Vài trò của luật sư trong tư
vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo
môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xã hội.
Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, nghề luật sư thực hiện chức năng tư
vấn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống được pháp luật điều chỉnh, giúp
khách hàng soạn thảo các văn bản pháp lý, hướng dẫn khách hàng
những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ khi thực hiện các
giao dịch và cách xử sự theo đúng pháp luật.
Việc tư vấn pháp luật góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những tranh
chấp có thể xảy ra trong đời sống xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp
luật và nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người dân trong xã hội. Đặc biệt
trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động tư vấn pháp luật
được coi là một loại hình dịch vụ nghề nghiệp được điều chỉnh bằng các quy
định pháp luật về hành nghề luật sư và các luật lệ về kinh doanh.
31 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vài trò của luật sư trong tư vấn pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vài trò của luật sư trong tư
vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo
môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xã hội.
Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, nghề luật sư thực hiện chức năng tư
vấn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống được pháp luật điều chỉnh, giúp
khách hàng soạn thảo các văn bản pháp lý, hướng dẫn khách hàng
những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ khi thực hiện các
giao dịch và cách xử sự theo đúng pháp luật.
Việc tư vấn pháp luật góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những tranh
chấp có thể xảy ra trong đời sống xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp
luật và nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người dân trong xã hội. Đặc biệt
trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động tư vấn pháp luật
được coi là một loại hình dịch vụ nghề nghiệp được điều chỉnh bằng các quy
định pháp luật về hành nghề luật sư và các luật lệ về kinh doanh.
Tư vấn pháp luật cung cấp thông tin pháp luật, giải thích pháp luật cho doanh
nghiệp và định hướng hành vi của doanh nghiệp trong những điều kiện, hoàn
cảnh pháp luật đã dự liệu trước. Đây là khả năng của luật sư nhìn thấy sự
khác biệt giữa pháp luật với đời sống kinh tế-xã hội và hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Từ đó, luật sư đưa ra những lời khuyên pháp luật nhằm
đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích vượt chi phí tư vấn pháp luật, phòng
ngừa những tranh chấp và những rủi ro pháp lý khác trong quá trình kinh
doanh của họ.
Trong kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng yếu tố pháp luật, kinh
doanh cần hướng tới mục tiêu lợi nhuận, nhưng quan trọng hơn phải bảo đảm
an toàn pháp lý. Vì nếu doanh nghiệp kinh doanh trái pháp luật thì lợi nhuận
có được sẽ bị pháp luật tước bỏ. Dẫn dắt doanh nghiệp đi trong hành lang
pháp lý an toàn là vai trò của tư vấn pháp luật và luật sư. Kinh tế phát triển,
pháp luật sẽ ngày một hoàn thiện hơn, điều chỉnh chặt chẽ hơn các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang
ngày một sâu và rộng, các quốc gia thường xuyên ký kết các hiệp định
thương mại song phương với nhau, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế
quốc tế thì những quy định pháp luật về kinh doanh là vô cùng phức tạp.
Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), tham gia vào một sân chơi với nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế
– xã hội của đất nước nhưng cũng nhiều thách thức rủi ro phát sinh từ các
hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực pháp lý dẫn
đến nhu cầu về tư vấn pháp luật trong xã hội tăng cao. Trong thời kỳ hội
nhập, trước sự đa dạng của các kiến thức pháp luật trong và ngoài nước, tư
vấn pháp luật là lĩnh vực hành nghề quan trọng của Luật sư, doanh nghiệp và
các nhà đầu tư sẽ không khỏi lúng túng khi va chạm với hệ thống pháp luật vì
vậy hoạt động tư vấn của luật sư là phương tiện hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trong và ngoài nước, ngăn
ngừa các hành vi lừa đảotạo sự yên tâm đầu tư, kinh doanh của các tổ chức,
cá nhân trong nền kinh tế thị trường hội nhập phát triển năng động nhưng
cũng không kém phần phức tạp.
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG TƯ VẤN ĐÀM PHÁN,SOẠN
THẢO, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng
thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyên giao công nghệ
Tư vấn đàm phán, soạn thảo hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói
riêng yêu cầu rất nhiều kỹ năng cùng những hiểu biết chuyên sâu của các qui
định pháp luật có liên quan. Luật sư khi tư vấn đàm phán, soạn thảo, ký kết
hợp đồng không những đảm bảo lợi ích của các bên trong hợp đồng mà còn
phải dự kiến được những rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai để có thể điều chỉnh
các điều khoản hợp đồng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và qui định của
pháp luật. Hơn vậy, vai trò của hợp đồng trong các giao dịch của doanh
nghiệp ngày càng quan trọng bởi các đối tác trong hợp đồng của doanh
nghiệp hầu hết là các doanh nhân chuyên nghiệp, rất am hiểu luật về các vấn
đề liên quan đến nội dung của hợp đồng cũng như các qui định liên quan đến
hợp đồng vô hiệu, giải quyết tranh chấp.
Vì vậy, việc nắm vững các các kiến thức cần thiết trong nội dung hợp đồng
thương mại sẽ giúp các bên tham gia đàm phán có được những điều kiện cần
thiết đảm bảo lợi ích cần thiết của mình khi ký kết hợp đồng.
Khi khách hàng, thân chủ có yêu cầu tư vấn pháp luật Luật sư phải hỏi rõ yêu
cầu tư vấn về pháp luật Việt Nam hay pháp luật quốc tế. Nếu được nhờ xem
xét lại một bản hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế, trước tiên Luật sư
phải xem các quy định của luật và kiểm tra xem hợp đồng có được soạn thảo
theo luật Việt Nam hay không. Nhiều hợp đồng thương mại được soạn thảo
theo luật Anh hoặc Mỹ. Trong trường hợp một trong những bên tham gia hợp
đồng là một công ty Việt Nam thì phải xác định xem luật Việt Nam có áp
dụng hay không và chỉ nên tư vấn những vấn đề liên quan đến luật Việt Nam
mà thôi. Điều này có nghĩa là Luật sư chỉ tư vấn xem luật Anh hay luật Mỹ
có phải là luật được sử dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam hay
không? Các Tòa án Việt Nam có quyền giải thích và thi hành một văn bản
pháp luật nước ngoài? Nội dung của văn bản đó có trái với chính sách của
nhà nước Việt Nam? hoặc các vấn đề khác liên quan đến việc bên Việt Nam
đã có giấy phép, sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để họ
có thể ký kết hợp đồng hay chưa?
Qua thực tiễn hoạt động tư vấn pháp luật cho thấy hình thức tư vấn bằng
miệng là hình thức phổ biến. Với các vụ việc có tính chất đơn giản, các khách
hàng Việt Nam thường gặp gỡ luật sư để tìm hiểu bản chất pháp lý của vụ
việc trên cơ sở đó giúp họ tìm giải pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp một
cách nhanh chóng, có hiệu quả. Tuy vậy, hoạt động tư vấn pháp luật là một
hoạt động đa dạng, phức tạp đòi hỏi một quá trình lao động trí óc. Khi tư vấn
trực tiếp bằng miệng cho khách hàng, luật sư tư vấn cần:
- Luật sư phải lắng nghe khách hàng trình bày và ghi chép đầy đủ nội dung
chính, ý chính, trên cơ sở đó đặt câu hỏi để làm rõ thêm. Thông thường, lần
đầu tiên tiếp xúc, luật sư chưa thể nắm bắt một cách chắc chắn bản chất của
sự việc đó hơn nữa, khách hàng thường trình bày theo ý chủ quan và bỏ qua
nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết. Vì vậy, luật sư cần gợi ý những
vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của vụ việc. Luật sư tư vấn nên
lưu ý khách hàng, chỉ có thể đưa ra giải pháp chính xác, đầy đủ và đúng pháp
luật nếu khách hàng trình bày vấn đề trung thực và khách quan.
- Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc cần tư vấn.
Những giấy tờ tài liệu này phản ánh bản chất của vụ việc mà khách hàng yêu
cầu tư vấn. Nếu không có những tài liệu này, việc tư vấn có thể sẽ không
chính xác. Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ các văn bản giấy tờ, tài liệu
có liên quan, luật sư phải dành thời gian để đọc các giấy tờ tài liệu đó. Đối
với các tài liệu bằng tiếng nước ngoài nhất thiết phải được dịch ra tiếng Việt
để hiểu đúng nguyên văn.
I. KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG:
Hoạt động đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế bên cạnh những đặc điểm
chung như đàm phán các loại hợp đồng thông thường khác thì cũng có những
đặc điểm riêng:
- Các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường chịu sự điều chỉnh
của một hoặc một số điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương, hoặc
quy định của hệ thống pháp luật một quốc gia nhất định với tư cách là khuôn
khổ pháp lý.
- Đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế luôn chịu sự chi phối, tác động của
các quy luật kinh tế. Bên cạnh đó, nó còn bị chi phối, ảnh hưởng bởi phương
pháp và thủ thuật kinh doanh, đặc biệt là phương pháp marketing quốc tế và
cạnh tranh.
- Đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế thường chịu ảnh hưởng bởi sự biến
động của nền kinh tế và thị trường quốc tế có tính chất thường xuyên, liên
tục.
- Đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế thường chịu ảnh hưởng của các
yếu tố chính trị và ngoại giao do có yếu tố quốc tế và thường liên quan tới ít
nhất hai quốc gia khác nhau.
- Do luật sư thông thường được coi là có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông
tin tốt, Luật sư có thể giúp hai bên thương lượng hiệu quả hơn. Vì thế Luật sư
thường đứng ra trình bày vấn đề, không chỉ những vấn đề pháp lý mà có thể
cả những vấn đề mang tính thương mại như giá cả, điều kiện hợp đồng.v.v
Thân chủ chỉ ngồi nghe và chỉ thị cho Luật sư. Có khi bản thân thân chủ
không đi dự đàm phán và chỉ cử Luật sư đi đàm phán một mình.
- Trong quá trình đàm phán, Luật sư cố gắng để bảo vệ thân chủ của mình
một cách tốt nhất. Cụ thể, Luật sư sẽ cố gắng đàm phán, soạn thảo hợp đồng
sao cho rõ ràng, thể hiện đúng nội dung kết quả đàm phán, không có những
nội dung chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau. Luật sư phải rất cẩn thận không
đưa ra những cam kết ngoại phạm vì đư c uỷ quyền. Khi nảy sinh những
vấn đề mang tính pháp lý, Luật sư sử dụng kiến thức của mình để đưa ra
những giải pháp phù hợp với pháp luật và bảo vệ cho thân chủ.
- Đối với mỗi điều khoản hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản do đối tác đưa
ra, Luật sư có vai trò phải giải thích rõ cho thân chủ các rủi ro pháp lý liên
quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của thân chủ.
1. Kỹ năng của Luật sư trong giai đoạn chuẩn bị đàm phán:
Sự thành công của việc đàm phán phụ thuộc rất nhiều vào công việc chuẩn bị.
Nếu chuẩn bị tốt có khả năng việc đàm phán sẽ kết thúc sớm hơn. Những
công việc Luật sư phải làm trong việc chuẩn bị như sau:
- Nắm thật chắt, cụ thể và rõ ràng nội dung giao dịch được đàm phán. Mặc dù
vài trò của Luật sư không nằm trong việc quyết định giá cả, loại mặt hàng
nhưng để đạt hiệu quả trong quá trình đàm phán Luật sư vẫn phải biết thật rõ
nội dung giao dịch, những vấn đề có liên quan để có thể xây dựng kế hoạch
đàm phán một cách tốt nhất. Luật sư không thể đàm phán một giao dịch, nếu
như chưa biết rõ được mọi nội dung cơ bản, những đặc thù của nó. Việc này
đòi hỏi người Luật sư phải đọc kỹ tài liệu (dự thảo hợp đồng, đơn đặt hàng,
chào hàng .v.v) và trao đổi kỹ với khách hàng về giao dịch sắp phải đàm
phán.
Luật sư cần nắm chắc được ý đồ và các phương án của thân chủ của mình. Sở
dĩ phải có đàm phán là do có những vấn đề mà thân chủ cho rằng phía đối tác
sẽ khó chấp nhận hoặc ngược lại phía đối tác sẽ đưa ra những đòi hỏi mà phía
thân chủ cũng sẽ khó chấp nhận. Vì vậy, Luật sư cần phải nắm chắc được
phạm vi nội dung mà thân chủ có thể chập nhận và trong bất kỳ trường hợp
nào cũng không được vượt ra ngoài phạm vi đó. Điều quan trọng là không
bao giờ Luật sư đưa ra những cam kết ngoài phạm vi ủy quyền của thân chủ.
- Luật sư phải dự đoán trước những gì mà phía đối tác có thể đưa ra để có thể
lường trước các yêu cầu và chuẩn bị những phương án để có thể phản bác
hoặc chỉ chấp nhận một phần các đề xuất của phía đối tác. Điều này sẽ khiến
cho Luật sư không mất thời gian suy nghĩ nhiều trong khi họp đàm phán và
không đưa ra những ý kiến vội vàng trong khi đàm phán. Để việc dự đoán
trước các vấn đề sẽ được đưa ra đàm phán Luật sư cần thực hiện một số việc
sau:
1.1. Thu thập thông tin:
– Mục đích của đối phương.
- Đối phương là ai và đại diện cho đối phương là người như thế nào (Tìm
hiểu các phong tục, tập quán, thói quen, sở thích và tư tưởng của đối tác nước
ngoài).
- Những thông tin gì có thể cung cấp cho đối phương.
- Khuynh hướng thị trường ra sao.
- Đối phương biết những thông tin gì về mình, biết đến đâu.
- Và những thông tin cần thiết khác.
Trong thương mại, nội dung các cuộc thương lượng thường liên quan đến:
Tên hàng, phẩm chất, số lượng, bao bì đóng gói, bao hàng, giá cả, thanh toán,
bảo hiểm, bảo hành, khiếu nại, phạt và bồi thường thiệt hại, trọng tài, trường
hợp bất khả kháng.
1.2. Chuẩn bị chiến lược đàm phán:
- Xác định tư duy chủ đạo của mình là tư duy chiến lược hay tư duy ứng phó.
- Xác định thái độ của mình sẽ dùng trong thương lượng: Hăng hái, nhiệt tình
hay lãnh đạm, thờ ơ, đơn giản và thúc ép hay lạnh nhạt và xa lánh.
- Xác định mục tiêu của cuộc đàm phán, thương lượng: yêu cầu tối đa , tối
thiểu, giá cả cao nhất và giá cả thấp nhất v.v
- Xác định những nhượng bộ có thể phải thực hiện và những đòi hỏi đổi lại
cho mỗi nhượng bộ đó v.v
- Sắp xếp nhân sự cho cuộc đàm phán.
- Bố trí công việc tiếp cận.
Luật sư nên chuẩn bị hai bản dự thảo hợp đồng hoặc ít nhất phải có được ý
tưởng về hai dự thảo hợp đồng với nội dung mà thân chủ có thể chấp nhận
được. Các dự thảo này có thể do Luật sư soạn thảo hoặc được phía đối tác
cung cấp, nếu do đối tác cung cấp Luật sư cần đọc và hiểu kỹ mọi điều khoản
có sẵn của dự thảo mẫu hợp đồng đó để biết được mục đích, yêu cầu của đối
tác, bên cạnh đó Luật sư có thể sửa đổi những điều kiện không phù hợp nhằm
bảo đảm lợi ích của thân chủ của mình khi ký kết hợp đồng.
Luật sư nên mang theo tất cả những tài liệu có liên quan kể cả văn bản pháp
luật, để tiện tra cứu khi cần thiết.
Khi chuẩn bị tiến hành đàm pháp, Luật sư cũng cần chú ý đến bối cảnh đàm
phán bao gồm các yếu tố khách quan có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới
hoạt động đàm phán và thường bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội, chính
trị Thời gian, địa điểm và ngôn ngữ đàm phán là một trong những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến việc đàm phán, đặc biệt là đàm phán trong lĩnh
vực ký kết hợp đồng thương mại quốc tế.
2. Kỹ năng của luật sư trong giai đoạn đàm phán:
Đàm phán không có nghĩa là phải “tranh đấu”, đàm phán là quá trình để hai
bên đối tác trình bày quan điểm của mình, để hiểu nhau hơn, từ đó có thể
chấp nhận những điều kiện hợp lý hơn. Không phải cuộc đàm phán nào cũng
căng thẳng vì thế Luật sư cần bước vào vòng đàm phán với một tâm lý thỏa
mái, thiện chí và ôn hòa, tôn trọng đối tác và tránh gây không khí căng thẳng.
Các nguyên tắc cần thực hiện:
- Chủ động mở đầu các cuộc đàm phán bằng thái độ lịch sự, hòa nhã và thiện
cảm.
- Mở đầu trực tiếp nghĩa là nhanh chóng đi vào nội dung.
- Khi bước vào đàm phán phải xác định tư tưởng: cố gắng đạt được mục đích
của mình trên cơ sở không khí đàm phán thân mật thoải mái cho cả hai bên.
- Hướng tới bạn hàng với lòng tôn trọng cá nhân lớn nhất.
- Trong đàm phán, thường xuyên quan sát một cách kín đáo và tế nhị cách cư
xử và hành động của đối tác để có thể điều chỉnh kịp thời, hợp lý cách cư xử
của mình cũng như để nhận định kịp thời những sơ hở của đối phương. Cố
gắng vận dụng những kinh nghiệm và kỹ năng thương lượng, thuyết phục đã
được tích lũy trong quá trình đàm phán.
- Khi đàm phán cần tranh thủ sự đồng tình của đối phương về từng vấn đề:
+ Đầu tiên, Luật sư sẽ đề xuất phương án tốt nhất cho khách hàng của mình
và để phía đối tác nhận xét.
Sau đó chờ đối tác đưa ra phương án của họ để xem xét có thể chấp nhận
được hay không.
+ Khi bên đối tác không đồng ý với một vấn đề gì, Luật sư cần bao quát vấn
đề nhanh và phán đoán xem liệu sự không đồng ý đó nằm ở một vấn đề mang
tính nguyên tắc, hay là sự không đồng ý đó chỉ nằm ở vấn đề câu chữ của dự
thảo hợp đồng.
Nếu đối tác còn chưa thống nhất về mặt nguyên tắc, thì hai bên cần phải đàm
phán thêm về nguyên tắc. Có thể tạm thời gác sang một bên ngôn ngữ hợp
đồng, mà bàn với nhau về mặt ý tưởng xem nội dung của vấn đề là gì, bên
đối tác có thể chấp nhận được đến đâu, điều đó có chấp nhận được với thân
chủ của mình không, v.v.v Hai bên sẽ cần phải tranh luận, giải thích quan
điểm của mình để đi đến thống nhất về mặt nguyên tắc.
- Đánh giá tình hình diễn biến của cuộc đàm phán để quyết định ở mức nào là
vừa phải do việc cương quyết giữ vững đề nghị của mình với khả năng đối
tác chấp nhận được. Phải biết nhượng bộ lúc nào, ở mức độ nào để đảm bảo
vừa có lợi cho ta đồng thời gây được sự thoả mãn của đối phương.
- Bao giờ cũng có thể nói “ không” với một vấn đề còn đang nghi vấn. Phải
luôn cố gắng làm việc hết sức mình để thực hiện những điều khoản trong hợp
đồng mà bạn đã thương lượng và thoả thuận. Kết quả đàm phán nằm ở nội
dung ngôn từ của hợp đồng được hai bên thống nhất, vì vậy Luật sư phải rất
cẩn thận suy xét ngôn từ hợp đồng do bên đối tác đưa ra. Nếu cảm thấy
không chắc chắn, cần thời gian xem xét thêm, thì phải suy xét thêm và không
được nóng vội đồng ý ngay. Khi xảy ra tranh chấp các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp sẽ chủ yếu chỉ căn cứ vào ngôn từ hợp đồng và
nội dung các cuộc đàm phán thông thường có ít giá trị trong việc diễn giải
hợp đồng, đặc biệt là các hợp đồng dài hạn khi mà những người tham gia
đàm phán hợp đồng có thể sẽ không phải là những người tham gia thực hiện
hoặc tranh chấp sau này.
- Nếu cảm thấy đề xuất của đối tác không thể chấp nhận được do nằm ngoài
phạm vi mà thân chủ có thể chấp nhận được, thì đương nhiên là câu trả lời
đối với đối tác sẽ là “không thể chấp nhận”. Luật sư nên thay mặt thân chủ cố
gắng giải thích quan điểm của phía bên mình để khiến đối tác hiểu và chấp
nhận. Điều này đòi hỏi Luật sư phải hiểu thật rõ giao dịch thông qua khâu
chuẩn bị hồ sơ đàm phán. Trong rất nhiều trường hợp, việc đối tác không
chấp nhận có thể là do đối tác chưa hiểu rõ hoàn cảnh và yêu cầu của thân
chủ, chứ không hề do đòi hỏi của thân chủ là không hợp lý. Do đó những lập
luận của Luật sư đưa ra trong quá trình đàm phán phải chặt chẽ và hợp lý.
Nếu sau khi giải thích mà đối tác vẫn không chịu chấp nhận, hai bên nên
“tạm bỏ qua” vấn đề hay điều khoản đó để sau này quay lại đàm phán tiếp
sau khi đã trao đổi lại với thân chủ của mình. Việc có chấp nhận hay không
lúc đó tùy thuộc vào ý kiến của thân chủ và Luật sư vẫn chỉ giữ vai trò tư
vấn. Tránh hiện tượng cả buổi đàm phán Luật sư chỉ bị sa lầy vào một vấn đề
mà rõ ràng là hai bên chưa thống nhất được với nhau về mặt nguyên tắc. Nên
để tạm vấn đề đó sang một bên, đi tiếp giải quyết những vấn đề khác trước.
Nên đi hết một lượt qua hợp đồng để biết được tổng thể những gì đối tác có
thể chấp nhận được, những gì đối tác không thể chấp nhận được. Từ đó, Luật
sư sẽ có thể chuẩn bị tốt hơn cho vòng đàm phán tiếp theo.
- Nếu cảm thấy phương án của bên kia là có thể chấp nhận được, luật sư có
thể quyết định chấp nhận ngay để dứt điểm vấn đề đó và có thể chuyển quyết
định chấp nhận ngay để dứt điểm vấn đề đó và có thể chuyển tiếp sang các
vấn đề khác. Hoặc Luật sư có thể có chiến thuật tạm coi là chưa chấp nhận,
để sau này có thể “đánh đổi” điều này với một điều khác mà bên kia không
sẵn sàng chấp nhận. Đây là cách các Luật sư hay dùng trong một hợp đồng
lớn. Mặc dù một vấn đề đã có thể chấp nhận được, họ vẫn chưa chịu chấp
nhận và coi vấn đề còn “treo”. Sau vòng đàm phán này, họ mới xem xét lại
tất cả các vấn đề còn “treo” và xem có thể đánh đổi được vấn đề mà họ có thể
chấp nhận được đó với vấn đề nào khác mà đối tác cũng chưa chịu chấp nhận
hay không.
- Luật sư không nên có thái độ cứng nhắc trong khi đàm phán, nếu phát hiện
ra được một phương án mà Luật sư cho rằng cả hai bên đều có thể chấp nhận
được, Luật sư có thể thông báo với thân chủ để thân chủ quyết định có đưa ra
giải pháp đó hay không. Luật sư cũng có thể trong một số trường hợp đề xuất
thẳng với đối tác, với điều kiện phải nói rõ đó là đề xuất riêng của Luật sư và
chưa được thân chủ đồng ý. Đây là một vai trò khá quan trọng của Luật sư.
Vì Luật sư có thể tạm coi là một người trung lập đứng giữa hai bên đàm
phán,Luật sư có thể nghĩ tới những phương án mà hai bên có thể cùng chấp
nhận được.
- Luật sư nên cẩn thận tránh lối suy nghĩ những điều khoản nào tỏ ra công
bằng với cả hai bên là có thể chấp nhận được.