Vai trò của luật sư trong tố tụng hành chính

Vai trò của luật sư trong tố tụng hành chính Trong một chế độ dân chủ, đã nói đến Toà án là phải nói đến luật sư, nói đến công tác xét xử thì không thể nói đến vai trò của luật sư. Vì nội dung cơ bản của dân chủ là quyền của công dân, quyền của con người. Và một trong những người bảo vệ quyền con người là luật sư. Chức năng, nhiệm vụ của luật sư đã được quy định tại Pháp lệnh tổ chức luật sư ngày 18/12/1987. Điều 2 ghi: “Bằng hoạt động của mình, tổ chức luật sư góp phần tích bảo về pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần vào việc giải quyết các vụ án được khách quan, đúng pháp luật, thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Nghị định số 15/HĐBT ngày 21/2/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về Quy chế Đoàn luật sư nói tóm gọn như sau: “Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cua công dân, bảo vệ pháp chế và chế độ xã hộichủ nghĩa”. Không phải ngẫu nhiên mà Nghị định đặt nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của công dân lên hàng đầu. Chiến lược cơ bản của chế độ ta là chiến lược con người, là “tất cả vì dân”, “tất cả vì hạnh phúc của con người”.

pdf7 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của luật sư trong tố tụng hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của luật sư trong tố tụng hành chính Trong một chế độ dân chủ, đã nói đến Toà án là phải nói đến luật sư, nói đến công tác xét xử thì không thể nói đến vai trò của luật sư. Vì nội dung cơ bản của dân chủ là quyền của công dân, quyền của con người. Và một trong những người bảo vệ quyền con người là luật sư. Chức năng, nhiệm vụ của luật sư đã được quy định tại Pháp lệnh tổ chức luật sư ngày 18/12/1987. Điều 2 ghi: “Bằng hoạt động của mình, tổ chức luật sư góp phần tích bảo về pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần vào việc giải quyết các vụ án được khách quan, đúng pháp luật, thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Nghị định số 15/HĐBT ngày 21/2/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về Quy chế Đoàn luật sư nói tóm gọn như sau: “Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cua công dân, bảo vệ pháp chế và chế độ xã hộichủ nghĩa”. Không phải ngẫu nhiên mà Nghị định đặt nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của công dân lên hàng đầu. Chiến lược cơ bản của chế độ ta là chiến lược con người, là “tất cả vì dân”, “tất cả vì hạnh phúc của con người”. Để đạt được mục đích cao cả đó, việc xét xử của Toà án phải đảm bảo công lý. Luật sư, qua việc làm sáng tỏ sự thật về vụ án và vận dụng đúng đắn pháp luật cóliên quan, góp phần tích cực cùng với Toà án, bảo đảm công lý, bảo vệ quyền con người, bảo đảm pháp chế. Do đó, sự đảm nhận một vai trò rất quan trọng trong bộ máy xét xử, và là một bánh xe cần thiết, không thể thiếu được trong bộ máy xét xử. Vai trò của luật sư càng cần thiết và quan trọng trong việc giải quyết các vụ kiện hành chính. Vì từ trước tới nay, công dân chỉ có quyền khiếu tố đến cơ quan hành chính, quyền này được các Hiến pháp của Nhà nước ta và Pháp lệnh về khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981 và 1991 quy định. Nhưng quyền đó nhiều khi không thực hiện được trong thực tế. Vì người bị kiện chính là “quan toà”. Đôi khi đơn khiếu tố được giải quyết bằng một chỉ thị hành chính. Nhưng chỉ thị đó không có hiệu lực thi hành và thường không được thi hành. Bởi vậy, việc thiết lập Toà án hành chính cùng với vai trò của luật sư tại Toà án đó là một đòi hỏi bức bách của nhân dân. I. TÍNH ĐẶC THÙ CỦA VAI TRÒ LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG XÉT XỬ HÀNH CHÍNH Vai trò của luật sư trong tố tụng xét xử hành chính có những nét đặc thù sau: 1- Những hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước là những hành vi đơn phương mà cơ quan quản lý nhà nước áp đặt đối với người bị quản lý Quan hệ quản lý vốn là quan hệ không bình đẳng. Việc người dân đứng ra kiện trước Toà án những hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước cũng là một quan hệ không bình đẳng. Vì người dân dứng kiện là người bị quản lý, về cơ bản là người “thân cô, thế cô”. Còn người bị kiện là cơ quan nhà nước có cả thế lực của bộ máy nhà nước đứng sau mình, làm chỗ dựa cho mình. Hơn nữa, nói chung người dân đi kiện ít am hiểu hoặc không am hiểu pháp luật, lại càng không am hiểu công việc và luật lệ và quản lý hành chính nhà nước. Với tình trạng như vậy thì dù luật có quy định nguyên tắc bình đẳng ấy cũng khó thực hiện, thực tế chỉ là những chữ suông, vô nghĩa. Để khắc phục tình trạng bất bình đó, vai trò luật sư là cần thiết. 2- Toà án hành chính khác Toà án thường: Các Toà án thường, khi xét xử về dân sự thì xác định các quyền dân sự của công dân; khi xét xử về hình sự thì xác định trách nhiệm hình sự của bị cáo. Toà án hành chính không làm những việc đó, mà chỉ phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc nhân viên nhà nước. Người dân đi kiện không dễ dàng chứng minh được tính bất hợp pháp của hành vi hành chính. Sự giúp đỡ của luật sư là cần thiết. 3- Quyền của người dân đi kiện rất quan trọng về ý nghĩa và phạm vi. Cụ thể, người dân đi kiện cơ quan hoặc nhân viên nhà nước có quyền tự định đoạt rất lớn, bao gồm các quyền: a) Đòi huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật, hoặc chấm dứt hành vi hành chính trái phápluật. b) Sửa đổi yêu cầu. c) Rút đơn kiện d) Đòi cơ quan hành chính nhà nuớc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. đ) Đòi được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của mình. e) Tham gia thẩm cứu, bằng cách: - Đưa ra những chứng cứ, tài liệu, lý lẽ, giải trình để bảo vệ quyền lợi của mình. - Yêu cầu Toà án cho biết nội dung giải trình của bên bị kiện. - Tranh luận viết để đối đáp những luận cứ của bên bị kiện. - Yêu cầu Toà án xem xét tại chỗ. - Yêu cầu Toà án áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền lợi của mình. - Tranh luận miệng tại phiên tào với bên bị kiện. h) Hơn nữa, người dân đi kiệncó quyền tham gia xét xử bằng cách đưa ra giải pháp hợp pháp cho vụ kiện, tức là đưa ra dự thảo bản án, phán quyết vụ kiện. Giải pháp hợp pháp gồm 2 phần: - Sửa đổi hoặc huỷ bỏ hành vi hành chính. - Mức bồi thường thiệt hại. Người dân thường, nói chung, không đủ trình độ pháp lý để sử dụng có hiệu quả các quyền quan trọng nói trên, nhất là quyền đưa ra những chứng cứ, tài liệu, lý lẽ, giải trình và đưa ra giải pháp hợp pháp cho Toà án để bảo vệ quyền lợi của mình. Bởi vậy, vai trò của luật sư là cần thiết. 4- Tính độc lập của Thẩm phán Toà án hành chính, khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật và không chịu bất cứ một áp lực nào, là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng đối với các vị quan toà nói chung và đặc biệt đối với quan toà xử cơ quan và nhân viên nhà nước. Nếu họ không độc lập xét xử thì quyền lợi chính đáng của người dân không được bảo vệ. Vai trò của luật sư trong tố tụng xét xử hành chính là một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm tính độclập đó. III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ TRONG XÉT XỬ HÀNH CHÍNH Mục đích chủ yếu của Toà án hành chính là góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đồng thời bảo vệ pháp chế, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước. Luật sư có trách nhiệm vụ tích cực góp phần vào việc thực hiện mục đích đó trên cơ sở quan điểm đặt lợi ích nhà nước và lợi ích bảo vệ pháp chế lên trên hết, trung thực, chí công, vô tư, tôn trọng sự thật, bảo đảm công lý. Do đó, luật sư có những quyền hạn và nghĩa vụ như sau: Mỗi quyền hạn đồng thời là một nghĩa vụ, cũng như mỗi nghĩa vụ đồng thời là một quyền hạn mà luật sư phải thực hiện với tất cả lương tâm và trách nhiệm của một luật sư chân chính: 1- Quyền đại diện cho đương sự trong tố tụng xét xử hành chính. 2- Quyền bình đẳng với cơ quan hoặc nhân viên nhà nước bị kiện trong quá trình tố tụng xét xử hành chính. 3- Quyền đòi: - Huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật. - Chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật. - Cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. - Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân đứng kiện. 4- Quyền tham gia thẩm cứu và tham gia xét xử như đã trình bày ở trên. 5- Quyền được biết các luận cứ và giải trình của bên bị kiện. 6- Quyền tranh luận viết và tranh luận miệng trong quá trình thẩm cứu và xét xử của Toà án hành chính.
Tài liệu liên quan