Vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong quản lý phát triển xã hội hiện nay

Tóm tắt Trong mọi thời đại, trí thức luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hưng thịnh của mỗi quốc gia. Xuyên suốt tiến trình bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam, đội ngũ trí thức đã có những đóng góp quan trọng trong quản lý phát triển xã hội như: góp phần xây dựng luận cứ cho các chủ trương đường lối của Đảng; tích cực tư vấn, phản biện và giám định xã hội; đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; nâng cao dân trí và giáo dục, đào tạo; tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; tiếp thu những giá trị văn hóa trên thế giới, làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp tích cực, đội ngũ trí thức Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế nhất định: một bộ phận trí thức còn yếu về năng lực, chưa chuyên tâm thực hiện công việc chuyên môn; công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập; việc tham gia tư vấn, phản biện, giám định các chương trình, chính sách, văn bản của Đảng, Nhà nước chưa hiệu quả. Để khắc phục hạn chế, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong quản lý phát triển xã hội trong bối cảnh hiện nay, tác giả bài viết đề xuất một số giải pháp sau: nâng cao nhận thức về vai trò của trí thức trong quản lý phát triển xã hội; đào tạo, bồi dưỡng trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; đổi mới chính sách thu hút, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức phục vụ quá trình phát triển đất nước hiện nay.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong quản lý phát triển xã hội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 123Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 Vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong quản lý phát triển xã hội hiện nay The role of the contingent of Vietnamese intellectuals in current social development management Nguyễn Thị Nhan Email: nguyenthinhan010187@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 02/4/2020 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 03/9/2020 Ngày chấp nhận đăng: 30/9/2020 Tóm tắt Trong mọi thời đại, trí thức luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hưng thịnh của mỗi quốc gia. Xuyên suốt tiến trình bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam, đội ngũ trí thức đã có những đóng góp quan trọng trong quản lý phát triển xã hội như: góp phần xây dựng luận cứ cho các chủ trương đường lối của Đảng; tích cực tư vấn, phản biện và giám định xã hội; đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; nâng cao dân trí và giáo dục, đào tạo; tôn vinh và phát huy giá trị vĕn hóa truyền thống của dân tộc; tiếp thu những giá trị vĕn hóa trên thế giới, làm phong phú thêm nền vĕn hóa Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp tích cực, đội ngũ trí thức Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế nhất định: một bộ phận trí thức còn yếu về nĕng lực, chưa chuyên tâm thực hiện công việc chuyên môn; công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập; việc tham gia tư vấn, phản biện, giám định các chương trình, chính sách, vĕn bản của Đảng, Nhà nước chưa hiệu quả. Để khắc phục hạn chế, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong quản lý phát triển xã hội trong bối cảnh hiện nay, tác giả bài viết đề xuất một số giải pháp sau: nâng cao nhận thức về vai trò của trí thức trong quản lý phát triển xã hội; đào tạo, bồi dưỡng trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; đổi mới chính sách thu hút, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức phục vụ quá trình phát triển đất nước hiện nay. Từ khóa: Đội ngũ trí thức; quản lý phát triển xã hội. Abstract In every age, intellectuals have always played an important role in the development and prosperity of each nation. Throughout the process of defending and building the fatherland, the Vietnamese knowledge team has made important contributions to social development management such as: contributing to building arguments for the Party’s line guidelines; actively consulting, criticizing and social assessment; fight against wrong views, protect the Party’s ideological foundation; improve people’s knowledge and education and training; honoring and promoting the traditional cultural values of the nation; absorbing cultural values in the world, enriching Vietnamese culture. In addition to positive contributions, the Vietnamese intellectual contingent also has certain shortcomings: a part of the intellectuals is still limited in capacity, not dedicated to performing professional work; practical review, theoretical research are still inadequate; the participation in consulting, criticizing and appraising programs, policies and documents of the Party and State has not been effective. To overcome the limitations and promote the role of intellectuals in social development management in the present context, the author of the article proposes a number of solutions as follows: raise awareness about the role of intellectuals; in social development management; train and foster intellectuals to meet the country’s development requirements; renew policies to attract, use, treat and honor intellectuals to serve the country’s development process today. Keywoks: Team of intellectuals; social development management. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội càng phát triển thì trí thức càng có vị trí, vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định hàng đầu đối với sự phát triển của đất nước. Hiện nay đội ngũ trí thức Việt Nam vẫn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ban hành trong những nĕm vừa qua đã tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần tạo động lực cho sự phát triển của đội ngũ trí thức, để có thể đóng góp tốt hơn cho quá trình đổi Người phản biện: 1. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà 2. TS. Phùng Thị Lý NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 124 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 mới, quản lý và phát triển đất nước... Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của đất nước, sự phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam còn nhiều hạn chế. Những hạn chế đó khiến cho những đóng góp của đội ngũ trí thức với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quản lý phát triển xã hội còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm nĕng to lớn của con người Việt Nam, giá trị Việt Nam. Do đó, việc quan tâm và tìm ra giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong quản lý phát triển xã hội hiện nay có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự phát triển ổn định và bền vững của đất nước. 2. KHÁI QUÁT VỀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 2.1. Đội ngũ trí thức Việt Nam Thuật ngữ “trí thức” có nguồn gốc từ tiếng Latinh - “Intelligentia”, có nghĩa là sự hiểu biết, sự thông thái, thông minh, trí tuệ[4, tr.28]. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X (2008), Đảng ta đã đưa ra định nghĩa: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có nĕng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội” [1]. Đội ngũ trí thức Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền tiến trình lịch sử - xã hội của dân tộc và có những đặc điểm, cụ thể: Một là, trí thức Việt Nam được hình thành từ nhiều thành phần xã hội, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau và lao động cống hiến trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Hai là, trí thức Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc, gắn bó mật thiết với nhân dân, cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Ba là, trí thức Việt Nam có tiềm nĕng trí tuệ to lớn, ham hiểu biết, nhạy bén với cái mới, có khả nĕng tiếp thu nhanh những thành tựu KH&CN tiên tiến của thế giới. Đảng ta chỉ rõ: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền vĕn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao nĕng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững” [1, tr.82]. 2.2. Quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam Quản lý phát triển xã hội là sự tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý (đảng chính trị cầm quyền, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội) đến khách thể quản lý (cộng đồng dân cư, quan hệ, hoạt động xã hội, các cá nhân) nhằm mục tiêu phát triển bền vững xã hội. Với tư cách đó, quản lý xã hội luôn là hành vi tự giác, chủ động, có chủ đích, mục tiêu nhằm điều tiết các quan hệ xã hội, hoàn thiện các thể chế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, đảm bảo con người phát triển toàn diện. Quản lý phát triển xã hội lấy con người làm điểm xuất phát và mục tiêu vì con người. Hiệu quả quản lý phát triển xã hội được đánh giá thông qua sự ổn định và phát triển bền vững xã hội. Ổn định ở đây phải là sự “ổn định trong sự phát triển” chứ không phải là đứng im, bất biến; phát triển là sự phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, vì lợi ích của số đông cộng đồng dân cư. Công cụ để quản lý phát triển xã hội là các chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật; bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ trung ương xuống địa phương. Quá trình quản lý phát triển xã hội phụ thuộc vào cả nhân tố chủ quan (nĕng lực của chủ thể quản lý) và các điều kiện khách quan như trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, truyền thống vĕn hóa, Xã hội càng phát triển thì yêu cầu về việc quản lý phát triển xã hội càng cao và toàn diện. Nội dung quản lý phát triển xã hội được đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), tập trung vào một số lĩnh vực sau: (i) Quản lý phát triển cơ cấu xã hội (bao gồm cơ cấu giai cấp, tầng lớp, dân số, dân cư, dân tộc, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp); (ii) Định hướng, kiểm soát các biến đổi xã hội (phân tầng xã hội, di động xã hội); (iii) Các biện pháp bảo đảm xã hội (an sinh, phúc lợi xã hội, hòa nhập cộng đồng); (iv) Các chính sách giải quyết hài hòa lợi ích giữa các đối tượng, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Mục tiêu của quản lý phát triển xã hội là: “giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, ngĕn chặn, giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc, những mâu thuẫn có thể dẫn đến xung đột xã hội; khắc phục từng bước sự mất cân đối về phát triển đối với từng lĩnh vực, từng vùng, bảo đảm sự hài hòa cả trong phát triển, hưởng thụ; bảo đảm cơ cấu giai tầng xã hội, dân cư, ngành nghề hợp lý. Kịp thời kiểm soát và xử lý các rủi ro, mâu thuẫn, xung đột xã hội” [5]. 3. VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 3.1. Những đóng góp của đội ngũ trí thức trong quản lý phát triển xã hội Một là, đội ngũ trí thức Việt Nam góp phần quan trọng trong xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách về quản lý phát triển xã hội. LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 125Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 Đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có phù hợp với tình hình đất nước ở mỗi giai đoạn hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở khoa học của đường lối, chính sách, pháp luật đó. Là những người có hiểu biết sâu rộng, đội ngũ trí thức thông qua những nghiên cứu của mình, cung cấp những luận cứ khoa học cho quá trình xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Những công trình tiêu biểu như: Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta giai đoạn 1991 - 1995; Tĕng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giai đoạn 1996 - 2000; là cĕn cứ khoa học để Đảng và Nhà nước có những đường lối, chính sách phù hợp trong quản lý phát triển xã hội [3. tr.125]. Hai là, đội ngũ trí thức Việt Nam tích cực tư vấn, phản biện và giám định xã hội về quản lý phát triển xã hội. Từ góc độ chuyên ngành, trí thức đóng góp ý kiến đánh giá, phản biện, giám định các đề án, dự án..., các công trình trọng điểm quốc gia, địa phương trong quản lý phát triển xã hội. Các trí thức trong Hội ngành toàn quốc đã thực hiện nhiều hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và thực hiện có hiệu quả các dự án kinh tế - xã hội quan trọng của ngành cũng như của đất nước. Cụ thể: Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam thực hiện tư vấn, phản biện nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội về thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam, đánh giá nền kinh tế Việt Nam sau ba mươi nĕm đổi mới. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam góp ý cho Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, tư vấn phản biện đa dạng sinh học dãy Trường Sơn, hệ thống chỉ tiêu thống kê môi trường và phát triển bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu Thực hiện vai trò này, đội ngũ trí thức thực sự trở thành bộ phận tham mưu khoa học đáng tin cậy của Đảng và chính quyền các cấp. Ba là, đội ngũ trí thức Việt Nam là lực lượng xung kích đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong quá trình quản lý phát triển xã hội. Hiện nay các thế lực thù địch đang lợi dụng mạng xã hội, thực hiện diễn biến hòa bình nhằm thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đội ngũ trí thức Việt Nam là lực lượng xung kích trong nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đội ngũ trí thức Việt Nam cũng là lực lượng quan trọng trong tuyên truyền tư tưởng, lý luận của Đảng đến với cộng đồng. Bốn là, đội ngũ tri thức Việt Nam góp phần nâng cao dân trí, trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ dần xóa bỏ lao động giản đơn, đặt ra yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao. Đội ngũ trí thức, với vai trò là lực lượng chính trong tiếp thu khoa học công nghệ trên thế giới, nghiên cứu, sáng tạo giá trị mới về khoa học và công nghệ; vừa là những người thầy thực hiện hoạt động đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nĕm là, đội ngũ trí thức Việt Nam góp phần tôn vinh và phát huy giá trị vĕn hóa truyền thống của dân tộc; tiếp thu những giá trị vĕn hóa trên thế giới, làm phong phú thêm nền vĕn hóa Việt Nam. Những giá trị vĕn hóa truyền thống của dân tộc được nghiên cứu dưới nhiều phương diện: ngôn ngữ, lối sống, nghệ thuật, kho tàng vĕn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội, con người Việt Nam. Từ đó, đội ngũ trí thức đã làm phong phú thêm bản sắc vĕn hóa, đồng thời chỉ ra tính thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, ý nghĩa lịch sử của những giá trị đó với việc xây dựng đời sống tinh thần hiện nay. Cùng với công tác nghiên cứu vĕn hóa, công tác bảo tồn và phát huy các di sản vĕn hóa cũng đạt được những bước tiến đáng kể. Hàng trĕm ngàn hiện vật, di vật vĕn hóa có giá trị được phát hiện, sưu tầm. Nhờ sử dụng những kỹ thuật hiện đại, những nét vĕn hóa truyền thống của các dân tộc anh em cũng được tái hiện một cách sinh động. Nhờ vào những hoạt động tích cực của đội ngũ trí thức, đặc biệt là các trí thức trên lĩnh vực vĕn hóa, giá trị khoa học, tiên tiến của nền vĕn hóa được bổ sung và nâng cao. Việc truyền bá những giá trị vĕn hóa Việt Nam được đội ngũ trí thức tích cực thực hiện thông qua sách, báo chí, internet, các hình thức sinh hoạt vĕn hóa tinh thần... Nhờ đó, các tầng lớp nhân dân trong nước nâng cao nhận thức về nền vĕn hóa mới, tạo sự đồng thuận, đoàn kết về mặt tinh thần trong nhân dân. Đồng thời, giới thiệu những giá trị vĕn hóa tốt đẹp của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. 3.2. Những hạn chế của đội ngũ trí thức Việt Nam trong quản lý phát triển xã hội Thứ nhất, một bộ phận tri thức Việt Nam còn hạn chế về nĕng lực, chưa chuyên tâm thực hiện công việc chuyên môn. Đội ngũ trí thức tĕng nhanh về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Với việc mở rộng quy mô giáo dục cao đẳng, đại học và trên đại học trong những nĕm NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 126 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 qua, đã làm cho đội ngũ trí thức tĕng nhanh về mặt số lượng. Tuy nhiên, chất lượng còn nhiều bất cập. Chỉ có các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia, một số các nhà trí thức nổi trội có sự nghiên cứu độc lập, sáng tạo, còn đại đa số, phương thức lao động vẫn là kế thừa, cải biến mà ít có phát minh, sáng tạo. Việt Nam chưa có nhiều công trình, sản phẩm nổi bật, mang tính đột phá ở tầm khu vực và thế giới [5, tr. 112]. Một số bộ phận nhỏ trí thức thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, thiếu ý chí vươn lên trong chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp sa sút. Nhiều trí thức mắc bệnh thành tích, mải lo chuyện bằng cấp để giữ vị trí mà sao nhãng việc nâng cao trình độ, kiến thức, nĕng lực chuyên môn của bản thân, dẫn đến tình trạng có danh mà không có thực. Nhiều trí thức còn có tâm lý ghen tị, đố kỵ với những người tài giỏi hơn mình. Một bộ phận trí thức trẻ chạy theo lợi ích trước mắt, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên về chuyên môn, sống hời hợt, theo trào lưu mà chưa tự tạo dựng được hệ giá trị bền vững cho bản thân. Thứ hai, công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưa làm rõ một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng trong thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Nhận thức lý luận về bản chất của hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị, về Đảng cầm quyền, về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN còn hạn chế, chưa đầy đủ và hệ thống, chưa lý giải và làm sáng tỏ nhiều vấn đề do thực tiễn đặt ra; chưa đạt được nhiều kết quả có giá trị định hướng, mang tính đột phá cho quá trình đổi mới hệ thống chính trị. Thứ ba, việc tham gia tư vấn, phản biện, giám định các chương trình, chính sách, vĕn bản của Đảng, Nhà nước còn chưa hiệu quả. Một số trí thức còn có thái độ e ngại, né tránh, sợ đụng chạm đến các vấn đề chính trị nhạy cảm, sợ bị quy kết quan điểm. Một số trí thức bày tỏ quan điểm của mình nhưng còn manh mún và có tính thời điểm trên một số diễn đàn không chính thống như mạng xã hội mà không xây dựng thành các đóng góp thiết thực cho các cơ quan có thẩm quyền. Một bộ phận rất nhỏ tri thức phản biện mạnh mẽ các vấn đề xã hội nhưng lại có thái độ tiêu cực, thiếu tinh thần xây dựng, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò của trí thức trong quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với điểm xuất phát thấp, muốn hội nhập và tận dụng tối đa những thành tựu của nhân loại, nhanh chóng nâng cao trình độ sản xuất xã hội, sớm bứt phá để trở thành một quốc quốc gia phát triển thì việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình quản lý phát triển xã hội là rất cần thiết. Quá trình phát triển hiện nay nếu không được định hướng, tham vấn từ những nghiên cứu chính xác, công phu từ đội ngũ trí thức thì sự phát triển đó dễ rơi vào những cái “bẫy”, những thái cực, những xu thế phản phát triển. Xã hội muốn phát triển bền vững, đúng hướng phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá và nhìn nhận thành quả lao động của người trí thức trong xã hội. Do vậy, việc nâng cao nhận thức đối với vị trí và vai trò của người trí thức càng trở nên cấp thiết và quan trọng hơn. Cần phải thực hiện toàn diện trên cả 3 cấp độ: nâng cao nhận thức của nhân dân; nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền; nâng cao nhận thức của bản thân đội ngũ trí thức về vị trí và vai trò của chính mình. - Nâng cao nhận thức của nhân dân về vị trí, vai trò của trí thức là việc làm cần thiết để hình thành thói quen đề cao tri thức khoa học, đề cao nguồn lực trí tuệ và coi đó là động lực cơ bản nhất cho sự phát triển của đất nước. Để nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò của trí thức trong xã hội cần kết hợp thực hiện qua nhiều hình thức như: (1) Tuyên truyền, giáo dục, đào tạo qua các phương tiện sách báo, phương tiện truyền thông đại chúng, các tài liệu giáo dục, các lớp học; (2) Phổ biến và quảng bá những tri thức KH&CN mới nhất đến nhân dân; (3) Nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân. - Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng và chính quyền về vị trí,vai trò của trí thức. Cùng với sự biến động của đời sống xã hội, cơ cấu đội ngũ trí thức có sự biến đổi. Đội ngũ trí thức được đào tạo ở các nước tư bản, làm việc trong các công ty nước ngoài, công ty tư nhân ngày càng tĕng Những bộ phận trí thức này có trình độ chuyên môn cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng tiềm ẩn những yếu tố làm nảy sinh sự khác biệt trong lập trường chính trị, trong các quan điểm nhân sinh và vĕn hóa so với