Tóm t t: Hiện nay có tương đối nhiều tài liệu tham
khảo bằng tiếng Pháp và tiếng Việt liên quan đến kỹ
năng thuyết trình. Tuy nhiên các tài liệu này không đi
sâu phân tích các bước chuẩn bị thuyết trình bằng
ngoại ngữ. Trên thực tế, thuyết trình bằng tiếng nước
ngoài khó hơn thuyết trình bằng tiếng mẹ đẻ: ngoài kĩ
năng nói trước công chúng, sinh viên còn cần có khả
năng đọc và hiểu bằng tiếng nước ngoài, biết chuyển
hoá ngôn ngữ viết thành ngôn ngữ nói, có khả năng nói
to, phát âm đúng, tốc độ nói tương đối trôi chảy ). Vì
vậy, chuẩn bị một bài thuyết trình bằng tiếng nước
ngoài đòi hỏi công phu hơn và nhiều thời gian hơn.
Bài viết này nhằm trả lời hai câu hỏi: Sinh viên cần
trải qua các bước cụ thể nào để chuẩn bị một bài
thuyết trình bằng tiếng Pháp?; Trong thời đại ngày nay,
khi chúng ta đang sử dụng Internet 2.0 và 3.0, sinh
viên và giáo viên cần ứng dụng những công nghệ
thông tin nào trong các bước chuẩn bị thuyết trình?
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng
82
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TRONG DẠY KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP
Đng Th Vit Hoà
Trường Đại học Hà Nội
Tóm t
t: Hiện nay có tương đối nhiều tài liệu tham
khảo bằng tiếng Pháp và tiếng Việt liên quan đến kỹ
năng thuyết trình. Tuy nhiên các tài liệu này không đi
sâu phân tích các bước chuẩn bị thuyết trình bằng
ngoại ngữ. Trên thực tế, thuyết trình bằng tiếng nước
ngoài khó hơn thuyết trình bằng tiếng mẹ đẻ: ngoài kĩ
năng nói trước công chúng, sinh viên còn cần có khả
năng đọc và hiểu bằng tiếng nước ngoài, biết chuyển
hoá ngôn ngữ viết thành ngôn ngữ nói, có khả năng nói
to, phát âm đúng, tốc độ nói tương đối trôi chảy). Vì
vậy, chuẩn bị một bài thuyết trình bằng tiếng nước
ngoài đòi hỏi công phu hơn và nhiều thời gian hơn.
Bài viết này nhằm trả lời hai câu hỏi: Sinh viên cần
trải qua các bước cụ thể nào để chuẩn bị một bài
thuyết trình bằng tiếng Pháp?; Trong thời đại ngày nay,
khi chúng ta đang sử dụng Internet 2.0 và 3.0, sinh
viên và giáo viên cần ứng dụng những công nghệ
thông tin nào trong các bước chuẩn bị thuyết trình?
Abstract: Nowadays there have been quite a
number of reference documents in both French and
Vietnamese which explain the skills and steps for
presentation. However these materials do not fully
cover steps for preparing a presentation in foreign
languages. In practice, doing presentations in foreign
languages is more difficult than in the mother tongue
language: students need to be good at public speaking
and also good at reading and understanding the foreign
languages. They should be able to change the written
language into spoken language, they need to speak
loudly enough with good pronunciation and intonation,
etc. Therefore, preparing for a presentation in foreign
languages requires more time and effort.
This research would focus on the folluowing two
questions: What are the steps that students need to
take to prepare for a presentation in foreign languages
(French to be specific)?; In this modern time when we
are using Internet 2.0 and 3.0, what information
technologies can teachers and students use to prepare
for the presentations and for the course?
1. Giới thiệu chung
Sinh viên cần có khả năng thuyết trình bằng
ngoại ngữ vì kĩ năng này không chỉ cần thiết trong
hoạt động nghề nghiệp sau này mà còn cần thiết
cho nhiều môn học. Do đó, môn “Kỹ năng thuyết
trình” đã được đưa vào chương trình giảng dạy
của nhiều trường đại học chuyên ngữ.
Hiện nay có khá nhiều tài liệu hướng dẫn
chuẩn bị một bài thuyết trình trước công chúng
nhưng các tài liệu này không đi sâu phân tích các
yếu tố cần quan tâm khi chuẩn bị bài thuyết trình
bằng tiếng nước ngoài.
Để có thể có được một bài thuyết trình chuyên
nghiệp và thành công bằng ngoại ngữ, sinh viên
cần trải qua các bước: xác định và khoanh vùng
chủ đề thuyết trình, tìm thông tin, lập phiếu đọc-
xây dựng dàn ý, soạn thảo nội dung, chuẩn bị tài
liệu trình chiếu, và cuối cùng là thuyết trình.
Trong tất cả các bước được giới thiệu trên,
công nghệ thông tin và truyền thông, cụ thể là
internet, các phần mềm và mạng xã hội cần được sử
dụng. Dưới đây là bảng tóm tắt các công nghệ được
sử dụng trong khuôn khổ môn học Kỹ năng thuyết
trình bằng ngoại ngữ:
Công nghệ được sử dụng Nội dung Mục đích sử dụng
Dropbox toàn bộ môn học sử dụng trong toàn bộ môn học: chia sẻ tài
liệu, nộp bài, chữa bài, quản lý môn học.
Zotero tìm kiếm và quản lý tìm thông tin đáng tin cậy trên internet (các
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
83
Google alerte (google cảnh
báo)
Twitter, facebook
thông tin trang web và mạng xã hội), quản lý, theo
dõi và liên tục cập nhật thông tin trong suốt
thời gian diễn ra môn học.
tạo mục “tài liệu tham khảo” tự động nhờ
phần mềm Zotero.
Prezi, power point chuẩn bị phương tiện
trình chiếu
tạo công cụ thuyết trình hợp lý, sinh động.
Audacity chuẩn bị thuyết trình ghi âm phần thuyết trình
Qua bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ kinh
nghiệm giảng dạy kĩ năng thuyết trình bằng ngoại
ngữ nói chung và bằng tiếng Pháp nói riêng. Ban
đầu chúng tôi giới thiệu dropbox, công cụ được
dùng trong suốt môn học, sau đó, lần lượt giới
thiệu từng bước chuẩn bị thuyết trình. Trong mỗi
giai đoạn chuẩn bị, nếu có sử dụng công nghệ
thông tin, sẽ cụ thể hoá công dụng, chức năng và
cách dùng của từng ứng dụng.
2. Dropbox - công cụ dùng trong suốt thời
gian diễn ra môn học
Hiện nay, nhờ công nghệ đám mây, có nhiều
ứng dụng giúp lưu trữ và chia sẻ thông tin trên
mạng internet: dropbox, box, googledriver
Việc sử dụng dropbox khá đơn giản, người
dùng chỉ cần vào trang web:
https://www.dropbox.com/ để tạo tài khoản, việc
tạo tài khoản khá dễ dàng, sinh viên vốn đã có thói
quen dùng thư điện tử hay các mạng xã hội đều
lập được tài khoản mà không gặp khó khăn. Trên
khuôn khổ môn học, để tiết kiệm thời gian trên
lớp và tăng cường khả năng chủ động tự xoay sở,
tìm tòi của sinh viên, và đặc biệt trong tình trạng
mạng wifi ở trường không sẵn có hoặc quá yếu,
giáo viên có thể yêu cầu sinh viên tự tạo tài khoản
ở nhà. Kinh nghiệm cho thấy trong thời đại bùng
nổ công nghệ thông tin, mỗi sinh viên có nhiều tài
khoản, với nhiều password khác nhau, nên việc
quên tên đăng nhập và quên mật mã xảy ra khá
thường xuyên. Sinh viên lưu lại trên một văn bản
word các tên đăng nhập và mật mã tương ứng, và
sau đó ghi lại văn bản này ở nhiều chỗ khác nhau,
trên máy tính, trên mạng Việc chọn một mật mã
duy nhất cho tất cả các tài khoản cũng có thể là
một giải pháp tương đối hữu hiệu.
Sau khi đã tạo tài khoản dropbox, sinh viên sẽ
tải phần mềm dropbox và cài đặt vào máy. Sinh
viên tải tại nhà để tránh mất thời gian trên lớp.
Dropbox có phiên bản dành cho điện thoại di động
và máy tính bảng nên người học hoàn toàn có thể
tải về điện thoại để thường xuyên cập nhật thông
tin về môn học ở bất kì đâu. Sau khi cài đặt, trên
máy tính của người dùng sẽ hiện ra biểu tượng:
Biểu tượng dropbox
Khi máy tính của người dùng nối mạng, và mọi
thông tin đã được đồng bộ hoá, ở góc trái của biểu
tượng sẽ hiện ra một dấu v màu trắng trên nền
xanh. Tiếp theo, giáo viên sẽ tạo một thư mục
riêng dành cho môn học, lấy tên môn học ví dụ là
“COM II” hoặc kĩ năng thuyết trình. Dựa theo lý
thuyết của Marcel Lebrun, và cấu tạo của nền tảng
Icampus được dùng tại trường đại học công giáo
Louvain, để dùng dropbox như một công cụ để
chia sẻ, hợp tác trong lớp học, giáo viên có thể
chia thư mục này làm nhiều thư mục nhỏ bao
gồm: thông báo, tài liệu học tập, đánh giá, bài tập.
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng
84
Cấu tạo thư mục môn học
Trong thư mục Thông báo, giáo viên có thể để
các thông báo liên quan tới môn học (thông báo về
lịch học, lịch nộp bài, đăng kí thuyết trình), có
thể yêu cầu sinh viên tra cứu thông báo trên
dropbox trước khi tới lớp. Thư mục Tài liệu dùng
để chứa tất cả những tài liệu dùng cho môn học.
Thư mục Đánh giá là nơi để bảng điểm, phần
kiểm tra, đánh giá, biểuđiểm hay nhận xét bài tập
của sinh viên. Thư mục Bài tập là nơi sinh viên
nộp bài. Trong thư mục này, giáo viên có thể tạo
các thư mục con, ví dụ: Bài tập 1, Bài tập 2, Bài
tập 3. Bài chữa 1, Bài chữa 2
Việc nộp bài rất đơn giản, sinh viên chỉ cần
copy tài liệu word hoặc ppt... sẵn có, dán vào thư
mục Bài tập trong dropbox với điều kiện máy tính
có nối mạng. Tuỳ theo dung lượng của bài tập, tài
liệu sẽ được đồng bộ hoá trên dropbox và tất cả
các thành viên của nhóm gồm giáo viên, và sinh
viên đều nhận được bài tập khi mở dropbox trên
máy của từng cá nhân (máy có nối mạng để đồng
bộ hoá, khi việc đồng bộ hoá hoàn tất, sinh viên
và giáo viên có thể truy cập vào tài liệu dưới dạng
off line trên máy tính).
Sinh viên hoàn toàn có thể soạn thảo bài tập
luôn trên dropbox, mọi thay đổi trên văn bản sẽ
được đồng bộ hoá, tuy nhiên để đảm bảo an toàn
trong trường hợp có vấn đề, giáo viên khuyên sinh
viên nên soạn thảo toàn bộ bài tập trên máy tính,
rồi sau đó dán lên dropbox.
3. Bước 1: Chọn chủ đề và tìm kiếm thông tin
Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả muốn
trình bày các bước sinh viên cần trải qua để thực
hiện một bài thuyết trình bằng ngoại ngữ, mang
tính chất thông tin hay khoa học thường thức. Đối
với chương trình đào tạo cử nhân biên phiên dịch,
môn học này được đưa vào trước môn học dịch,
nhằm trang bị cho sinh viên khả năng tìm kiếm
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
85
thông tin đáng tin cậy trong một số lĩnh vực: môi
trường, giáo dục, kinh tế, cơ sở hạ tầng, công nghệ
thông tin Việc làm bài thuyết trình trong các
lĩnh vực này giúp sinh viên có những hiểu biết cơ
bản đồng thời trang bị vốn từ vựng nhằm chuẩn bị
tốt cho môn học dịch viết và dịch nói.
Sinh viên cần có trình độ B1-B2 ở môn học
này vì môn học đòi hỏi sinh viên có khả năng đọc
hiểu bằng ngoại ngữ và biên tập lại thông tin tìm
được. Tức là sinh viên vừa phải có khả năng tiếp
nhận vừa phải có khả năng sản xuất thông tin.
Sinh viên ban đầu sẽ chọn chủ đề khá rộng:
môi trường, kinh tế, giáo dục, công nghệ thông tin
và truyền thông, kinh tế, du lịch... Chủ đề này cần
được khoanh vùng cụ thể hơn, giáo viên có thể
định hướng sinh viên quan tâm đọc báo và sách về
các mảng đề tài trên để có thể xác định được chủ
đề hẹp hơn ví dụ: tình hình ô nhiễm nguồn nước
tại Hà Nội, tình hình xử lý rác thải tại Hà Nội,
hiện trạng phát triển du lịch sinh thái hoặc Môn
giáo dục giới tính ở Pháp được dạy như thế nào?
Toàn cầu hoá là gì, tác động của toàn cầu hoá tới
nền nông nghiệp Việt nam? Quảng cáo trên
Facebook diễn ra dưới những dạng thức nào?...
Việc xác định được chủ đề hẹp có thể là mối quan
tâm sẵn có của sinh viên, có thể rất tình cờ, nhưng
thông thường, sinh viên sẽ phải bắt đầu tìm đọc tài
liệu, đọc cả bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài
để hiểu thấu đáo vấn đề vì qua đó sinh viên sẽ
nhận thấy chủ đề họ quan tâm có nhiều tài liệu
không, mảng đề tài đó liệu có phải vấn đề được dư
luận quan tâm không? Nếu không tìm được tài
liệu, không thu thập được thông tin thì không thể
thực hiện bài thuyết trình.
Việc chọn chủ đề không chỉ phụ thuộc vào bản
thân người làm thuyết trình. Sinh viên thuyết trình
cũng cần chú ý đến đối tượng nghe bài trình bày,
ví dụ trong khuôn khổ lớp học, người nghe sẽ là
các bạn trong lớp và giảng viên vì vậy, người
thuyết trình cần chú ý tới các yếu tố sau:
Bài thuyết trình phải mang lại thông tin mới
mà người nghe chưa được biết. Nếu bài trình bày
chỉ nhắc lại thông tin mà người nghe đã biết, đã
hiểu thì người nghe sẽ không tập trung chú ý vì
bài thuyết trình không có ích cho họ.
Tuy nhiên, lượng thông tin mới phải ở mức cho
phép, người nghe chỉ có thể hiểu khi họ có một
vốn kiến thức nền nhất định, và kiến thức nền này
tạo thành cầu nối cho phép họ thu nhận những
kiến thức mới. Ví dụ, một học sinh 8 tuổi sẽ khó
có thể hiểu bài thuyết trình về ảnh hưởng của toàn
cầu hoá đối với nền nông nghiệp Việt Nam, người
già không bao giờ dùng Facebook sẽ không thể
hiểu bài thuyết trình về quảng cáo trên Facebook.
Vì vậy, chủ đề hẹp được chọn vừa phải mang lại
thông tin mới lại vừa không quá kĩ thuật, không
quá khó để không làm người nghe nản chí (người
nghe luôn muốn cảm thấy là họ thông minh, họ
hiểu và thu nhận thông tin mới từ người nói). Ví
dụ, khi trình bày về xử lý rác thải, không nhất
thiết phải đi sâu vào phân tích kĩ thuật và công
nghệ. Cần lưu ý thêm là sinh viên sẽ thuyết trình
bằng tiếng nước ngoài nên trong bài thuyết trình
không nên có quá nhiều từ mới. Theo nghiên cứu
thì số lượng từ mới không nên vượt quá 30% tổng
số từ trong bài.
Ở bước này sinh viên nên chọn các chủ đề cả
về Việt Nam và về nước ngoài vì sinh viên không
chỉ cần hiểu biết về đất nước đích mà còn cần hiểu
rõ về nước mình. Hiểu rõ mình và hiểu rõ đối
tượng cùng làm việc với mình là hai yếu tố cần
thiết để làm việc thành công trong môi trường
toàn cầu hoá, và trong việc hình thành kĩ năng ứng
xử liên văn hoá.
4. Bước 2: Tìm tài liệu
Khi đã chọn chủ đề, ví dụ về toàn cầu hoá và
nông nghiệp Việt Nam, sinh viên cần tìm định
nghĩa bằng tiếng nước ngoài. Tìm được định nghĩa
rõ ràng và đúng, sinh viên sẽ gạch chân từ khoá
trong định nghĩa và tiếp tục tự đặt ra các câu hỏi
nhỏ (ai, cái gì, ở đâu, như thế nào, tại sao): toàn
cầu hoá là gì, nông nghiệp là gì. Toàn cầu hoá bắt
đầu từ khi nào? Toàn cầu hoá ảnh hưởng như thế
nào tới các nước phát triển?
Sau khi đã tìm định nghĩa và từ khoá quan trọng
của chủ đề, sinh viên sẽ tìm thông tin trên mạng
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng
86
hay tại thư viện hay các nguồn khác mà họ tiếp
cận được nhưng thông thường, đối với sinh viên
Việt Nam, tìm trên Internet là hữu dụng nhất, thông
tin trên Internet đồng thời cũng là thông tin mới
nhất. Công cụ được tìm kiếm chủ yếu là google cho
tiếng nước ngoài và Cốc cốc cho tiếng Việt.
Trong quá trình tìm kiếm thông tin, sinh viên
sẽ tìm nhiều thấy tài liệu bằng tiếng nước ngoài
hơn khi tìm với google bằng ngôn ngữ đích, ví dụ
muốn tìm được nhiều tài liệu bằng tiếng Pháp,
sinh viên nên chọn google france, google belgique,
google canada hoặc google suisse. Đương nhiên,
ngoài Google còn có rất nhiều công cụ tìm kiếm
khác nhưng tìm trên Google sinh viên đã thấy rất
nhiều tài liệu, quá nhiều tài liệu là không cần thiết,
vì nó sẽ làm nhiễu loạn thông tin. Mặt khác, ở giai
đoạn này, sinh viên cần biết phân loại thông tin
dựa vào hai yếu tố chủ yếu:
- Nguồn gốc thông tin: các thông tin từ các
trang web chính phủ (org, gov) từ các tổ chức giáo
dục (edu) hoặc trang chủ của các đơn vị nghiên
cứu, các trường đại học, hoặc blog của một cá
nhân là nhà nghiên cứu hoặc chuyên gia trong một
lĩnh vực nhất định là thông tin có độ tin cậy cao.
- Nội dung thông tin: bài viết chứa thông tin
khách quan đáng tin cậy hơn bài viết có nhiều yếu
tố ngôn ngữ thể hiện thái độ của người viết với nội
dung được trình bày. Bài viết có nhiều số liệu
thống kê, tên người thật việc thật đáng tin hơn bài
viết mang tính diễn giải, kể chuyện một cá nhân
hoặc vài cá nhân không có thật.
Google là công cụ tìm kiếm đầu tiên khuyên
dùng với sinh viên, vì thông tin trên google
thường dễ đọc và dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu sinh
viên có trình độ giỏi, có khả năng hiểu tốt và chắt
lọc thông tin cao, thì công cụ rất nên sử dụng là
google scholar, google livres (sách). Công cụ thứ
nhất google scholar là một công cụ tìm kiếm đáng
tin cậy cho phép tìm được các bài báo mang tính
học thuật cao được các trường đại học trên thế
giới công nhận, công cụ này đồng thời cũng giúp
tìm thấy một số sách. Công cụ thứ hai google
livres cho phép tìm thấy sách. Vì một trong những
mục đích chính của google livres là quảng cáo
sách nên sinh viên sẽ không đọc được toàn văn,
mỗi cuốn sách sẽ có vài trang hoặc nhiều trang
khuyết nhưng sẽ đọc được phần lớn các thông tin
cơ bản. Việc này rất quan trọng khi thư viện ở
Việt Nam chưa có đủ ngân sách để thường xuyên
mua sách bằng tiếng nước ngoài về nhiều lĩnh vực
khác nhau. Tuy nhiên, các bài báo khoa học và sách
khoa học thường khó hiểu hơn các nguồn thông tin
tìm được trên google. Bù lại, thông tin thườngđáng
tin cậy hơn.
Google scholar
Ngoài việc tìm thông tin, sinh viên còn có thể
cập nhật thông tin liên tục qua một số công cụ:
Google alerte (google cảnh báo), Twitter,
facebook, netvibe, scoop.it
Việc đơn giản nhất là cập nhật thông tin qua
mail: người dùng cần vào Google alerte (google
cảnh báo), ghi lại từ khoá và thời gian muốn nhận
thông tin (hàng ngày, hàng tuần, hay hàng
tháng). Thao tác này hoàn thành, người dùng sẽ
thường xuyên nhận được mail tổng hợp các bài
viết thuộc nội dung đã đăng kí, xuất hiện mới trên
Internet. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể chọn
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
87
LIKE một fanpage của một tổ chức có liên quan
đến chuyên đề mình chọn, hoặc follow một
chuyên gia, một tổ chức trên twitter. Việc này
giúp sinh viên nhận được thông tin mới, và cập
nhật về mảng đề tài mình chọn.
Ngay khi bắt đầu công việc tìm kiếm thông tin,
sinh viên cần sử dụng Zotero. Đây là một công cụ
giúp quản lý các trang web của người dùng. Công
cụ này đồng thời là phần mềm giúp xuất tất cả
những trang web và các sách đã đọc thành file
word “Tài liệu tham khảo” theo đúng chuẩn thế
giới. Phần mềm này có thể được tải về từ trang
chủ: https://www.zotero.org/
Việc sử dụng phần mềm này kháđơn giản, sinh
viên cài đặt tại nhà, giáo viên hướng dẫn sử dụng.
Để tăng cường khả năng làm việc độc lập của sinh
viên, giáo viên có thể cho sinh viên xem video
hướng dẫn sử dụng trên youtube, việc này vừa
giúp sinh viên luyện nghe hiểu vừa giúp tiết kiệm
thời gian trên lớp.
Ngay khi tìm thấy một tài liệu hay có thể dùng
cho bài thuyết trình, sinh viên sẽ ghi lại trên
Zotero (thao tác đơn giản, nhấn vào biểu tượng
trên màn hình). Việc ghi lại ngay từ đầu những tài
liệu tìm thấy giúp tiết kiệm thời gian vì nếu sau
khi hoàn tất bài thuyết trình sinh viên mới tìm lại
xem mình đã dùng tài liệu gì thì sẽ mất thời gian
và mệt mỏi, đồng thời các phần trích dẫn có thể sẽ
không chính xác. Khi hoàn tất bài thuyết trình,
sinh viên chỉ cần thực hiện hai, ba thao tácđơn
giản là có thể xuất ra danh mục tài liệu tham khảo
có dạng như sau:
• 2013 World University Rankings | Academic
Ranking of World Universities [Internet].
[cité 14 juin 2014]. Disponible sur:
• Classement des universités françaises les
plus populaires sur Facebook - Publié le
Mardi 18 Mars 2014 [Internet]. [cité 4 mai
2014]. Disponible sur:
orientations.com/actualites/classement-des-
universites-francaises-les-plus-populaires-
sur-facebook-14634
• La visibilité des universités sur internet
[Internet]. [cité 14 juin 2014]. Disponible
sur:
des-universits-sur-internet
• Mace G, Pétry F. Guide d’élaboration d’un
projet de recherche en sciences sociales
[Internet]. De Boeck Supérieur; 2010.
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng
88
Disponible sur:
hZEC
• Zihisire MM. La recherche en sciences
sociales et humaines: Guide pratique,
méthodologie et cas concrets [Internet].
Editions L’Harmattan; 2011. Disponible sur:
vpGgC
Phần mềm Endnote có chức năng tương tự như
Zotero, nhưng đây là phần mềm có tính phí, và
không tiện dụng bằng Zotero trong việc lưu giữ
địa chỉ các trang web. Việc lưu giữ đòi hỏi nhiều
công đoạn hơn.
5. Bước 3: Lập phiếu đọc - Xây dựng dàn ý
Sau khi tìm thông tin, sinh viên chuyển qua
giai đoạn đọc lướt thông tin. Thực chất, mục đích
của bài thuyết trình là sinh viên tổng hợp thông tin,
sắp xếp lại theo trật tự logique của mình và giới
thiệu lại thông tin đã đọc.
Vì vậy, ở giai đoạn này, người học cần lập một
văn bản word, lần lượt đọc lướt từng văn bản,
copy toàn bộ văn bản hoặc những đoạn văn mình
có thể sẽ dùng vào bảnword. Lưu ý, khi copy thì
đồng thời dùng chức năng trích dẫn của Zotero để
luôn biết thông tin được lấy từ nguồn tài liệu nào.
Ở giai đoạn này, sinh viên cũng tạo mục lục bao
gồm tiêu đề của các tài liệu mình sử dụng bằng
cách: vào mục “reference”- bôi đen tiêu đề - add
text level. Sau đó, để con trỏ chuột vào vị trí muốn
đặt mục lục, trên thanh công cụ, chọn table of
contents –insert table. Ngoài ra, trong quá trình làm
việc, nếu muốn có cái nhìn tổng thể về số lượng bài
mình đã chọn sinh viên có thể chọn trên thanh công
cụ view- navigation pane. Khi hoàn thành thao tác
này, trên văn bản word đang mở, ở góc trái sẽ hiện
ra sơ đồ của văn bản, điều này giúp người soạn
thảo luôn nhớ bố cục văn bản của mình.
Khi hoàn thành công đoạn này sinh viên đã có
tập hợp toàn bộ