Vai trò của luật sư trong thị trường chứng khoán

Vai trò của luật sư trong thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam mới hình thành năm 2000, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn trì trệ và lắng đọng ban đầu, thị trường đã phát triển nhanh chóng. Việc nhiều công ty tài chính và quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư TTCK Việt Nam, đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước. Mặt khác, sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức cao đã thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào thị trường này. Họ không phải là những nhà đầu tư có tổ chức như các quỹ đầu tư, các công ty tài chính hay công ty chứng khoán, vì vậy việc tham gia TTCK của họ mang nặng cảm tính hơn là một sự cân nhắc có tính toán, phân tích. Trong khi đó TTCK VN đang trong quá trình hình thành, môi trường đầu tư chưa hoàn thiện. Chính môi trường này đã tác động không nhỏ đến sự thành bại của các nhà đầu tư, khả năng rủi ro xảy ra rất cao đối với họ. Theo báo cáo viên, Pháp luật chứng khoán đương đại hình thành đầu tiên ở Mỹ, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929, Mỹ đã thông qua hai bộ luật hiện nay vẫn còn hiệu lực là Luật Chứng khoán Mỹ 1933 và Luật về TTCK Mỹ 1934. Luật 1933 liên quan chủ yếu đến việc phát hành chứng khoán và quy định mọi hình thức phát hành chứng khoán phải được đăng ký (thời gian đầu là tại Ủy ban Thương mại Liên bang và kể từ năm 1934 đến nay là Ủy ban chứng khoán Mỹ). Luật năm 1934 thành lập Ủy ban chứng khoán Mỹ, tập trung quy định về việc giao dịch chứng khoán trên TTCK sau khi phát hành.

pdf7 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của luật sư trong thị trường chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của luật sư trong thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam mới hình thành năm 2000, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn trì trệ và lắng đọng ban đầu, thị trường đã phát triển nhanh chóng. Việc nhiều công ty tài chính và quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư TTCK Việt Nam, đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước. Mặt khác, sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức cao đã thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào thị trường này. Họ không phải là những nhà đầu tư có tổ chức như các quỹ đầu tư, các công ty tài chính hay công ty chứng khoán, vì vậy việc tham gia TTCK của họ mang nặng cảm tính hơn là một sự cân nhắc có tính toán, phân tích. Trong khi đó TTCK VN đang trong quá trình hình thành, môi trường đầu tư chưa hoàn thiện. Chính môi trường này đã tác động không nhỏ đến sự thành bại của các nhà đầu tư, khả năng rủi ro xảy ra rất cao đối với họ. Theo báo cáo viên, Pháp luật chứng khoán đương đại hình thành đầu tiên ở Mỹ, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929, Mỹ đã thông qua hai bộ luật hiện nay vẫn còn hiệu lực là Luật Chứng khoán Mỹ 1933 và Luật về TTCK Mỹ 1934. Luật 1933 liên quan chủ yếu đến việc phát hành chứng khoán và quy định mọi hình thức phát hành chứng khoán phải được đăng ký (thời gian đầu là tại Ủy ban Thương mại Liên bang và kể từ năm 1934 đến nay là Ủy ban chứng khoán Mỹ). Luật năm 1934 thành lập Ủy ban chứng khoán Mỹ, tập trung quy định về việc giao dịch chứng khoán trên TTCK sau khi phát hành. Nguyên tắc theo đó “quản lý” TTCK thuộc thẩm quyền của một cơ quan hành chính độc lập đã được áp dụng gần như tại tất cả các quốc gia có thị trường chứng khoán. Đây là mô hình được quy định trong pháp luật của hầu hết các nước. Tại Pháp, Ủy ban chứng khoán (COB) được thành lập tiếp sau báo cáo của một ủy ban được thành lập theo sáng kiến của Tổng Thống Gorges Pompidou. Nhiệm vụ của COB là phụ trách việc bảo vệ và thông tin cho khách hàng và đảm bảo hoạt động của các thị trường tài chính. Năm 2003 theo sáng kiến của Laurent Fabuis, Cơ quan Quản lý thị trường tài chính (AMF) được thành lập thay thế cho COB, Hội đồng các thị trường tài chính(CMF) và Hội đồng kỷ luật quản lý tài chính. Cũng như Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC), Cơ quan Quản lý thị trường tài chính Pháp (AMF) đã từng chịu trách nhiệm về việc quản lý mọi mặt các thị trường tài chính đặc biệt là đảm bảo thông tin và tính toàn vẹn của thị trường. Tại Pháp, các chủ thể tham gia trong việc phát hành chứng khoán đều có luật sư đại diện và luật sư đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau khi đại diện cho các chủ thể khác nhau. + Luật sư của tổ chức phát hành có các nhiệm vụ: - Soạn thảo các tài liệu chào bán (Bản cáo bạch và International offering circular hay International offering memorandum). Khi chứng khoán phát hành là chứng khoán nợ (trái phiếu) hay các chứng khoán lai tạp (trái phiếu có khả năng chuyển đổi), các điều khoản và điều kiện về chứng khoán do luật sư ngân hàng soạn thảo. - Quản lý quan hệ với các cơ quan quản lý thị trường và với thị trường trên đó chứng khoán được phát hành. - Soạn thảo các tài liệu về công ty phát hành theo quy định. - Đàm phán về “hợp đồng bảo lãnh phát hành”, hợp đồng này phải được ký kết giữa tổ chức phát hành và các ngân hàng bảo lãnh phát hành. - Soạn thảo văn bản pháp lý về công bố thông tin, nhằm thông tin cho tổ chức phát hành về các quy định và nguyên tắc phải được tuân thủ về công bố thông tin, tiếp thị, truyền thông liên quan đến việc phát hành. - Đọc lại văn bản pháp lý về nghiên cứu tài chính nhằm ấn định các hạn chế áp dụng đối với việc phổ biến các báo cáo nghiên cứu của các nhà phân tích tài chính. + Luật sư của các cổ đông có nhiệm vụ: - Đọc lại và bình luận các tài liệu chào bán chứng khoán. + Luật sư của ngân hàng thường có các nhiệm vụ: - Đọc lại và bình luận các tài liệu chào bán chứng khoán - Soạn thảo các điều khoản và điều kiện về chứng khoán khi chứng khoán phát hành là các chứng khoán nợ hay chứng khoán lai tạp. - Soạn thảo và đàm phán hợp đồng bảo lãnh phát hành vì lợi ích của các ngân hàng. - Đọc lại văn bản pháp lý về công bố thông tin - Đọc lại văn bản pháp lý về nghiên cứu tài chính Qua nội dung trao đổi, thảo luận tại khóa bồi dưỡng, chúng ta thấy rằng tại Pháp luật sư giữ vai trò quan trọng trong TTCK, là người chịu trách nhiệm về mặt pháp lý cho các chủ thể tham gia TTCK. Tuy nhiên, đối với VN thì vai trò của luật sư còn mờ nhạt vì TTCK VN còn quá mới mẻ, ít luật sư quan tâm tìm hiểu về thị trường nầy; và đa số nhà đầu tư là nhà đầu nhỏ lẻ nên chưa thấy cần thiết phải có luật sư tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho việc đầu tư của mình. (sưu tầm) (SUNLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.) Luật sư phải được tranh tụng bình đẳng với viện kiểm sát Luật sư có quyền chất vấn viện kiểm sát Nhiều ý kiến cho rằng, vai trò của luật sư hiện nay vẫn chưa được nhìn nhận đúng, đặc biệt trong quá trình tố tụng, tham gia xét xử các vụ án? Vấn đề này so với trước đây đã tiến bộ nhiều, tuy nhiên cũng còn hạn chế. Chúng tôi sẽ phải kiến nghị để sửa luật trong thời gian tới. Ví dụ, theo Nghị quyết 08 thì hội đồng xét xử chỉ căn cứ kết quả tranh tụng tại phiên tòa để ra quyết định giải quyết vụ án. Hiện nay tại các phiên tòa, sau khi thẩm vấn xong, chuẩn bị kết thúc thì viện kiểm sát đưa ra phần luận tội, lúc đó luật sư mới tiến hành tranh luận. Vì đây là phần rất quan trọng để thẩm tra, xác định lại từng chi tiết mà cáo trạng hồ sơ đã nêu, đồng thời nên gọi phần “xét hỏi” là phần thẩm định tại phiên tòa. Khi tòa thẩm định lại thì viện kiểm sát phải chứng minh, xác định lại từng chi tiết mà cáo trạng hồ sơ đã nêu. Nếu thấy có điều gì chưa ổn, luật sư sẽ có thể chất vấn lại viện kiểm sát. Chính phần xét hỏi là phần rất quan trọng, thường chiếm tới 70% thời gian của quá trình xét xử. Tôi cho rằng luật sư phải được tranh tụng bình đẳng với viện kiểm sát từ lúc khai mạc phiên tòa cho tới trước lúc nghị án. Hội đồng xét xử chỉ đóng vai trò là trọng tài nêu vấn đề và lắng nghe tranh luận của hai bên. Về hình thức thì vị trí chỗ ngồi của luật sư trong phòng xử án phải ngang hàng với viện kiểm sát. Điều này tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa đối với việc nâng cao vị thế của luật sư trong quá trình tranh tụng tại tòa. Người tập sự cần được tham gia tranh tụng Ông từng nói dự định xây dựng trung tâm đào tạo luật sư, nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ luật sư trẻ. Cụ thể, Liên đoàn sẽ làm gì? Chúng tôi rất quan tâm đến hành nghề của luật sư trẻ. Đó là tương lai phát triển của đội ngũ luật sư Việt Nam. Việc này cũng là một trong những ưu tiên của Liên đoàn, bên cạnh phát triển về số lượng cần nâng cao cả chất lượng. Sắp tới đây, ngoài việc cải tiến chương trình nội dung đào tạo, Liên đoàn sẽ đẩy mạnh việc giao lưu với nước ngoài cũng như mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm. Liên đoàn cũng sẽ mạnh dạn đề nghị sửa luật để người tập sự (trước đây gọi là luật sư tập sự) có thể được tham gia tranh tụng tại các vụ án không quá phức tạp. Đây cũng là điều mà lâu nay nhiều luật sư đã kiến nghị. Luật sư tập sự hiện nay không được tham gia tranh tụng tại phiên tòa, như thế khi hết tập sự, họ được cấp chứng chỉ luật sư, về mở văn phòng mà chưa được thực tiễn tranh tụng tại tòa thì sẽ lúng túng ngay. Tranh tụng tại tòa là một nghệ thuật, phải rèn luyện, tranh luận đối đáp. Quy định như hiện nay sẽ hạn chế chất lượng của luật sư sau khi tập sự. Ngoài ra, Liên đoàn cũng sẽ kiến nghị về việc mở rộng nguồn bổ sung thẩm phán từ nguồn các luật sư. Hiện tại, nguồn thẩm phán chỉ được chọn chủ yếu từ trong ngành tòa án. Tại sao chúng ta không có chủ trương hay đưa vào quy định nếu luật sư nào đủ tiêu chuẩn, vẫn có thể được bổ nhiệm làm thẩm phán? Liên đoàn cũng chuẩn bị xây dựng và ban hành bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp thống nhất. Hiện tại, mỗi đoàn luật sư của mỗi tỉnh, thành phố đang có những bộ quy tắc khác nhau, thời gian tới, Liên đoàn phải thống nhất việc này. Bản thân ông kỳ vọng đến lúc nào những đề nghị sửa đổi này sẽ được thể hiện vào các văn bản chính thức? Bản thân tôi cũng như lãnh đạo Liên đoàn sẽ cố gắng đấu tranh cho việc sửa đổi này nhưng kết quả còn tùy thuộc nhiều cơ quan liên quan. Dù thế nào, chúng tôi cũng quyết tâm vì rõ ràng đó là quyền lợi của luật sư. Theo_VietNamNet (SUNLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Tài liệu liên quan