Vai trò của Hội đồng Đào tạo quốc gia trong xây dựng tiêu chuẩn nghề và tiêu chuẩn đào tạo nghề - Kinh nghiệm của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Hội đồng Đào tạo quốc gia Lào 1. xây dựng chủ trương, chính sách về phát triển đào tạo nghề và đề xuất với Chính phủ Lào hỗ trợ quá trình ra quyết định chính thức; 2. hoạch định ngân sách phát triển đào tạo nghề và đề xuất với Chính phủ Lào; 3. lập kế hoạch tổng thể, kế hoạch đào tạo trước khi làm việc và đào tạo tại chức cho đội ngũ giáo viên nghề, kế hoạch thành lập các trường nghề để đề xuất với Chính phủ Lào; 4. xây dựng các tiêu chuẩn nghề quốc gia cho chương trình, nội dung đào tạo và công tác công nhận, và 5. Giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các chương trình phát triển đào tạo nghề của Lào.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 72 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của Hội đồng Đào tạo quốc gia trong xây dựng tiêu chuẩn nghề và tiêu chuẩn đào tạo nghề - Kinh nghiệm của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của Hội đồng Đào tạo quốc gia trong xây dựng tiêu chuẩn nghề và tiêu chuẩn đào tạo nghề - kinh nghiệm của Hội nghị khu vực về Đào tạo nghề - “Đột phá chất lượng Đào tạo nghề” Từ 9-11 tháng 10 năm 2012, tại Hà Nội, Việt Nam Diễn giả: Phouvieng PHOUMILAY Phó Tổng vụ trường, Vụ Đào tạo nghề Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Nội dung 1. Giới thiệu sơ lược 2. Hội đồng Đào tạo quốc gia Lào 3. Quy trình xây dựng tiêu chuẩn nghề 4. Vai trò của Tổ công tác nghề trong quy trình xây dựng 5. Kết luận và kiến nghị Giới thiệu sơ lược  Chính sách đào tạo nghề để phát triển đào tạo nghề và kỹ năng nghề ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thông qua phương pháp tiếp cận định hướng hợp tác nhà nước – doanh nghiệp.  Hội đồng Đào tạo quốc gia được thành lập vào năm 2002 theo Nghị định của Thủ tướng chính phủ , là cơ quan chính điều phối khu vực công và tư ở Lào trong công tác phát triển đào tạo nghề. Hội đồng Đào tạo quốc gia Lào 1. xây dựng chủ trương, chính sách về phát triển đào tạo nghề và đề xuất với Chính phủ Lào hỗ trợ quá trình ra quyết định chính thức; 2. hoạch định ngân sách phát triển đào tạo nghề và đề xuất với Chính phủ Lào; 3. lập kế hoạch tổng thể, kế hoạch đào tạo trước khi làm việc và đào tạo tại chức cho đội ngũ giáo viên nghề, kế hoạch thành lập các trường nghề để đề xuất với Chính phủ Lào; 4. xây dựng các tiêu chuẩn nghề quốc gia cho chương trình, nội dung đào tạo và công tác công nhận, và 5. Giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các chương trình phát triển đào tạo nghề của Lào. Cơ cấu tổ chức Ban Dạy nghề Ban phát triển kỹ năng HỘI ĐỒNG ĐÀO TẠO QUỐC GIA Văn phòng thường trực của Hội đồng 10 Tổ công tác nghề hiện có Khối điều hành Khối kỹ thuật Quy trình xây dựng tiêu chuẩn nghề Xây dựng và thực hiện bộ tiêu chuẩn nghề và chương trình học dựa trên quá trình làm việc nhằm nâng cao tính phù hợp và hiệu quả của toàn hệ thống đào tạo nghề.  Luật Đào tạo nghề đầu tiên của Lào sẽ được ban hành vào năm 2013, theo đó sẽ quy định rõ ràng và cụ thể hơn về người sử dụng dịch vụ và đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo nghề. Cần lưu ý rằng chúng ta phải có các quy trình để xây dựng tiêu chuẩn nghề ít nhất theo hai hướng chính sau: Th nht: Tiêu chuẩn nghề cho phương pháp đào tạo dựa trên kinh nghiệm làm việc Th hai: Đưa phương pháp đào tạo theo năng lực vào các trường và doanh nghiệp đã lựa chọn. Văn phòng thường trực của Hội đồng và Tổ công tác nghề Tổ công tác nghề Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính GIZ ADB OIF/ APEFE Aus AID WB Lux Tiểu thủ công nghiệp X Nội thất X X Khách sạn và nhà hàng X X Dệt may X In ấn Công nghệ thông tin Xây dựng X X Kinh doanh cơ bản X Công nghiệp ô tô X X Khai khoáng X X Năng lượng X X Vai trò của Tổ công tác nghề  Thu thập thông tin, phân tích và báo cáo nhu cầu thị trường lao động,  Xây dựng tiêu chuẩn nghề,  Xây dựng chương trình đào tạo cho các nghề cụ thể  Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá năng lực cho các nghề này  Thiết lập hệ thống cấp chứng chỉ liên quan cho các cơ sở đào tạo nghề. Vai trò của Tổ công tác nghề  Bộ Giáo dục và Thể thao cùng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội chịu trách nhiệm công nhận và phân định tiêu chuẩn quốc gia.  Thực chất, việc công nhận sau đó sẽ được thực hiện bởi Hội đồng Đào tạo quốc gia.  Trọng tâm là nhằm xây dựng các tiêu chuẩn và các gói đào tạo liên quan để hỗ trợ sinh viên có được những kỹ năng cần thiết để có thể làm được việc ngay.  Dự kiến hạ tầng hệ thống sẽ được thiết lập nhờ những kinh nghiệm thu nhận được bằng cách trực tiếp thực hiện chứ không phải trước khi thực hiện. Kết luận và kiến nghị  Chính sách và chiến lược Đào tạo nghề cần phản ánh rõ hơn tính hướng cầu, tính đa dạng và công tác xóa đói giảm nghèo. Các nội quy và quy định hiện này cần phải được xem xét lại và điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc chính yếu này. Quy trình xây dựng Luật Đào tạo nghề đang được thiết lập cần phải được dẫn dắt theo hướng này.  Sự phát triển của Đào tạo nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cơ sở đối thoại chính trị, đối thoại chuyên đề và cơ quan điều phối của Hội đồng Đào tạo quốc gia trong đó không thể thiếu các phân hệ của Hội đồng. Hội đồng Đào tạo quốc gia cần phải được củng cố nhằm xử lý và chỉ đạo một cách tích cức các quá trình hài hòa hóa Đào tạo nghề và phát triển kỹ năng có tính đến đổi mới phát triển nguồn nhân lực hiện nay. (Đột phá 2 trong Đề án Phát triển Kinh tế - Xã hội quốc gia giai đoạn 2011-2015).  Vài trò và chức năng của các Tổ công tác nghề trong việc thiết lập tiêu chuẩn nghề cần phải được chỉ rõ để đảm bảo sự thống nhất của khung xây dựng tiêu chuẩn nghề cho đào tạo nghề hướng cầu và nâng cao chất lượng Đào tạo nghề.  Các tiêu chuẩn và việc đánh giá liên quan đến Đào tạo nghề kép dựa trên phương pháp tiếp cận kinh nghiệm làm việc và phương pháp đào tạo dựa trên năng lực tập trung vào công việc cần phải được hợp nhất để phát triển tiềm năng và nguồn lực. Chính phủ cần chú trọng hơn tới tầm quan trọng của quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo liên quan thông qua các quy trình và thỏa thuận phù hợp. Cám ơn sự quan tâm của các quý vị
Tài liệu liên quan