Vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng!
Xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước luôn là nhiệm vụ được đặt lên
hàng đầu trong việc đổi mới hệ thống chính trị của nhà nước ta trong
suốt thời gian qua. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt
Nam, nhiều nghị quyết quan trọng về hoàn thiện bộ máy nhà nước đã
được thực hiện không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước,
đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội
toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng xác định nhiệm vụ chiến lược là xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng là
nhiệm vụ chiến lược với phương châm Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức và mọi công dân có nghĩa vụ
chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
11 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng!
Xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước luôn là nhiệm vụ được đặt lên
hàng đầu trong việc đổi mới hệ thống chính trị của nhà nước ta trong
suốt thời gian qua. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt
Nam, nhiều nghị quyết quan trọng về hoàn thiện bộ máy nhà nước đã
được thực hiện không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước,
đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội
toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng xác định nhiệm vụ chiến lược là xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng là
nhiệm vụ chiến lược với phương châm Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức và mọi công dân có nghĩa vụ
chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Song song với việc cải cách bộ máy nhà nước và cải cách nền hành chính,
trong nhiều nghị quyết của Đảng đã đề ra cải cách tư pháp. Cải cách tư pháp
luôn được coi là một bộ phận quan trọng gắn liền với nhiệm vụ xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN ở Việt nam. Mục tiêu của cải cách tư pháp là xây
dựng một hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh có phương thức
tổ chức, hoạt động khoa học, hiện đại góp phần quan trọng vào việc giữ gìn
trật tự kỷ cương phép nước. Nội dung chủ yếu của cải cách tư pháp là củng
cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp, phân định lại thẩm quyền của Toà
án, đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ
quan thi hành án và cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp, trong đó có tổ chức luật
sư.
Trong hoạt động tư pháp, hoạt động xét xử được coi là khâu trọng tâm vì ở
đây biểu hiện sự tập trung và thể hiện đầy đủ quyền tư pháp, là hoạt động trên
cơ sở kết quả điều tra, truy tố và bào chữa, Tòa án nhân danh Nhà nước đưa
ra phán xét một người là có tội hay không có tội. Tính chính xác, khách quan,
hợp pháp của sự phán xét, cũng như sự bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân phụ thuộc rất nhiều vào quá trình điều tra, truy tố và xét xử từ
phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, hoạt động tích cực của luật
sư với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo cũng góp phần không nhỏ
vào việc bảo vệ công lý. Hoạt động của luật sư tuy không phải là hoạt động
tư pháp, nhưng lại có mối liên hệ gắn chặt với hoạt động tư pháp, hỗ trợ cho
hoạt động tư pháp. Hoạt động của luật sư có thể xem như một công cụ hữu
hiệu để giúp cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ được các quyền và lợi ích chính
đáng của mình. Như vậy, có thể nói tranh tụng là một mắt xích quan trọng
trong cải cách tư pháp. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành của nước ta khi thể
chế hóa chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết
của Bộ chính trị số 08- NQ/TW tại các quy định khác nhau đã khẳng định các
nguyên tắc như: “bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa
và những người tham gia tố tụng khác; Việc phán quyết của tòa án phải căn
cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa; các cơ quan tư pháp có
trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng...”. Qua
nhiều năm thực hiện đường lối của Đảng cũng như áp dụng các quy định
pháp luật, bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng hoạt động điều tra,
truy tố và xét xử phần nào đó chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải
cách tư pháp. Trước tình hình đó, để khắc phục những bất cập tồn tại, Ban
chấp hành trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 49- NQ/TW về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và tiếp tục khẳng định: Một trong
những nhiệm vụ cụ thể của cải cách tư pháp là“ xác định rõ hơn vị trí,
quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố
tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao
chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của
hoạt động tư pháp”. Điều này cho thấy các nghị quyết của Bộ chính trị đã xác
định việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa là hoạt động có tính
cấp thiết và mang tính quyết định đối với việc đổi mới hoạt động tư pháp.
Để đáp ứng nhiệm vụ cải cách tư pháp nói chung và phát huy hiệu quả hoạt
động tranh tụng của luật sư nói riêng, việc nghiên cứu vai trò của luật sư
trong hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành là việc làm cần
thiết. Với ý nghĩa là một nguyên tắc của tố tụng hình sự, tranh tụng đòi hỏi
các chủ thể tiến hành tố tụng, các cá nhân, cơ quan có liên quan phải có trách
nhiệm đảm bảo cho hoạt động tranh tụng được thực hiện đúng theo các quy
định của pháp luật. Như chúng ta biết, hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động
tổng thành của ba chức năng cơ bản: chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội
(bào chữa) và chức năng xét xử. Cả ba chức năng này có mối quan hệ gắn bó
hữu cơ với nhau và không thể tách rời nhau. Có chức năng buộc tội mà không
có chức năng gỡ tội thì hoạt động tố tụng sẽ mang tính đơn chiều và quy buộc
chứ không phải là tranh tụng. Tố tụng hình sự không được thừa nhận là dân
chủ khi chức năng buộc tội không có đối trọng là chức năng gỡ tội. Sự đối
trọng, phản biện của hoạt động bào chữa đối với hoạt động của các cơ quan
thực hiện chức năng buộc tội (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát) chính là yếu tố
hạn chế sai lầm, hạn chế làm oan người vô tội.
Khi nghiên cứu các văn kiện của Đảng về cải cách tư pháp cho thấy việc xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Đảng cộng sản
Việt Nam rất chú trọng công tác cải cách tổ chức và hoạt động luật sư. Nghị
quyết 08-NQ/TW ngày 2-1-2002 của Bộ chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng
tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đặc biệt quan tâm đến vai trò
của luật sư và đặt nhiệm vụ cho cơ quan tư pháp trong việc bảo đảm hoạt
động của luật sư trong tố tụng. Nghị quyết đã nêu rõ: “nâng cao chất lượng
công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật
sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác”; “các cơ quan tư
pháp có trách nhiệm để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng; tham gia hỏi
cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa”.
Hội nghị lần thứ ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng đề ra
nghị quyết: “Đổi mới quản lý nhà nước đối với các hoạt động luật sưphù
hợp với chủ trương xã hội hóa, kết hợp quản lý nhà nước với vai trò tự quản
của các tổ chức nghề nghiệp. Đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư có phẩm
chất đạo đức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy vai trò của họ
trong tư vấn và trong tố tụng”.
Từ góc độ quy định của pháp luật, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng
đưa ra nguyên tắc: đảm bảo quyền bình đẳng cho luật sư bào chữa khi tham
gia tranh tụng tại phiên tòa.
Trước hết, để có thể đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng
tại phiên tòa, đảm bảo dân chủ, bình đẳng giữa các bên tham gia tố tụng, thiết
nghĩ cần phải nhận thức đúng về mô hình tranh tụng.
Ngay từ buổi đầu của sự hình thành, nền tư pháp của nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa đã chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi nền tư pháp của nước Pháp. Mô
hình tố tụng của Việt Nam là sự tiếp nhận mô hình tố tụng nước Pháp, tức
theo mô hình tố tụng thẩm vấn(mô hình tố tụng thẩm vấn có đặc thù đặt
nặng vai trò trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong suốt quá trình tố tụng.
Tại phiên xử Tòa án giữ vai trò chính, làm nhiệm vụ kiểm tra chứng cứ, tình
tiết, dựa vào kết quả điều tra của các cơ quan tố tụng trước đó). Đến giai đoạn
những năm 1960 những thay đổi, phát triển trong hệ thống tư pháp Việt Nam
cho thấy sự xuất hiện của nguyên tắc chế ước, ràng buộc giữa các cơ quan tư
pháp. Viện kiểm sát Việt Nam có mô hình gần như tương đồng với mô hình
của Viện kiểm sát các nước xã hội chủ nghĩa và được duy trì cho đến nay.
Trong các quy định của pháp luật tố tụng hình sự đã xuất hiện các yếu tố, nội
dung của mô hình tố tụng tranh tụng (là mô hình mà tòa án sẽ đóng vai trò
là trọng tài với chức năng điều khiển, giải thích pháp luật. Quyền và nghĩa vụ
của bên buộc tội (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát) và bên gỡ tội (luật sư bào
chữa) ngang nhau. Các bên sẽ cùng tranh luận, đưa ra chứng cứ để bảo vệ
quan điểm. Dựa vào đó, bồi thẩm đoán sẽ là người quyết định xem bị cáo có
tội hay vô tội và tòa sẽ tuyên án. Mô hình này nêu cao vai trò của người bào
chữa, tạo sự cân xứng giữa bên gỡ tội và bên buộc tội). Điều này chứng tỏ
thực tiễn hoạt động xét xử của Việt Nam đã có sự tiếp nhận những yếu tố
nhất định trong mô hình tranh tụng của các nước. Sự tiếp nhận này thể hiện
rất rõ trong hoạt động của luật sư. Có thể nói, trong các hoạt động của ba
giai đoạn tố tụng hình sự, hoạt động tranh tụng của luật sư mặc dù chưa được
quy định phù hợp với thực tiễn xét xử, song trên thực tế luật sư đã và đang
chuyển dần từ vai trò của người hỗ trợ cho hoạt động của cơ quan tiến hành
tố tụng trong quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án sang vai trò
chính là người “gỡ tội”. Kể từ khi có Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2-01-2002
của Bộ chính trị thì vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự nói riêng và tranh
tụng trong các phiên tòa được xem xét một cách khá toàn diện. Có nhiều
quan điểm khác nhau cho rằng cần phải chuyển đổi mô hình tố tụng của Việt
Nam sang mô hình tố tụng tranh tụng nhằm đảm bảo sự bình đẳng, khách
quan trong quá trình tố tụng, phát huy yếu tố tranh tụng ở tất cả các khâu, các
giai đoạn tố tụng từ giai đoạn bắt tạm giam, tạm giữ, điều tra thu thập chứng
cứ đến giai đoạn xét xử và thậm chí kể cả giai đoạn thi hành án. Quan điểm
này cho rằng khi áp dụng mô hình tố tụng tranh tụng thì vị trí của luật sư mới
được xem trọng hơn và vai trò của luật sư mới có thể phát huy hết được, đặc
biệt trong hoạt động tranh tụng. Quan điểm khác lại cho rằng, ở Việt Nam mô
hình tố tụng thẩm vấn đã vận dụng và áp dụng mang lại nhiều hiệu quả thiết
thực trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử, đặc biệt là ở lĩnh vực hình sự
và dân sự.
Thiết nghĩ, trước hết có thể nhận thấy điểm nổi bật nhất của hai quan điểm về
mô hình tố tụng nói trên là sự thừa nhận và khẳng định yếu tố tranh tụng giữ
vai trò hết sức cần thiết trong cả quá trình tố tụng. Nhấn mạnh yếu tố tranh
tụng về mục đích cũng chính là nhằm xác định và đề cao vị trí của luật sư
cùng với hoạt động của họ trong tố tụng. Đặc biệt, đó là sự phát huy vai trò
của luật sư trong hoạt động tranh tụng.
Kế theo, xét về quá trình lịch sử tố tụng của chúng ta thì mô hình tố tụng
thẩm vấn đang được nhìn nhận là phù hợp với thực tiễn xét xử. Sự thật khách
quan của các vụ án không chỉ phụ thuộc vào hoạt động tranh tụng của luật sư
và kiểm sát viên. Thẩm phán với tư cách đại diện cho tòa án đã có bề dài lịch
sử gắn với vai trò “thẩm vấn” tại phiên tòa nên có thể nói việc chuyển đổi
qua vị trí trọng tài, không buộc tội, không gỡ tội như mô hình tố tụng tranh
tụng cũng là một thách thức.
Hơn nữa, trong tố tụng thẩm vấn cũng có bao hàm cả hoạt động tranh luận.
Do đó, có thể giữ nguyên mô hình tố tụng và chỉ cần đưa nguyên tắc tranh
tụng vào trong tố tụng hình sự và tố tụng dân sự thì chất lượng tranh luận dân
chủ giữa kiểm sát viên và luật sư trong phiên tòa xét xử sẽ mang lại hiệu quả
cao hơn trong hoạt động tố tụng.
Bên cạnh đó, do tác động của yếu tố phân công quyền lực trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp không cho phép Tòa án, Viện kiểm sát và các
cơ quan bổ trợ tư pháp độc lập với nhau và độc lập với nhánh hành pháp, lập
pháp. Sự độc lập chỉ được phép tồn tại trong khi xét xử. Quá trình điều tra,
khởi tố để thu thập chứng cứ phải được tiến hành trên cơ sở phối hợp, bình
đẳng. Luật sư chỉ có thể phát huy vai trò của mình trong hoạt động tranh tụng
nếu như ở các giai đoạn khác của tố tụng, vai trò của luật sư được đảm bảo.
Trong đó, nổi bật nhất phải là vai trò bảo vệ pháp chế, pháp luật. Điều đó cho
thấy việc phát huy vai trò của luật sư trong hoạt động tranh tụng không cần
thiết phải gắn với việc chuyển đổi mô hình tố tụng của nước ta mà vấn đề đặt
ra là cần đưa các hạt nhân hợp lý của mô hình tố tụng tranh tụng vào pháp
luật tố tụng của Việt Nam, đặc biệt là các quy định về địa vị pháp lý cũng
như các đảm bảo để luật sư có thể phát huy vai trò của mình trong hoạt động
tranh tụng.
Đối chiếu những đặc trưng của tố tụng tranh tụng với quy định của pháp luật
tố tụng hình sự chúng ta thấy rằng, tuy nguyên tắc tranh tụng chưa được nhà
làm luật ghi nhận như là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự Việt
Nam, nhưng tinh thần của nó đã được thể hiện ở một số điều luật của Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003, theo đó nhiều điều luật được sửa đổi, bổ sung theo
hướng tăng quyền hạn cho bên gỡ tội, thể hiện rõ nét hơn yếu tố tranh tụng
trong tố tụng hình sự, phản ánh chủ trương cải cách tư pháp của nhà nước
trong thời kỳ mới, như những quy định về quyền của người bào chữa, đảm
bảo cho họ quyền bình đẳng khi tham gia tranh luận tại phiên tòa Quyền
của người bào chữa được quy định cụ thể, đầy đủ tại Điều 58 Bộ luật tố tụng
hình sự năm 1988, quyền của người bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003 được bổ sung rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người bào
chữa khi tham gia tranh luận tại phiên tòa. Cụ thể, người bào chữa có các
quyền: quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, trong một số trường hợp
có thể tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ; có mặt khi lấy lời khai
của người bị tạm giữ, bị can; thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến
việc bào chữa; gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam; đưa ra
tài liệu, đồ vật, yêu cầu, tham gia xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa; khi tranh
luận người bào chữa có quyền trình bày ý kiến về luận tội của kiểm sát viên
và đưa ra đề nghị của mình, kiểm sát viên phải đưa ra lập luận của mình để
đối đáp lại với từng ý kiến; người bào chữa có quyền đáp lại ý kiến của kiểm
sát viên và người khác (Điều 217, 218)
Với những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về quyền của
người bào chữa so với quyền của luật sư bào chữa của các nước trên thế giới
thì quyền hạn của người bào chữa ở nước ta chưa cho phép người bào chữa
phát huy đầy đủ và hiệu quả vai trò của người gỡ tội.
Vì thế, để tiếp tục phát huy những ưu việt, khắc phục những hạn chế của
pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, chúng ta cần xây dựng mô hình tố tụng
hình sự của nước ta theo hướng kết hợp những ưu việt của cả hai mô hình tố
tụng: tố tụng xét hỏi và tố tụng tranh tụng, đồng thời cần kế thừa những đặc
điểm truyền thống của tố tụng hình sự Việt Nam.
Hoạt động tranh tụng của luật sư được hiểu là tổng hợp các hoạt động và kỹ
năng nghề nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau diễn ra tại phiên tòa dưới
sự điều khiển của chủ tọa nhằm mục đích thuyết phục Hội đồng xét xử chấp
thuận quan điểm của mình. Và trên cơ sở đó, vai trò của luật sư trong hoạt
động tranh tụng được hiểu là cách thức tác động và ý nghĩa xã hội của luật sư
trong quá trình thực hiện hoạt động tranh tụng nhằm đảm bảo các mục đích
bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, bảo vệ pháp chế,
pháp luật, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và giám sát hoạt động tư
pháp.
Trong những năm vừa qua, việc tham gia của luật sư trong quá trình tố tụng
đã góp phần quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án,
giúp cho Hội đồng xét xử phán quyết những bản án nghiêm minh, công bằng,
dân chủ và đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ
chức và công dân. Tuy nhiên trên thực tiễn, hoạt động tranh tụng của luật sư
vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết được hiệu quả trong hoạt động bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể do pháp luật quy định. Hạn chế
đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân thuộc về công tác xây dựng pháp luật;
thuộc về sự nhận thức về sự tham gia của luật sư vào quá trình giải quyết vụ
án của một số người tiến hành tố tụng; nguyên nhân thuộc về năng lực của
một số luật sư Vì vậy, để hoạt động tranh tụng của luật sư đạt hiệu quả tốt,
để thực hiện nguyên tắc dân chủ, để bảo vệ tốt cho quyền và lợi ích hợp pháp
cho thân chủ của mình khi tham gia vào quá trình tố tụng, đòi hỏi việc nghiên
cứu hoạt động tranh tụng của luật sư phải được nghiên cứu kịp thời để từ đó
tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của luật sư, đáp
ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.
Những giải pháp cần thiết nhằm phát huy vai trò của luật sư khi tham
gia tranh tụng:
Từ thực tiễn xét xử trong những năm qua, nhất là từ khi vấn đề tranh tụng
được ghi nhận trong các nghị quyết của Bộ chính trị và với quan điểm xây
dựng tố tụng hình sự Việt Nam theo hướng kết hợp hai mô hình tố tụng tranh
tụng và tố tụng xét hỏi, để đảm bảo cho luật sư bào chữa tham gia tranh tụng
có hiệu quả cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần nhận thức và xác định đúng vai trò, vị trí của người bào chữa
trong tố tụng hình sự.
Thứ nhì, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự theo hướng bổ sung thêm
quyền của người bào chữa khi tham gia tố tụng.
Thứ ba, xây dựng cơ chế đảm bảo cho các quy định của pháp luật về quyền
của luật sư được thực hiện trên thực tế.
Thứ tư, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình
độ và kỹ năng tranh tụng cho các luật sư bào chữa.
Có thể thấy rằng, hơn lúc nào hết, trong điều kiện Chiến lược cải cách tư
pháp đang được nghiên cứu một cách sâu rộng ở Việt Nam thì việc nghiên
cứu vai trò của luật sư trong hoạt động tranh tụng là hết sức thiết thực. Đặc
biệt trong bối cảnh cải cách tư pháp tập trung vào trọng tâm là đổi mới hoạt
động xét xử nên vai trò của luật sư trong hoạt động tranh tụng càng phải được
xem xét một cách toàn diện cùng với các yếu tố đảm bảo cho luật sư phát huy
vai trò của mình trong thực tiễn.