Tóm tắt. Nghiên cứu tập trung phân tích và đánh giá sự biến động sử dụng đất tỉnh
Bắc Ninh theo 6 loại đất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở
nông thôn, đất ở thành thị và đất chưa sử dụng thời kì 2005 - 2012 bằng hệ thống
thông tin địa lí. Sự biến động sử dụng đất được đánh giá theo hai khía cạnh: không
gian và thời gian. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lí trong đánh giá biến động sử
dụng đất là một cách hiệu quả và nhanh chóng phục vụ công tác quy hoạch và phát
triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng hệ thống thông tin địa lí đánh giá biến động sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2005 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Natural Sci., 2014, Vol. 59, No. 4, pp. 161-170
This paper is available online at
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÍ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ 2005 - 2012
Kiều Văn Hoan
Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nghiên cứu tập trung phân tích và đánh giá sự biến động sử dụng đất tỉnh
Bắc Ninh theo 6 loại đất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở
nông thôn, đất ở thành thị và đất chưa sử dụng thời kì 2005 - 2012 bằng hệ thống
thông tin địa lí. Sự biến động sử dụng đất được đánh giá theo hai khía cạnh: không
gian và thời gian. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lí trong đánh giá biến động sử
dụng đất là một cách hiệu quả và nhanh chóng phục vụ công tác quy hoạch và phát
triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh.
Từ khóa: Hệ thống thông tin địa lí, đánh giá, biến động sử dụng đất, ứng dụng GIS.
1. Mở đầu
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiên nhỏ nhất
so với cả nước, quỹ đất đai của tỉnh Bắc Ninh khá khiêm tốn. Nhưng hiện nay, cùng với xu
thế phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã làm cho tỉnh
Bắc Ninh thay đổi nhanh chóng theo hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích
đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất sử dụng vào mục đích công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy,
việc điều tra, theo dõi, đánh giá và phân tích sự thay đổi sử dụng đất là một trong những
nhiệm vụ hết sức quan trọng. Mặc dù hàng năm đều có các báo cáo về hiện trạng và tình
hình biến động đất của các ngành chức năng, nhưng hầu hết các báo cáo này chủ yếu dựa
trên việc đo vẽ, thành lập bản đồ bằng phương pháp truyền thống. Đây là một công việc
phức tạp, mất nhiều công sức và đòi hỏi thời gian, không đáp ứng được tính thời sự và làm
các báo cáo nhanh vì tình hình diễn biến tài nguyên đất luôn biến động.
Ngày nhận bài: 9/12/2013. Ngày nhận đăng: 20/4/2014.
Tác giả liên lạc: Kiều Văn Hoan, địa chỉ e-mail: kieuvanhoan@hnue.edu.vn
161
Kiều Văn Hoan
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lí (Geographic Information System - GIS) đáp ứng
được nhu cầu này và có khả năng giúp giải quyết những vấn đề ở tầm vĩ mô trong thời
gian ngắn. Áp dụng hệ thông tin địa lí vào việc nghiên cứu sự thay đổi sử dụng đất sẽ phần
nào giúp cho cơ quan quản lí có được các thông tin diễn biến nguồn tài nguyên và những
biến động đất làm cơ sở cho công tác thiết kế quy hoạch và quản lí đất đai, khai thác tài
nguyên đất có hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm cho sự phát triển bền vững
lâu dài [2].
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Địa điểm và phương pháp nghiên cứu
* Địa điểm nghiên cứu
Bắc Ninh có tọa độ địa lí từ 20058’ đến 21016’ vĩ độ Bắc và 105054’ đến 106019’
kinh độ Đông, giáp với tỉnh Bắc Giang ở phía Bắc, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải
Dương, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên [5].
Năm 2012 tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 820,053 km2 với tổng dân số
1.038.229 người. Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính (thành phố Bắc Ninh, các huyện và thị
xã: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Lương Tài, Gia Bình), 126 đơn
vị hành chính cấp xã, phường và thị trấn [3].
* Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng dữ liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2012 để xử lí và xây dựng bản
đồ hiện trạng năm 2005, 2012.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất từng năm và biến động sử dụng đất từ
năm 2005 đến 2012 bằng phương pháp chồng xếp, phân tích không gian.
- Phân tích biến động sử dụng đất theo đơn vị hành chính cấp huyện, theo giai đoạn
2005 - 2012. Phân tích nguyên nhân gây biến động sử dụng các loại đất giai đoạn 2005 -
2012.
2.2. Kết quả và thảo luận
2.2.1. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 2005 và 2012
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 2005
Dựa vào dữ liệu đã xử lí về hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh 2005, với chức
năng phân tích và trình bày dữ liệu của GIS, tác giả đã xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 2005.
Năm 2005, tỉnh Bắc Ninh có các loại đất: đất nông nghiệp (NN): 59.072,39 ha
(72,0%); đất lâm nghiệp (LN): 607,74 ha (0,7%); đất chuyên dùng (CD): 9.993,75 ha
(45,6%); đất ở nông thôn (NT): 1.0593,52 ha (49,3%); đất ở đô thị (ĐT): 1.328,46 ha
162
Ứng dụng hệ thông tin địa lí đánh giá biến động sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh thời kì 2005 - 2012
(chiếm 5,1% diện tích); đất chưa sử dụng (CSD): 409,49 ha (0,5%).
- Đất nông nghiệp bao gồm:
+ Đất nông nghiệp: đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất chiếm 72,0% diện tích tự
nhiên của tỉnh. Diện tích đất nông nghiệp phân bố đều giữa các huyện trong tỉnh, trong đó
tập trung chủ yếu ở huyện Quế Võ 12.678,05 ha (21,5%), tiếp đến là huyện Thuận Thành
9.317,77 ha (15,8%). Thành phố Bắc Ninh có diện tích đất nông nghiệp ít nhất 1.084,33
ha (1,8%).
+ Đất lâm nghiệp: đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là rừng trồng sản xuất.
Theo thống kê diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh năm 2005 là 607,74 ha (0,74%). Diện
tích rừng trồng tập trung chủ yếu ở huyện Quế Võ: 341,86 ha (1,9% diện tích tự nhiên của
huyện và 56,3% diện tích lâm nghiệp toàn tỉnh).
Bảng 1. Số liệu hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 2005
Hiện trạng sử dụng đất năm 2005
Huyện Đất NN Đất phi NN Đất Tổng
Đất NN Đất LN Đất CD
Đất ở
NT
Đất ở
ĐT
CSD
Gia
Bình
7.690,43 53,1 1.047,09 1.522,02 94,06 127,5 10.533,85
Lương
Tài
7.550,19 799,08 1.519,53 117,72 64,57 10.051,09
Quế Võ 12.678,05 341,86 2.059,67 2.446,86 84,57 91,42 17.702,43
Thuận
Thành
9.317,77 0,57 1.244,28 1.685,09 105,78 25,35 12.378,84
Tiên Du 7.529,79 203,18 1.746,14 1.416,06 65,17 36,9 10.997,24
TX. Từ
Sơn
4.203,16 965,07 558,87 212,96 11,91 5.951,97
TP. Bắc
Ninh
1.084,33 9,03 739,61 241,83 545,97 1 3,31 2.634,08
Yên
Phong
9.018,67 1.392,81 1.203,26 102,23 38,88 11.755,85
Tổng 59.072,39 607,74 9.993,75 10.593,52 1.328,46 409,49 82.005,35
59.680,13 21.915,73
Nguồn: Thống kê từ kết quả bản đồ
- Đất phi nông nghiệp: diện tích đất phi nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 21.915,73 ha
(26,7%). Đất phi nông nghiệp bao gồm 2 nhóm: đất chuyên dùng và đất ở.
+ Đất chuyên dùng: Trong cơ cấu sử dụng đất phân theo huyện, thành phố Bắc Ninh
có tỉ lệ đất chuyên dùng cao: 739,61 ha (28%).
163
Kiều Văn Hoan
+ Đất ở nông thôn: diện tích 10.593,52 ha (12,9%). Diện tích đất ở tại nông thôn
phân bố tương đối hợp lí giữa các huyện, thị xã trong toàn tỉnh. Trong đó, huyện có diện
tích đất ở tại nông thôn chiếm tỉ lệ cao là huyện Quế Võ: 2.446,86 ha (13,8%), tỉ lệ thấp
nhất là thành phố Bắc Ninh: 241,83 ha (9,1%).
+ Đất đô thị: diện tích 1.328,46 ha (1,62%) đáp ứng yêu cầu cho 283,0 nghìn dân
số đô thị (chiếm 26,2% dân số toàn tỉnh). Đất ở đô thị tập trung ở thành phố Bắc Ninh:
545,97 ha, TX. Từ Sơn: 212,96 ha và huyện Lương Tài: 117,72 ha. Các đô thị của tỉnh có
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển tương đối đồng đều. Tuy nhiên, diện tích xây dựng
các khu trung tâm đô thị còn hạn chế. Tỉ lệ nhà ở theo cộng đồng và khu chung cư ngày
càng tăng lên.
- Đất chưa sử dụng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất với 0,5% (409,49 ha) diện tích tự nhiên toàn
tỉnh. Diện tích đất chưa sử dụng tập trung nhiều ở huyện Gia Bình: 127,15 ha (1,2% diện
tích tự nhiên của huyện và 31% diện tích đất chưa sử dụng toàn tỉnh). Tiếp đến là huyện
Quế Võ với 91,42 ha (chiếm 0,5% diện tích tự nhiên huyện và 22,3% diện tích đất chưa
sử dụng).
Hình 1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 2005
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 2012
Năm 2012 diện tích tự nhiên toàn tỉnh không thay đổi. Tuy nhiên, tình hình sử dụng
đất của tỉnh năm 2012 có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tỉ lệ đất được đưa vào sử
164
Ứng dụng hệ thông tin địa lí đánh giá biến động sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh thời kì 2005 - 2012
dụng tăng lên chiếm 99,8% diện tích tự nhiên của tỉnh. Quá trình khai thác và sử dụng tài
nguyên đất rất triệt để.
- Đất nông nghiệp bao gồm:
+ Đất nông nghiệp có xu hướng giảm còn 56.573,93 ha (69%). Kết quả thống kê từ
bản đồ, đất nông nghiệp của huyện Quế Võ giảm mạnh nhất (giảm 705,13 ha so với năm
2005), tiếp đến là TX. Từ Sơn (giảm 597,23 ha so với 2005). Tuy nhiên, trong cơ cấu sử
dụng đất phân theo huyện, đất nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao.
+ Đất lâm nghiệp giảm còn 596,72 ha (giảm 11,02 ha so với năm 2005). Trong cơ
cấu sử dụng đất, tỉ lệ đất lâm nghiệp vẫn chiếm 0,7%. Huyện Quế Võ chiếm diện tích đất
lâm nghiệp cao nhất và có xu hướng tăng lên với 339,72 ha (chiếm 57% đất lâm nghiệp
toàn tỉnh). Các huyện có đất rừng khác như Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình diện tích đất
lâm nghiệp giảm nhẹ
- Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng: 24.718,18 ha chiếm 30,1% diện tích tự
nhiên tỉnh. Trong cơ cấu sử dụng đất, tỉ lệ đất chuyên dùng và đất ở đều tăng.
+ Đất chuyên dùng: 11.752,52 ha (14,3% diện tích đất tự nhiên tỉnh và chiếm 47,5%
đất phi nông nghiệp). Đất chuyên dùng tập trung lớn nhất ở huyện Quế Võ với 2.744,62
ha chiếm 23,4% diện tích đất chuyên dùng toàn tỉnh. Tuy nhiên, trong cơ cấu sử dụng đất
phân theo huyện năm 2012, thành phố Bắc Ninh có tỉ lệ đất chuyên dùng chiếm tỉ lệ cao
trong cơ cấu sử dụng đất của thành phố (31%).
+ Đất ở với diện tích 12.965,66 ha chiếm 52,5% trong đất phi nông nghiệp và bằng
15,8% diện tích tự nhiên tỉnh. So với năm 2005 diện tích tăng lên 1.043,68 ha do chủ yếu
chuyển từ đất trồng lúa sang làm các khu dân cư, khu đô thị mới. Trong diện tích đất ở
gồm có:
Đất ở nông thôn diện tích: 11.105,85 ha chiếm 85,7% diện tích đất ở và bằng 13,5%
diện tích tự nhiên tỉnh.
Đất ở đô thị diện tích 1.859,81 ha (14,3% diện tích đất ở và bằng 2,3% diện tích tự
nhiên của tỉnh), so với năm 2005 đất ở đô thị tăng lên 531,35 ha. Diện tích đất ở chiếm tỉ
lệ lớn ở thành phố Bắc Ninh với 568,58 ha (30,6% diện tích đất ở đô thị toàn tỉnh và bằng
21,6% diện tích tự nhiên thành phố).
- Đất chưa sử dụng giảm xuống chỉ còn 116,52 ha (0,2% diện tích tự nhiên của
tỉnh).
Kết quả hiển thị trên bản đồ và số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc
Ninh trong năm 2005 và 2012 cho thấy việc sử dụng quỹ đất của tỉnh đạt rất cao, diện tích
đất chưa sử dụng còn rất ít, khả năng mở rộng diện tích hạn chế. Sự phân bố đất đai theo
lãnh thổ trên đòi hỏi trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh cần có những chính sách
hợp lí để khai thác triệt để và bảo vệ vốn đất đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
165
Kiều Văn Hoan
Hình 2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 2012
2.2.2. Biến động sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh thời kì 2005 - 2012
* Biến động sử dụng các loại đất tỉnh Bắc Ninh theo thời gian
Trong quá trình quản lí, khai thác và sử dụng đất luôn có sự biến động. Theo kết
quả thống kê từ năm 2005 đến năm 2012 diện tích đất tự nhiên tỉnh Bắc Ninh là 820,053
ha. Tổng quỹ đất không có sự biến động, nhưng có sự biến động theo từng loại hình sử
dụng đất.
Bảng 2. Biến động diện tích các loại đất tỉnh Bắc Ninh thời kì 2005 - 2012
166
Ứng dụng hệ thông tin địa lí đánh giá biến động sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh thời kì 2005 - 2012
Bảng 2 cho thấy có 30 loại đất có sự chuyển đổi cả về diện tích và trạng thái, 6 loại
đất không có sự thay đổi.
Diện tích các loại đất không có sự thay đổi được in đậm trong bảng thống kê. Qua
2 năm 2005 và 2012, tổng diện tích các loại đất không chuyển đổi là 69.891,44 ha (chiếm
85,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Trong đó, lớn nhất là diện tích đất nông nghiệp với
52.010,84 ha chiếm 74,4% diện tích các loại đất không chuyển đổi và bằng 88% diện tích
đất nông nghiệp năm 2005. Theo thời gian từ 2005 đến 2012, diện tích đất nông nghiệp
chuyển đổi sang các loại đất khác chiếm tới 12%. Tiếp đến là diện tích đất ở nông thôn
không có sự chuyển đổi với 8.576,52 ha (chiếm 12,3% diện tích đất không chuyển đổi và
bằng 81% diện tích đất ở nông thôn năm 2005). Thấp nhất là diện tích đất chưa sử dụng
với 74.91 ha không chuyển đổi.
Tổng diện tích các loại đất có sự chuyển đổi là 11.883,68 ha chiếm 14,7% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh. Từ năm 2005 đến năm 2012: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất
chưa sử dụng có xu hướng giảm diện tích. Các loại đất chuyên dùng, đất ở nông thôn, đất
ở đô thị diện tích có xu hướng tăng.
- Đối với đất nông nghiệp: từ năm 2005 đến năm 2012 diện tích đất nông nghiệp
giảm 597,2 ha, từ 59.072,39 hạ xuống còn 56.573,93 ha. Bảng 2 cũng cho thấy việc
chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang các loại đất khác và từ các loại đất khác chuyển vào
đất nông nghiệp.
- Đối với đất lâm nghiệp: diện tích đất lâm nghiệp giảm nhẹ, từ 607,7 ha (năm 2005)
giảm xuống 596,72 ha (năm 2012). Diện tích rừng tỉnh Bắc Ninh chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong
cơ cấu sử dụng đất. Tuy nhiên, tỉnh luôn có chính sách đầu tư để bảo vệ cây xanh hiện có.
- Đất chuyên dùng: diện tích đất chuyên dùng có sự tăng lên, từ năm 2005 (9.993,75
ha) tăng lên 11.752,52 ha, như vậy bình quân mỗi năm tăng 351,8 ha, tỉ lệ biến động đất
chuyên dùng là 17,6%. Quá trình biến động diễn ra chủ yếu theo xu hướng tăng diện tích
đất giao thông, đất xây dựng, đất thủy lợi, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất cho mục
đích công, đất nghĩa trang, đất mặt nước và sông hồ chuyên dùng, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Đất ở có sự gia tăng về diện tích, tăng lên 1.043,68 ha, bình quân mỗi năm tăng
14,909 ha. Đất ở nông thôn và đất ở đô thị cùng xu hướng chung là gia tăng về diện tích.
Trong đó, đất ở đô thị có sự biến động mạnh nhất. Từ năm 2005 đến 2012 đất ở đô thị tăng
lên 531,35 ha với tỉ lệ biến động là 28,6%. Còn đất ở nông thôn, diện tích tăng lên 512,33
ha so với cùng kì, tỉ lệ biến động là 4,8%.
- Đất chưa sử dụng: trong 7 năm, diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh giảm xuống
chỉ còn 116,52 ha với tỉ lệ biến động là -40,8%. Việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên
đất của tỉnh rất triệt để, khả năng mở rộng diện tích không nhiều.
Với việc xây dựng bảng ma trận chuyển đổi các loại đất và bảng biến động diện tích
167
Kiều Văn Hoan
các loại đất tỉnh Bắc Ninh thời kì 2005 - 2012 cho thấy rõ sự biến đổi cả về trạng thái và
diện tích các loại đất tỉnh Bắc Ninh. Từ đó cũng thấy được xu hướng biến động hiện trạng
sử dụng của các loại đất, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí và theo dõi sự
biến đổi của các loại đất và đề ra các phương hướng phát triển thích hợp trong thời gian
tới. Do đó việc xây dựng bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất của tỉnh là rất cần thiết
đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự biến động, thay đổi của từng loại đất của
tỉnh, từ đó đề ra các phương pháp quản lí, quy hoạch kịp thời, hiệu quả.
* Biến động sử dụng các loại đất tỉnh Bắc Ninh theo không gian
- Đất nông nghiệp: Nhìn tổng thể diện tích đất nông nghiệp phân theo huyện của
tỉnh Bắc Ninh không có sự thay đổi lớn. Tất cả các huyện trong tỉnh đều giảm diện tích
đất nông nghiệp do tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng diện tích
đất ở và đất chuyên dùng. Thị xã Từ Sơn có sự biến động đất nông nghiệp lớn nhất, từ năm
2005 đến năm 2012, diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm đi 597,23 ha với tỉ lệ biến
động là 14,2%. Huyện Lương Tài và huyện Gia Bình có tỉ lệ biến động diện tích đất nông
nghiệp nhỏ nhất, theo thứ tự (-0,31% và -0,37%).
- Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Ninh chiếm không đáng kể.
Những huyện có diện tích đất lâm nghiệp thì sự biến động diện tích tương đối nhỏ. Năm
2005 là 9,03 ha, năm 2012 tăng lên 12,38 ha, sự gia tăng này chủ yếu là tăng diện tích đất
rừng trồng.
- Đất chuyên dùng: Trừ huyện Gia Bình, các huyện trong tỉnh đều có sự biến động
diện tích đất chuyên dùng theo chiều thuận. Thị xã Từ Sơn có sự biến động đất chuyên
dùng mạnh mẽ nhất, năm 2005 đất chuyên dùng của thị xã là 965,07 ha, năm 2012 tăng
lên 1.365,86 ha với tỉ lệ biến động là 41,5%. Thứ 2 là huyện Quế Võ với tỉ lệ biến động
là 33,3%. Sự gia tăng này chủ yếu do mở rộng tích các công trình giao thông, thủy lợi
và xây dựng các cơ sở công nghiệp. Các huyện Thuận Thành, Tiên Du và thành phố Bắc
Ninh biến động sử dụng đất chuyên dùng ở mức khá. Do diện tích đất chuyên dùng của
các huyện này ban đầu đã khá lớn, huyện Lương Tài và huyện Yên Phong biến động ở mức
trung bình. Đối với huyện Gia Bình, diện tích đất chuyên dùng lại giảm xuống do huyện
tiến hành quy hoạch lại mục đích sử dụng các loại đất.
- Đất ở: Hầu hết các huyện trong tỉnh diện tích đất ở có xu hướng tăng. Tỉ lệ biến
động đất ở mạnh mẽ nhất là thị xã Từ Sơn (26,7%), Gia Bình (15,2%),Yên Phong (15,1%),
Tiên Du (14,3%). Đây là những huyện có quá trình đô thị hóa diễn ra tương đối nhanh,
dân số ngày càng tăng. Đặc biệt thị xã Từ Sơn nơi thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển
công nghiệp, quá trình đô thị hóa của thị xã đạt tốc độ 9% (năm 2012).
- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng của các địa phương đều giảm và có
sự khác nhau giữa các huyện. Huyện có diện tích đất chưa sử dụng giảm nhanh nhất là
huyện Gia Bình (-103.54 ha), tiếp đến là huyện Quế Võ (-56.26 ha) và huyện Lương Tài
168
Ứng dụng hệ thông tin địa lí đánh giá biến động sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh thời kì 2005 - 2012
(-54.33 ha). Thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn có diện tích đất chưa sử dụng giảm thấp
nhất. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh tỉ lệ biến động diện tích đất chưa sử dụng thì huyện
Lương Tài (-84,1%), thị xã Từ Sơn (-81,5%) có tốc độ giảm diện tích đất chưa sử dụng
nhanh nhất.
2.2.3. Nguyên nhân gây biến động sử dụng các loại đất thời kì 2005 - 2012
- Sự biến động sử dụng đất chịu tác động bởi các chính sách quy hoạch và quản lí
đất đai của tỉnh. Đây là nguyên nhân cơ bản có tác động trực tiếp đến biến động của các
loại hình sử dụng đất theo thời gian và không gian.
- Thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,
sự phát triển các đô thị, các khu vực quốc phòng,. . . đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi các
loại đất khác thành đất chuyên dùng và đất ở.
- Sự biến động các loại đất còn do tác động của sự gia tăng dân số, quá trình đô thị
hóa tạo nhiều sức ép tới tài nguyên môi trường đặc biệt là tài nguyên đất.
Ở một góc độ khác, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội của tỉnh cũng có sự tác
động mạnh mẽ tới tài nguyên đất. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó giảm dần tỉ
trọng ngành nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch
vụ có tác động mạnh tới sự chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất, đặc biệt là tăng diện
tích đất chuyên dùng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, tương xứng với vị trí của
tỉnh trong đồng bằng sông Hồng.
3. Kết luận
Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn tiến
hành các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh, quốc phòng.
Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị trước mắt cũng như lâu dài, việc
sử dụng đất đai có hiệu quả là rất quan trọng. Xã hội càng phát triển thì việc sử dụng đất
càng phải phù hợp theo cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.
Qua phân tích và đánh giá sự biến động sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh theo 6 loại đất:
đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở nông thôn, đất ở thành thị và đất
chưa sử dụng thời kỳ 2005 - 2012, chúng tôi đã đánh giá sự biến động trên theo hai khía
cạnh: không gian và thời gian. Qua đánh giá biến động cho thấy quá trình sử dụng đất tỉnh
Bắc Ninh có xu hướng hợp lí, phù hợp với giai đoạn hiện nay. Diện tích đất nông nghiệp
và đất lâm nghiệp giảm, đất phi nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, có vai trò quan trọng trong
cơ cấu sử dụng đất của tỉnh và không ngừng tăng lên về diện tích, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa - hiện đại hóa.
169
Kiều Văn Hoan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ban hành quy
định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Hà Nội, năm 2007.
[2] Kiều Văn Hoan, Chu Thị Ngọc, 2013. Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông
tin địa lí đánh giá biến động sử dụng đất huyện Từ Liêm giai đoạn 2000 - 2010. Kỉ
yếu Hội thảo Địa lí toàn quốc lần VII,