Chính sách đối ngoại của VN:
“Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại:
Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
25 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của Luật pháp quốc tế đối với chính sách đối ngoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của Luật pháp quốc tế đối với chính sách đối ngoạiA. Nội dung chính của chính sách đối ngoại VNI. Chính sách đối ngoại của VN: “Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.II. Mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại:Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.A. Nội dung chính của chính sách đối ngoại VN (tiếp theo)Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững. Phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất.Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước châu Á - Thái Bình Dương... A. Nội dung chính của chính sách đối ngoại VN (tiếp theo) Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiến lược; khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người. Sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" hòng can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của Việt Nam.A. Nội dung chính của chính sách đối ngoại VN (tiếp theo)Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, rà soát lại các văn bản pháp quy, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch. Cải thiện môi trường đầu tư; thu hút các nguồn vốn FDI, ODA, đầu tư gián tiếp, tín dụng thương mại và các nguồn vốn khác. Xác định đúng mục tiêu sử dụng và đẩy nhanh việc giải ngân nguồn vốn ODA, cải tiến phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng và có kế hoạch trả nợ đúng hạn; duy trì tỉ lệ vay nợ nước ngoài hợp lý, an toàn. Phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và thương hiệu mới. Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài.A. Nội dung chính của chính sách đối ngoại VN (tiếp theo)III. Các biện pháp triển khai chính sách đối ngoạiCác biện pháp chính trị ngoại giaoCác biện pháp an ninh-quốc phòngCác biện pháp kinh tếCác biện pháp văn hóa – xã hộiB. Vai trò của LPQT với CSĐNI. Một số nội dung cơ bản về LPQT 1. Khái niệm: Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật (thành văn và không thành văn), được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực vủa đời sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau. B. Vai trò của LPQT với CSĐN (tiếp theo) 2. Đặc trưng cơ bản của LQT: 2.1. Chủ thể: Quốc gia, TCQT; dân tộc đấu tranh giải phóng dân tộc; 2.2. Về quan hệ mà LQT điều chỉnh: Quan hệ do LQT điều chỉnh là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực thể khác của LQT phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống quốc tế. 2.3. Cách thức hình thành, xây dựng LPQT 2.4. Về việc tuân thủ và thực thi LQT Luật pháp quốc tế là mẫu số chung mà các quốc gia cùng thừa nhận trong quan hệ quốc tếB. Vai trò của LPQT với CSĐN (tiếp theo)II. Mối quan hệ giữa LPQT với CSĐN 1. LPQT là cơ sở để xây dựng chính sách đối ngoại - Bối cảnh quốc tế, khu vực - Yêu cầu khách quan của quá trình hội nhập 2. LPQT là công cụ, phương tiện trong việc thực hiện chính sách đối ngoại: - Yêu cầu, mục tiêu của chính sách đối ngoại - Thực tiễn của việc triển khai và thực hiện chính sách trong thời gian qua - Yêu cầu khách quan của quá trình hội nhậpB. Vai trò của LPQT với CSĐN (tiếp theo) III. Các cán bộ làm công tác đối ngoại cần vận dụng LPQT như thế nào trong công tác thực tiễnXây dựng, soạn thảo các ĐƯQTGiải quyết tranh chấp quốc tếLuật biển và vấn đề Biển ĐôngMinistry of Foreign AffairsProcedure of conclusion, accession and implementation of treatiesGOVERNMENTMOFA(for examination)RELEVANT AGENCIES(for comments)MINISTRY OF JUSTICE(for appraisal)NA STANDING COMMITEERECOMENDING AGENCYSTATE PRESIDENTNATIONAL ASSEMBLYNATIONAL ASSEMBLYCOMMITTEE OF EXTERNAL RELATIONS/RELEVANT COMMITTEE/ COUNCILKhái quát về Luật ĐƯQTĐược Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006, thay thế cho Pháp lệnh năm 1998 về ký kết và thực hiện ĐƯQT Cơ sở: phù hợp với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), kế thừa những nội dung còn giá trị của Pháp lệnh năm 1998; bảo đảm sự tương thích với Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước Gồm 9 chương, 107 điều (Pháp lệnh năm 1998 gồm 6 chương, 35 điều).Phạm vi điều chỉnh Quy định chi tiết về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục về ký kết, gia nhập, bảo lưu, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng ký, thực hiện, giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện ĐƯQT được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước và nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamChính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT; Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT (Điều 5 và Điều 98) Trách nhiệm của cơ quan đề xuất Cơ quan nào đề xuất ký kết, gia nhập ĐƯQT sẽ đồng thời là cơ quan chủ trì thực hiện ĐƯQT đó (các điều 9, 71, 72 và 73). Cơ quan đề xuất ký kết, gia nhập ĐƯQT bao gồm Tòa án NDTC, Viện KSNDTC, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan đề xuất căn cứ quyền hạn, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, yêu cầu hợp tác quốc tế, chủ động đề xuất với Chính phủ về việc ký kết hoặc gia nhập ĐƯQT (Điều 9). Bảo đảm tuân thủ ĐƯQTNgay từ quá trình đề xuất đàm phán, ký hoặc gia nhập ĐƯQT, cơ quan đề xuất có trách nhiệm kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản QPPL và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện ĐƯQT (khoản 10 Điều 14, khoản 1 Điều 52); Khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT, cơ quan có thẩm quyền quyết định ban hành văn bản QPPL để thực hiện ĐƯQT, trong trường hợp quy định của ĐƯQT chưa đủ rõ, chi tiết để thực hiện (khoản 3 Điều 6, các điều 11, 32, 44, 50); Trong quá trình thực hiện ĐƯQT, cơ quan đề xuất ký kết, gia nhập và chủ trì thực hiện ĐƯQT có trách nhiệm kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản QPPL và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện ĐƯQT (điều 71).Tuân thủ ĐƯQTLuật khẳng định rõ Nhà nước Việt Nam tuân thủ ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên (khoản 6 Điều 3). Luật còn quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên (Điều 97).Trong trường hợp các văn bản QPPL trong nước có quy định khác với quy định của ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng các quy định của ĐƯQT đó (khoản 1 Điều 6); Việc soạn thảo văn bản QPPL phải bảo đảm không làm cản trở đến việc thực hiện ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên (khoản 2 Điều 6). ĐƯQT có hiệu lực đối với Việt Nam được áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ) trong trường hợp quy định của ĐƯQT đó đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện (khoản 3 Điều 6) 2. Giải quyết tranh chấp 1. Khái niệm: “Một bất đồng về một điểm/vấn đề của luật pháp hoặc về một sự kiện, một xung đột về quan điểm pháp lý hoặc lợi ích giữa hai chủ thể”. 2. Các yếu tố cấu thành tranh chấp:Phải tồn tại bất đồng giữa các hai hay nhiều quốc gia và bất đồng này phải là bất đồng cụ thể. Bất đồng phải liên quan tới các yêu sách và đòi hỏi đối kháng nhau. Nói cách khác, một bên phải đưa ra đòi hỏi hoặc yêu sách cụ thể (trên cơ sở cho rằng mình có quyền đối với đòi hỏi, yêu sách) và đòi hỏi và yêu sách này gặp phải sự phản đối hoặc từ chối của quốc gia có liên quan. Việc đòi hỏi và phản đối thông thường được thông qua các tuyên bố chính thức, công hàm ngoại giao hoặc các hành động trên thực tế. Phân loại tranh chấp quốc tếa) Theo đối tượng của tranh chấp: đây là cách phân chia truyền thống, dựa vào chính tranh chấp giữa các bên. Theo cách phân chia này, tranh chấp có thể có thể nảy sinh liên quan đến các yêu sách về lãnh thổ, quyền tài phán, bảo hộ ngoại giao, việc thực hiện nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế, Luật bBiển và nhiều tranh chấp khác. Những tranh chấp loại này có thể được chia nhỏ hơn nữa thành các tranh chấp hết sức cụ thể như tranh chấp về việc phân định biển, tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đối với đảo, tranh chấp môi trườngb) Theo tính chất quan trọng của tranh chấp quốc tế: theo cách phân chia này tranh chấp được chia ra thành những tranh chấp đe doạ đến hòa bình và an ninh quốc tế và những tranh chấp không ảnh hưởng đến hoà bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, cách phân loại này mang nặng tính học thuật vì thực sự rất khó xác định thế nào là một tranh chấp ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc tế và tranh chấp nào là không, nhất là trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng.c) Theo đặc điểm của tranh chấp: đây là cách phân loại nhằm phân biệt các tranh chấp mà việc bất đồng giữa các bên liên quan đến: (i) sự kiện (cái gì đã xảy ra); (ii) các quy định pháp luật có liên quan (những quy phạm nào hoặc nguyên tắc pháp lý nào mà các bên yêu cầu phải áp dụng); (iii) ai là người có thẩm quyền giải quyết và việc giải quyết được tiến hành theo thủ tục nàoPhân loại tranh chấp quốc tếd) Theo tính chất mối quan hệ giữa các bên tranh chấp: theo cách phân loại này người ta dựa vào mối quan hệ bang giao giữa các bên tranh chấp. Do đó, sẽ có tranh chấp giữa các quốc gia có mối quan hệ mật thiết với nhau, giữa các quốc gia cùng ý thức hệ, tôn giáo và các tranh chấp giữa các quốc gia mới chỉ có mỗi quan hệ với nhau hoặc không cùng các tiêu chí được liệt kê.e) Theo tầm quan trọng của tranh chấp đối với các bên tranh chấp: theo cách phân loại này thì tranh chấp được sắp xếp dựa vào nhận thức và quan điểm của quốc gia tranh chấp đối với tranh chấp, theo đó sẽ có các tranh chấp liên quan đến lợi ích sống còn của quốc gia và có những tranh chấp ít quan trọng hơnf) Theo cách thức mà tranh chấp được giải quyết: theo cách phân loại này thì có những tranh chấp các bên có thể giải quyết bằng bên thứ 3 có những tranh chấp các bên không muốn giải quyết bằng bên thứ 3 (các tranh chấp liên quan đến lợi ích sống còn, tranh chấp liên quan đến việc sử dụng vũ lực).Sử dụng LPQT trong việc giải quyết tranh chấp ở khu vực BĐĐặc điểm của các tranh chấp ở khu vực Biển Đông i) Tranh chấp liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ - Tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN + Hoàng Sa là tranh chấp song phương VN-TQ + Trường Sa là tranh chấp đa phương giữa VN, TQ, MLS, PLP, Brunei - Các tranh chấp đi kèm với tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề quy chế pháp lý của 2 quần đảo này (đảo hay đảo đá; chúng có quyền có thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế riêng hay không?) và phân định vùng biển do các quần đảo này tạo ra khi vấn đề chủ quyền đảo được giải quyết Sử dụng LPQT trong việc giải quyết tranh chấp ở khu vực BĐ (tiếp theo) ii) Các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện, giải thích và áp dụng Công ước của LHQ về Luật biển 1982 - Tranh chấp liên quan đến việc phân định các vùng biển chồng lấn; - Tranh chấp liên quan đến việc thực thi quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; - Tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Điều 121 về quy chế pháp lý của đảo.Sử dụng LPQT trong việc giải quyết tranh chấp ở khu vực BĐ (tiếp theo)Tương quan lực lượng trong việc giải quyết các tranh chấp trong khu vực Biển ĐôngKhả năng giải quyết thực chất tranh chấpXu thế giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề chủ quyền đảo, phân định biển trong khu vựcCách thức sử dụng Luật pháp quốc tếSử dụng luật pháp quốc tế với tư cách là cơ sở, công cụ, phương tiện trong giải quyết song phương.Sử dụng luật pháp quốc tế với tư cách là cơ sở của việc giải quyết tranh chấp bằng bên thứ 3 như Trọng tài, tòa án quốc tế.Sử dụng luật pháp quốc tế như là cơ sở để đấu tranh dư luận.Yêu cầu của việc sử dụng có hiệu quả luật pháp quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền của VN ở khu vực Biển ĐôngXác định rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp ở khu vực Biển ĐôngKhai thác hợp lý các quy định của luật pháp quốc tế vừa nhằm củng cố cơ sở pháp lý cho ta vừa nhằm đấu tranh phản bác lại các yêu sách phi lý ở khu vực Biển Đông.Tích cực chủ động tham gia các hoạt động xây dựng khuôn khổ pháp lý quốc tế có liên quan tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.Hoàn thiện hệ thống pháp lý trong nước cho phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.Câu hỏi và trả lờiMọi thắc mắc và góp ý xin liên hệ: Nguyễn Mạnh Đông, Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế ĐT: 37260099-116 Email: lpqt.manhdong@mofa.gov.vn Xin chân thành cám ơn ./.