Tóm tắt
Thế hệ trẻ là tương lai của mỗi gia đình nói riêng, của đất nước nói chung, do đó việc nuôi dưỡng, giáo
dục thế hệ trẻ là việc làm rất cần thiết đối với mỗi gia đình và toàn xã hội. Để giáo dục thế hệ trẻ được hiệu
quả cần phải có sự liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó giáo dục gia đình có vai trò đặc
biệt quan trọng. Những năm gần đây, sự phát triển của kinh tế - xã hội có những tác động không nhỏ tới
thế hệ trẻ, cả về mặt tích cực và hạn chế. Điều này đòi hỏi cần phải có cách nhìn nhận và đánh giá một
cách đầy đủ để việc giáo dục thế hệ trẻ được tốt hơn. Trong bài này, xuất phát từ quan điểm về gia đình,
vai trò của gia đình đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, thực trạng việc thực hiện vai trò của gia đình đối với
việc giáo dục thế hệ trẻ, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của gia đình với việc
giáo dục thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
115Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta
hiện nay
The role of the family in educating the young generation
in our country today
Vũ Văn Đông
Email: duydongvu82@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 02/3/2020
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 12/9/2020
Ngày chấp nhận đăng: 30/9/2020
Tóm tắt
Thế hệ trẻ là tương lai của mỗi gia đình nói riêng, của đất nước nói chung, do đó việc nuôi dưỡng, giáo
dục thế hệ trẻ là việc làm rất cần thiết đối với mỗi gia đình và toàn xã hội. Để giáo dục thế hệ trẻ được hiệu
quả cần phải có sự liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó giáo dục gia đình có vai trò đặc
biệt quan trọng. Những nĕm gần đây, sự phát triển của kinh tế - xã hội có những tác động không nhỏ tới
thế hệ trẻ, cả về mặt tích cực và hạn chế. Điều này đòi hỏi cần phải có cách nhìn nhận và đánh giá một
cách đầy đủ để việc giáo dục thế hệ trẻ được tốt hơn. Trong bài này, xuất phát từ quan điểm về gia đình,
vai trò của gia đình đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, thực trạng việc thực hiện vai trò của gia đình đối với
việc giáo dục thế hệ trẻ, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của gia đình với việc
giáo dục thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Gia đình; vai trò của gia đình; giáo dục gia đình; giáo dục thế hệ trẻ; thế hệ trẻ.
Abstract
The younger generation is the future of each family in particular and of the country in general, so the
education and nurturing of the younger generation are essential for each family and the whole society. In
recent years, the socio-economic development has had significant impacts on the younger generations,
both positively and limitedly. This requires a sufficient way of seeing and evaluating to educate the younger
generation well. To effectively educate the younger generation, there must be a link between the family,
the school and the society, in which the educational role of the family is very important. In this article, it
comes from the perspective of family, educating the family to the younger generation as well as the role of
the family, as well as the family education practices for the younger generation, suggesting some solutions
to Improve the effectiveness of family education with the young generation in Vietnam today.
Keywords: Family; the role of the family; family education; educate the younger generation; younger
generation.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh
ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chĕm lo cả về
thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để hội nhập
vào cuộc sống cộng đồng xã hội. Tuy không phải là
thiết chế duy nhất có vai trò, trách nhiệm giáo dục
đối với thế hệ trẻ, nhưng gia đình là môi trường
giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định
việc hình thành nhân cách của trẻ. Xã hội càng
phát triển thì giáo dục gia đình càng có ảnh hưởng
toàn diện tới mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Ở
Việt Nam hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển, đời
sống của các gia đình ngày càng được nâng lên từ
đó các gia đình ngày càng có điều kiện thuận lợi để
chĕm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, một bộ phận thế hệ trẻ có
những biểu hiện tiêu cực, bị lôi cuốn vào tệ nạn xã
hội, làm bĕng hoại đạo đức xã hội. Do đó, cần
có sự nhìn nhận đầy đủ hơn về vai trò của gia đình
đối với việc giáo dục thế hệ trẻ để nâng cao vai trò
của gia đình trong giáo dục các thế hệ tương lai
của đất nước.
2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1. Khái niệm gia đình
Khái niệm gia đình từ lâu đã được nhiều nhà
tư tưởng, nhà hoạt động thực tiễn quan tâm,
nghiên cứu.
Người phản biện: 1. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
2. TS. Nguyễn Thị Nhan
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
116 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
Hướng tới việc xây dựng gia đình bền vững, tổ
chức UNESCO khẳng định: Gia đình là một yếu tố
tự nhiên và cơ bản, một đơn vị kinh tế của xã hội.
Gia đình được coi như một giá trị vô cùng quý báu
của nhân loại, cần được gìn giữ và phát huy. Trên
tinh thần đó, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về gia
đình: “Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ
hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung”
[10, tr.269].
Theo tác giả Tương Lai, “Gia đình là một khái
niệm mới, được hình thành từ ba thành phần, gồm
những “đại lượng khác tên” là bố, mẹ và con cái”
[4, tr.57]. Với quan niệm này, tác giả chú ý nhấn
mạnh đến hai mối quan hệ cơ bản để hình thành
nên một gia đình mới, đó là quan hệ hôn nhân
(giữa chồng và vợ) và quan hệ huyết thống (giữa
cha mẹ và con cái).
2.2. Thế hệ trẻ
Ở Việt Nam, trong báo cáo đề tài “Đảng lãnh đạo
công tác thanh niên” do đồng chí Lê Thanh Đạo
chủ biên, đã cho rằng: Thế hệ trẻ được xác định
trong độ tuổi nhất định, từ khi sinh ra cho đến 30
tuổi, luôn được Đảng và Bác Hồ chĕm lo giáo dục
và bồi dưỡng để trở thành lớp người kế cận cho
sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và của
dân tộc.
Trong cuốn sách “Vấn đề Thanh niên, nhìn nhận
và dự báo” của Viện nghiên cứu thanh niên, xuất
bản nĕm 1992, cho rằng: “Khi nói tới tuổi trẻ, lớp
trẻ, thế hệ trẻ, tức muốn nói tới lớp người từ tuổi lọt
lòng đến 28 tuổi” [9, tr.12]. Trong khuôn khổ của bài
nghiên cứu, tác giả quan niệm: thế hệ trẻ là những
người ở độ tuổi nhất định (từ khi sinh ra đến dưới
30 tuổi và được chia giai đoạn từ 0 đến 5 tuổi; từ
6 đến 14 tuổi; từ 15 đến 18 tuổi; từ 19 đến 24 tuổi;
từ 25 đến 30 tuổi và bài tập trung phân tích từ độ
tuổi 05 - 25 tuổi), được sự nuôi dưỡng chĕm sóc và
giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Là lứa
tuổi được bồi dưỡng để trở thành lớp người kế cận
cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và
của dân tộc.
Có thể nêu lên những đặc điểm của lứa tuổi này
như sau:
- Tâm, sinh lý, thể chất và nhân cách phát triển
chưa hoàn chỉnh, do đó trong những hành vi, cách
ứng xử, thường có những biểu hiện hạn chế và
lệch lạc.
- Tính hiếu động và phản xạ nhanh, ưa chuộng
những điều mới lạ.
- Là lứa tuổi còn chịu sự chĕm sóc, nuôi dưỡng và
giáo dục của gia đình.
- Được giáo dục bởi sự kết hợp giữa gia đình, nhà
trường và xã hội.
- Lứa tuổi chưa được pháp luật quy định về trách
nhiệm, nghĩa vụ công dân, trách nhiệm hình sự.
2.3. Giáo dục gia đình
Giáo dục gia đình “là sự tác động có hệ thống,
có mục đích của những người lớn trong gia đình
và toàn bộ nếp sống của gia đình tới đứa trẻ” [8,
tr.233]. Giáo dục gia đình là một bộ phận của hệ
thống giáo dục xã hội, diễn ra trong phạm vi gia
đình. Mục đích của giáo dục gia đình bị quy định
bởi chế độ kinh tế - xã hội, mà cơ sở của nó là hệ
tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức, hệ thống
mối quan hệ qua lại trong gia đình.
Đặc trưng của giáo dục gia đình: Giáo dục gia đình
mang những nét đặc trưng sau: Thứ nhất, giáo dục
gia đình được tiến hành đối với trẻ ngay từ lúc còn
nhỏ, thậm chí khoa học hiện đại đã chứng minh
có sức thuyết phục việc giáo dục từ trong bào thai
(thai giáo); Thứ hai, nó xuất phát từ tình cảm và
thông qua tình cảm, có khi không cần lời nói mà
qua thái độ, việc làm, cách đối xử trong gia đình...;
Thứ ba, giáo dục gia đình mang tính cá biệt và cụ
thể, chú ý đến những nét cá biệt của từng đứa trẻ.
Nó linh hoạt theo sự phát triển của trẻ, theo sự thay
đổi cuộc sống của gia đình và xã hội. Bởi vậy, giáo
dục gia đình có tính thực tiễn, qua thực tế, bằng
cuộc sống thực tế để giáo dục và rất chú trọng đến
kết quả thực tế của việc giáo dục; Thứ tư, gia đình
là một tập thể không thuần nhất, khác nhau về giới
tính, nghề nghiệp, tuổi tác, bao gồm ông bà, cha
mẹ, anh chị, do đó giáo dục gia đình mang tính
phối hợp nhiều mặt về kiến thức và các mối quan
hệ xã hội; Thứ nĕm, giáo dục gia đình chủ yếu dựa
vào phương pháp thuyết phục, giảng giải bằng tình
cảm, vận dụng linh hoạt, phong phú nhiều phương
pháp và nghệ thuật giáo dục, đó là kết hợp phương
pháp giáo dục truyền thống với hiện đại, kết hợp
giữa uy quyền với tình thương, uy quyền với bao
dung, tha thứ...; Thứ sáu, phạm vi của giáo dục gia
đình không chỉ khuôn lại trong việc giáo dục trẻ em
mà là toàn bộ các thành viên. Nhưng thế hệ trẻ,
thế hệ đang hình thành và tiến tới hoàn thiện nhân
cách, được quan tâm hơn cả.
3. NỘI DUNG VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI
GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Gia đình được hình thành trên cơ sở hai mối quan
hệ cơ bản: Hôn nhân và huyết thống, gia đình đảm
đương những vai trò đặc biệt mà ngoài nó ra không
có một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được.
Có thể nêu một số vai trò chủ yếu của gia đình như
sau [5;6]:
Thứ nhất: Gia đình có vai trò giáo dục đạo đức cho
thế hệ trẻ.
Một trong những vai trò cơ bản của gia đình trong
giáo dục thế hệ trẻ là giáo dục đạo đức. Trong quá
trình lớn lên của trẻ thì hành vi đạo đức mang tính
nêu gương của ông, bà, cha, mẹ và những người
lớn tuổi trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến quá
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
117Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
trình hình thành nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ
khi trưởng thành. Do đó, những hành vi của ông,
bà, cha, mẹ cần phải là tấm gương để góp phần
hình thành lối sống vĕn hóa, có đạo đức cho trẻ.
Tuy nhiên, khi gia đình không thực hiện tốt vai trò
này cho trẻ sẽ tạo cho trẻ những thói quen không
tốt, dẫn đến những nhận thức lệch chuẩn của trẻ
khi đó sẽ có những trẻ sẽ vấp vào các tệ nạn xã hội
như ma túy, tội phạm xã hội, tệ nạn mại dâm, bỏ gia
đình đi bụi hay có quan điểm thực dụng đề cao giá
trị vật chất, tiêu dùng lãng phí.
Thứ hai: Gia đình có vai trò giáo dục học tập vĕn
hóa cho con trẻ.
Nếu việc thực hiện vai trò giáo dục đạo đức nhằm
hình thành nhân cách, lối sống lành mạnh cho trẻ
thì vai trò giáo dục học tập vĕn hóa sẽ tạo ra một
nền tảng tri thức phổ thông cơ bản và có vai trò
những hiểu biết nhất định về một ngành nghề giúp
trẻ có việc làm ổn định, tạo ra của cải vật chất, nâng
cao chất lượng sống cho bản thân và gia đình, đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong bối
cảnh cuộc Cách mạng khoa học công nghiệp 4.0
đang phát triển mạnh mẽ.
Thứ ba: Gia đình có vai trò giáo dục tinh thần yêu
lao động và tính tự lập cho thế hệ trẻ.
Không những là tế bào xã hội, gia đình còn là “tổ
ấm tình thương” nơi mà mỗi thành viên được giáo
dục lòng nhân ái, tình yêu thương con người, tinh
thần yêu nước và hơn cả đó là tinh thần yêu lao
động, tính tự lập cho thế hệ trẻ. Lao động là cơ
sở để mỗi thành viên của gia đình được chĕm lo
về đời sống vật chất, tinh thần và tình cảm. Chính
trong gia đình, con người mới thể hiện một cách
đầy đủ nhất những nhu cầu khát vọng lao động
để nâng cao đời sống vật chất cho gia đình từ đó
các thế hệ trẻ sẽ thấy được ý nghĩa của lao động
và yêu lao động. Bên cạnh đó đời sống gia đình
được tổ chức tốt, cuộc sống của mỗi thành viên
cũng được đảm bảo quyền riêng tư, là điều kiện
rất quan trọng để mỗi con trẻ trong gia đình có cơ
hội được nuôi dưỡng, rèn luyện tính tự lập để phát
triển nĕng lực toàn diện của bản thân.
Thứ tư: Gia đình có vai trò giáo dục giới tính cho
thế hệ trẻ.
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục
giới tính cho thế hệ trẻ. Bởi thế hệ trẻ là các em
đang ở độ tuổi mới lớn, có những tò mò muốn
khám phá những thay đổi của cơ thể, của cuộc
sống xung quanh. Việc giáo dục giới tính trong gia
đình giúp thế hệ trẻ nâng cao được đạo đức, phẩm
hạnh, hiểu biết và tự bảo vệ được sức khỏe sinh
sản của bản thân. Bên cạnh đó, gia đình còn kết
hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục giới tính
cho thế hệ trẻ qua đó góp phần làm cho trẻ hiểu
biết về sức khỏe sinh sản tạo ra một thế hệ tương
lai phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
4. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA GIA
ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
4.1. Thực trạng việc thực hiện vai trò của gia
đình trong giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ
Từ truyền thống đến hiện đại, gia đình Việt Nam
luôn coi trọng và đề cao các giá trị đạo đức, coi đó
là nền tảng của nhân cách con người, là một trong
những nội dung cơ bản của giáo dục gia đình.
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, xuất phát từ
cơ sở kinh tế - xã hội thuần nông, cùng với truyền
thống gia giáo, gia phong, gia pháp và gia lễ đã
giúp cho việc giáo dục đạo đức trong gia đình duy
trì và phát triển. Trong gia đình hiện nay, với sự
chuyển đổi của nền kinh tế, sự mở cửa hội nhập
của đất nước với quốc tế, giáo dục đạo đức trong
gia đình cũng đứng trước những thuận lợi và thách
thức nhất định. Trước hết việc giáo dục đạo đức
trong gia đình đối với thế hệ trẻ luôn được các bậc
cha mẹ đặc biệt quan tâm. Số liệu báo cáo của
các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy, tỷ lệ gia đình giáo dục thế hệ trẻ
theo mục tiêu xây dựng gia đình vĕn hóa mới với
các tiêu chí sống có đạo đức, con cháu thảo hiền
đạt 76,3% đối với con trai và 66,3% đối với con
gái trở lên [2, tr.21 - 22]. Như vậy, mặc dù với nhịp
sống của nền kinh tế thị trường hết sức sôi động
nhưng hầu hết gia đình Việt Nam hiện nay vẫn đặc
biệt coi trọng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, nhất
là ở khu vực nông thôn. Điều này càng khẳng định
gia đình Việt Nam vẫn kế thừa và phát huy truyền
thống đạo đức của các thế hệ cha ông để giáo dục
cho con cháu. Đối với khu vực thành thị thì tỷ lệ gia
đình giáo dục thế hệ trẻ theo mục tiêu xây dựng gia
đình vĕn hóa mới với các tiêu chí sống có đạo đức,
con cháu thảo hiền cũng có những biểu hiện mang
tính đặc thù so với khu vực nông thôn bởi ở thành
thị có nhiều thành phần gia đình khác nhau. Theo
số liệu báo cáo của Hội liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam
ở Hà Nội cho thấy: Gia đình cán bộ công nhân viên
chức đạt 95,5%, gia đình buôn bán đạt: 93,3%, gia
đình với nghề tự do đạt: 88,9%; gia đình nội trợ đạt:
94,9%. Bình quân là 94,9%. Từ số liệu trên có thể
nhận thấy: giá trị đạo đức được hầu hết gia đình
quan tâm và coi trọng, cho dù xã hội có biến thiên
như thế nào, thì đạo đức cùng với tài nĕng của con
người vẫn là những giá trị bền vững, được gia đình
gìn giữ và truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ
khác. So với gia đình truyền thống, nội dung giáo
dục đạo đức trong gia đình hiện đại đã có những
nét biến đổi và bổ sung những giá trị mới phù hợp
với điều kiện kinh tế -xã hội của thời kỳ đổi mới, đã
và đang thoát ra khỏi quan niệm giáo dục truyền
thống là gia giáo [3, tr.61].
Tệ nạn ma túy
Đây là một trong những hiểm họa không chỉ đối với
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
118 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
mỗi người, mỗi gia đình mà còn đối với toàn xã hội
và nhân loại. Ma túy làm hủy hoại cơ thể con người
và không ít trường hợp sử dụng quá liều lượng
dẫn đến tử vong, nhất là lứa tuổi vị thành niên. Ma
túy là con đường nhanh nhất dẫn các em đến với
tội phạm. Theo báo cáo thống kê của cục phòng
chống tệ nạn xã hội, đến nĕm 2019 có 70% đối
tượng đang ở lứa tuổi từ 15 - 30, đó là chưa kể một
số lượng không nhỏ các em từ 10 - 15 tuổi bị lôi
kéo vào con đường nghiện ma túy. Tuy nhiên, con
số này so với thực tế hiện nay còn thấp hơn nhiều.
Tỷ lệ nghiện ma túy có khác nhau ở mỗi vùng, song
nó xuất hiện rải rác trên khắp các tỉnh, thành trong
cả nước, làm nhức nhối dư luận xã hội. Nguyên
nhân dẫn các em đến với ma túy, trước hết là do
môi trường xã hội có nhiều phức tạp, nhất là vấn
đề buôn bán ma túy với nhiều hình thức lôi kéo
nhiều đối tượng vào hoạt động này.
Tội phạm xã hội
Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất
nước. Trong những nĕm gần đây, phần lớn các
em đều tích cực tham gia học tập, lao động rèn
luyện và phấn đấu tốt, hĕng hái tham gia sinh hoạt
trong các phong trào đoàn đội. Song vẫn còn một
bộ phận không nhỏ, do kém rèn luyện, không tham
gia hoạt động tập thể, thích tự do, lêu lổng, đua
đòi, nên đã rơi vào con đường nghiện ngập, phạm
tội. Nhiều vụ trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản, cố ý
gây thương tích và thậm chí đã gây ra những vụ
trọng án, cướp của, giết người,... đang có chiều
hướng gia tĕng, gây sự lo lắng cho gia đình, nhức
nhối cho xã hội. Thực trạng hiện nay, số tội phạm
tĕng lên không chỉ về số lượng mà cả về mức độ,
tính chất của những hành vi phạm tội ngày một
nghiêm trọng hơn. Theo thống kê từ 2015 - 2019,
mỗi nĕm trung bình có khoảng 628.300 vụ vi phạm
pháp luật do người chưa thành niên thực hiện, có
13.000 trẻ chưa thành niên bị xử lý vi phạm hành
chính và hình sự mỗi nĕm. Nĕm 2017, tỷ lệ người
chưa thành niên vi phạm pháp luật là 26 em trên
100.000 dân dưới 18 tuổi. Cũng theo nguồn số liệu
này, tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp
luật từ 2010 - 2019 nhìn chung đã được cải thiện.
Số người chưa thành niên vi phạm pháp luật, cả
vi phạm hành chính lẫn phạm tội hình sự đã giảm
gần 60% từ 16.446 em trong nĕm 2006 xuống
còn 6.632 em nĕm 2018. Tương tự như vậy, trong
giai đoạn này số vụ vi phạm pháp luật có người vi
phạm là người chưa thành niên đã giảm hơn 57%,
từ 10.468 vụ nĕm 2006 còn 4.441 vụ nĕm 2018. Số
vụ vi phạm hành chính do người chưa thành niên
thực hiện giảm mạnh (66%), còn số vụ phạm pháp
hình sự của người chưa thành niên giảm với tốc độ
chậm hơn nhiều (35%) [1, tr.82].
Tình trạng thế hệ trẻ rời bỏ gia đình
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cả nước
hiện có khoảng gần 100 nghìn em lang thang,
không chỉ tập trung ở các trung tâm đô thị, mà còn
ở những khu vực thị xã, thị trấn, cửa khẩu thuộc
nhiều địa phương trong cả nước. Theo Báo cáo của
Ủy ban Bảo vệ và chĕm sóc trẻ em Hà Nội cho thấy,
khoảng hơn 2.500 em lang thang kiếm sống trên
địa bàn Hà Nội. Những nĕm trước đây, số trẻ em
lang thang còn ít do nhu cầu dường như cân đối
với những dịch vụ nói trên, song mấy nĕm gần đây
do nhu cầu việc làm, do những biến động phức tạp
trong đời sống xã hội cũng như cuộc sống của mỗi
gia đình, số trẻ em lang thang tĕng lên và tập trung
chủ yếu ở khu vực đô thị, dẫn đến mất trật tự nơi
công cộng. Ngoài ra trong sinh hoạt hàng ngày, số
em này đi lại tự do, ĕn uống ngủ nghỉ trên các vỉa
hè, công viên, gầm cầu, một số ít trong đó do kiếm
được tiền nên đã thuê được những nhà trọ với
giá cả hợp lý. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình
trạng thế hệ trẻ rời bỏ gia đình. Trong đó, nguyên
nhân cơ bản là do đời sống của gia đình gặp nhiều
khó khĕn, ruộng đất canh tác ít, thiếu việc làm, cha
mẹ chia tay, mâu thuẫn với gia đình,...
Tệ nạn mại dâm đối với thế hệ trẻ ngày càng gia tĕng
Theo thống kê của ủy ban Bảo vệ chĕm sóc thế hệ
trẻ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy:
Trong tổng số 8.000 gái mại dâm, có 15% là thế hệ
trẻ dưới 16 tuổi, có 1/4 số thế hệ trẻ bị đẩy vào con
đường mại dâm khi các em mới 13 - 14 tuổi, gần 2/3
số trẻ buộc phải bán dâm trước tuổi 15. Nhiều em bị
lường gạt, cưỡng bức đến kiệt sức [1, tr.82]. Tệ nạn
mại dâm ở nước ta với lứa tuổi vị thành niên tĕng
ở mức báo động. Nĕm 2015 chỉ có 10%, thì đến nĕm
2019 đã tĕng lên 15,42%. Cũng theo công bố của Bộ
Tư pháp cho thấy, số gái mại dâm tính đến 2019
ở Việt Nam có 250 ngàn người. Về nguyên nhân
của tệ nạn mại dâm có nhiều nguyên nhân như do
chán cảnh sống gia đình, bạo lực, ly hôn, do bị lừa
gạt, lười lao động hoặc ngại làm những nghề vất
vả. Ngoài ra, do giao lưu, mở cửa, nhiều luồng vĕn
hóa phẩm theo xu hướng “tự do giải phóng sex” lan
tràn trên thị trường, xâm nhập vào tận thôn xóm,
bản làng và từng gia đình, đã lôi kéo sự tò mò của
một bộ phận, nhất là thanh thiếu niên.
Ý thức tiêu dùng trong lớp trẻ hiện nay đang có
những biểu hiện lệch lạc
Trong tình hình hiện nay, sự nghiệp đổi mới tạo cơ
hội cho nhiều