Vai trò của nhân viên xã hội trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông

Tóm tắt. Giáo dục hướng nghiệp là các hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp tri thức, hình thành kĩ năng chọn nghề cho học sinh. Để giáo dục hướng nghiệp toàn diện và hiệu quả, đặc biệt đối với học sinh trung học phổ thông cần thiết phải xây dựng mô hình công tác xã hội học đường, trong đó phát huy tốt vai trò của nhân viên công tác xã hội qua đó giúp các em có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp, lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của nhân viên xã hội trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0041 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 136-143 This paper is available online at VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Hoàng Thị Hải Yến Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục hướng nghiệp là các hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp tri thức, hình thành kĩ năng chọn nghề cho học sinh. Để giáo dục hướng nghiệp toàn diện và hiệu quả, đặc biệt đối với học sinh trung học phổ thông cần thiết phải xây dựng mô hình công tác xã hội học đường, trong đó phát huy tốt vai trò của nhân viên công tác xã hội qua đó giúp các em có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp, lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Từ khóa: Giáo dục hướng nghiệp, học sinh, trung học phổ thông, nhân viên công tác xã hội, công tác xã hội trường học. 1. Mở đầu Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông” là một nhiệm vụ quan trọng. Chọn nghề gì để phù hợp với năng lực của bản thân, để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, để góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lí nguồn lao động là hết sức cần thiết. Câu hỏi chọn nghề gì luôn là vấn đề trăn trở đối với các em khi bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời, đặc biệt là đối với học sinh Trung học phổ thông. Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau khi đề cập đến vấn đề giáo duc huớng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông xuất phát từ góc độ tiếp cận của giáo dục học, tâm lí học. . . Các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lí luận chung về hướng nghiệp và giáo dục huớng nghiệp, đã khái quát mục tiêu, nội dung, con đường hướng nghiệp và khẳng định vị trí và vai trò của hướng nghiệp và giáo dục huớng nghiệp trong nhà trường. Tiêu biểu có thể kể đến những nghiên cứu của các tác giả như Phạm Tất Dong, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Như Ất [3, 4], hay các luận án của các tác giả Nguyễn Thị Nhung [8]; Bùi Việt Phú [9]; Huỳnh Thị Tam Thanh [10],... Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề giáo dục huớng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông nhưng trên thực tế công tác này vẫn chưa đạt hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bối cảnh đó, việc vận dụng mô hình công tác xã hội truờng học và việc Ngày nhận bài: 5/1/2016. Ngày nhận đăng: 25/5/2016 Liên hệ: Hoàng Thị Hải Yến, e-mail: hoanghaiyen204@gmail.com. 136 Vai trò của nhân viên xã hội trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông phát huy vai trò của nhân viên xã hội trong việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là một giải pháp quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, trong giới hạn bài viết này, chúng tôi tập trung làm rõ một số hoạt động cần thiết của nhân viên công tác xã hội trong giáo dục hướng nghiệp học sinh Trung học phổ thông để qua đó các em có nhận thức đúng đắn về nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu phát triển của xã hội, đồng thời giúp các em hình thành được những kĩ năng và thái độ cần thiết để lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn cho tương lai. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan niệm về giáo dục hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp ở Trung học phổ thông Lí luận về giáo dục hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông đã được nghiên cứu tương đối cơ bản và hệ thống. Theo tác giả Phùng Đình Mẫn: “Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lí, tri thức, kĩ năng, để họ có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất, đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [7]. Theo tác giả Trương Thị Hoa: “Giáo dục hướng nghiệp là một tổ hợp các hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp tri thức, hình thành kĩ năng chọn nghề cho học sinh trên cơ sở đó học sinh lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội [5]. Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về giáo dục hướng nghiệp của các nhà khoa học, dù ở khía cạnh nào thì các quan niệm trên cũng đã nhấn mạnh đến những vấn đề sau đây: Thứ nhất: Giáo dục hướng nghiệp là quá trình tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức, kĩ năng cần thiết để giúp các em nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và sẵn sàng lên kế hoạc nghề nghiệp cho tương lai Thứ hai: Trong nhà trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp vừa là hoạt động dạy của giáo viên, là công việc của tập thể sư phạm, vừa là hoạt động học của học sinh, từ đó các em chủ động lĩnh hội được những thông tin về nghề trong xã hội, đặc điểm yêu cầu của từng nghề, sự phù hợp của bản thân và nhu cầu của lao động đối với ngành nghề lựa chọn. . . và kết quả cuối cùng của giáo dục hướng nghiệp là học sinh lựa chọn được nghề phù hợp trong tương lai. Giáo dục hướng nghiệp ở trung học phổ thông được nhiều tác giả tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên theo quy định về giáo dục hướng nghiệp ở trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành, chúng tôi cho rằng giáo dục hướng nghiệp được tiếp cận như là một quá trình giáo dục ở trung học phổ thông và sau khi tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trung học phổ thông, học sinh cần đạt được [2]: Về kiến thức: 1/ Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai; 2/ Biết được thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất 137 Hoàng Thị Hải Yến nước và khu vực; về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ thống giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề), cao đẳng, đại học ở địa phương và cả nước. Về kĩ năng: 1/ Tự đánh giá được năng lực của bản thân và điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai; 2/ Tìm kiếm được những thông tin về nghề và thông tin cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân trong việc chọn nghề; 3/ Định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp tương lai. Về thái độ: 1/ Chủ động và tự tin trong việc chọn nghề phù hợp; 2/ Có hứng thú và khuynh hướng chọn nghề đúng đắn. Để có thể đạt được những yêu cầu trên, bên cạnh những giải pháp đồng bộ khác cần thiết phải phát huy hiệu quả vai trò của nhân viên công tác xã hội trường học trong việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thông qua những hoạt động cơ bản mà đối tượng tác nghiệp chính là bản thân học sinh và gia đình, nhà trường. 2.2. Vai trò của nhân viên xã hội trong việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông 2.2.1. Đối với học sinh Giáo dục nâng cao nhận thức về nghề cho học sinh Trung học phổ thông Trước hết, để học sinh phổ thông có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và đúng đắn thì bản thân các em phải hiểu rõ về nghề nghiệp mình định chọn. Tức là các em cần có nhận thức đúng nghề nghiệp đó là gì, tiêu chuẩn nghề nghiệp, giá trị xã hội của nghề nghiệp, thông tin, đặc điểm ngành nghề, cơ hội và thách thức khi lựa chọn nghề nghiệp. . . Trước thực tế đó, nhiều học sinh phổ thông tỏ rõ sự lúng túng khi bản thân các em chưa có nhận thức đầy đủ và chính xác về nghề nghiệp tương lai. Chính vì vậy, nhân viên công tác xã hội cần phát huy vai trò của mình trong việc hỗ trợ các em nâng cao nhận thức về nghề. Cụ thể: Nhân viên công tác xã hội cung cấp cho học sinh những thông tin về hệ thống các ngành nghề trong xã hội. Đó có thể là các ngành nghề thuộc các khối ngành của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật, kinh tế - kinh doanh. . . Qua đó giúp em có sự hình dung về một bức tranh toàn cảnh những ngành nghề có thể lựa chọn, từ đó mở rộng hơn khả năng lựa chọn nghề nghiệp của các em. Bên cạnh những thông tin chung, để có sự hiểu biết chi tiết về ngành nghề tương lai, nhân viên công tác xã hội cung cấp cho học sinh những thông tin cơ bản về mỗi ngành nghề mà các em có xu hướng lựa chọn như: Đối tượng lao động, mục đích lao động, điều kiện lao động, thời gian lao động, địa điểm lao động, các chế độ thụ hưởng, yêu cầu về nhân cách năng lực, trình độ trong lao động. . . Những thông tin đó sẽ giúp các em hiểu được đặc điểm của công việc, tính chất và yêu cầu của ngành nghề từ đó các em sẽ có sự chủ động trong quá trình học tập và chọn trường. Một thông tin cũng rất quan trọng qua đó giúp nâng cao nhận thức của học sinh phổ thông trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp đó là giúp các em hiểu về giá trị xã hội của nghề nghiệp, tức là qua đó giúp các em hiểu nếu lựa chọn ngành nghề đó thì sẽ làm gì và sẽ giúp ích gì cho xã 138 Vai trò của nhân viên xã hội trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông hội. Sở thích và năng lực nghề nghiệp của mỗi em là khác nhau nhưng nghề nghiệp đó phải phù hợp với những chuẩn mực giá trị của xã hội hay không, có góp phần vào sự phát triển chung của xã hội hay không, cần thiết phải có sự tư vấn, định hướng của giáo viên, phụ huynh và của cả nhân viên xã hội. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh về thông tin giá trị xã hội của nghề, nhân viên công tác xã hội cần giúp các em hiểu rõ hơn về nhu cầu nhân lực đối với nghề nghiệp các em định chọn. Chính những kiến thức này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn: Nhu cầu xã hội đang cần nghề gì, số lượng là bao nhiêu, nhu cầu nghề nghiệp phân theo vùng miền, khu vực như thế nào, yêu cầu của nhà tuyển dụng trong quá trình tuyển chọn lao động ra sao,. . . từ đó giúp các em có được sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu của xã hội, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nhân viên công tác xã hội cũng cần cung cấp những thông tin cơ bản về sự phù hợp của yếu tố tâm sinh lí của học sinh với những ngành nghề các em định lựa chọn. Thực tế một số ngành nghề có những tiêu chuẩn lựa chọn dựa trên số đo cân nặng, chiều cao, sức bền bỉ, dẻo dai, sự nhanh nhạy của các giác quan; khả năng xử lí tình huống linh hoạt, ứng biến; có trí nhớ tốt, có sự tư duy, sáng tạo; không cận thị, viễn thị. . . Trước những yêu cầu đó, nhân viên xã hội cần thiết phải có sự cung cấp thông tin và trao đổi với các em để có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường và yếu tố tâm sinh lí của bản thân. Ngoài ra, thách thức và triển vọng nghề nghiệp cũng là một thông tin quan trọng qua đó giúp các em có sự chủ động trong việc học tập, tích lũy kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm để đáp ứng được những yêu cầu của công việc trong tương lai. Cuối cùng, để hoàn thiện cơ bản về sự nhận thức nghề nghiệp của học sinh phổ thông, nhân viên công tác xã hội cần cung cấp cho các em những thông tin có liên quan đến hệ thống các trường, lớp đào tạo ở các bậc học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên ở tại khu vực và trên địa bàn cả nước. Những thông tin cơ bản mà nhân viên xã hội cần cung cấp như: Tên trường, địa điểm, thời gian đào tạo, ngành nghề đào tạo, chuẩn đầu vào đầu ra, chỉ tiêu tuyển sinh, yêu cầu tuyển sinh. . . Chính những thông tin trên sẽ giúp các em có được sự lựa chọn môi trường học tập phù hợp, qua đó là bước đếm để đến được với nghề nghiệp tương lai mà bản thân các em đã lựa chọn. Giáo dục nâng cao nhận thức về sự phù hợp của bản thân học sinh với ngành nghề lựa chọn Bên cạnh việc giúp học sinh phổ thông có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp tương lai thì việc lựa chọn ngành nghề sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, năng lực, sở trường của mỗi em cũng hết sức quan trọng. Trên thực tế có nhiều học sinh lựa chọn ngành nghề theo xu hướng chung của bạn bè hoặc theo sở thích, nguyện vọng của cha mẹ, cũng có những em lựa chọn nghề nghiệp theo xu thế phát triển chung của xã hội mà không quan tâm liệu mình có thực sự phù hợp và yêu thích công việc đó không. Trước những lựa chọn không phù hợp đó, nhân viên công tác xã hội cần giáo dục cho học sinh phổ thông qua đó giúp các em nâng cao nhận thức về sự phù hơp của bản thân với ngành nghề lựa chọn. Cụ thể: Trước hết, nhân viên công tác xã hội cần tìm hiểu và đánh giá về thể trạng sức khỏe của học sinh như: Chiều cao, cân nặng, thể lực, thị lực, các giác quan, hệ thần tinh, hệ tiêu hóa, bài tiết. . . Qua đó nhân viên công tác xã hội sẽ có sự phân tích tổng thể: Với thể trạng sức khỏe đó, các em có phù hợp với đặc thù của nghề hay không. Với công việc này, nhân viên công tác xã hội có thể quan sát các em thông qua các hoạt động trên lớp hay ngoại khóa, hoặc có thể huy động sự hỗ trợ từ các 139 Hoàng Thị Hải Yến nhân viên y tế trong trường, hoặc so sánh, đối chiếu sự phát triển của các em với các lí thuyết phát triển vòng đời. . . qua đó định hướng cho các em lựa chọn những công việc phù hợp với thể trạng sức khỏe. Nhân viên công tác xã hội cần đánh giá được tính cách, năng lực, nhu cầu, nguyện vọng, sở thích, sở trường của học sinh về ngành nghề tương lai. Về tính cách, nhân viên xã hội cần nhận diện được những nét tính cách đặc trưng của học sinh như: Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, chăm chỉ, đoàn kết, chia sẻ, sẵn sàng hợp tác. . . Về năng lực, có em sẽ có tư duy tốt, khả năng tập trung tốt, trí nhớ tốt, có sự tư duy, sáng tạo, liên tưởng tốt. . . Về nguyện vọng, sở trường, sở thích của các em thì mỗi bạn có thể có những thế mạnh sở trường, nhu cầu, mong muốn riêng. Chính vì thế nhân viên công tác xã hội cần phải có những thông tin tổng thể về tính cách, năng lực, nhu cầu, nguyện vọng của mỗi người để qua đó hỗ trợ tư vẫn cho các em lựa chọn được những ngành nghề phù hợp. Muốn vậy, nhân viên công tác xã hội cần có sự tiếp xúc trực tiếp với các em để tìm hiểu, trao đổi về nhu cầu, nguyện vọng nghề nghiệp của các em. Bên cạnh đó, nhân viên xã hội cần quan sát các em thông qua các hoạt động khác nhau để phát hiện được tính cách, tiềm năng, năng lực, sở trường của mỗi người. Thông qua việc trao đổi với giáo viên, với các bạn học cùng lớp, với gia đình, nhân viên công tác xã hội cũng sẽ có được những thông tin tổng thể hơn về nhu cầu, nguyện vọng, năng lực, sở trường của các em. Có khi nhân viên công tác xã hội cũng cần sử dụng những công cụ để đánh giá về năng lực, sở trưởng của các em thông qua những bảng hỏi khảo sát, phiếu trắc nghiệm tâm lí, hồ sơ học bạ, kết quả học tập trên lớp và qua các năm học. . . để có được sự đánh giá tổng thể. Sau khi nhân viên công tác xã hội có sự đánh giá sơ bộ về thể trạng sức khỏe, năng lực, sở trường của học sinh, cần thiết phải có sự phân tích về yêu cầu của nghề đối với người lao động để xem những đặc điểm đó có phù hợp với ngành nghề chọn lựa của các em không. Sau đó, nhân viên xã hội cần thiết phải có sự chia sẻ với các em về mức độ của sự phù hợp đó: Với những đặc điểm về tâm sinh sinh lí, năng lực, sở trường, nguyện vọng của bản thân - các em có thực sự phù hợp với ngành nghề mình định chọn hay không và trong trường hợp không thực sự phù hợp, nhân viên xã hội sẽ đưa ra những lựa chọn gần nhất với ngành nghề mà các em định lựa chọn từ đó giúp em các có sự định hướng chọn lựa ngành nghề phù hợp nhất. Tư vấn chọn trường học để đáp ứng yêu cầu về sự phù hợp của bản thân các em với ngành nghề lựa chọn cũng là một công việc quan trọng của nhân viên công tác xã hội. Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên thực hiện giáo dục hướng nghiệp không đánh giá được sự phù hợp của học sinh với ngành nghề định chọn hay không hoặc nếu có cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá chung chung mà chưa đưa được tư vấn chọn trường để đáp ứng yêu cầu về sự phù hợp đó. Do vậy, nhân viên công tác xã hội cũng cần cung cấp đủ những thông tin về các trường đào tạo sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, năng lực, sở trường, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh phổ thông, qua đó các em mới có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân được. Giáo dục nâng cao hiểu biết về nhu cầu nhân lực đối với nghề cho học sinh trung học phổ thông Nhu cầu nhân lực là khả năng cần số lượng lao động của người sử dụng lao động hoặc đơn vị doanh nghiệp trên thị trường lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Nhu cầu lao động chính là sự phản ánh số lượng lao động phù hợp với chất lượng và cơ cấu lao động mà người sử dụng lao động có như cầu để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ với mức tiền công, tiền lương nhất định [6]. Do vậy, nhân viên công tác xã hội cần giúp cho học sinh nhận thức đúng và chính xác về 140 Vai trò của nhân viên xã hội trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, từ đó các em có thể lựa chọn được ngành nghề phù hợp với nhu thị trường lao động và nhu cầu phát triển của xã hội. Cụ thể: Nhân viên xã hội cần cung cấp cho học sinh bức tranh tổng thể về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của khu vực trong những giai đoạn nhất định, qua đó giúp các em có được cái nhìn tổng thể về nhu cầu nhân lực của đất nước, khu vực, vùng miền; giúp các em hiểu xã hội đang cần nghề gì, số lượng và tiêu chuẩn như thế nào. . . ? Đặc biệt, nhân viên công tác xã hội cần cung cấp những thông tin quan trọng về nhu cầu nhân lực của các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiêp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu du lịch - dịch vụ các nghề truyền thống của địa phương,. . . nhằm hướng các hoạt động giáo dục hướng nghiệp vào việc góp phần bù đắp nhân lực thiếu hụt, đáp ứng thị trường lao động phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội sẽ giúp các em hiểu được để đáp ứng được những nhu cầu lao động đó, bản thân các em phải đảm bảo những tiêu chí nào. Đó có thể là tiêu chí về sức khỏe, về năng lực, trình độ, tính cách, phẩm chất, thái độ trong lao động. . . sao cho phù hợp với đặc điểm ngành nghề. Việc cung cấp nhứng thông tin về yêu cầu tuyển dụng đó sẽ giúp cho học sinh có sự chủ động hơn trong học tập, tăng cường tích lũy kiến thức, kĩ năng và kinh nghiêm, trau dồi phẩm chất. . . để có thể đáp ứng được những yêu cầu của công việc trong tương lai. Mặt khác, những thông tin đó cũng sẽ giúp các em kiểm nghiệm về sự phù hợp của bản thân trước những yêu cầu của nghề nghiệp để từ đó có sự chuyển hướng kịp thời, phù hợp. Cuối cùng, nhân viên công tác xã hội cần thiết phải tư vấn và cung cấp hệ thống các trường đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu nhân lực của khu vực, của xã hội và đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. 2.2.2. Đối với nhà trường và gia đình học sinh Để hoạt động giáo dục hướng nghiệp toàn diện và hiệu quả, nhân viên công tác xã hội không chỉ tác động đến đối tượng học sinh mà còn có sự ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục hướng nghiệp của toàn trường và gia đình học sinh thông qua những hoạt động cụ thể của mình: - Tăng cường hoạt động truyền thông về tầm quan trọng và vai trò của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường Trung học phổ thông đối với toàn thể cán bộ, thầy cô và phụ huynh học sinh. - Cung cấp những thông tin và tài liệu đầy đủ, cập nhật về hoạt động giáo dục hướng nghiệp đến toàn thể giáo viên, cán bộ trong trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh. - Tư vấn cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh cách thức, phương pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh sao cho phù hợp với lứa tuổi, trình độ của các em. - Cùng nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp ngay từ khi học sinh bước vào trường, qua đó có sự phân luồng học sinh sao cho phù hợp với năng lực, sở trường của các em; phù hợp với nhu cầu lao động của thị trường và đặc biệt là phù hợp với từng khối/ lớp. Tăng cường sự chia sẻ giữa nhân viên xã hội với giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để qua đó hiểu rõ hơn về năng lực, tâm tư, nguyện vọng của học sinh; về nhu cầu thị trường lao động, về sự phù hợp của bản thân các em với ngành