Tóm Tắt
Năm 1956, dưới sự giúp đỡ, chỉ đạo từ Mỹ, Ngô Đình Diệm đã thành lập chính quyền Việt Nam Cộng
hòa (VNCH) tại miền Nam Việt Nam để thực hiện chiến lược toàn của Mỹ. Sự tồn tại, hoạt động của
chính quyền VNCH hoàn toàn lệ thuộc vào “thái độ” của Mỹ. Những cuộc đảo chính liên tiếp trong nội
bộ chính quyền Sài Gòn cùng những lần “thay ngựa giữa dòng” của Mỹ tại Việt Nam là minh chứng rõ
ràng cho vai trò quyết định của Mỹ dưới góc độ chính trị đối với miền Nam Việt Nam. Chính quyền
VNCH ra đời xuất phát từ “nhu cầu” của Mỹ, phục vụ cho Mỹ. Do đó, chính quyền này không thể tồn
tại và sụp đổ hoàn toàn vào ngày 30-4-1975
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của Mỹ đối với Việt Nam Cộng hòa dưới góc độ chính trị (1954 – 1975), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5(30) - Thaùng 7/2015
59
Vai trò của Mỹ đối với Việt Nam Cộng hòa
dưới góc độ chính trị (1954 – 1975)
The American’s role to the republic of Vietnam in political perspective (1954 – 1975)
TS. Lê Tùng Lâm
Trường Đại học Sài Gòn
Ph.D. Le Tung Lam
Sai Gon University
Tóm Tắt
Năm 1956, dưới sự giúp đỡ, chỉ đạo từ Mỹ, Ngô Đình Diệm đã thành lập chính quyền Việt Nam Cộng
hòa (VNCH) tại miền Nam Việt Nam để thực hiện chiến lược toàn của Mỹ. Sự tồn tại, hoạt động của
chính quyền VNCH hoàn toàn lệ thuộc vào “thái độ” của Mỹ. Những cuộc đảo chính liên tiếp trong nội
bộ chính quyền Sài Gòn cùng những lần “thay ngựa giữa dòng” của Mỹ tại Việt Nam là minh chứng rõ
ràng cho vai trò quyết định của Mỹ dưới góc độ chính trị đối với miền Nam Việt Nam. Chính quyền
VNCH ra đời xuất phát từ “nhu cầu” của Mỹ, phục vụ cho Mỹ. Do đó, chính quyền này không thể tồn
tại và sụp đổ hoàn toàn vào ngày 30-4-1975.
Từ khóa: Việt Nam Cộng hòa, Mỹ, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu
Abstract
In 1956, with helps and guidances from the US, Ngo Dinh Diem was established by the Republic of
Vietnam government in the South of Vietnam to implement the global strategy of the US. The existence
and operation of the Republic of Vietnam government were dependent on the US’s attitude. The
successive coups within the Saigon government and the times “instead of horses mid-stream” by the US
in Vietnam were clear evidence for the US's role in the politics of the South Vietnam. The Republic of
Vietnam was born from “needs” of the US and serving them. Therefore, Saigon government could not
survive and completely collapsed on April 30, 1975.
Keywords: Republic of Vietnam, US, Ngo Dinh Diem, Nguyen Van Thieu
1. Ngô Đình Diệm và sự lựa chọn
của Mỹ (1954-1963)
Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ
thực hiện Chiến lược toàn cầu nhằm ngăn
chặn chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế
giới. Đối với châu Á, Mỹ dành ưu tiên
hàng đầu trong vấn đề Triều Tiên, Trung
Quốc và Đông Dương. Năm 1950, chiến
tranh Triều Tiên bùng nổ. G.Marshall cho
rằng “có một mối quan hệ rất trực tiếp giữa
chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông
Dương. Triều Tiên và Đông Dương được
Mỹ xem là “trận đánh sinh đôi” (twin
battles) trong cùng một nỗ lực của Cộng
sản quốc tế nhằm chiếm châu Á” [6, tr.98].
Ngày 21-8-1953, Tổng thống (TT) Eisenhower
cho rằng “mất Việt Nam hoàn toàn sẽ ảnh
hưởng tai hại tới các vị trí của Mỹ trong
60
các nước láng giềng với Việt Nam tựa như
quân bài Domino xếp thành hàng có thể bị
ngã hết quân này đến quân khác”
[7, tr.1281]. Quan điểm này được người
Mỹ gọi là Thuyết Domino (Domino
Theodry) và nó đã chi phối giới cầm quyền
Mỹ sau này. Mỹ lo ngại hậu quả dây
chuyền của Thuyết Domino nếu không có
sự can thiệp cần thiết vào Đông Nam Á.Vì
vậy, Chính quyền Eisenhower phải tìm một
giải pháp khác cho vị trí, vai trò của họ tại
Việt Nam. Tổ chức “Những người bạn Mỹ
của Việt Nam” (AFV) gồm các nhân vật
nổi bật như Mansfield, Spellman và Joseph
Kennedy đã thông qua Ngoại trưởng
J.F.Dulles và giám đốc CIA A.Dulles đã
đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền Thủ
tướng và từng bước loại người Pháp khỏi
Việt Nam. Đây là động thái quan trọng
chuẩn bị cho quá trình can dự lâu dài vào
Việt Nam của Mỹ.
Ngày 20-8-1954, Hội đồng An ninh
Quốc gia Mỹ thông qua Nghị quyết NSC
5429/2 và xác định “những thắng lợi của
cộng sản ở Đông Dương, mà đỉnh cao là
Hiệp định Genève đã kéo theo những hậu
quả nghiêm trọng gây tổn hại cho an ninh
của Mỹ” [8, tr.771]. Do đó, Mỹ phải làm
việc với “Thủ tướng” Ngô Đình Diệm và
giúp đỡ bằng mọi giá cho chính quyền này.
Đồng thời, Mỹ giúp Ngô Đình Diệm xây
dựng một chính phủ “dân chủ” ở miền
Nam Việt Nam để thực hiện mục tiêu chiến
lược của họ. Nhận định về sự kiện này,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng Mỹ đã
“biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa
kiểu mới, một căn cứ quân sự của Mỹ, để
chia cắt lâu dài nước ta”[11, tr.276].
Để công khai ủng hộ, can thiệp vào
miền Nam Việt Nam, tháng 12-1954, Mỹ
đã thông qua Nghị quyết NSC 5429/5 và
cho rằng “nếu được yêu cầu bởi một chính
phủ bản địa hợp pháp, Mỹ sẽ xem xét
một tình thế như vậy một cách nghiêm
trọng đến mức ngoài việc mang đến mọi sự
giúp đỡ công khai và bí mật tổng thống
còn xem xét ngay lập tức khả năng yêu cầu
Quốc hội có hành động thích đáng có
thể, bao gồm việc sử dụng lực lượng quân
sự Mỹ” [5, tr.205]. Rõ ràng, NSC 5429/5
đã trao cho Chính phủ Mỹ quyền tự do
giúp đỡ về kinh tế, quân sự vào bất cứ nơi
nào cần thiết để thực hiện chiến lược toàn
cầu của Mỹ. Trong đó, Việt Nam nhanh
chóng trở thành “hòn đá tảng” trong chính
sách của Mỹ.
Dưới sự ủng hộ, giúp đỡ của Mỹ, ngày
4-3-1956, Ngô Đình Diệm đã tổ chức bầu
cử Quốc hội riêng lẻ ở Nam Việt Nam.
Ngày 30-4-1956, J.Dulles cho rằng “Mỹ
phải giữ lấy miền Nam Việt Nam y như đã
giữ Nam Triều Tiên và Đài Loan”
[13, tr.15]. Triều Tiên và Đài Loan đang
nhận được sự bảo trợ trực tiếp từ Mỹ để
duy trì sự tồn tại của mình. Điều này đồng
nghĩa từ nay, sự tồn vong của Nam Việt
Nam cũng sẽ phải gắn liền với sự hậu
thuẫn của Mỹ. Ngày 20-10-1956, Ngô
Đình Diệm công bố Hiến pháp Việt Nam
Cộng hòa. Như vậy, chính phủ Eisenhower
đã “thành công” trong việc triển khai chủ
nghĩa thực dân mới của Mỹ tại miền Nam
Việt Nam. Vĩ tuyến 17 chỉ là Giới tuyến
quân sự tạm thời theo Hiệp định Genève
nay lại trở thành ranh giới chia cắt hai miền
Nam - Bắc Việt Nam.
Tháng 1-1961, Tổng thống J.F. Kennedy
thực hiện chiến lược “phản ứng linh hoạt”
do M.Taylor đề xướng gồm ba loại hình
chiến tranh: chiến tranh đặc biệt, chiến
tranh cục bộ, chiến tranh tổng lực. Miền
Nam Việt Nam trở thành nơi lý tưởng để
thử nghiệm chiến lược toàn cầu mới của
Mỹ. TT Kennedy tán thành đề nghị của Sứ
quán Mỹ trong kế hoạch chống nổi dậy,
giúp VNCH tăng quân số từ 15 lên 17 vạn
quân, giúp cải thiện chất lượng dân vệ ở
nông thôn [15, tr.256]. Đồng thời, Mỹ cũng
61
tăng cường viện trợ kinh tế, lực lượng quân
đội và cảnh sát của chính quyền Sài Gòn
(CQSG), tăng số lượng cố vấn quân sự Mỹ
ở miền Nam Việt Nam. Ngày 11-5-1961,
Kennedy đã thông qua Bị vong lục Hành
động An ninh quốc gia NSAM 52 (National
Security Action Memorandum 52), xác định
nhiệm vụ của Mỹ là “giúp Diệm xây dựng
lực lượng đặc biệt, chốt chặn biên giới,
chống miền Bắc thâm nhập; tăng cường mở
rộng, cải tiến trang bị và huấn luyện quân
đội” [4, tr.181]. Sự kiện này đã đánh dấu
quá trình can thiệp sâu hơn của Mỹ vào
Việt Nam. Đối với Kennedy, giải pháp
quan trọng là xây dựng CQSG vững mạnh
để đảm nhận trách nhiệm chống lại quân
giải phóng miền Nam.
Ngày 8-2-1962, Mỹ thành lập Bộ chỉ
huy viện trợ quân sự tại miền Nam
(MACV) để điều hành chiến lược Chiến
tranh đặc biệt tại Việt Nam. Với ưu thế về
lực lượng quân đội, vũ khí hiện đại, Mỹ hi
vọng sẽ giúp cho CQSG giành thắng lợi
quyết định trên chiến trường miền Nam
Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế không như
Mỹ mong đợi. CQSG càng gặp nhiều khó
khăn. Ngô Đình Diệm ngày càng tỏ ra
chuyên chế, độc tài gia đình trị và bị nhân
dân chống đối ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy,
Mỹ phải tìm giải pháp phù hợp với tình
hình thực tế chiến trường Việt Nam.
2. Sự “thay ngựa giữa dòng” của
Mỹ (1963-1965)
Năm 1963, sự khủng hoảng của
CQSG ngày càng trầm trọng. Mùa hè năm
1963, Ngô Đình Diệm đã công khai phát
động cuộc tấn công vào Phật giáo, một tôn
giáo của đại đa số người Việt Nam. Đêm
20 rạng 21-8-1963, Ngô Đình Diệm cho
mở một loạt các cuộc tấn công vào các
chùa trên khắp miền Nam Việt Nam, bắt
1.426 tăng ni, Phật tử và gây ra những
thương vong lớn. Ngày 22-8-1963, The
New York Times kịch liệt lên án chính phủ
Diệm mất lòng dân, độc tài, đàn áp Phật
giáo tàn bạo. Chỉ trích chính phủ Kennedy
đã không sử dụng áp lực thích đáng với
Diệm. Trước tình hình này, Mỹ đã tính đến
giải pháp thay thế Ngô Đình Diệm bằng
cuộc đảo chính của nhóm tướng lĩnh quân
đội VNCH.
Cuối tháng 8-1963, chính quyền
Kennedy gửi cho các tướng lĩnh trong
nhóm đảo chính gồm Dương Văn Minh,
Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim và Trần Thiện
Khiêm một mật điện rằng “Mỹ sẽ ủng hộ
một cuộc đảo chính nếu cuộc đảo chính đó
có cơ may thành công, nhưng không cho
phép quân đội Mỹ tham dự vào cuộc đảo
chính này” [9, tr.35-36]. Ngày 3-10-1963,
Dương Văn Minh báo cho Conein biết
cuộc đảo chính sắp xảy ra và yêu cầu Mỹ
ủng hộ sau khi đã thành công. Ngày 28-
10, tướng Trần Văn Đôn bảo Conein nói
với Đại sứ C.Lodge là các tướng không
thay đổi kế hoạch của mình. Trưa ngày 1-
11-1963, cuộc đảo chính đã diễn ra. Nền đệ
nhất cộng hòa đã kết thúc cùng với sự kết
liễu của hai anh em Ngô Đình Diệm và
Ngô Đình Nhu. Cuộc đảo chính này đã
nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ từ phía Mỹ.
Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Hội
đồng Quân nhân cách mạng (HĐQNCM)
do Dương Văn Minh đứng đầu và tiến
hành củng cố lại bộ máy chính quyền và
những hoạt động quân sự tại Nam Việt
Nam. Ngày 24-11-1963, TT Johnson đã
triệu tập cuộc họp với các cố vấn của mình
về Việt Nam và nhấn mạnh với các cố vấn
của mình là ông “muốn giành thắng lợi
trong cuộc chiến tranh này” [14, tr.112-
113]. TT Johnson muốn nhìn thấy là một
chiến thắng cần thiết của Mỹ tại Việt Nam
nên phải tăng cường sự ủng hộ cho
HĐQNCM. Ngày 26-11-1963, NSAM 273
được thông qua và khẳng định rằng,
“nhiệm vụ trọng tâm của Mỹ tại miền Nam
Việt Nam là hỗ trợ người dân và Chính phủ
62
của quốc gia ở đó để giành chiến thắng
trong cuộc chiến chống lại các âm mưu của
Cộng sản có sự chỉ đạo và hỗ trợ từ bên
ngoài” [9, tr.638]. NSAM 273 là một minh
chứng cho sự ủng hộ của Mỹ đối với
VNCH trong cuộc chiến chống lại sự phát
triển của phong trào giải phóng dân tộc ở
Đông Nam Á.
Dù có sự ủng hộ của Mỹ nhưng CQSG
lại rơi vào giai đoạn khủng hoảng trầm
trọng, HĐQNCM đều là những người từng
làm việc cho Ngô Đình Diệm trước đây.
Các tướng lãnh, chính trị gia và các lực
lượng xã hội dân sự sau Ngô Đình Diệm đã
phải đối mặt với những khó khăn và tỏ ra
bất lực trước một nền dân chủ hỗn loạn.
Thực trạng này cũng được phía Mỹ thừa
nhận rằng “nhóm tướng lĩnh lên cầm quyền
ở Nam Việt Nam sau vụ đảo chính cũng
chẳng làm được gì nhiều để chặn đứng sự
suy sụp này. Họ thiếu kinh nghiệm, không
xây dựng được cương lĩnh và không giành
được sự ủng hộ của các tổ chức chống Diệm
trước đây. Giới lãnh đạo Mỹ kết luận rằng
“ngay cả chính quyền mới Nam Việt Nam
cũng không đủ sức kiểm soát tình hình”[1,
tr.327]. Đến lúc này, Mỹ đã phần nào nhận
thấy sự sai lầm khi để cho nhóm tướng lĩnh
đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Do đó,
Mỹ phải tìm một người khác thay thế để ổn
định lại tình hình Nam Việt Nam.
Dưới sự chỉ đạo của Mỹ - đứng đầu là
Paul Harkins, tướng Nguyễn Khánh - Tư
lệnh Quân đoàn I, cầm đầu cuộc đảo chính
lần thứ hai nhằm lật đổ nhóm tướng lĩnh đã
đảo chính Ngô Đình Diệm ba tháng trước
đó. Sáng sớm ngày 30-1-1964, Nguyễn
Khánh đã làm chủ Sài Gòn mà không tốn
một phát súng nào. Nguyễn Khánh báo cho
C.Lodge rằng “đảo chính đã hoàn toàn
thành công”. Sau đó, Nguyễn Khánh tự
xưng là Chủ tịch HĐQNCM, kiêm Tổng
Tư lệnh quân đội và thiết lập một chế độ
độc tài quân sự tại miền Nam Việt Nam.
Đại sứ C.Lodge cũng cho rằng “chế độ cai
trị độc tài có thể tốt hơn là một nhóm
tướng lĩnh chia rẽ” và chẳng có gì làm cho
Mỹ hài lòng hơn là “nhìn thấy một quốc
trưởng phương Đông muốn đi nhanh và
không ngần ngại đá đít những người khác”
[3, tr.125]. Như vậy, Mỹ chuyển từ việc
ủng hộ HĐQNCM sang ủng hộ chính
quyền quân sự độc tài tại Việt Nam để có
thể ổn định lại tình hình và thực hiện âm
mưu của Mỹ. Rõ ràng, sự tồn tại của các
CQSG đều phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ
của Mỹ.
Sau khi lên cầm quyền, Nguyễn Khánh
nhận được sự ủng hộ về kinh tế lẫn quân sự
từ Mỹ. Ngày 8-3-1964, TT Johnson cử
Mc.Namara sang Việt Nam và không quên
dặn dò rằng “tôi (Johnson) muốn thấy hảng
ngàn bức ảnh anh (McNamara) chụp chung
với tướng Khánh, mỉm cười, vẫy tay để chỉ
cho nhân dân ở đó (Nam Việt Nam) rằng
đất nước này (Mỹ) hoàn toàn đứng đằng
sau Khánh” [14, tr.122-123]. Hành động
này của Nguyễn Khánh và McNamara đã
chứng minh sự bất lực và lệ thuộc hoàn
toàn vào Mỹ của chính phủ Nguyễn
Khánh. Nó làm cho làn sóng chống chính
phủ ngày càng dâng cao ở miền Nam. Từ
đó, phong trào đấu tranh chống lại chính
phủ độc tài Nguyễn Khánh bùng nổ mạnh
mẽ hơn. Hàng ngàn người dân Sài Gòn
xuống đường phản đối và hô to “đả đảo
chế độ độc tài”. Đại sứ Maxwell Taylor đã
báo cho Washington vào giữa tháng 8-1964
rằng “điều hay nhất có thể nói về chính
quyền của Nguyễn Khánh là nó đã tồn tại
được 6 tháng và khả năng tồn tại tiếp cho
đến hết năm chỉ là 50/50”[3, tr.132]. Như
vậy, Mỹ cũng không dám đảm bảo cho sự
tồn tại lâu dài của chính quyền quân sự
Nguyễn Khánh. Vì vậy, Mỹ phải tìm một
giải pháp phù hợp cho Việt Nam.
3. Mỹ và “giải pháp Thiệu - Kỳ”
(1965-1975)
63
Sự cai trị độc tài của Nguyễn Khánh,
sự bất lực, chia rẻ trong nội bộ CQSG cùng
sự lớn mạnh của Quân giải phóng miền
Nam đã làm cho “giải pháp Nguyễn Khánh”
đứng trước nguy cơ phá sản. Mỹ phải tính
đến giải pháp “lật đổ Nguyễn Khánh”.
Ngày 19-2-1965, nhóm tướng lĩnh do Lâm
Văn Phát, Tôn Thất Đính và Phạm Ngọc
Thảo lãnh đạo đã tiến hành cuộc đảo chính
lật đổ Nguyễn Khánh. Tuy nhiên, nhóm
đảo chính không nhận được sự ủng hộ của
Mỹ và quân đội nên bị thất bại. Ngay trong
ngày 19-2, M.Taylor đã đề nghị Nguyễn
Cao Kỳ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp
của Hội đồng Quân lực tại Biên Hòa vào
tối nay nếu có thể, nếu không, sớm nhất
vào sáng ngày mai (20-2)[10, tr.329] để
giải quyết tình hình rối ren trong nội bộ
CQSG. Ngày 20-2-1965, Hội đồng Quân
lực họp và quyết định cử Trần Văn Minh
giữ chức Tổng tư lệnh thay Nguyễn Khánh.
Ngày 22-2-1965, Nguyễn Khánh được bổ
nhiệm làm Đại sứ lưu động và rời khỏi
Việt Nam, thực chất là bị trục xuất khỏi
Việt Nam. Sau đó, hàng loạt vụ đảo chính
khác, các chính quyền dân sự do Trần Văn
Hương rồi Phan Huy Quát đứng đầu lần
lượt được thành lập rồi sụp đổ. Nhưng tình
hình vẫn không ổn định được. Tháng
5-1965, một cuộc khủng hoảng mới đã nổ
ra, Phan Huy Quát xin từ chức. Dưới sự
đồng ý của Mỹ, ngày 11-6-1965, nhóm các
tướng lĩnh họp tại Dinh Độc lập, chấp nhận
sự từ chức của Phan Huy Quát, cử Trung
tướng Nguyễn Văn Thiệu và Thiếu tướng
Nguyễn Cao Kỳ nắm quyền điều hành
CQSG. Như vậy, thí nghiệm về các giải
pháp chính phủ dân sự của Mỹ tại miền
Nam Việt Nam đã bị thất bại. Mỹ phải
quay trở lại dựng lên một chính phủ quân
sự để phục vụ cho chiến lược chiến tranh
xâm lược tại miền Nam Việt Nam.
Ngày 14-6-1965, Ủy ban Lãnh đạo
Quốc gia được thành lập do Nguyễn Văn
Thiệu làm Chủ tịch (tương đương Quốc
trưởng). Ngày 19-6-1965, Ủy ban Hành
pháp Trung ương (tức Chính phủ) được
thành lập do Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch.
Tuy nhiên, CQSG vẫn không thể thoát tình
hình ngày càng khủng hoảng. Ngày 30-11-
1965, McNamara đã gởi TT Johnson một
Bị vong lục rằng “chính phủ của các tướng
lĩnh của Kỳ vẫn tồn tại nhưng không nhận
được sự ủng hộ rộng rãi hoặc có được
những hành động có tính chất táo bạo.
Công tác bình định đang dẫm chân tại chỗ
nghiêm trọng” [12, tr.488]. Rõ ràng, sự bất
ổn và kém hiệu quả của CQSG làm cho
người Mỹ lo lắng. Ngày 8-2-1966, Mỹ
buộc Nguyễn Cao Kỳ phải cải cách chính
phủ khi TT Johnson không thỏa mãn với
những lời hứa hoặc bằng “những từ ngữ
nghe rất kêu” mà phải “có những kết quả
cụ thể” [3, tr.174].
Ngay khi về Sài Gòn, Kỳ đã vấp phải
một thách thức nội bộ rất quyết liệt. Tháng
3-1966, cuộc “khủng hoảng miền Trung”
nổ ra đòi Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn
Cao Kỳ từ chức và nhường chỗ cho một
chính phủ dân sự. Cuộc “khủng hoảng
miền Trung” bộc lộ rõ những yếu kém của
CQSG và thế yếu của Mỹ ở Việt Nam.
Theo sự sắp xếp của Mỹ, ngày 15-5-1966,
cuộc “khủng hoảng miền Trung” đã được
dập tắt. Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ trọng
vọng như một nhà lãnh đạo quân sự có
năng lực và Taylor coi ông ta như một con
người đầy “tự tin và sáng suốt” [3, tr.151].
Tháng 3-1967, trong lúc gặp Nguyễn Văn
Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ tại Guam, TT
Johnson nói rằng “sinh nhật tôi vào cuối
tháng 8. Món quà lớn nhất mà các bạn có
thể tặng tôi là một cuộc bầu cử toàn quốc”
[2, tr.475]. Do đó, Nguyễn Văn Thiệu và
Nguyễn Cao Kỳ đã xúc tiến cuộc bầu cử
vào tháng 9-1967.
Sau thắng lợi của cuộc bầu cử đầy
gian lận ngày 3-9-1967, Nguyễn Văn Thiệu
64
đắc cử Tổng thống, Nguyễn Cao Kỳ là Phó
tổng thống VNCH. Nền Đệ Nhị cộng hòa
được chính thức thành lập tại miền Nam
Việt Nam ngày 1-11-1967. Người Mỹ
mong đợi có một chính phủ VNCH ổn định
tại miền Nam Việt Nam để có thể tiếp tục
thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược. Từ
đây, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và
Nguyễn Cao Kỳ tiếp thực hiện chiến lược
toàn cầu của Mỹ cho đến khi sụp đổ hoàn
toàn vào ngày 30-4-1975.
4. Kết luận
Từ năm 1956-1975, sự tồn tại của
chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại miền
Nam Việt cùng sự xâm lược của Mỹ đã gây
ra cuộc chiến tranh tàn khốc cho dân tộc
Việt Nam. Trong 20 năm, chính quyền
VNCH liên tiếp có sự xáo động, thay đổi
liên tục trong giới cầm quyền của họ.
Những cuộc đảo chính liên tiếp diễn ra và
đều có “bàn tay” chỉ đạo từ Mỹ. Rõ ràng,
chính quyền VNCH ra đời không phải xuất
phát từ nhu cầu của đất nước, của dân tộc
mà từ “nhu cầu” của Mỹ. VNCH chỉ là
“quân bài” phục vụ cho mục đích chính trị
của Mỹ. Do đó, VNCH không thể tồn tại
và sụp đổ hoàn toàn vào ngày 30-4-1975.
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Xuân 1975 đã đánh bại những thí
nghiệm chiến lược chiến tranh kiểu mới
của Mỹ tại miền Nam Việt Nam và làm sụp
đổ hoàn toàn VNCH - “chính quyền của
Mỹ” ở miền Nam Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bogaturo Aleksey Demofenovich, Averkov
Viktor Viktorovich (2013), Lịch sử quan hệ
quốc tế, Đặng Quang Chung, Lê Đức Mẫn
dịch, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà
Nội.
2. Frances Fitzgerald (2004), Lửa trong lòng
Hồ, NXB CAND, HN.
3. George Herring (1996), America`s Longest
War: The United States and Vietnam, 1950-
1975, Third Edition, McGraw-Hill, Inc.
4. Lê Mậu Hãn (cb, 2003), Đại cương Lịch sử
Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội
5. Lê Phụng Hoàng (2008), Lịch sử Quan hệ
quốc tế ở Đông Nam Á từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai đến cuối chiến tranh lạnh
(1945 – 1991), Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phan Văn Hoàng (2004), Việt Nam trong
chính sách của Mỹ từ 1940 đến 1956,
LATS, Trường ĐHSP TPHCM.
7. John P. Glennon (General Editor, 1982),
Foreign Relations of the United States,
1952–1954. Indochina (in two parts):
Volume XIII, Part 1, United States
Government Printing Office, Washington.
8. John P.Glennon (General Editor, 1984),
Foreign Relations of the United States,
1952–1954. East Asia and the Pacific (in
two parts): Volume XII, Part 1, United
States Government Printing Office,
Washington.
9. John P.Glennon (General Editor, 1991),
Foreign Relations of The United States,
1961–1963, Volume IV, Vietnam, August–
December 1963, United States Government
Printing Office, Washington.
10. John P.Glennon (General Editor, 1992),
Foreign Relations of the United States,
1964–1968, Volume II, Vietnam 1964,
United States Government Printing
Office, Washington.
11. Hồ Chí Minh (1976), Vì độc lập tự do, vì Chủ
nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội.
12. Neil Sheehan, H.Smith, E.W.Kenworthy,
and F.Butterfield (1971), The Pentagon
Papers as Published by the New York Times.
New York: Bantam Books.
13. Đặng Phong (1991), 21 năm viện trợ Mỹ ở
Việt Nam, Viện nghiên cứu thị trường - giá
cả, Hà Nội.
14. Robert S.Mc Namara (1995), Nhìn lại quá
khứ, Tấm thảm kịch và những bài học về
Việt