Bài báo này tiến hành khảo sát chuyển vị ngang và moment trong tường khi thay đổi
khoảng cách hai tầng neo, góc neo và lực neo. Kết quả phân tích cho thấy nếu bố trí
khoảng cách neo, góc neo và lực neo hợp lý sẽ giảm moment uốn lớn nhất và chuyển
vị ngang lớn nhất đi rất nhiều. Khi khoảng cách hai neo quá xa hoặc quá gần đều
làm tăng moment uốn và chuyển vị ngang của tường. Ảnh hưởng của lực neo và góc
neo đến nội lực và chuyển vị của tường cũng tương đối lớn. Lực neo lớn sẽ gây
moment uốn lớn trong tường, nhưng chuyển vị ngang sẽ giảm. Ngược lại, lực neo
nhỏ sẽ gây moment uốn nhỏ trong tường, nhưng chuyển vị ngang lớn. Kết luận rút ra
từ nghiên cứu là khi tính toán hệ thống tường neo cần tối ưu hoá khoảng cách bố trí
neo, góc neo và lực neo nhằm giảm giá trị moment uốn và chuyển vị ngang của
tường, làm tiết kiệm vật liệu và hạ giá thành xây dựng.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng hệ thống neo để ổn định tường chắn hố đào sâu trong điều kiện đất yếu Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 415
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG NEO ĐỂ ỔN ĐỊNH TƯỜNG CHẮN HỐ ĐÀO
SÂU TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT YẾU QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH
APPLICATION OF ANCHOR SYSTEM TO STABILIZE INTO RETAINING
WALL FOR DEEP EXCAVATION IN SOFT SOIL CONDITION IN DICTRICT 1,
HO CHI MINH CITY
PGS. TS. Võ Phán, KS. Dương Thành Khang
Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP. HCM
TÓM TẮT
Bài báo này tiến hành khảo sát chuyển vị ngang và moment trong tường khi thay đổi
khoảng cách hai tầng neo, góc neo và lực neo. Kết quả phân tích cho thấy nếu bố trí
khoảng cách neo, góc neo và lực neo hợp lý sẽ giảm moment uốn lớn nhất và chuyển
vị ngang lớn nhất đi rất nhiều. Khi khoảng cách hai neo quá xa hoặc quá gần đều
làm tăng moment uốn và chuyển vị ngang của tường. Ảnh hưởng của lực neo và góc
neo đến nội lực và chuyển vị của tường cũng tương đối lớn. Lực neo lớn sẽ gây
moment uốn lớn trong tường, nhưng chuyển vị ngang sẽ giảm. Ngược lại, lực neo
nhỏ sẽ gây moment uốn nhỏ trong tường, nhưng chuyển vị ngang lớn. Kết luận rút ra
từ nghiên cứu là khi tính toán hệ thống tường neo cần tối ưu hoá khoảng cách bố trí
neo, góc neo và lực neo nhằm giảm giá trị moment uốn và chuyển vị ngang của
tường, làm tiết kiệm vật liệu và hạ giá thành xây dựng.
ABSTRACT
This article investigate the horizontal displacements and moment in the wall when
changing the distance of two-stage anchor, anchor angles and anchor forces. The
numerical analysis results show that the wall bending moment and horizontal
displacement will reduce if the reasonable anchor spacing, anchor angles and
anchor prestressed force is selected. When the anchor spacing is too large or too
small, the wall bending moment and horizontal displacement will be large. The
influence of anchor forces and anchor angles on the internal force and displacement
of the wall is also relatively large. The large anchor will cause large bending
moment in the wall, but horizontal displacement will decrease. In contrast, the small
anchor force will cause small bending moments in the wall, but large horizontal
displacements. The conclusions are that when calculating the anchor wall system it
is necessary to optimize the anchor spacing, anchor angles and anchor prestressed
forces to reduce the bending moment, horizontal displacement of the wall and
construction costs.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tường trong đất là giải pháp hữu hiệu khi xây dựng tầng hầm của các công trình
nhà cao tầng, đặc biệt là các công trình có tầng hầm sâu được xây chen trong khu đô thị.
Tường trong đất thường là tường bê tông cốt thép khép kín, kết hợp với hệ thống neo
trong đất hoặc hệ thống thanh chống có tác dụng rất lớn trong việc chịu tác dụng của áp
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
416 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
lực đất, nước; thuận tiện cho việc thi công hố móng sâu. Ngoài ra, tường trong đất có
thể được kết hợp để làm tầng hầm hoặc kết cấu chịu lực của công trình.
Trong thực tế ngành xây dựng hiện nay, đặc biệt là tại địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, ngày càng có nhiều công trình thi công có hố đào sâu. Bên cạnh đó, do mật độ
xây dựng, xây chen, do một số điều kiện về diện tích mà không được phép mở rộng mái
dốc xây dựng nên phương pháp thi công tường chắn cho hố đào sâu ngày càng phổ biến.
Bên cạnh việc sử dụng thanh chống ổn định tường chắn hố đào thì việc kết hợp neo với
hệ thống tường chắn là giải pháp có thể đáp ứng yêu cầu về kinh tế và chịu lực.
Neo trong đất kết hợp với tường chắn có tác dụng làm phân bố lại moment trong
tường, giảm kích thước tường đồng thời có tác dụng ổn định khối đất phía sau tường.
Tuy nhiên, để tăng hiệu quả sử dụng neo thì chúng ta cần nghiên cứu các giải pháp bố
trí neo một cách hợp lý. Từ đó, bài báo này đã dựa trên các cơ sở tính toán lý thuyết kết
hợp với mô phỏng bằng phương pháp phần tử hữu hạn cho một bài toán cụ thể mà đưa
ra các đánh giá, kiến nghị về sự bố trí cho hệ thống neo trong đất của tường chắn hố đào
một cách hợp lý.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tổng hợp cơ sở lý
thuyết tính toán neo trong
đất, sử dụng phần mềm
Plaxis 2D để mô phỏng
bài toán neo trong đất ổn
định hố đào sâu với nhiều
trường hợp khi thay đổi
góc neo, lực neo và
khoảng cách giữa hai tầng
neo. Từ đó đưa ra kết luận
về việc bố trí hệ thống
neo cho hợp lý nhất trong
điều kiện địa chất đất yếu
tại khu vực quận 1, thành
phố Hồ Chí Minh.
3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Cơ chế làm việc của neo
Neo đất là kết cấu được lắp đặt trong đất nhằm mục đích truyền tải lực kéo vào
trong nền đất để tăng ổn định của vách hố đào hay mái dốc. Neo đất được lắp đặt trong
các lỗ khoan được phun vữa. Neo đất rất thích hợp cho các hệ thống tường chắn hố đào
sâu. Kết cấu cơ bản của một thanh neo bao gồm: phần bầu neo, phần tự do và phần đầu
neo. [1]
- Phần đầu neo bao gồm phần đầu thanh neo, bản mã và ống neo. Đầu neo có tác
dụng truyền tải lực ứng suất trước trong thanh neo đến hệ tường chắn.
Hình 1. Cấu tạo neo
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 417
- Phần tự do là phần thanh thép ứng suất
trước, có tác dụng truyền tải lực neo
đến kết cấu tường chắn. Phần vỏ neo
có tác dụng ngăn cách đoạn thanh neo
ứng suất trước với bê tông xung quanh,
giúp cho phần thanh neo tự do không
bị ăn mòn và không bị kẹt với bê tông
xung quanh trong quá trình thử nghiệm
và gia tải ứng suất.
- Phần bầu neo là đoạn thanh neo liên
kết với bê tông, có tác dụng truyền tải
lực kéo vào đất. Phần bầu neo nên
được đặt phía sau mặt phẳng phá hủy
của đất.
3.2. Phân loại neo
Loại A: Neo trọng lực trục thẳng
Neo trọng lực là loại neo thích hợp với các loại đá, đất dính từ cứng đến rất cứng,
được sử dụng phương pháp khoan tròn hoặc khoan rỗng. Loại neo này được sử dụng để
neo trong lỗ khoan có trục thẳng.
Loại B: Neo áp lực trục thẳng
Neo áp lực phù hợp nhất với loại đất hạt thô hoặc đá nứt. Loại neo này còn có thể
sử dụng trong đá yếu nứt nẻ, các lớp hạt thô hoặc đất rời hạt mịn. Vữa được bơm vào lỗ
neo với áp lực thấp (30 - 1.000 kN/m2).
Loại C: Neo bơm vữa sau
Phương pháp neo bơm vữa sau sử dụng cách phun vữa nhiều lần để mở rộng bầu
neo. Mỗi lần phun vữa cách nhau 1 đến 2 ngày. Thông thường, vữa áp lực cao (trên
2000 kN/m2) được phun từ lần thứ 2 trở đi.
Loại D: Neo mở rộng
Phương pháp này hiện nay không còn được sử dụng phổ biến, tuy nhiên đây là
loại neo có khả năng chịu lực lớn nhất nhờ vào kết cấu của neo. Neo mở rộng có lỗ neo
bao gồm nhiều phần được mở rộng như hình chiếc chuông. Loại neo này có thể được sử
dụng cho đất sét cứng.
3.3. Thiết kế đoạn neo không liên kết (phần tự do)
Giá trị nhỏ nhất của đoạn neo không liên kết đối với neo đất và neo đá là 4,5 m
(đối với neo cáp) và 3 m (đối với neo thanh). Giá trị nhỏ nhất này giúp hạn chế sự mất
mát ứng suất trong quá trình truyền ứng lực từ kết cấu vào neo. Chiều dài đoạn neo
không liên kết phụ thuộc vào: bố trí vị trí đoạn bầu neo tối thiểu phải nằm phía sau mặt
trượt tiềm năng; vị trí đoạn bầu neo phải nằm trên lớp đất có khả năng chịu lực tốt; đảm
bảo ổn định cho toàn bộ hệ neo; chịu được chuyển vị theo thời gian. Tổng quát, đoạn
Hình 2. Phân loại neo
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
418 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
neo không liên kết phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữ mặt trượt tiềm năng và điểm
đầu của bầu neo l à H/5 hoặc 1,5 m. (xem hình 3).
3.4. Thiết kế đoạn neo liên kết (phần bầu neo)
3.4.1. Thiết kế bầu neo trong đất rời [2]
a. Các neo kiểu A
Các neo kiểu A nói chung không dùng được trong đất rời trừ khi chúng được phun
xi măng.
b. Các neo kiểu B
Biểu thức dự báo lực neo
Tf = L.n.tanϕ (1)
Trong đó : L - chiều dài bầu neo (m); ϕ - góc ma sát trong có hiệu (độ); N - hệ số
kể đến kỹ thuật khoan, độ sâu chôn, đường kính bầu neo, áp lực phun vữa trong phạm vi
30 – 1.000 kN/m2.
c. Các neo kiểu C
Đặc tính của neo kiểu C là tính toán dựa trên các đường cong thiết kế được thiết
lập từ thí nghiệm hiện trường cho một phạm vi các loại đất hơn là dựa theo các công
thức lý thuyết hoặc thực nghiệm, sử dụng các đặc trưng cơ học của một loại đất riêng.
d. Chiều dài bầu neo
Chiều dài bầu neo cho các neo kiểu từ A đến D thông thường không được nhỏ hơn
3 m và không lớn hơn 10 m.
3.4.2. Thiết kế bầu neo trong đất dính [2]
a. Các neo kiểu A
Đối với các neo kiểu A, công thức dựa trên cơ sở dùng các độ bền cắt không thoát
nước
Tf = pi.D.L.α.Cu (2)
Trong đó : L - chiều dài bầu neo (m); α - hệ số dính bám; D - đường kính bầu neo;
Cu - độ bền cắt không thoát nước trung bình trên toàn bộ chiều dài bầu neo (kN/m2).
b. Các neo kiểu C
Ma sát bên tăng theo độ chảy tăng và chỉ số dẻo giảm. Trong sét cứng (chỉ số chảy
Ic = 0,8 - 1) với độ dẻo trung bình hoặc cao, ma sát bên từ 30 đến 80 kN/m2 là những giá
trị thấp nhất ghi được, trong khi đó các giá trị cao nhất (τM > 400 kN/m2) đã thu được
trong bùn cát có độ dẻo trung bình và độ chảy từ rất chặt đến cứng (Ic = 1,25). Kỹ thuật
phun vữa sau cũng cho tăng ma sát bên trong sét cứng từ 25 - 50%.
c. Các neo kiểu D
Biểu thức dự báo lực neo
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 419
aubc
22
uf C.l.D.C.N).dD.(4C.L.D.T pi+−
pi
+pi=
Trong đó: L - chiều dài bầu neo (m); D - đường kính bầu neo mở rộng; d - đường
kính của thân; Cu - độ bền cắt không thoát nước trung bình trên toàn bộ chiều dài bầu
neo (kN/m2); Nc - hệ số sức chịu tải; Cub - độ bền cắt không thoát nước tại khoảng cuối
bầu neo (kN/m2); l - chiều dài của thân (m); Ca - độ dính bám của thân (kN/m2). Thông
thường giá trị Ca phổ biến từ 0.3Cu đến 0.35Cu.
d. Chiều dài bầu neo
Chiều dài bầu neo cho các neo kiểu từ A đến D thông thường không được nhỏ hơn
3 m hoặc không lớn hơn 10 m.
3.4.3. Xác định khoảng cách giữa các neo
Khoảng cách lớn nhất theo phương ngang của neo được xác định dựa vào khả
năng chịu tải cho phép của neo và khả năng chịu lực của kết cấu tường. Đối với tường
cọc chống đứng và ván lát ngang, khoảng cách theo phương ngang của cọc chịu lực có
thể lấy từ 1,5 m đến 3,0 m với cọc đóng và trên 3,0 m đối với cọc đổ tại chỗ. Khoảng
cách tối thiểu theo phương ngang giữa các neo là 1,2 m (hình 3b) để đảm bảo rằng sự
ảnh hưởng nhóm neo giữa các neo liền kề là nhỏ nhất. Ảnh hưởng của nhóm neo làm
giảm khả năng mang tải của từng neo riêng lẻ [1].
Hình 3. Khoảng cách tối thiểu của neo theo phương đứng và phương ngang
4. ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN
4.1. Thông số đầu vào
Tiến hành tính toán cho công trình VNPT TOWER với hố đào rộng 43,8 m, sâu
13,5 m, được ổn định bằng tường chắn BTCT dày 0,5 m, sâu 20 m, mác 350, với hệ số
Poisson ν = 0,2 và module đàn hồi E = 3E7 kN/m2.
Số liệu địa chất tại vị trí số 5 Công trường Mê Linh, q.1, Tp. HCM. Thông số địa
chất như sau (mực nước ngầm tại độ sâu 3 m):
(3)
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
420 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
Bảng 1. Thông số các lớp đất
Thông số Ký hiệu Đơn vị 1 2 3 4 5
Loại đất Cát đắp Bùn cát Cát pha sét Cát pha bùn sét Sét cứng
Mô hình HS HS HS HS HS
Ứng xử của vật liệu Drained Drained Drained Drained Undrained
Chiều dày m 3,0 3,5 3,0 25,1 15,3
Độ sâu m 0÷3 3÷6,5 6,5÷9,5 9,5÷34,6 34,6÷49,9
TLR tự nhiên γunsat kN/m3 20,0 15,7 20,1 20,4 20,4
TLR bão hòa γsat kN/m3 21,0 16,0 20,3 21,0 20,9
Hệ số thấm đứng ky m/day 8,64 5,90E-05 5,91E-05 2,88E-03 1,73E-05
Hệ số thấm ngang kx m/day 8,64 1,77E-04 1,18E-04 8,64E-03 8,64E-05
Module cát tuyến E50ref kN/m2 5000 1120 3550 19100 11060
Module tiếp tuyến Eoedref kN/m2 5000 1120 3550 19100 11060
Module giỡ tải - gia tải
lại Eur
ref
kN/m2 15000 3360 10650 57300 33180
Hệ số mũ m 0,5 0,5 0,6 0,7 1
Lực dính cref kN/m2 0 7,5 22,5 29,78 35,5
Góc ma sát trong φ ° 30 2,82 17,00 12,40 27,95
Góc dãn nở ψ ° 0 0 0 0 0
Hệ số bề mặt tiếp xúc Rinter 0,9 0,8 0,9 0,9 0,8
Hình 4. Mô hình bài toán ban đầu
Mô hình bài toán có chiều cao 40 m, chiều rộng 140 m, sử dụng hệ neo phun vữa
áp lực cao (loại B) phù hợp với đất rời hạt mịn đến hạt trung, trạng thái rời đến chặt
vừa. Chọn sơ bộ vị trí hàng neo thứ nhất cách mặt đất 3 m, hàng neo thứ hai cách hàng
neo thứ nhất 5 m. Khoảng cách giữa các neo theo phương ngang là 2 m. Tải trọng trên
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 421
bề mặt được chọn 5 kN/m2. Tải trọng được phân bố cách tường chắn 2 m, kéo dài đến
khoảng cách 7 m so với tường chắn.
4.2. Tìm góc neo tối ưu
Tiến hành thay đổi góc neo của cả hai tầng neo để tìm sự ảnh hưởng của góc neo
đối với chuyển vị ngang của tường và moment uốn trong tường.
Từ đồ thị trong hình 5, ta thấy: đối với moment trong tường, góc neo 2 càng lớn
thì moment càng lớn. Đối với chuyển vị ngang của tường, giá trị chuyển vị ngang nhỏ
nhất khi góc neo 2 thay đổi trong khoảng 25 - 30º. Bên cạnh đó, giá trị chuyển vị càng
nhỏ khi góc neo 1 càng nhỏ. Điều này phù hợp với các tài liệu chỉ dẫn đã được công bố
rằng góc nghiêng của neo nên đặt trong khoảng 15 - 40°. Từ kết quả trên, ta chọn góc
nghiêng hợp lý cho tầng neo 1 là 15°, tầng neo 2 là 25°.
4.3. Tìm lực neo và khoảng cách giữa hai tầng neo tối ưu
Sau khi có được góc neo hợp lý ở phần tính toán trên, ta áp dụng kết quả này cho
quá trình tính toán tiếp theo. Để tối ưu hóa bài toán, ta cần thay đổi khoảng cách h giữa
hai tầng neo và lực neo của mỗi tầng để giảm chuyển vị và moment trong tường. Chiều
dài bầu neo 2 được tăng lên 10 m để phù hợp với lực neo mới.
Bảng 2. Khoảng cách giữa 2 tầng neo h
Khoảng cách giữa 2 tầng neo h (m)
4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8 8,5
Bảng 3. Giá trị lực neo trong 2 tầng neo
Lực neo 1 (kN/m) Lực neo 2 (kN/m)
300 400 1.100 1.200 1.300 1.400 1.500
Hình 5. Biểu đồ mối quan hệ giữa góc neo với moment và chuyển vị ngang của tường
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
422 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
Hình 7. Biểu đồ mối quan hệ giữa lực neo, khoảng cách h và moment, chuyển vị của tường
240
260
280
300
320
340
360
380
400
420
440
4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5
h
(m)
Chuyển vị (mm)
550
650
750
850
950
1050
1150
4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5
h
(m)
Moment Mmax (kNm/m)
-1500
-1300
-1100
-900
-700
-500
-300
-100
4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5
h
(m)
Moment Mmin (kNm/m)
Hình 6. Mặt cắt hố đào
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 423
Đối với chuyển vị ngang của tường, khi lực neo tăng thì chuyển vị ngang trong
tường giảm. Chuyển vị ngang của tường thấp nhất khi khoảng cách h nằm trong khoảng
5 m đến 6 m, là vị trí khi tầng neo 2 nằm giữa tầng neo 1 và cao độ đào.
Moment dương lớn nhất Mmax trong tường có giá trị giảm khi tăng lực neo 2 và
giảm lực neo 1. Đối với lực neo 1, khi giảm lực neo dẫn đến chuyển vị của tường tăng
và làm cho moment trong tường giảm, điều này hợp lý đối với hệ tường chắn có neo.
Còn đối với lực neo 2, khi tăng lực neo mà Mmax lại giảm, điều này là do tầng neo 2 xiết
chặt chuyển vị của tường, dẫn đến moment âm tại vị trí tầng neo 2 tăng lên, và moment
dương tại các vị trí cạnh đó giảm bớt. Giá trị h tối ưu nằm trong khoảng 6 m đến 6,5 m.
Moment âm lớn nhất Mmin trong tường có giá trị tăng khi tăng lực neo. Các giá trị
moment âm này nằm trong giai đoạn 5, khi tiến hành ứng suất trước cho neo. Do lúc
này chưa đào đất của giai đoạn 6, tường chỉ có áp lực đất phía trên tầng neo 2 gây ra
moment dương, dẫn đến moment âm tại vị trí tầng neo 2 lớn, khi đào đến giai đoạn 6 thì
moment âm sẽ nhỏ lại.
Để chọn ra phương án tối ưu, ta căn cứ vào độ chênh lệch giữa moment dương và
moment âm, giá trị này càng nhỏ thì chứng tỏ moment trong tường đã phân bố hợp lý.
Giá trị h tối ưu trong khoảng 6 m đến 7 m.
Từ những kết luận ở trên, ta chọn giải pháp tối ưu cho tường chắn với khoảng
cách h = 6 m, lực neo 400 – 1.200 kN/m. Với lựa chọn trên, ta được chuyển vị tường
tương đối nhỏ, moment dương và âm có giá trị chênh lệch nhau không lớn.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Góc neo có ảnh hưởng tương đối rõ rệt đến chuyển vị và moment trong tường.
Khi thay đổi góc neo của hai tầng neo, chênh lệch chuyển vị trong tầng neo 1 vào
khoảng 90 mm đến 185 mm, trong tầng neo 2 vào khoảng 204 mm đến 268 mm. Trong
một số trường hợp, góc neo nhỏ quá hoặc lớn quá sẽ dẫn đến không đủ khả năng chịu
lực. Góc neo tối ưu nhất rơi vào khoảng 20° - 30°.
Lực neo có ảnh hưởng lớn đến momen uốn và chuyển vị ngang của tường. Khi lực
neo lớn thì momen uốn lớn và chuyển vị ngang nhỏ. Ngược lại, lực neo càng nhỏ thì
momen uốn càng nhỏ nhưng chuyển vị ngang của tường lại lớn. Cụ thể, tùy vào khoảng
cách neo h, sự chênh lệch chuyển vị khi thay đổi lực neo trong khoảng 9,3 – 21,3%,
chênh lệch moment Mmax khoảng 3,3 – 17,3% và chênh lệch moment Mmin khoảng 38,6
– 86,8%.
Trong các trường hợp có cùng giá trị lực neo nhưng thay đổi khoảng cách neo, giá
trị tối ưu của chuyển vị, moment Mmax và moment Mmin thường rơi vào khoảng h = 5,0
– 6,5 m (trường hợp tầng neo 2 rơi vào khoảng giữa tầng neo 1 và cao độ đáy hố đào).
Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa các trường hợp khi thay đổi h lại rất lớn. Cụ thể, tùy vào
giá trị lực neo khác nhau, chênh lệch chuyển vị dao động trong khoảng 27,8 - 35,6%,
chênh lệch Mmax vào khoảng 42,6 - 47,5% và chênh lệch Mmin vào khoảng 76,6 - 95,4%.
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
424 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
5.2. Kiến nghị
Khi thiết kế hệ thống neo, cần tính toán khoảng cách neo tối ưu nhất, góc neo và
lực truyền cho neo để giảm nội lực, chuyển vị của tường và hạ giá thành công trình.
Trong các yếu tố trên thì khoảng cách neo h là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến moment
và chuyển vị trong tường. Việc lựa chọn khoảng cách neo, góc neo và lực neo cần xem
xét ở nhiều trường hợp, ở từng giai đoạn hố đào để giảm thiểu rủi ro và sai sót trong quá
trình tính toán.
Khi thiết kế tường có yêu cầu chuyển vị nhỏ thì sử dụng neo có giá trị lực lớn. Khi
tường không có yêu cầu về chuyển vị thì nên sử dụng các loại tường có độ cứng EI nhỏ,
neo có giá trị lực nhỏ. Với các loại tường có độ cứng lớn, cần sử dụng neo có giá trị lực
lớn để tận dụng hết khả năng chịu lực của tường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] P.J. Sabatini, D.G. Pass, R.C. Bachus, Ground anchors and Anchor systems, Report
FHWA-IF-99-015, Federal Highway Administration, 1999.
[2] TS. Nguyễn Hữu Đẩu, Neo trong đất, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 2008.
[3] PGS.TS. Nguyễn Hùng Sơn, ThS. Vũ Quang Trung, Bố trí hợp lý neo cho tường chắn có
neo, Trường Đại học Xây dựng.
[4] Nguyễn Minh Thế, Nghiên cứu khoảng cách bố trí hợp lý của neo trong đất cho hệ thống
tường chắn, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, 2008.
[5] PGS.TS. Nguyễn Bá Kế (2008), Thiết kế và thi công hố móng sâu, Nhà xuất bản Xây
dựng, Hà Nội. Trần Thanh Giám, Tạ Tiến Đạt, Tính toán thiết kế công trình ngầm, Nhà
xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 2011.
Phản biện: GS. TSKH. Nguyễn Văn Thơ