Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây
Phương Tây chủ yếu là các nước Tây âu như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Tây Ban Nha. Ngày nay chúng ta gộp cả Mỹ vào. Đặc điểm hai loại hình cơ sở xã hội Đông - Tây là tĩnh, ổn định đối nghịch với động, biến động nhanh. Triết học lỏng lẻo, mềm dẻo của Đông đối lại là triết học chặt chẽ, thống nhất thành hệ thống của Tây. Triết học phương Tây đi từ gốc lên ngọn (từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận. từ đó xây dựng nhân sinh quan con người ) trong khi triết học phương Đông đi từ ngọn xuống gốc (từ nhân sinh quan, vấn đề cách sống, lối sống sau đó mới là vũ trụ quan, bản thể luận. ) . Đó là 2 nét chính của hai nền triết học Đông - Tây. Nếu như ở phương Tây, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoa học, gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên thì ở phương Đông, triết học gắn với những hiền triết - nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chính trị-xã hội. Vậy nên đặc điểm chủ đạo là các nhà Triết học phương Tây thiên về giải thích thế giới theo nhiều cách còn mục đích chính của phương Đông là cải tạo thế giới gồm có: ổn định xã hội, giải thoát cho con người và làm sao cho con người hoà đồng với thiên nhiên. Nguồn gốc là do ở phương Đông, thượng tầng kiến trúc ra đời trước và thúc đẩy dự phát triển của hạ tầng cơ sở, còn ở phương Tây hạ tầng cơ sở quyết định đến thượng tầng kiến trúc.