Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế môi trường cho hoạt động tạo hình trong trường mầm non

1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Hoạt động tạo hình (HĐTH) là một phương tiện hiệu quả tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ. Hình thành các năng lực học tập suốt đời cho trẻ. Sự thành công của quá trình giáo dục được quyết định bởi môi trường giáo dục. Môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển thẩm mĩ của trẻ mầm non (MN). Mục đích của phát triển thẩm mĩ là giúp trẻ có mối quan tâm về cái đẹp, yêu thích tham gia hoạt động nghệ thuật, nuôi dưỡng năng lực thể hiện sáng tạo. Để làm được đều này, môi trường giúp cho HĐTH được phát sinh một cách “ngẫu hứng” là rất cần thiết. Theo cách tiếp cận Reggio Emilia, môi trường là “người thầy thứ ba”. Phương tiện, nguyên vật liệu (NVL) phong phú, giáo viên (GV) khuyến khích trẻ sáng tạo thể hiện suy nghĩ, tình cảm, kinh nghiệm bản thân cho những người xung quanh. Môi trường giáo dục của Reggio Emilia được thiết kế rất phù hợp cho HĐTH được phát sinh “ngẫu hứng” theo nhu cầu, hứng thú của trẻ. Hiện nay tại các trường MN, HĐTH chưa được quan tâm đúng mức. GVMN vẫn quan tâm tới trẻ làm được gì hơn là trẻ làm như thế nào. Để nâng cao chất lượng của HĐTH trong trường MN trên cơ sở trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế môi trường cho hoạt động tạo hình trong trường mầm non”.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế môi trường cho hoạt động tạo hình trong trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 166 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH REGGIO EMILIA VÀO THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG CHO HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TRONG TRƯỜNG MẦM NON Nguyễn Hồng Loan, Lê Thị Mỹ Duyên, Hoàng Thị Hoài Phương, Lục Thị Ngọc Hòa (Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Mầm non) GVHD: CN Mai Lê Quế Anh 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Hoạt động tạo hình (HĐTH) là một phương tiện hiệu quả tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ. Hình thành các năng lực học tập suốt đời cho trẻ. Sự thành công của quá trình giáo dục được quyết định bởi môi trường giáo dục. Môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển thẩm mĩ của trẻ mầm non (MN). Mục đích của phát triển thẩm mĩ là giúp trẻ có mối quan tâm về cái đẹp, yêu thích tham gia hoạt động nghệ thuật, nuôi dưỡng năng lực thể hiện sáng tạo. Để làm được đều này, môi trường giúp cho HĐTH được phát sinh một cách “ngẫu hứng” là rất cần thiết. Theo cách tiếp cận Reggio Emilia, môi trường là “người thầy thứ ba”. Phương tiện, nguyên vật liệu (NVL) phong phú, giáo viên (GV) khuyến khích trẻ sáng tạo thể hiện suy nghĩ, tình cảm, kinh nghiệm bản thân cho những người xung quanh. Môi trường giáo dục của Reggio Emilia được thiết kế rất phù hợp cho HĐTH được phát sinh “ngẫu hứng” theo nhu cầu, hứng thú của trẻ. Hiện nay tại các trường MN, HĐTH chưa được quan tâm đúng mức. GVMN vẫn quan tâm tới trẻ làm được gì hơn là trẻ làm như thế nào. Để nâng cao chất lượng của HĐTH trong trường MN trên cơ sở trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế môi trường cho hoạt động tạo hình trong trường mầm non”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế môi trường cho HĐTH cho trẻ 4 -5 tuổi ở một trường MN tại Thành phố Hồ Chí Minh. 1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Thiết kế môi trường cho HĐTH trong trường MN. Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế môi trường cho HĐTH trong trường MN. Năm học 2016 - 2017 167 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế môi trường cho HĐTH trong trường MN. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế môi trường cho HĐTH trong trường MN. Thiết kế, thử nghiệm và đánh giá môi trường HĐTH theo mô hình Reggio Emilia. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp nghiên cứu lí luận,  Phương pháp nghiên cứu thực tiễn,  Phương pháp quan sát,  Phương pháp phỏng vấn,  Phương pháp điều tra Anket,  Phương pháp xử lí số liệu. 1.6. Phạm vi nghiên cứu Thiết kế, thử nghiệm, đánh giá góc mĩ thuật trong lớp của một nhóm lớp mẫu giáo 4-5 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình Reggio Emilia. 1.7. Đóng góp đề tài Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn đồng thời ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế thiết kế môi trường cho HĐTH nhằm góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng HĐTH trong trường MN hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận của việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế môi trường cho hoạt động tạo hình trong trường mầm non 2.1.1. Cơ sở lí luận về thiết kế môi trường HĐTH theo mô hình Reggio Emilia a. Triết lí giáo dục của Reggio Emilia Với niềm tin là đưa trẻ sẽ không thể hiểu biết toàn diện và đầy đủ khi điểm dừng của những gì trẻ muốn biết lại thuộc về người khác áp đặt cho các em. Hàng trăm ngôn ngữ của trẻ Mô hình giáo dục Reggio Emilia tin rằng trẻ có quyền và khả năng bày tỏ suy nghĩ của mình bằng nhiều cách khác nhau và đó là “Hàng trăm ngôn ngữ của trẻ”. GV phải học cách lắng nghe “Một trăm ngôn ngữ” này. Hình ảnh đứa trẻ Reggio Emilia Hình ảnh mạnh mẽ của đứa trẻ là trọng tâm của Reggio Emilia. Tại Reggio Emilia trẻ em được giáo dục cái toàn thể của con người chứ không chỉ là huấn luyện cái não. Giáo dục cho trẻ nhận biết “Mình là ai, thực sự là ai?”. Trẻ hòa hợp với vũ trụ, con người, biết trách nhiệm, sống chân thật và hiểu biết nhận thức đúng đắn trong nhân Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 168 sinh quan. Cuối cùng, giáo dục phải hướng đến sự tự do thể hiện bản thân, tự do thể hiện mình là ai, trong cái đẹp nhất của chính mình. Môi trường là người thầy giáo thứ ba của trẻ Môi trường đóng vai trò mời gọi đứa trẻ đến và tham gia vào các hoạt động. Nhà trường là nơi tạo ra và thể hiện lại như một “bảo tàng” kinh ngiệm đầy hứng khởi cho trẻ. GV, phụ huynh và trẻ em của một trường thể hiện “cá tính” của trường mình thông qua cách bài trí các thông điệp, các tác phẩm nghệ thuật, những hình ảnh tư liệu và các khám phá của mình. Hầu hết các trường học Reggio Emilia lí tưởng đều có một “xưởng nghệ thuật”. Môi trường Reggio Emilia cần: Tính thẩm mĩ, sự kích thích, không gian và sự hợp tác. b. Định nghĩa thiết kế môi trường cho HĐTH theo mô hình Reggio Emilia Thiết kế môi trường HĐTH theo mô hình Reggio Emilia là việc xây dựng và triển khai các ý tưởng để tạo ra một khu vực để tham gia vào nghệ thuật, một góc nghệ thuật là nơi thu nhỏ của những nghệ sĩ; nơi có vị trí thuận lợi và trẻ dễ dàng tiếp cận để mô tả một quá trình sống động của sự gắn kết các vật liệu (VL), sự sáng tạo và có chủ ý, giúp đào sâu và mở rộng thêm việc học của trẻ. c. Nguyên tắc của việc thiết kế môi trường cho HĐTH theo mô hình Reggio Emilia Nguyên tắc bố trí góc tạo hình trong lớp học  Thu hút sự tò mò của trẻ, trẻ hưởng ứng và hứng thú tham gia.  Thiết kế môi trường phải có chủ ý, mục đích và chương trình học tập được xuất phát từ chính bên trong trẻ.  Cung cấp nguồn VL để trẻ được tự do cảm giác, khám phá, trải nghiệm. NVL trong HĐTH  Sưu tầm các VL có kết cấu, bề mặt thú vị.  Cung cấp các VL rời, dễ chuyển đổi, di chuyển, thay đổi sáng tạo.  Sưu tầm những VL có điểm tương đồng, khác biệt nhau, có thể được sử dụng để phân loại, bố trí hay sáng tạo.  GV cần cung cấp cho trẻ đa dạng các VL mở, VL thiên nhiên với các hình dạng, kích cỡ khác nhau.  Thường xuyên cung cấp các công cụ cho trẻ như một phần của môi trường mời gọi.  Khi thiết kế một môi trường mời gọi đến trẻ gồm sách, câu chuyện, hình ảnh, áp phích, sơ đồ và hướng dẫn để trẻ sử dụng các VL. Khu vực trưng bày sản phẩm: Thiết kế nơi trưng bày bằng nhiều hình thức phong phú, đẹp mắt để gây sự chú ý của trẻ về sản phẩm hoạt động mĩ thuật. Khu vực bảo quản sản phẩm hoạt động mĩ thuật: Sản phẩm lưu trữ ở tủ cá nhân hoặc trẻ mang sản phẩm về nhà. Sản phẩm được sử dụng làm tài liệu đánh giá trẻ. Năm học 2016 - 2017 169 d. Quy trình thiết kế môi trường cho HĐTH theo mô hình Reggio Emilia Giai đoạn 1: Lập kế hoạch thiết kế Giai đoạn 2: Hình thành không gian cho HĐTH Giai đoạn 3: Bố trí đồ dùng, dụng cụ cho HĐTH Giai đoạn 4: Sử dụng môi trường cho HĐTH Giai đoạn 5: Đánh giá môi trường cho HĐTH 2.1.2. Cơ sở lí luận về hoạt động tạo hình trong trường MN a. Định nghĩa hoạt động tạo hình HĐTH là hoạt động nhận thức đặc biệt, mang tính sáng tạo và phản ánh cuộc sống hiện thực bằng những hình tượng nghệ thuật. b. Tầm quan trọng của hoạt động tạo hình HĐTH giúp phát triển nhận thức, tình cảm xã hội, khả năng thẩm mĩ, phát triển thể chất ở trẻ và tạo tiền đề trong việc chuẩn bị đi học ở trường phổ thông. Lớp học sẽ là nơi trẻ vừa chơi – vừa học. Qua đây trẻ học được cách suy nghĩ sáng tạo, mở mang trí tuệ; cách quan sát và mô tả, phân tích và thể hiện; thể hiện cảm xúc; kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện; chấp nhận có nhiều hơn một giải pháp, nhiều quan điểm khác nhau; cách hợp tác hòa đồng với bạn bè và người lớn; mở mang kiến thức ra thế giới xung quanh; xây dựng sự tự tin cảm thấy tự hào với tác phẩm sáng tạo nghệ thuật của bản thân. c. Môi trường hoạt động tạo hình Môi trường HĐTH sự phối hợp một cách hợp lí các yếu tố: Không gian – Thời gian – Con người – Sự vật để tạo nên bầu không khí cho hoạt động tích cực sáng tạo, tác động đến sự hình thành ở trẻ thái độ thẩm mĩ đối với thế giới xung quanh d. Vai trò của môi trường hoạt động tạo hình Kích thích trí tò mò, khám phá và sáng tạo của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tương tác với phương tiện giáo dục và tiếp xúc, giao tiếp với mọi người. Trẻ sẽ có cơ hội khám phá một cách tích cực, chủ động trải nghiệm và phát triển toàn diện, phát huy những tiềm năng vốn có của bản thân, hình thành những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. 2.2. Cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế môi trường cho hoạt động tạo hình trong trường mầm non Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát 48 GV tại 4 trường MN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, bao gồm:  Trường MN Hồng Nhung, quận Gò Vấp;  Trường MN 2/9, Quận 10;  Trường MN 13, quận Tân Bình;  Trường MN Nam Sài Gòn, Quận 7. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 170 Bảng 1. Tầm quan trọng của môi trường đồ dùng, đồ chơi, VL trong HĐTH đối với trẻ STT Mức độ cần thiết Số phiếu Tỉ lệ (%) 1 Rất quan trọng 18 37 2 Khá quan trọng 20 42 3 Quan trọng 9 19 4 Ít quan trọng 1 2 Bảng 2. Thực trạng thiết kế môi trường cho HĐTH ở các trường MN hiện nay Nội dung Các mức độ (%) Quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm Vị trí góc tạo hình với góc khác 60 40 0 Đồ dùng, đồ chơi, NVL an toàn, đa dạng, thẩm mĩ 58 36 6 Sắp xếp đồ dùng, NVL trong góc 63 35 2 Vị trí trang trí, sắp xếp các sản phẩm đã và chưa hoàn thành 17 68 15 Bảng 3. Hứng thú của trẻ với đồ dùng, đồ chơi, VL sử dụng trong góc tạo hình STT Mức độ Số phiếu Tỉ lệ (%) 1 Vô cùng hứng thú 8 16,5 2 Rất hứng thú 18 37,5 3 Hứng thú 22 46 Biểu đồ 1. Mức độ hấp dẫn về cách bày trí các VL tự nhiên trong góc thu hút trẻ 27% 48% 23% 2% Rất hấp dẫn Khá hấp dẫn Hấp dẫn Ít hấp dẫn Với kết quả trên cho thấy:  GV đã nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của môi trường đồ dùng, đồ chơi, VL trong HĐTH.  Phần lớn GV đã nhận biết hứng thú của trẻ khi bày trí các VL trong góc tạo hình cũng như mức độ hiệu quả mà các hoạt động với nguyên VL đem lại. Năm học 2016 - 2017 171  Tuy nhiên, cách bày trí các VL tự nhiên trong góc tạo hình của các lớp ở trường MN chưa thực sự thu hút và hấp dẫn trẻ. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng phương án thử nghiệm ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế môi trường cho HĐTH trong trường MN cụ thể là cho độ tuổi 4-5 tuổi. 2.3. Thiết kế và thử nghiệm môi trường cho hoạt động tạo hình theo mô hình Reggio Emilia 2.3.1. Xây dựng phương án thử nghiệm a. Yêu cầu khi thiết kế góc tạo hình  Diện tích góc tạo hình: Đủ rộng, thoải mái, phù hợp đặc điểm của lớp học  Vị trí góc tạo hình trong lớp: Gần nguồn sáng tự nhiên, gần nguồn nước, yên tĩnh.  Lựa chọn bố trí kệ, bàn ghế, đồ dùng: Vừa tầm với trẻ, màu sắc mộc mạc.  Lựa chọn và phối hợp màu sắc của góc tạo hình: Màu sắc trang nhã, mộc mạc.  Cách sắp xếp, bày trí NLV ở góc tạo hình: Khu vực NVL thiên nhiên và khu vực NVL mua - mở.  Trang trí các mảng tường và không gian góc tạo hình: nhã nhặn, hài hòa, phù hợp. b. Chuẩn bị NVL cho góc tạo hình Bảng 4. Đề xuất các học cụ và NVL trong chủ đề thiên nhiên 1. Bàn ánh sáng 10. Đá màu 19. Hoa quả tươi: chanh, tắc 2. Rổ tre, nứa, may 11. Bông gòn 20. Nhựa lastic trong suốt 3. Khay 12. Giấy kính 21. Xốp 4. Cành, lá, hoa khô 13. Que đè lưỡi 22. Tổ chim 5. Vỏ sò, vỏ ốc 14. Đĩa CD 23. Hạt, hột, cườm, nút áo 6. Gỗ miếng, thanh gỗ 15. Keo sữa 24. Ốc vít, bu lông 7. Màu thực phẩm 16. Ruy băng 25. Kẹp giấy 8. Muối 17. Chai, lọ thủy tinh 26. Xơ mít, xác mía, xơ dừa 9.Gạo 18. Giấy A0 27. Đá cuội 2.3.2. Tiến hành Bước 1: Khảo sát môi trường ban đầu; Bước 2: Tìm kiếm vật liệu mới; Bước 3: Tiến hành bố trí lại các góc trong lớp; Bước 4: Thiết kế nội dung mời gọi trẻ/tạo tình huống có vấn đề; Bước 5: Lôi cuốn trẻ vào môi trường; Bước 6: Cho trẻ thỏa sức trải nghiệm với môi trường; Bước 7: Trẻ chơi cùng cô với môi trường mới (có định hướng). 2.3.3. Kết quả thử nghiệm  Vị trí góc tạo hình sau thử nghiệm Vị trí góc tạo hình được đặt theo hình 1, nơi gần với cửa sổ và có ánh sáng từ lối ra vào, đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng và không gian thoáng mát, rộng rãi cho trẻ Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 172 HĐTH. Góc tạo hình được đặt cạnh hai góc học tập và góc văn học, là hai góc tĩnh, tạo điều kiện thuận lợi cung cấp không gian yên tĩnh cho trẻ hoạt động. Hình 1. Vị trí góc tạo hình sau thử nghiệm  Sắp xếp kệ, bàn, bố trí NVL và trang trí mảng tường sau thử nghiệm Hình 2. Tình huống có vấn đề trên bàn hoạt động Hình 3. Kệ được lựa chọn và sắp xếp lại NVL Hình 4. Bàn ánh sáng và tranh từ NVL thiên nhiên Hình 5. Bàn cho hoạt động có định hướng Năm học 2016 - 2017 173 Hình 6. Mảng tường và cửa sổ sau khi trang trí Hình 7. Giấy A0 khơi gợi ý tưởng cho trẻ  Hoạt động của trẻ với môi trường mới Hình 8. Trẻ khám phá NVL Hình 9. Trẻ tạo ra sản phẩm trong quá trình dọn dẹp gạo rơi vãi trên bàn Hình 10. Trẻ thích thú với các NVL Hình 11. Trẻ vẽ theo đường nét của chiếc lá bị sâu ăn Hình 12. Trẻ xếp đường đi Hình 13. Trẻ chơi với màu thực phẩm trên bàn ánh sáng Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 174 Hình 14. Trẻ sáng tạo trên giấy A0 Hình 15. Trẻ say sưa khi trang trí ốc đảo 2.3.4. Đánh giá Sau quá trình thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy:  Môi trường lôi cuốn trẻ tích cực tham gia các HĐTH;  Trẻ phát huy khả năng tiềm ẩn, óc sáng tạo: sử dụng NVL theo cách riêng, ý tưởng mới lạ;  Sự hợp tác có hiệu quả của trẻ;  Trẻ có được niềm vui, trải nghiệm hữu ích. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận Thực tế hiện nay GV chưa thực sự chú trọng tới việc tạo ra môi trường vật chất, chưa kích thích trẻ chủ động khám phá và tìm hiểu cũng như ít quan tâm đến tính sáng tạo, tò mò của trẻ. Vì vậy, GV cần đánh giá nhu cầu, khả năng của trẻ, tuân theo nguyên tắc về bài trí, sắp xếp chuẩn bị NVL, trưng bày ở dạng mở để kích thích trẻ khám phá, tìm tòi và trải nghiệm; Thực nghiệm thiết kế môi trường cho HĐTH theo mô hình Reggio Emilia cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi đã cho thấy kết quả về sự hứng thú, cách trẻ chủ động tìm tòi, khám phá và khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình hoạt động. 3.2. Kiến nghị Ban Giám hiệu cung cấp nhiều tài liệu, tổ chức tập huấn, chuyên đề để GV thêm nhiều kiến thức; khích lệ GV bài trí môi trường, NVL phong phú hấp dẫn tại lớp; tạo điều kiện thuận lợi để GV phát huy tính tích cực chủ động học hỏi, nâng cao kiến thức và áp dụng vào thực tế giảng dạy. GV cần quan tâm đến nhu cầu sở thích của trẻ, tôn trọng trẻ, tạo điều kiện để trẻ được học hỏi, khám phá và thể hiện; tự nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức với đồng nghiệp; chủ động trong việc bày trí, sắp xếp góc, bổ sung học cụ, NVL cho góc. Năm học 2016 - 2017 175 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lê Thị Thanh Bình (2006), Giáo trình phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, Nxb Giáo dục, TP Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Thị Ngọc Châu (2015), Thiết kế góc tạo hình nhằm phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 3. Võ Thị Thùy Dung (2016), Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật cho trẻ mầm non, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 4. reggio-emilia/ 5. https://en.wikipedia.org/wiki/Reggio_Emilia_approach 6. reggio-emilia/ 7. Tiếng Anh 8. Deb Curtis (2004), Creating Invitations for Learning [pdf] Available at: 9. Marianne Valentine (2006), The Reggio Emilia Approach to Early Years Education, Scotland: Learning and Teaching Scotland. 10. The Saskachewan Ministry of Education [pdf] Available at: ergarten%20Supports/Creating%20Invitations%20for%20Learning.pdf
Tài liệu liên quan