Vai trò của người thầy trong dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác

Tóm tắt. Sư phạm tương tác (SPTT) là một hướng tiếp cận hoạt động dạy học tổng hợp, khoa học, cơ bản và năng động: tập trung vào người học và cơ bản dựa trên tác động qua lại giữa người dạy – người học và môi trường, làm gia tăng giá trị các tương tác dạy học. Trong SPTT, người dạy trở thành tác nhân, người tạo điều kiện (tổ chức, hướng dẫn các quan hệ tương tác dạy học) nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người học huy động hệ thần kinh hoạt động tốt nhất trên cơ sở đó dạy học mang lại hiệu quả. Để đảm đương được nhiệm vụ đó, người dạy có trình độ chuyên môn giỏi là chưa đủ mà bên cạnh đó là trình độ học vấn sâu rộng, kĩ năng giảng dạy và nghệ thuật sư phạm thành thạo.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của người thầy trong dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 1, pp. 152-157 VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY TRONG DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC Vũ Lệ Hoa Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Sư phạm tương tác (SPTT) là một hướng tiếp cận hoạt động dạy học tổng hợp, khoa học, cơ bản và năng động: tập trung vào người học và cơ bản dựa trên tác động qua lại giữa người dạy – người học và môi trường, làm gia tăng giá trị các tương tác dạy học. Trong SPTT, người dạy trở thành tác nhân, người tạo điều kiện (tổ chức, hướng dẫn các quan hệ tương tác dạy học) nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người học huy động hệ thần kinh hoạt động tốt nhất trên cơ sở đó dạy học mang lại hiệu quả. Để đảm đương được nhiệm vụ đó, người dạy có trình độ chuyên môn giỏi là chưa đủ mà bên cạnh đó là trình độ học vấn sâu rộng, kĩ năng giảng dạy và nghệ thuật sư phạm thành thạo. Từ khóa: SPTT, người dạy, người học, tương tác, chất lượng, hiệu quả dạy học. 1. Mở đầu Người Việt Nam xưa có câu: “Không thầy đố mày làm nên” , “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Trong lịch sử dạy học của các nhà trường thì vai trò của người thầy luôn được coi trọng, tôn vinh – vai trò quyết định sự thành công hay thất bại sự học của trò, quyết định chất lượng dạy học. Để xứng đáng với vai trò đó, dù trong điều kiện lịch sử xã hội nào thì người thầy trong dạy học cũng luôn cần có trình độ chuyên môn giỏi, trình độ nghiệp vụ sư phạm thành thạo và lòng yêu thương con trẻ. Ngày nay, trước xu thế phát triển của thời đại, yêu cầu của sự phát triển xã hội, Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra những yêu cầu mới đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, vì vậy vị trí, vai trò của người thầy trong dạy học hiện nay cũng có nhiều thay đổi. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. Đáp Ngày nhận bài: 18/11/2013. Ngày nhận đăng:25/2/2014 Liên hệ: Vũ Lệ Hoa, e-mail: lehoa_tlgd@yahoo.com.vn 152 Vai trò của người thầy trong dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới của sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện nay đang đặt ra nhiệm vụ mới đối với các nhà Quản lí giáo dục và giáo viên. Vì vậy, xác định được vị trí vai trò của nguời thầy trong dạy học hiện nay là điều rất cần thiết trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, dạy học. Đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay, có nhiều quan điểm, tiếp cận dạy học mới làm thay đổi đáng kể trong cách nhìn về người dạy, người học trong dạy học như: Quan điểm dạy học “Lấy hoạt động của người học làm trung tâm”; “Dạy học tích cực hóa hoạt động của người học”; “Dạy học tiếp cận năng lực”; “Dạy học kiến tạo”; “Công nghệ hóa dạy học”; “Quan điểm Sư phạm tương tác”. . . Mỗi cách tiếp cận dạy học tập trung vào những chiến lược dạy học theo những hướng khác nhau, tuy nhiên tất cả đều hướng tới phát huy vai trò của các thành tố của dạy học trong mối quan hệ tương tác tích cực tạo nên quá trình dạy học hiệu quả. SPTT là một hướng tiếp cận dạy học mới, cơ bản, khoa học và năng động, “hướng vào người học” đặc biệt quan tâm tới sự gia tăng giá trị tương tác giữa người dạy, người học và môi trường trên cơ sở đó thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Với cách tiếp cận dạy học theo SPTT và xác định được vai trò của người thầy trong dạy học theo quan điểm SPTT sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học các môn học hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dạy học tiếp cận Sư phạm tương tác Dạy học là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố cấu trúc: Mục đích, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo viên – hoạt động dạy, học sinh – hoạt động học, môi trường KTXHKHCN. . . Sự tác động qua lại của các thành tố tạo nên một quá trình dạy học toàn vẹn luôn vận động và phát triển không ngừng theo những chiều hướng xác định. Trong dạy học, người dạy – hoạt động dạy, người học – hoạt động học là hai nhân tố cơ bản, trung tâm của quá trình dạy học, sự tác động qua lại của hai nhân tố này luôn diễn ra trong những điều kiện xác định (môi trường DH). Vì vậy có thể nói: Trong dạy học, mối quan hệ tương tác giữa người dạy – người học và môi trường dạy học sẽ tạo nên một quá trình dạy học đặc thù quy định hiệu quả dạy học. Trong đó, nhân tố người thầy đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các tương tác dạy học thông qua các hoạt động sư phạm nhằm đạt các mục tiêu của dạy học: từ khâu thiết kế môn học, bài học cho tới việc tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập người học... Quan điểm SPTT là một hướng tiếp cận dạy học tổng hợp, cơ bản, khoa học và năng động dựa trên cơ sở tiếp cận tổng hợp của các quan điểm dạy học trước đó và đương đại. Jean Marc Denommé và Madeleine Roy là hai nhà giáo dục người Canada qua nhiều năm nghiên cứu lí luận và thực tiễn giáo dục, dạy học cho rằng: Dạy học thực chất là quá trình tổ chức vận hành tốt các mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: Người dạy – người học 153 Vũ Lệ Hoa – môi trường dạy học, nhằm tạo điều kiện cho người học tổ chức hoạt động học đem lại hiệu quả nhất, trên cơ sở đó thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Sơ đồ 1. Mối quan hệ tương tác của các thành tố trong dạy học Theo quan điểm SPTT, trong dạy học, người học là chủ thể của hoạt động học, hoạt động học được thực hiện như thế nào (phương pháp học)? điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chính người học, bởi người học phải dựa trên chính những tiềm năng của mình “bộ máy học” – Hệ thần kinh, huy động tất cả năng lực, kinh nghiệm cá nhân. . . để lĩnh hội và tự điều chỉnh quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, giá trị đạo đức mới từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc quá trình học đồng thời chính họ là người quyết định sự lựa chọn và những thay đổi của chính mình. Hay nói khác đi “người học là người thợ chính của quá trình đào tạo” [3;26], người chịu trách nhiệm đến cùng về việc học, quyết định chất lượng hiệu quả hoạt động học trên cở sở đó phát triển nhân cách. Phương pháp học của người học vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan, tính khách quan thể hiện sự phụ thuộc của phương pháp học vào đối tượng học tập, những điều kiện khách quan tác động trong quá trình thực hiện hoạt động học. . . Mặt khác, phương pháp học luôn mang tính chủ thể của cá nhân thực hiện nó: thể hiện ở động cơ, mục đích, kế hoạch thực hiện các hành động học, cũng như những tiềm năng của cá nhân... trong phương pháp học. Chính những nét độc đáo trong phương pháp học của mỗi cá nhân tạo nên những phong cách học tập riêng của người đó và quy định tính hiệu qủa của hoạt động học. Quan điểm SPTT có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của người dạy trong dạy học: “Việc dạy không phải là một bản độc tấu mà là vở kịch có người học cùng tham gia trên con đường hài hoà đi đến tri thức mới...” [3;28]. Do đó vai trò của người dạy là người hướng dẫn, đi cùng, tạo điều kiện thuận lợi trong phương pháp học của người học nhằm đạt tới mục tiêu học: “Người chỉ cho người học cái đích, giúp đỡ, làm cho người học hứng thú và đưa họ tới đích. Chức năng chính của người dạy là giúp đỡ người học học và hiểu. Người dạy phục vụ người học” [3;18]. Để thực hiện tốt chức năng của mình trong dạy học, người dạy luôn phải thực hiện các phương pháp sư phạm hiệu quả: “Phương pháp sư phạm là toàn bộ các can thiệp của người dạy trong mục đích hướng người học thực hiện phương pháp học” [3;20] từ việc xác định mục tiêu hoạt động học của người học, xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học, dự 154 Vai trò của người thầy trong dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác kiến các thiết bị, phương tiện dạy học, tổ chức các hoạt động dạy – hoạt động học (thông qua các phương pháp, hình thức dạy học, phương thức giao tiếp ứng xử mà người dạy lựa chọn) nhằm kích hoạt được nhu cầu nhận thức của người học, khơi nguồn cảm hứng, khích lệ người học tham gia vào các tình huống dạy học với sự nỗ lực hết mình đồng thời sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ người học khi cần thiết, phát triển tối đa những tiềm năng sẵn có ở người học... Thực hiện phương pháp sư phạm hiệu quả (sư phạm hứng thú, sư phạm hợp tác và sư phạm thành công) đòi hỏi người dạy có trình độ chuyên môn giỏi là chưa đủ mà bên cạnh đó là trình độ học vấn sâu rộng, kĩ năng giảng dạy và nghệ thuật sư phạm thành thạo: “Người dạy chứa đựng tập hợp rất phong phú và làm cho anh ta trở thành một người được người học đánh giá cao” [3;29]. Môi trường trong SPTT là môi trường lớp học được tạo bởi sự hội nhập của các yếu tố bên ngoài (phương thức, phương tiện hoạt động, thái độ, hành vi giao tiếp ứng xử, ngôn ngữ,. . . ), yếu tố bên trong (sức khoẻ, tâm lí, trí tuệ, các giá trị, vốn kinh nghiệm. . . ) của người dạy, người học. Yếu tố vật chất, yếu tố tinh thần, các tình huống dạy học, các mối quan hệ xã hội trong dạy học... Tất cả tạo nên một môi trường phức tạp và luôn ở trạng thái vận động do sự tương tác của các yếu tố cấu thành tạo nên. Người dạy và người học bị ảnh hưởng bởi một tập hợp các yếu tố của môi trường mà chính họ cũng góp phần tạo dựng nên để rồi chịu tác động bởi chính các yếu tố của môi trường đó. Tuy nhiên, người học, người dạy không thụ động trước ảnh hưởng của môi trường mà họ luôn phản ứng bằng cách tìm ra cái lợi từ những ảnh hưởng của môi trường, điều chỉnh hay biến đổi những ảnh hưởng bất lợi và rồi cuối cùng là chấp nhận, thích nghi trước những ảnh hưởng đó. Như vậy, SPTT là một hướng tiếp cận hoạt động dạy học tổng hợp, khoa học, cơ bản và năng động: tập trung vào người học và cơ bản dựa trên tác động qua lại giữa người dạy – người học – môi trường làm gia tăng giá trị các tương tác dạy học. Trong đó, người học luôn là trung tâm của mọi hoạt động sư phạm và khi đó người dạy sẽ trở thành tác nhân – người tạo điều kiện (tổ chức tốt các mối quan hệ tương tác trong dạy học) hỗ trợ, giúp đỡ người học huy động hệ thần kinh hoạt động tốt nhất trên cơ sở đó thu nhận thông tin tích cực, hiệu quả. Đồng thời ở đó, người dạy, người học luôn bị ảnh hưởng và thích nghi với yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài xác định. 2.2. Vai trò của nhà sư phạm trong dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác – Việc học của con người có bản chất tự nhiên là dựa vào hệ thống thần kinh của người học. Do đó trong dạy học, người dạy cần có những hiểu biết nhất định cơ chế hoạt động của hệ thống thần kinh trong nhận thức (bộ máy học) nhằm thiết kế, tổ chức hoạt động học của người học mang lại hiệu quả. – Giáo viên cần huy động sự tham gia hoạt động tích cực của nhiều giác quan của người học vào quá trình thu nhận thông tin trong dạy học, bằng việc sử dụng kết hợp nhiều phương tiện dạy học (các kênh thông tin đa dạng tác động vào thị giác, thính giác, xúc 155 Vũ Lệ Hoa giác. . . sẽ giúp cho người học nắm bắt các thuộc tính của đối tượng một cách chính xác, đầy đủ, trọn vẹn trên cơ sở đó thực hiện các quá trình nhận thức lí tính một cách hiệu quả.) – Giáo viên cần phải biết kích hoạt vào cái đã biết ở người học để trả lời những cái đang đặt ra trong dạy học. Đó là quá trình các giác quan kích thích bộ nhớ và làm xuất hiện ở bộ nhớ một loạt các dữ liệu tạo nên mối liên hệ với cái mới, sắp xếp sâu chuỗi kiến thức thành một hệ thống theo quy luật của tư duy, của khoa học. Do đó người học dễ dàng tiếp cận tri thức mới. – Người học chỉ hoạt động khi có nhu cầu, hứng thú trước các tác nhân kích thích (vùng khứu não hoạt động). Vì vậy, giáo viên phải biết tạo ra hứng thú, nhu cầu khi tiếp nhận thông tin ở người học (có nghĩa là tác động vào khứu não), bằng việc giúp cho người học thấy rõ giá trị của thông tin đó đối với bản thân người học, đưa người học vào tình huống có vấn đề. . . và thể hiện thái độ lạc quan, biết động viên khuyến khích kịp thời tạo cho người học có niềm tin ở chính mình. – Trong dạy học, giáo viên không chỉ là người theo dõi, đi cùng người học mà còn phải biết xuất hiện đúng lúc khi người học cần (gặp những trở ngại trong nhận thức) bằng việc đưa thêm thông tin, giúp đỡ, động viên kịp thời giúp người học vượt qua trở ngại và theo đuổi mục tiêu học đến cùng. – Trong dạy học, người học có rất nhiều kinh nghiệm và sự sáng tạo trong hoạt động học, vì vậy người thầy không được làm thay mà chỉ là người hướng dẫn tạo điều kiện cho người học tự bộc lộ, thể hiện (bộ máy học được hoạt động tích cực). Bằng việc tăng cường, kết hợp sử dụng các phương pháp, kĩ thuật thuật dạy học: động não, vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, dạy học theo nhóm, dạy học kiến tạo, “Bể cá”. . . – Trong dạy học, để tạo ra môi trường học thân thiện, cởi mở giúp người học tự tin, bộc lộ, thể hiện những nhu cầu, quan điểm nhận thức của mình trên cơ sở đó người thầy giúp đỡ, điều chỉnh người học thì người thầy phải là người có khả năng giao tiếp tốt (sử dụng hiệu quả phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ), biết thiết lập mối quan hệ thầy – trò trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng, thực sự là đối tác của nhau vì mục đích nhiệm vụ dạy học mà không chỉ luôn là mối quan hệ trên dưới. Trong dạy học, người học là người tự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh bộ máy học trong sự tương tác với hoạt động của thầy và môi trường dạy học. Do vậy việc tiến hành kiểm tra, đánh giá phải tạo điều kiện cho người học được tham gia vào quy trình đánh giá, xác định chính xác khả năng thực tế của người học trước mục tiêu học đồng thời kiểm tra, đánh giá phải có tác dụng kích thích người học tự diều chỉnh trong từng bước đường đạt tới mục tiêu học. Để thực hiện được các nhiệm vụ trên trong dạy học hiện nay, đòi hỏi người thầy cần có cách tiếp cận dạy học mới – SPTT. Đó là xác định đúng vị trí vai trò của người học, người dạy và sự ảnh hưởng không nhỏ của các yếu tố môi trường dạy học (môi trường vật chất, môi trường tâm lí, môi trường trí tuệ); Đặc biệt phải hiểu rõ cơ chế hoạt động của “bộ máy học” và chú ý: bất kỳ một yếu tố nào dù là nhỏ nhất trong dạy học đều có thể dẫn tới các mối quan hệ tương tác trong dạy học trở nên tích cực hay tiêu cực làm ảnh hưởng tới hiệu quả dạy học. 156 Vai trò của người thầy trong dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác 3. Kết luận Trong dạy học, người thầy là người tổ chức, hướng dẫn các quan hệ tương tác dạy học (GV – HS, HS – HS, HS – MT. . . ) nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ người học tổ chức hiệu quả hoạt động học thực hiện các mục tiêu dạy học trên cơ sở đó có giờ học hiệu quả. Muốn thực sự đảm đương được công việc đó đòi hỏi người thầy hiện nay phải không ngừng tự học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, luôn luôn sáng tạo và tình cảm nghề nghiệp cháy bỏng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Hữu Châu, 2004. Vai trò của giáo viên trong các phương pháp dạy học được lựa chọn. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 101. tr3–6. [2] Đặng Thành Hưng, 1993. Các lí thuyết và mô hình giáo dục hướng vào người học ở phương Tây. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [3] Jean–Marc Denomme & Madeleine Roy, 2000. Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác. Nxb Thanh niên, Hà Nội. [4] Michel Develay, 1999.Một số vấn đề về đào tạo giáo viên. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5] Carl Rogers, 2001. Phương pháp dạy và học hiệu quả. Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Người dịch: Cao Đình Quát. ABSTRACT The role of the teachers in teaching according to the conception of pedagogical interaction Pedagogical interaction is an approach to synthetic teaching intergrted, science, ba- sic and activeness: focusing on learners and is basically based on the interactions between teachers – learners and the environment, increasing the value of interactive teaching. Par- ticularly, teachers are the agents who facilitate (organizing, guiding the relationship of interactive teaching) in order to give support and help the learners mobilize the nervous system to function in the best way, which brings about effective teaching. To assume that responsibilities, not only are the teachers required to have good qualifications but also wide educational background , teaching skills as well as professional pedagogic cuisine. 157
Tài liệu liên quan