Vai trò của luật sư chống tình trạng hình
sự hóa các quan hệ dân sự - kinh tế
Lâu nay báo chí hay xuất hiện cụm từ “hình sự hóa” các quan hệ kinh tế-dân
sự. Và đã có nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động, lâm vào tình trạng
phá sản bởi những quyết định khởi tố để cơ quan điều tra vào cuộc, nhiều
doanh nhân đang làm ăn thành đạt bỗng chốc trở thành bị can, bị cáo không
hoạt động kinh doanh nữa mà chỉ chờ đợi để điều trần với các cơ quan điều
tra.
Vậy hình sự hóa các các quan hệ kinh tế-dân sự là gì? Những hậu quả của nó
như thế nào đối với xã hội nói chung và nền kinh tế, với quyền lợi kinh tế của
từng doanh nghiệp thế nào? Và biện pháp gì để chống lại tình trạng hình sự
hóa các quan hệ kinh tế-dân sự và chúng ta-những luật sư có vai trò gì trong
công việc này. Đây là một vấn đề nhạy cảm và lớn. Trong khuôn khổ tham
luận này tôi chỉ xin đóng góp một vài ý kiến thông qua những vụ án do Văn
phòng luật sư AA thực hiện giúp một số doanh nghiệp và những nhà doanh
nhân thoát khỏi được những vụ án hình sự kết quả của những hành vi hình sự
hóa các quan hệ kinh tế-dân sự.
10 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của luật sư chống tình trạng hình sự hóa các quan hệ dân sự - Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của luật sư chống tình trạng hình
sự hóa các quan hệ dân sự - kinh tế
Lâu nay báo chí hay xuất hiện cụm từ “hình sự hóa” các quan hệ kinh tế-dân
sự. Và đã có nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động, lâm vào tình trạng
phá sản bởi những quyết định khởi tố để cơ quan điều tra vào cuộc, nhiều
doanh nhân đang làm ăn thành đạt bỗng chốc trở thành bị can, bị cáo không
hoạt động kinh doanh nữa mà chỉ chờ đợi để điều trần với các cơ quan điều
tra.
Vậy hình sự hóa các các quan hệ kinh tế-dân sự là gì? Những hậu quả của nó
như thế nào đối với xã hội nói chung và nền kinh tế, với quyền lợi kinh tế của
từng doanh nghiệp thế nào? Và biện pháp gì để chống lại tình trạng hình sự
hóa các quan hệ kinh tế-dân sự và chúng ta-những luật sư có vai trò gì trong
công việc này. Đây là một vấn đề nhạy cảm và lớn. Trong khuôn khổ tham
luận này tôi chỉ xin đóng góp một vài ý kiến thông qua những vụ án do Văn
phòng luật sư AA thực hiện giúp một số doanh nghiệp và những nhà doanh
nhân thoát khỏi được những vụ án hình sự kết quả của những hành vi hình sự
hóa các quan hệ kinh tế-dân sự.
I.Một số vấn đề lý luận về hình sự hóa các giao dịch kinh tế dân sự.
Những vấn đề lý luận về hình sự hóa có thể được tìm hiểu nghiên cứu trong
các cuốn sách về Tội phạm học, Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự Việt
Nam, tôi chỉ xin đề cập đến 1 số nét chung nhất.
Thuật ngữ “hình sự hóa” ( theo tiếng Anh: Penalisation) là việc quyết định
hình phạt đối với một loại tội phạm trong Bộ luật Hình sự. Hoạt động hình sự
hóa là hành vi diễn ra trong giai đoạn áp dụng pháp luật và thuộc thẩm quyền
của Quốc hội. Ví dụ một số hành vi mà Bộ luật Hình sự năm 1985 đã hình sự
hóa thành 1 tội danh cụ thể trong một điều luật cụ thể như: hành vi lưu hàng
sản phẩm kém chất lượng được hình sự hóa thành Tội lưu hàng sản phẩm
kém chất lượng theo quy định tại điều 177; hành vi chiếm đoạt tem, phiếu;
làm hoặc lưu hành tem, phiếu giấy tờ giả dùng vào việc phân phối cũng bị
hình sự hóa theo quy định tại điều 172Những tội danh này và một số tội
khác mang dấu ấn của thời bao cấp đã không còn tồn tại trong Bộ luật Hình
sự năm 1999 nữa.
Về lý thuyết tội phạm học thì chỉ có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật hình sự thì mới bị coi là tội phạm và người có thực hiện
hành vi đó mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn nếu theo quy định
của Bộ luật hình sự bất cứ hành vi nào không phải là tội phạm thì người thực
hiện hành vi đó không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và theo quy định
của các đạo luật khác các hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người thực hiện
hành vi đó cũng có thể không bị xử lý hình sự nếu hành vi của họ chỉ ở mức
xử lý hành chính hoặc bị buộc phải bồi thường thiệt hại theo quy định của
pháp luật dân sự. Ví dụ theo quy định tại Luật đất đai năm 2003 đối với
những hành vi vi phạm quản lý đất đai, tùy theo tính chất mức độ vi phạm thì
người có hành vi có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự (điều 140, 141).
Về mặt thực tiễn trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây đã xuất hiện thuật
ngữ hình sự hóa các giao dịch kinh tế-dân sự. Sự xuất hiện cụm từ này chỉ là
cách sử dụng ngôn ngữ bắt nguồn từ một số vụ án kinh tế bị xử lý bằng các
quy định của pháp luật hình sự mà đáng ra nó phải được giải quyết bằng các
quy định của pháp luật như: pháp luật kinh tế và pháp luật dân sự.
Lẽ dĩ nhiên khi việc dùng biện pháp hình sự để giải quyết các vi phạm trong
giao dịch kinh tế, dân sự chưa hội đủ các yếu tố cấu thành tội phạm bị lạm
dụng,(tức là xử lý trái với lý thuyết về tội phạm học), tất yếugây những hậu
quả rất nặng nề không những cho những người có hành vi vi phạm bị hình sự
hóa mà doanh nghiệp đó cũng bị ảnh hưởng và kéo theo là các đối tác của
doanh nghiệp đó và phản ứng dây chuyền này đã ảnh hưởng đến nền kinh tế,
đến toàn xã hội.
II.Tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
Trong nội dung bài tham luận này tôi chỉ xin đề cập đến một khía cạnh nhỏ
của tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự trong việc thực hiện
các hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp.
Văn phòng luật sư AA đã tham gia một số vụ án kinh tế bị các cơ quan điều
tra khởi tố chỉ vì doanh nghiệp đó đã gặp phải những rủi ro pháp lý khi thực
hiện hợp đồng. Cụ thể là một vài ví dụ điển hình như sau:
Năm 1996 Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng tại Hải phòng có ký Hợp
đồng mua tàu biển với Tập đoàn T&H Group của Mỹ để mua một con tàu
Ocean Freeze với giá 220.000.000 USD. Con tàu khởi hành từ cảng Floria về
cảng Hải Phòng. Trên đường đi con tàu ghé vào Cảng Miami và tại đây các
thủy thủ đình công do không được chủ tàu trả tiền lương. Tòa án tại đây đã ra
lệnh bắt tàu và gửi Thông báo yêu cầu chủ tàu đến để trả tiền nhưng người
bán (chủ tàu) không đến. Còn người mua- Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà
Rừng khi biết được tin thì đã quá muộn vì con tàu đã bị bán đấu giá để trả
lương thủy thủ, án phí Tòa án và phí luật sư, phí lưu tàu tại Cảng Miami.
Tiền mất, không có tàu do Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng đã thuê Văn
phòng luật sư AA làm thủ tục khởi kiện Ngân hàng Thương mại cổ phần
hàng hải tại Tòa Dân sự Hải Phòng cũng là lúc Cơ quan điều tra Hải Phòng
khởi tố vụ án hình sự thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng do làm mất
tiền của Nhà nước. Vị Giám đốc này đã phải làm việc nhiều ngày với cơ quan
điều tra theo sự tư vấn của luật sư Văn phòng luật sư AA và cuối cùng ông ta
đã chứng minh được mình không thiếu tinh thần trách nhiệm và trách nhiệm
làm mất tiền là do Ngân hàng đã không kiểm tra kỹ bộ chứng từ thanh toán
trước khi tháo khoán L/C. Cụ thể là người bán chưa làm thủ tục chứng thực
Giấy bán tàu (Bill of Sale) tại Cơ quan có thẩm quyền quy định trong Hợp
đồng mua bán tàu biển (cụ thể tại Tòa dân sự của Mỹ hoặc tại Đại sứ quán
Việt Nam tại Hoa Kỳ). Khi lệnh khởi tố ban ra luật sư của chúng tôi đã tư vấn
để Nhà máy SCTB Phà Rừng và Ngân hàng cùng lập Bản thỏa thuận trọng tài
là đưa vụ tranh chấp ra trước Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để giải quyết bởi vì chúng tôi
nghiên cứu Quy tắc trọng tài thì thấy việc khởi tố vụ án hình sự không ảnh
hưởng đến thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Cuối cùng với 1 cấp xét xử
và bằng một phán quyết trọng tài (tuy có phần thỏa hiệp đậm chất trọng tài)
xác định lỗi 60:40. Nhà máy SCTB Phà Rừng đã được xác định không phải
bên có lỗi trực tiếp gây ra mất tiền và lại được Ngân hàng đền cho 60 % trị
giá tiền mua tàu. Điều đáng mừng là ông giám đốc Nhà máy đã thoát khỏi 1
vụ án hình sự và nay đã giữ chức vụ rất quan trọng trong Tổng công ty Công
nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Đương nhiên Cơ quan Công an đã ra quyết định
đình chỉ vụ án hình sự vì không có dấu hiệu hình sự .
Sau này chính cán bộ điều tra vụ án này có đến Văn phòng luật sư AA và nói
chuyện cơ quan công an đã được Nhà máy SCTB Phà Rừng cung cấp các bản
tư vấn của Văn phòng luật sư AA ( đương nhiên các bản tư vấn này chủ yếu
là nêu các cơ sở để miễn trách cho Nhà máy và phân tích lỗi của Ngân hàng).
Sau khi nghiên cứu đối chiếu và các tài liệu chứng cứ thu thập được trong
quá trình điều tra Cơ quan Công an nhận ra đã đi sai hướng và đã tạo điều
kiện cho hai bên đi ra giải quyết tại Trọng tài để có cơ sở đình chỉ vụ án hình
sự. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm được tiếng
nói chung và quan điểm chung giữa cơ quan điều tra với luật sư, tức là giữa
người “buộc tội” và người “gỡ tội”, nhất là theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003 thì vai trò của luật sư trong giai đoạn điều tra hầu như rất
hạn chế cụ thể là chỉ được tham gia khi lấy lời khai thân chủ của mình, được
quyền hỏi nếu có sự đồng ý của điều tra viên, chỉ được xem các biên bản tố
tụng có sự tham gia của luật sư (cụ thể điều 58 quy định về quyền và nghĩa
vụ của người bào chữa). Tóm lại kinh nghiệm rút ra từ bài học con tàu Ocean
Freeze nêu trên là: một khi vụ án hình sự đã được khởi tố thì phải tìm cách để
giải quyết và luật sư có nghĩa vụ tìm mọi biện pháp mà pháp luật cho phép để
dân sự hóa các hành vi mà bị coi là tội phạm theo quy định của pháp luật
hình sự.
Trên đây chỉ là một kinh nghiệm của luật sư để chống lại tình trạng hình sự
hóa các quan hệ kinh tế-dân sự. Vì khuôn khổ có hạn của hội thảo nên chúng
tôi chỉ nêu 1 vụ án. Tuy nhiên không phải luật sư lúc nào cũng may mắn giúp
thân chủ của mình thoát khỏi tình trạng bị hình sự hóa như vụ con tàu Ocean
Freeze nêu trên. Đó cũng là 1 trong những điều kiện để ra ra đời của Nghị
quyết 388/NQ-UBTVQH ngày 17/3/20053 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
khóa 11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.
Tuy nhiên việc ra đời của Nghị quyết 388 chỉ giải quyết một phần rất nhỏ hậu
quả của tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế-dân sự bởi vì những thiệt
hại của doanh nghiệp và những người bị hàm oan và sâu sa hơn nữa là những
tổn hại trầm trọng cho môi trường đầu tư, cho nền kinh tế của đất nước không
thể bù đắp được. Nhất là lòng tin của Doanh nghiệp vào công lý vào các cơ
quan tiến hành tố tụng đã bị sói mòn và sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
III. Một số biện pháp chống tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế-
dân sự.
Để chống lại tình trạng này cần có một cơ chế làm việc tổng hợp và có sự
phối hợp giữa các cơ quan.
1. Từ phía doanh nghiệp:
- Luôn thực hiện tuân thủ pháp luật về quản lý kinh tế.
- Trang bị kiến thức pháp lý để tự bảo vệ.
- Nhờ luật sư tư vấn và giúp đỡ pháp lý trong các giao dịch kinh tế, thực hiện
hợp đồng và nhất là khi có dấu hiệu của hình sự hóa là phải nhờ luật sư tư
vấn ngay từ giai đoạn điều tra.
2. Về phía các cơ quan tiến hành tố tụng:
Quán triệt các chính sách hình sự và kinh tế của Pháp luật và Nhà nước,
nắm vững về lý luận tội phạm học.
3. Về phía Nhà nước:
Ban hành các đạo luật hướng dẫn các cơ quan..quy định về tội phạm phù hợp
với điều kiện hiện tại.
4.Về đội ngũ luật sư:
Nâng cao năng lực hành nghề để góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của doanh nghiệp. Và từng luật sư cũng thể hiện năng lực của mình thực hiện
tư vấn cho khách hàng trong các vụ án hình sự hoặc có nguy cơ bị hình sự
hóa.
IV. Vai trò của luật sư chống lại tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế-
dân sự.
- Tư vấn pháp luật giúp doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh, ký kết
hợp đồng, thực hiện hợp đồng.
- Thông báo cho các doanh nghiệp, những lãnh đạo của doanh nghiệp những
quy định pháp luật để tránh các hành vi vi phạm pháp luật.
- Tư vấn trong tố tụng: Khi có manh nha dấu hiệu hình sự hóa phải kịp thời
nghiên cứu và yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các tài liệu để nghiên cứu.
- Hướng dẫn cách khai, cách trình bày, phân tích khi làm việc với cơ quan
điều tra.
- Hướng dẫn họ viết các bản tường trình và chứng minh các hành vi nhằm
tránh dùng các thuật ngữ này để bị hiểu nhầm, là mầm mống cho việc hình sự
hóa.
- Tham gia từ giai đoạn điều tra và các giai đoạn tố tụng để bào chữa cho các
bị can, bị cáo là những lãnh đạo doanh nghiệp.
- Tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp kinh tế-dân sự
thông qua các Tòa án kinh tế, Trọng tài, thu hồi công nợ để khắc phục hậu
quả và tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Do vậy các doanh nghiệp cần có luật sư tư vấn thường xuyên. Việc có luật sư
tư vấn, cố vấn pháp lý thường xuyên có thuận lợi là họ đã am hiểu công việc
của doanh nghiệp và khi có xảy ra hình sự hóa thì xử lý nhanh.
Kết luận: Để thực hiện đúng quy định tại điều 2 Bộ luật hình sự “chỉ người
nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách
nhiệm hình sự”, luật sư có vai trò rất quan trọng và hữu ích giúp cho các
doanh nghiệp không những tham gia vào các giao dịch kinh tế-dân sự có hiệu
quả, thu được lợi nhuận, hạn chế được rủi ro, mà luật sư còn có sứ mạng góp
phần chống lại các hiện tượng hình sự hóa các quan hệ kinh tế-dân sự ngay từ
giai đoạn tiền khởi tố và trong các giai đoạn tố tụng. Lẽ dĩ nhiên sự tham gia
của luật sư càng sớm càng có lợi cho doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, luật
sư cũng có vai trò góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa kiên quyết
chống lại các hành vi có dấu hiệu tội phạm làm xấu đi tình hình phát triển
kinh tế của doanh nghiệp và của xã hội. Với tư cách luật sư chúng tôi vẫn
luôn khẳng định vai trò và chức năng của pháp luật hình sự – là một trong
những công cụ sắc bén và hữu hiện trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm, góp phần vào công cuộc bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia, đảm bảo
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của doanh nghiệp, tổ chức và của nhân
dân. Trong bối cảnh hiện nay khi có nhiều thủ đoạn tinh vi phá hoại nền kinh
tế và xâm phạm đến trật tự chung thì pháp luật hình sự vẫn là công cụ quan
trọng để góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố cản trở cho tiến trình đổi
mới, cản trở sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(sưu tầm trên internet)
(SUNLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ
biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham
khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư,
chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)