Cấp cao Đông Á (East Asia Summit - EAS) đư ợ c t ổ ch ức l ầ n đầ u tiên t ại Kula Lampur – Malayxia
năm 2005 vớ i tư cách là m ột di ễn đàn r ộng l ớ n, đối tho ạ i v ề các v ấn đề an ninh, chính tr ị , kinh t ế
liên quan đ ế n l ợi ích chung và quan tâm t ới m ục đích thúc đẩ y hòa bình, ổn đ ị nh và thị nh vư ợ ng
kinh t ế ở Đông Á. Hiên nay tham dự EAS có lãnh đạo 10 nướ c ASEAN và 8 nư ớ c là: Nhậ t B ản,
Hàn Quốc, Trung Qu ốc, Australia, New Zealand, Ấ n Đ ộ, Nga, Hoa K ỳ, trong đó ASEAN gi ữ vai
trò ch ủ đạo. Tr ải qua 5 năm, EAS ch ứng minh nó không ch ỉ giữ vai trò quan tr ọng trong h ỗ tr ợ
ASEAN giả i quy ết các v ấn đề khu v ực mà còn giúp t ừng nư ớc thành viên ASEAN gi ả i quy ết hi ệu
quả các v ấ n đ ề chi ế n lư ợ c có liên quan đ ế n qu ốc gia mình. Với vai trò ngày cang quan tr ọng trong
khu v ực thì có thể th ấy quy mô c ủa EAS s ẽ ngày càng r ộng m ở hơn và quá tr ình h ội đàm gi ữa các
quố c gia s ẽ đem l ại hi ệ u qu ả cao hơn, gi ả i quy ết m ột cách thi ế t th ực các v ấn đ ề phát sinh
4 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của Eas với sự phát tri ển của cộng đồng Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Vai trò của EAS với sự phát triển của Cộng đồng ASEAN
2
Cấp cao Đông Á (East Asia Summit - EAS) được tổ chức lần đầu tiên tại Kula Lampur – Malayxia
năm 2005 với tư cách là một diễn đàn rộng lớn, đối thoại về các vấn đề an ninh, chính trị, kinh tế
liên quan đến lợi ích chung và quan tâm tới mục đích thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng
kinh tế ở Đông Á. Hiên nay tham dự EAS có lãnh đạo 10 nước ASEAN và 8 nước là: Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga, Hoa Kỳ, trong đó ASEAN giữ vai
trò chủ đạo. Trải qua 5 năm, EAS chứng minh nó không chỉ giữ vai trò quan trọng trong hỗ trợ
ASEAN giải quyết các vấn đề khu vực mà còn giúp từng nước thành viên ASEAN giải quyết hiệu
quả các vấn đề chiến lược có liên quan đến quốc gia mình.Với vai trò ngày cang quan trọng trong
khu vực thì có thể thấy quy mô của EAS sẽ ngày càng rộng mở hơn và quá trình hội đàm giữa các
quốc gia sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, giải quyết một cách thiết thực các vấn đề phát sinh.
1. Vai trò của EAS
a. Vai trò của EAS với sự phát triển của Cộng đồng ASEAN
Thứ nhất, EAS hỗ trợ ASEAN giải quyết các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược còn tồn
tại trong khu vực Đông Nam Á, tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Ngay trong
Điều 2 Tuyên bố Kula Lumpur năm 2005 đã ghi nhận rằng: “Những nỗ lực của Cấp cao Đông Á
để thúc đẩy các cộng đồng trong khu vực, phù hợp với việc củng cố xây dựng Cộng đồng ASEAN,
là một phần không thể tách rời của cấu trúc khu vực”. EAS là diễn đàn của các nhà lãnh đạo để đối
thoại và hợp tác về các vấn đề chiến lược, chính trị, an ninh và phát triển kinh tế nên các bất đồng
của ASEAN có thể được giải quyết một cách hài hòa, giảm dần khoảng cách giữa các nước thành
viên, tiến tới hình thành Cộng đồng ASEAN.
Thứ hai, EAS góp phần nâng cao uy tín, vị thế của ASEAN. Với sự tham gia của Nga và
Mĩ và EAS từ năm 2011, diễn đàn này đã tập trung tiếng nói của các siêu cường trên thế giới,
nhưng vai trò trung tâm của EAS vẫn được trao cho ASEAN. Giữ vững được vai trò chủ đạo trong
EAS, chủ động giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình thảo luận, đương nhiên ASEAN
sẽ thể hiện được tiếng nói, vị thế của mình trước các cường quốc trên thế giới.
b. Vai trò của EAS với từng nước thành viên
Thứ nhất, vai trò quan trọng nhất của EAS với các nước thành viên là ngăn ngừa xung đột,
đảm bảo an ninh (cả an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống) cho các quốc gia thành viên.
EAS tạo ra một khuôn khổ hợp tác,một cơ chế đối thoại đa phương để các nước thành viên tìm ra
tiếng nói chung trong những bất đồng, giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình. EAS đã đưa ra
thảo luận nhiều vấn đề giữa các nước thành viên như Myanma, xung đột Thái Lan – Campuchia,
vấn đề biển ĐôngCác nước ASEAN (với xu hướng li tâm vốn có) thực sự cần đến sự hợp tác
với các nước ngoài khu vực để tận dụng được tiềm lực của các đối tác truyền thống; các nước lớn
3
trong EAS cũng có lợi ích ở khu vực Đông Nam Á, nên duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực này
sẽ đảm bảo các nguồn lợi, đặc biệt là về kinh tế cho các nước thành viên EAS ngoài ASEAN.
Ngoài việc giải quyết các vấn đề về an ninh truyền thống EAS cũng thảo luận về các vấn đề
an ninh phi truyền thống như cướp biển, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia; cả các vấn đề về thiên
tai, dịch bệnh Sự ổn định về các mặt này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia tăng cường
hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế.
Thứ hai, bên cạnh vai trò quan trọng nhất về việc ngăn ngừa xung đột, đảm bảo an ninh,
EAS còn tạo ra một cơ hội để các nước thành viên tăng cường mối quan hệ, củng cố tình hữu nghị,
hoặc xây dựng lòng tin giữa các quốc gia, tiến tới sự hợp tác toàn diện, triệt để hơn.
2. Triển vọng của EAS
Về mặt cơ cấu tổ chức, có thể khẳng định rằng trong tương lai số lượng thành viên của EAS
sẽ được mở rộng thêm. Căn cứ pháp lý của khẳng định này được quy định tại Điều 3 Tuyên bố
Kula Lumpur năm 2005: “Cấp cao Đông Á là một diễn đàn mở, minh bạch và hướng ngoại”.
Thêm vào đó, hiên nay đang có một số quốc gia đang thể hiện mong muốn tham gia vào cơ chế
này Đông Timor hiện đang là quan sát viên của ASEAN, nếu trở thành thành viên ASEAN, Đông
Timor sẽ trở thành thành viên của EAS. Ngoài ra Papua New Guinea đang là quan sát viên của
EAS, Liên minh châu Âu EU cũng thể hiện mong muốn tham gia vào diễn đàn này.
Về hoạt động,EAS sẽ đi vào hợp tác một cách sâu rộng hơn và hoạt động một cách tích cực
hơn. Một nguyên tắc cơ quan của Luật quốc tế cũng như pháp luật cộng đồng ASEAN là không
can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, do đó dù EAS có tăng cường hợp tác đến đâu cũng
không thể vi phạm nguyên tắc này. Tuy nhiên do tác động của toàn cầu hóa, xu hướng đối đầu
chuyển sang đối thoại, thêm vào đó nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống nảy sinh bên cạnh các
vấn đề an ninh truyền thống cố hữu buộc các thành viên EAS phải nỗ lực phối hợp với nhau một
cách hiệu quả hơn để giải quyết. Quyết tâm tăng cường hợp tác này được thể hiện trong Tuyên bố
kỉ niệm 5 năm thành lập EAS được thông qua tại Hà Nội, trong đó mục 2 ghi rõ: “Trong dịp kỉ
niệm lần thứ 5 của Cấp cao Đông Á, chúng tôi hài lòng ghi nhận thành tích đáng kể cho đến nay
và nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường hơn nữa quá trình EAS thông qua việc xem xét sự
tiến bộ trong 5 năm qua, nhấn mạnh tầm quan trọng của Cấp cao Đông Á trong cuộc đối thoại,
hợp tác khu vực, tái khẳng định cam kết của chúng tôi để tiếp tục củng cố và tăng cường EAS phù
hợp với các nguyên tắc, mục tiêu và phương thức đặt ra trong Tuyên bố Kula Lumpur thành lập
Cấp cao Đông Á năm 2005, trong những năm tới”. Với triển vọng đó, EAS có thể sẽ thành lập một
thiết chế thường trực nhằm giải quyết nhanh chóng, hiệu quả hơn các vấn đề cần thảo luận giữa các
nước thành viên, và cấp cao nhất trong sự phát triển là hình thành Cộng đồng Đông Á.
Với việc phát huy triển vọng của EAS, vai trò của diễn đàn này với ASEAN và với các
nước thành viên cũng sẽ ngày càng được phát huy hơn nữa. Với lĩnh vực hoạt động đa dạng của
mình, EAS thực sự đã thể hiện vai trò vô cùng to lớn, khắc hẳn các thiết chế hội đàm, thỏa thuận
4
tương tự nhưng chỉ chuyên về một lĩnh vực như ARF, ADMM, AFMM Đây cũng là cơ chế hợp
tác khu vực Đông Á khá độc đáo của ASEAN khác với Liên minh châu Âu (EU).