, video clip để đặt câu hỏi, soạn câu hỏi trắc nghiệm (sử dụng phầm mềm VIOLET) và trò chơi sinh động. c. Các bước thực hiện: Để thiết kế một bài giảng điện tử, giáo viên cần chuẩn bị: - Nội dung chính: Soạn mục lục, nội dung chi tiết các mục cơ bản, nhóm lại thành các mục lớn; soạn câu hỏi trắc nghiệm cho các mục cơ bản (đánh giá tương tác, hiểu bài); soạn các bài tập thực hành, bài tập trắc nghiệm cho từng phần hoặc toàn bài. - Nội dung minh họa: Âm thanh (nhạc nền, giọng thuyết trình), hình ảnh (ảnh nền, ảnh minh họa), video clip (phim minh họa, phim mô phỏng thực nghiệm) Sau đó giáo viên thực hiện một bài giảng điện tử hoàn chỉnh theo các bước: Bước 1: Tìm hiểumục tiêu, nội dung bài, lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học. Bước 2: Thu thập nguồn tài liệu bổ sung, xây dựng các hoạt động trên lớp của thầy, trò. Bước 3: Xây dựng nội dung và thiết kế bài giảng trên máy vi tính. Bước 4: Điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với nội dung và thời lượng bài học. Bước 5: Ghi lại nội dung vào máy hoặc thẻ nhớ. d. Trình chiếu: - Về phương pháp và kỹ thuật trình chiếu: sử dụng hợp lý các phương pháp và hình thức dạy học, làm chủ được kỹ thuật, phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu các slide với việc ghi bảng và các hoạt động của HS trong tiến trình bài dạy, kích thích được sự chú ý, không làm cho HS phân tán. . . - Kỹ thuật trình bày bài giảng: Khi trình bày bài giảng, tùy theo từng nội dung bài học cụ thể mà ứng dụng CNTT với những mức độ và hình thức khác nhau. Việc trình phải phù hợp với sự tiếp thu của HS, để HS kịp theo dõi và ghi được đầy đủ nội dung bài học. - Bài giảng có tính thẩm mỹ, trực quan, ý ngắn gọn, dễ hiểu: Các hiệu ứng màu sắc, âm thanh, chuyển động hợp lí. Các trang trình diễn phải đơn giản và rõ ràng. Không sao chép nguyên văn bài dạy. Dùng các phông chữ, khung nền tương tự nhau trong suốt bài giảng. Các dạng đồ họa cần phải được lựa chọn cẩn thận, nếu không chúng sẽ gây phân tán tư tưởng học sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả bài dạy. 129 Nguyễn Văn Tuấn - Về hiệu quả: Thực hiện được mục tiêu bài học. HS hiểu bài, tích cực chủ động tham gia xây dựng bài, ham thích học tập, phát huy được tác dụng của CNTT. 2.2. Kết quả ứng dụng CNTT vào dạy học Địa lý lớp 10 ở Trường thực hành Sư phạm Đại học An Giang 2.2.1. Ứng dụng vào thiết kế các bài học Địa lý lớp 10 THPT Trong quá trình dạy học địa lý ở trường Thực hành Sư phạm, giáo viên đã ứng dụng CNTT vào thiết kế nhiều bài giảng điện tử ở khối lớp 10 THPT, ví dụ như: - Bài 5: Vũ trụ. HệMặt Trời và Trái Đất (gồm 21 slide, 1 video clip, 12 ảnh, lược đồ). - Bài 14: Sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất (gồm 20 slide, 3 ảnh, 4 lược đồ). - Bài 34: Thực hành – vẽ biểu đồ (gồm 12 slide, 4 biểu đồ, 1 video clip, 1 bảng số liệu). - Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưỏng đến phát triển và phân bố ngành GTVT (gồm 21 slide, 4 bản đồ, 1 biểu đồ, 2 bảng số liệu, 8 ảnh, 1 video clip). Một số slides minh họa: Hình 1. Kiểm tra trắc nghiệm 2.3. Ứng dụng CNTT vào kiểm tra, đánh giá 2.3.1. Hình thức đánh giá kết quả học tập khi thử nghiệm Ngoài hình thức kiểm tra, đánh giá (tự luận) đã từng thực hiện, chúng ta có thể sử dụng phần mềm VIOLET (Công ty cổ phần Tin học Bạch Kim) hỗ trợ việc thiết kế câu hỏi trắc nghiệm (một hay nhiều đáp án đúng, đúng – sai và câu hỏi ghép đôi) để kiểm tra, đánh giá hoặc củng cố bài học. VIOLET có nhiều chức năng giúp GV thiết kế bài giảng điện tử. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ khai thác tính năng xây dựng các loại câu hỏi trắc 130 Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý 10... nghiệm trong giảng dạy địa lý. Việc kết hợp này cũng nhằm làm phong phú thêm các hoạt động giảng dạy trên lớp (hướng dẫn kỹ thuật nhúng VIOLET vào Powerpoint xem tại 2.3.2. Kết quả đạt được Bảng 1. Thống kê kết quả học tập địa lý của HS khối 10 THPT năm học 2009 – 2010 và 2010 – 2011 (có ứng dụng CNTT) Năm học Tổng sốHS Giỏi – TL Khá – TL TB – TL Yếu – TL 2009-2010 271 212 -78,2% 51 - 18,8% 6 – 2,2% 2 – 0,8% 2010-2011 260 232 -89,2% 26 -10,0% 2 - 0,8% 0 – 0% Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2009 – 2010 và năm học 2010 – 2011 Biểu đồ 1. So sánh kết quả hai năm học chưa ứng dụng CNTT và có ứng dụng CNTT - Đối với giáo viên, khi dạy Địa lý bằng bài giảng điện tử, giáo viên đã chuyển tải một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động đến HS. Giáo viên có thể thực hiện đầy đủ các kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng trong quá trình dạy học. Do đó rèn luyện cho HS không chỉ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn quan sát và cảm nhận được các hiện tượng, sự vật địa lý liên quan. Giáo viên đã nhanh chóng tận dụng ưu thế của CNTT để nâng cao chất lượng, hiệu quả bài dạy, tạo được sự tương tác giữa thầy và trò, góp phần tích cực trong việc đổi mới PPDH. - Đối với học sinh, khi được học với phương pháp mới, các em dễ hiểu bài và dễ nhớ kiến thức, khả năng tư duy được nâng lên, nắm vững được kiến thức cơ bản, có thời gian tham gia xây dựng bài, thảo luận và hoạt động nhiều hơn trong tiết học và đạt kết quả tốt trong học tập địa lý 10. 131 Nguyễn Văn Tuấn 2.3.3. Nhận xét chung kết quả ứng dụng CNTT vào dạy học Địa lý - Ứng dụng CNTT vào dạy học địa lý 10 đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học – đây là một hướng đi đúng nhằm làm thay đổi cách dạy và cách học ở trường phổ thông. - Sự quan tâm, hỗ trợ của Ban Giám hiệu và tổ chuyên môn đã thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy (địa lý) của GV và cách học của HS. - Sự nhận thức đúng đắn về mục tiêu giảng dạy, ứng dụng CNTT vào dạy học địa lý đã giúp giáo viên nhanh chóng tiếp cận, khai thác và sử dụng tốt CNTT. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới PPDH phù hợp với yêu cầu chung hiện nay. - Học sinh rất thích thú khi được học địa lý với những tiết dạy có ứng dụng CNTT. - Về hiệu quả: Thực hiện được mục tiêu bài học. HS hiểu bài, tích cực chủ động tham gia xây dựng bài, ham thích học tập, phát huy được tác dụng của CNTT. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong dạy học địa lý vẫn còn hạn chế về khả năng thiết kế, phương pháp sư phạm và còn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn chỉnh như việc “lạm dụng CNTT”, “chiếu - chép” và sao chép giống nhau. . . Ngoài ra, việc thiếu phương tiện, thiết bị dạy học cũng là một trở ngại lớn trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học địa lý ở các trường phổ thông hiện nay. Một số điểm cần chú ý là: Các hiệu ứng màu sắc, âm thanh, chuyển động hợp lí. Các trang trình diễn phải đơn giản và rõ ràng. Không sao chép nguyên văn bài dạy. Dùng các phông chữ, khung nền tương tự nhau trong suốt bài giảng. Các dạng đồ họa cần phải được lựa chọn cẩn thận, nếu không chúng sẽ gây phân tán tư tưởng học sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả bài dạy. Tóm lại, để đạt hiệu quả cao trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học địa lý 10 nói riêng và dạy học địa lý ở trường phổ thông nói chung, giáo viên phải chủ động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học của mình. Nhưng cũng không phải bài học nào cũng dạy với BGĐT. Vì một bài giảng điện tử dù chu đáo đến đâu, tiết dạy có thành công hay không đối với HS còn phụ thuộc vào tính linh hoạt, khả năng tổ chức các hoạt động học tập, hướng dẫn học sinh tìm kiếm kiến thức của người giáo viên. Bên cạnh đó, nhà trường, tổ chuyên môn cần quan tâm và đề ra những yêu cầu về đổi mới PPDH, hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, điều kiện dạy học ở trường, làm cho hoạt động này ngày càng mở rộng và đạt hiệu quả thiết thực. Và cũng có thể tổ chức hội thi thiết kế BGĐT, hội thảo, xây dựng thư viện phần mềm, tư liệu, giáo án, bài giảng điện tử để chia sẻ trong giáo viên và hội đồng bộ môn. 3. Kết luận Ứng dụng CNTT trong dạy học địa lý là một yêu cầu có tính khách quan, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới PPDH theo hướng tích cực. Khi giảng dạy, GV không phải vất vả trong việc trình bày, ghi bảng mà có thể dành nhiều thời gian để hướng dẫn HS thực hành, thảo luận, tăng cường đối thoại (tương tác giữa thầy - trò, HS với HS) và thực hiện được nhiều hoạt động trên lớp. Người học được đặt trước những tình huống, những vấn đề cụ thể trước mắt, đòi hỏi phải phân tích, xử lý, giải quyết để tự khám phá ra cái chưa biết, 132 Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý 10... tìm ra kiến thức. Khi sử dụng BGĐT một cách hiệu quả, tiết học không còn đơn điệu, nhàm chán mà từng bước kích thích được hứng thú học tập của HS, bài học sẽ có tính hệ thống cao, truyền tải được nhiều nội dung, tiết học địa lý sẽ sinh động hơn. Trong năm học qua, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học địa lý của trường. GV địa lý và các bộ môn khác đã tích cực tham khảo, thiết kế GAĐT và thực hiện giảng dạy nhiều tiết trên lớp với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học hiện đại. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học địa lý 10 nói riêng và dạy học nói chung là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Mỗi CBQL, giáo viên và học sinh cần nhận thức được vai trò, chức năng, tác dụng của CNTT để ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào dạy học, quản lý và nghiên cứu khoa học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004. Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực. Nxb Đại hoc Sư phạm Hà Nôi. [2] Nguyễn Bá Kim và những người khác, 2007. Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên THCS. Báo cáo tổng kết dự án Đào tạo giáo viên THCS. [3] Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên), 2005. Windows MS office Internet dùng trong giảng dạy và nghiên cứu Địa lí. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. ABSTRACT Applying Information Technology to enhance the effect of teaching Geography at grade 10 at Pedagogical Practice School – An Giang University Information Technology is necessary for innovating teaching and learning meth- ods and improving the educational quality in the Upper Secondary Schools. Applying Information Technology for developing e-lesson plans must ensure some main principles and meet demands on contents, methods, measures and effectiveness. This paper present some main principles to the teaching Geography and some resuls of applying information technology in teaching Geography at grade 10 of Pedagogical Practice School, An Giang Univsersity. 133