Vai trò của Nhật kí học tập trong quá trình hình thành năng lực dạy học của sinh viên năm 3, khoa Tiếng Pháp trường Đại học Sư phạm TH. HCM

TÓM TẮT Bài viết tìm hiểu về năng lực dạy học của sinh viên năm ba hệ Sư phạm Khoa Tiếng Pháp đã tích lũy được trong học phần Xây dựng kĩ năng giảng dạy. Qua nghiên cứu 14 quyển Nhật kí học tập, chúng tôi nhận thấy sinh viên đã áp dụng nhiều chiến lược học tập và do vậy con đường hình thành năng lực dạy học của mỗi cá nhân cũng khác nhau. Những năng lực dạy học này đã bước đầu đáp ứng được các chuẩn đầu ra của một giáo viên tiếng Pháp.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của Nhật kí học tập trong quá trình hình thành năng lực dạy học của sinh viên năm 3, khoa Tiếng Pháp trường Đại học Sư phạm TH. HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 150 VAI TRÒ CỦA NHẬT KÍ HỌC TẬP TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM 3, KHOA TIẾNG PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM Nguyễn Minh Ngọc, Phạm Huỳnh Kim Toàn (Sinh viên năm 3, Khoa Tiếng Pháp) GVHD: ThS Lê Thị Phương Uyên TÓM TẮT Bài viết tìm hiểu về năng lực dạy học của sinh viên năm ba hệ Sư phạm Khoa Tiếng Pháp đã tích lũy được trong học phần Xây dựng kĩ năng giảng dạy. Qua nghiên cứu 14 quyển Nhật kí học tập, chúng tôi nhận thấy sinh viên đã áp dụng nhiều chiến lược học tập và do vậy con đường hình thành năng lực dạy học của mỗi cá nhân cũng khác nhau. Những năng lực dạy học này đã bước đầu đáp ứng được các chuẩn đầu ra của một giáo viên tiếng Pháp. Từ khoá: nhật kí học tập, chiến lược học tập, năng lực dạy học. ABSTRACT The meaning of studying diaries in the process of building teaching abilities for third-year students at the French Linguistic Faculty This article is about teaching abilities, which are delivered in “Building Teaching skills” Course, of third-year students at the French faculty in Pedagogy University. By the analysis of 14 studying diaries, we have found that students had applied a bunch of learning strategies, leading to the difference of the process in building teaching ability for individuals. These teaching abilities initially meet the requirements for graduations of a French linguistic professor. Keywords: studying diary, learning strategy, teaching ability. 1. Mở đầu Theo thạc sĩ Phạm Minh Đức [12] , phương pháp dạy học truyền thống được ví như việc “rót nước vào bình”: việc dạy học chỉ lặp đi lặp lại theo một quy trình đơn giản bao gồm người dạy truyền đạt kiến thức còn người học thì làm “chiếc bình” tiếp thu một cách thụ động mà không hề tham gia đóng góp vào quá trình truyền đạt kiến thức của người dạy hay tích cực chủ động trong quá trình tìm hiểu tri thức. Trong khi đó, ông Trần Anh Tuấn - phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh[10] đã tư vấn cho sinh viên rằng để thích ứng với yêu cầu của xã hội nói chung và các nhà tuyển dụng nói riêng, các ứng viên xin việc không chỉ cần có kiến thức về nghề mà còn cần cả các kĩ năng mềm thích hợp. Vì vậy, người học từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã được yêu cầu phải rèn luyện, bồi đắp các kĩ năng cho riêng mình song song với việc chủ động bồi đắp những tri thức cần thiết cho bản thân. Năm học 2015 - 2016 151 Hoà nhập với xu hướng chung, nhiệm vụ của một người giáo viên hiện đại không chỉ đơn giản là “rót” đầy tri thức vào “bình” cho người học mà còn là tăng cường các hoạt động bồi đắp kĩ năng mềm cho học sinh của mình, hướng dẫn cho người học biết cách chủ động tìm kiếm tri thức và tích lũy các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. Nhằm đáp ứng được những yêu cầu thay đổi từng ngày của xã hội, ngay từ những học phần đầu tiên của chuyên ngành sư phạm, người giáo viên tương lai đã được nhắc nhở về việc tích lũy những năng lực dạy học cần thiết. Mục tiêu của sinh viên hệ Sư phạm thuộc Khoa Tiếng Pháp Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh sau khi ra trường là đạt được 8 năng lực dạy học cần thiết của một người giáo viên tiếng Pháp [7]. Thông qua các học phần chuyên ngành được bắt đầu từ học kì thứ hai của khóa đào tạo, sinh viên sẽ dần hình thành và nắm vững các kiến thức, kĩ năng cần thiết về nghề. Trong khuôn khổ học phần Xây dựng kĩ năng giảng dạy được tổ chức vào học kì 1 năm 3, sinh viên được trang bị kiến thức về vị trí môn Tiếng Pháp trong nhà trường phổ thông cũng như cách lập chương trình và thiết kế nội dung giảng dạy cụ thể cho từng học kì hay từng bài học. Nhằm đáp ứng những đổi mới trong Quy chế thực hành nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên theo học chế tín chỉ, từ năm học 2013-2014, ở học phần này sinh viên được yêu cầu viết nhật kí học tập. Đây cũng là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập của người học vào cuối kì. Chúng tôi tự hỏi người học sẽ viết những gì trong nhật kí, họ sẽ viết như thế nào để vừa có thể đáp ứng yêu cầu của giáo viên nhưng vẫn giữ nguyên tính độc đáo riêng biệt của cuốn nhật kí của riêng mình. Với mong muốn được hiểu rõ hơn về công cụ Nhật kí học tập chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu với tên gọi “Vai trò của nhật kí học tập trong quá trình hình thành năng lực dạy học của sinh viên năm 3 Khoa Tiếng Pháp”. 2. Trình bày công trình nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu các chiến lược học tập (stratégies d’apprentissage) mà sinh viên năm 3 đã sử dụng để tích lũy năng lực chuyên môn và năng lực dạy học. Từ đó, chúng tôi có thể đánh giá được vai trò của công cụ nhật kí học tập trong việc ghi lại quá trình tiếp cận kiến thức mới của người học. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài và thời gian cho phép, chúng tôi đã sử dụng 14 quyển nhật kí học tập của sinh viên năm 3 Khoa Tiếng Pháp thuộc khóa 39 hệ Sư phạm làm đối tượng nghiên cứu. Những quyển nhật kí này được thực hiện trong bốn tháng, từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2015 và được xem là bài thi cuối kì của học phần Xây dựng kĩ năng giảng dạy. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 152 2.3. Vấn đề nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu và thu thập tài liệu, chúng tôi đặt ra bốn câu hỏi nghiên cứu sau: - Sinh viên ghi chép gì trong nhật kí học tập? - Những ghi chép này có cho thấy chiến lược học tập của bản thân? - Những chiến lược này giúp cho người học hình thành năng lực gì? - Năng lực này có hỗ trợ gì cho nghề giáo viên? 2.4. Giả thuyết nghiên cứu Để có cơ sở thực hiện việc nghiên cứu, chúng tôi tìm hiểu ba khái niệm: nhật kí học tập, năng lực dạy học và chiến lược học tập. Định nghĩa và đặc điểm của ba khái niệm này đã giúp chúng tôi đặt ra ba giả thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau: - Giả thuyết 1: Nhật kí học tập là một công cụ hữu ích giúp sinh viên ghi chép lại quá trình tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng cho riêng mình. - Giả thuyết 2: Nhật kí học tập ghi nhận các chiến lược học tập của sinh viên thông qua cách đặt mục tiêu, từng bước hoàn thiện mục tiêu và tự đánh giá bản thân vào cuối học phần. - Giả thuyết 3: Nhật kí học tập giúp sinh viên hình thành những năng lực cơ bản và cần thiết đối với người giáo viên. 2.5. Phương pháp nghiên cứu Với công việc nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu là nền tảng quan trọng, ảnh hướng đến việc xây dựng nội dung, kết quả cũng như chất lượng nghiên cứu. Trong phần này, chúng tôi trình bày theo bốn mục chính, đó là: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thu thập và xử lí dữ liệu, cuối cùng là phương pháp phân tích dữ liệu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: mục đích của việc nghiên cứu tài liệu là tìm những cơ sở lí thuyết liên quan nhằm giúp chúng tôi có cơ sở hình thành kế hoạch thu thập dữ liệu và phân tích kết quả thu được. - Phương pháp thu thập dữ liệu: để có cơ sở giải đáp những câu hỏi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thu thập nhật kí học tập của sinh viên năm 3 hệ Sư phạm Khoa Tiếng Pháp (khóa 39) trong khuôn khổ học phần Xây dựng kĩ năng giảng dạy và thu thập được 14 quyển nhật kí. - Phương pháp xử lí dữ liệu: để giữ bí mật thông tin cho đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã mã hóa 14 quyển nhật kí nhận được theo nguyên tắc sau: SV01 với SV có nghĩa là sinh viên, tiếp theo là số thứ tự. Nguồn dữ liệu sau khi được mã hóa bao gồm: SV01, SV02, SV03, SV04, SV05, SV06, SV07, SV08, SV09, SV10, SV11, SV12, SV13, SV14. - Phương pháp phân tích: khi nghiên cứu 14 quyển nhật kí học tập, chúng tôi đã trích lọc thông tin về hình thức trình bày, về nội dung, về các chiến lược học tập đã sử Năm học 2015 - 2016 153 dụng và về năng lực dạy học đã tích lũy. Từ đó, chúng tôi đã có một bảng thống kê đầy đủ phục vụ cho việc phân tích dữ liệu. 3. Kết quả nghiên cứu Sau khi tổng hợp thông tin, thống kê số liệu, chúng tôi đã có kết quả phân tích về nội dung được viết trong nhật kí học tập của sinh viên; các chiến lược học tập mà sinh viên đã vận dụng trong quá trình học học phần Xây dựng kĩ năng giảng dạy và các năng lực dạy học mà sinh viên đạt được sau học phần chuyên ngành này. 3.1. Nội dung nhật kí học tập 3.1.1. Cách dùng đại từ nhân xưng Biểu đồ 1. Cách dùng đại từ nhân xưng trong nhật kí học tập của sinh viên (đơn vị: %) Theo biểu đồ 1, chúng tôi nhận thấy đa số sinh viên sử dụng đại từ “em” chiếm 50%, kế đến là “tôi” với tỉ lệ 36% và 14% sử dụng “mình” để chỉ người viết. Cách sử dụng đa dạng và phong phú này cho thấy mối tương quan giữa tác giả nhật kí và đối tượng đọc nhật kí. Từ kết quả trên, chúng tôi có những nhận xét như sau : 1. Sự khéo léo, đúng mực và lịch sự trong giao tiếp chi phối cách xưng hô của người Việt. Do đó, việc lựa chọn đại từ nhân xưng phù hợp cũng quyết định đến thành công của cuộc giao tiếp. Chúng tôi nhận thấy việc xưng hô “tôi”, “mình” hay “em” trong nhật kí đều có ý nghĩa riêng của nó. 2. Khi xưng “em” trong chính nhật kí của mình, sinh viên có một tâm thế đang “trò chuyện” cùng “thầy” của mình. Tâm thế này đã ảnh hưởng ít nhiều đến nội dung, văn phong, suy nghĩ của người viết. Vì lẽ, theo như phân tích ở trên về vị thế giữa thầy và trò trong văn hóa Việt Nam, “người trò” khó mà trải bày hết suy nghĩ của mình với “thầy”, cuộc “trò chuyện” vẫn còn khoảng cách. Và như vậy, người viết đã làm hạn chế lợi ích của nhật kí học tập. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 154 3. Trong khuôn khổ của bộ môn chuyên ngành Xây dựng kĩ năng giảng dạy, thiết nghĩ việc sử dụng “tôi” hay “mình” khi viết nhật kí sẽ phù hợp. Sử dụng hai đại từ này thể hiện người viết viết cho chính bản thân mình, viết để biết thời gian qua bản thân đã làm những gì, kết quả ra sao, học hỏi thêm điều gì, từ đó đúc kết kinh nghiệm cá nhân. Với cách viết này, nhật kí học tập trở thành nguồn tài liệu lưu trữ kiến thức và trải nghiệm của người học. 3.1.2. Cách trình bày Biểu đồ 2. Cách viết nhật kí học tập của sinh viên (đơn vị:%) Có ba cách trình bày chính được sinh viên sử dụng trong nhật kí học tập, đó là trình bày theo kiểu báo cáo, trình bày theo tuần học và trình bày theo công việc. Theo như biểu đồ, có thể thấy cách trình bày nhật kí theo tuần học được sinh viên sử dụng nhiều nhất với 8/14 sinh viên (tương đương 57%). Tiếp đến là cách ghi nhật kí theo công việc với 5/14 sinh viên sử dụng (tương đương với 36%). Cuối cùng, chỉ có 1/14 sinh viên chọn cách trình bày nhật kí học tập của mình theo dạng báo cáo (tương đương 7%). Thông qua việc nghiên cứu ba cách trình bày này, chúng tôi nhận thấy sinh viên có rất nhiều lựa chọn cho việc trình bày nhật kí học tập của bản thân. Mỗi cách có những ưu điểm khác nhau, tuỳ vào mục đích người học muốn nhấn mạnh và ghi nhớ phần nào mà họ sử dụng cách trình bày cho phù hợp. Dù cho trình bày thế nào, chúng tôi cũng ghi nhận rằng nội dung nhật kí của người học luôn đáp ứng đầy đủ nội dung yêu cầu của giảng viên bộ môn Xây dựng kĩ năng giảng dạy về việc viết nhật kí học tập. 3.1.3. Nội dung nhật kí học tập của SV01 và SV13 Trong khuôn khổ thời gian có hạn, chúng tôi không thể nghiên cứu sâu tất cả nội dung của 14 nhật kí học tập. Vì thế, chúng tôi đã chọn hai nhật kí tiêu biểu của SV01 và SV13 để làm mẫu phân tích cho hai cách viết nhật kí học tập. Chúng tôi dựa vào nghiên cứu của Marie J.Berchoud [1] và tài liệu “Hướng dẫn viết nhật kí học tập” [4] làm kim chỉ nam cho phần phân tích này. Năm học 2015 - 2016 155 SV01 gần như đã hoàn thành nhật kí của mình theo sườn mà Marie J.Berchoud đã đề nghị. Nhờ vào việc nghiêm túc viết nhật kí học tập, SV01 đã tạo cho bản thân mình một kênh lưu trữ thông tin, những năng lực mình đang tích lũy để có thể tham khảo khi cần thiết. Ngoài ra, việc đặt ra những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn rõ ràng trong nhật kí cũng giúp SV01 đặt ra dấu mốc ghi nhớ cho bản thân để có thể ghi nhớ và hoàn thành chúng. Vào cuối học phần, nhờ vào những ghi chép này, SV01 đã tự đánh giá được bản thân thông qua việc đánh giá mức độ hàn thành của những mục tiêu được đề ra, và cũng chỉnh sửa được cả những khuyết điểm của chính mình. SV13 đã rất nghiêm túc dành ra thời gian ghi chép những gì cần thiết cho nhật kí của mình vào cuối mỗi buổi học. Nhờ vậy, trong nhật kí của SV13, chúng tôi đã quan sát được rất nhiều điều thú vị, và cả bản thân SV13 cũng đã trình bày nhật kí học tập theo đúng tinh thần của tài liệu Hướng dẫn viết nhật kí học tập. So với cách viết nhật kí học tập của Marie J.Berchoud, tài liệu Hướng dẫn viết nhật kí học tập khuyến khích người học đưa vào trong nhật kí của mình những tâm tư tình cảm, những cảm xúc trong quá trình học. Để khi nhìn lại, người học sẽ có một “kênh” nữa để gợi nhớ những kí ức, ấn tượng về bài học, về những buổi học mà mình đã trải qua, những năng lực mà mình đã tích lũy thông qua việc liên kết thông tin với cảm xúc của bản thân. 3.2. Chiến lược học tập của sinh viên là gì? Biểu đồ 3. Những chiến lược học tập quan sát được trong nhật kí học tập của sinh viên (đơn vị:%) 100 64 50 36 29 29 0 20 40 60 80 100 120 Tự đánh giá Tự điều chỉnh Dự trù và lên kế hoạch Tập trung Tự quản Xác định vấn đề Qua biểu đồ 3, chúng tôi nhận thấy cả 6 chiến lược học tập thuộc loại chiến lược siêu nhận thức đều được sinh viên vận dụng trong quá trình học học phần Xây dựng kĩ năng giảng dạy. Tuy nhiên, không phải tất cả sinh viên đều vận dụng tất cả các chiến lược đó. Có chiến lược được tất cả các sinh viên vận dụng, có chiến lược được rất ít sinh viên vận dụng. Trong đó, khả năng tự đánh giá đã được tất cả sinh viên vận dụng, khả năng tự điều chỉnh được 64% sinh viên vận dụng, 50% sinh viên áp dụng khả năng dự trù và lên kế hoạch, 36% sinh viên áp dụng khả năng tập trung. Khả năng tự quản và khả năng xác định vấn đề là chiến lược mà được ít sinh viên áp dụng nhất với 29% đối với mỗi chiến lược. Nhận xét: Xây dựng và thực hiện những chiến lược học tập phù hợp với bản thân là con đường giúp học sinh, sinh viên đi đến thành công trong học tập. Thông qua nhật Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 156 kí học tập của sinh viên năm 3 hệ Sư phạm Khoa Tiếng Pháp, chúng tôi nhận thấy được chiến lược học tập mà mỗi người đã áp dụng cho việc học môn ngoại ngữ và học phần Xây dựng kĩ năng giảng dạy của bản thân. Qua đó, chúng tôi nhận thấy, mỗi sinh viên có những chiến lược học tập khác nhau, phù hợp và đem lại hiệu quả cho việc học tập đối với mỗi cá nhân. 3.3. Năng lực tích lũy sau khi kết thúc học phần Đối với một người giáo viên, việc hình thành và trau dồi cho bản thân những năng lực cần thiết nói chung và năng lực dạy học nói riêng là điều không thể thiếu. Và thông qua việc viết nhật kí học tập, các bạn sinh viên năm 3 hệ Sư phạm Khoa Tiếng Pháp đã bước đầu hình thành cho bản thân những năng lực dạy học cơ bản. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu 14 quyển nhật kí học tập của sinh viên, tuy rằng người viết không nêu cụ thể năng lực đã tích lũy nhưng thông qua những ghi chép, chúng tôi có thể tóm tắt và thống kê những năng lực cơ bản đã được hình thành cũng như lọc ra những dẫn chứng cần thiết trong nhật kí học tập của sinh viên như sau: - 100% sinh viên biết quan sát và phân tích tác nghiệp trên lớp. Theo SV01 - “Trước tiên là về tác phong, tôi thấy các bạn ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, rất có tác phong sư phạm. Tuy nhiên, việc chuẩn bị lại chưa tốt lắm, có vấn đề về kĩ thuật, chỉnh tới chỉnh lui khiến mọi người mất thời gian chờ đợi Bài giảng của nhóm khá sinh động với nhiều hình ảnh minh họa phù hợp, các bài tập phát huy tính tự lập của học sinh. Các bạn tương tác với lớp tốt, phát âm to rõ, khen học sinh tự nhiên, các bạn sử dụng hiệu quả các phương tiện giảng dạy.” - 14/14 sinh viên đã biết xây dựng giáo án và tiến hành đứng lớp. Mặc dù như vậy nhưng chỉ có 72% sinh viên tương đương 10/14 sinh viên nắmv ững các bước soạn giáo án. Theo SV04 -“Xác định mục tiêu bài dạy Xác định nội dung bài dạy Xác định đối tượng Chọn phương pháp tiếp cận Chọn tài liệu (supports, outils pédagogiques1)” - 7/14 sinh viên thể hiện trong nhật kí học tập là mình biết xác định mục tiêu, lập chương trình và thiết kế nội dung giảng dạy cụ thể cho từng bài dạy, tiết dạy. Theo SV10 - “Việc xác định mục tiêu bài dạy phải rõ ràng, khi dạy một bài nào đó cho học sinh, bạn phải biết trong bài này cái gì là quan trọng, cái nào cần phải nhấn mạnh cho học sinh hiểu và nhớ” - 8/14 sinh viên nắm vững cách triển khai nội dung giảng dạy cho từng tiết dạy, bài dạy. Sinh viên biết được trong một bài dạy gồm những phần nào, triển khai như thế nào cho hợp lí, 1: những công cụ hỗ trợ cho việc giảng dạy, ví dụ như: power point, những bài đọc, đoạn phim, hình ảnh, âm thanh, Năm học 2015 - 2016 157 Theo SV01- “Bài giảng chúng tôi có hai phần, phần dẫn nhập và nội dung bài học, trong nội dung bài học thì gồm 3 hoạt động chính, đó là phần bài dạy, phần tổng kết, phần bài tập.”. - Phần mà nhiều sinh viên vẫn còn gặp khó khăn và lo lắng khi học học phần Xây dựng kĩ năng giảng dạy và cả khi đi Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là cách đặt câu hỏi, cách đưa ra yêu cầu cho học sinh. Chỉ có 5/14 sinh viên (36%) rút ra được kinh nghiệm cho bản thân về việc đặt câu hỏi, đưa ra yêu cầu cho học sinh thực hiện. Theo SV10 -“Đối với em phần đưa ra các câu hỏi – “consigne2” cho học sinh rất quan trọng và phải chuẩn bị chu đáo. Các “consigne” đưa ra phải rõ ràng, cần nhấn mạnh “consigne” cho học sinh hiểu, để có thể làm bài tốt”. - Đối với người giáo viên tương lai, việc hình thành cho mình một tâm thế, một phong cách đứng lớp là rất cần thiết. Làm sao để thu hút sự chú ý của học sinh khi đến lớp? Những điều nên và không nên khi đứng lớp giảng dạy đối với người giáo viên ? Giáo viên có nên thể hiện sự khó chịu hay tức giận đối với học sinh hay không?... Đây là ba trong số nhiều câu hỏi được đặt ra về tâm thế người giáo viên. Và những câu hỏi đó đã được 7/14 sinh viên giải đáp qua nhật kí học tập. Theo SV11- “Tác phong của người giáo viên cực kỳ quan trọng. Cần chú ý đến màu tóc (không được nhuộm màu). Trong quá trình dạy phải tự tin để tạo niềm tin nơi học sinh. Trong quá trình giảng thì không nên đi nhiều sẽ làm học sinh bị phân tâm. Nhưng cũng không nên đứng yên một chỗ, hoặc chỉ hướng về một phía.”. - Ngoài ra, cách làm việc nhóm cũng được sinh viên đề cập đến khá nhiều (43%) hay cách làm việc qua thư điện tử, 4. Đề xuất và kết luận Từ những kết quả thu được, chúng tôi có thể thấy rằng nhật kí học tập là một công cụ hữu ích để ghi lại và quan sát cả quá trình học tập, bao gồm việc thu thập các kiến thức chuyên môn cũng như các năng lực về nghề cần thiết cho sinh viên. Nhật kí học tập giúp sinh viên dễ theo dõi lại con đường mà mình đã đi để rút kinh nghiệm, tự đánh giá và tự điều chỉnh khi cần thiết. Ngoài ra giảng viên phụ trách bộ môn còn có thể đánh giá sinh viên không chỉ qua sản phẩm cuối cùng mà còn dựa trên cả một quá trình làm việc xuyên suốt học phần của sinh viên. Điều này giúp cho việc đánh giá được khách quan và chính xác hơn. Từ đó, chúng tôi có một số đề nghị cho việc viết nhật kí học tập của sinh viên : 1. Sinh viên nên ghi chú lại những sự kiện đã diễn ra trong lớp học, những điều mình đã học được cũng như suy nghĩ cá nhân về một kiến thức mới trước và sau khi học. Điều này sẽ giúp sinh viên ghi nhớ kĩ hơn cũng như dễ dàng hơn một kiến thức mới. 2. Sinh viên nên tập viết nhật kí ngay sau khi học xong môn đó (nếu có thời gian) hoặc viết vào cuối ngày hôm đó. Lâu dần, việc này sẽ tạo cho người học một thói quen 2 câu hỏi, yêu cầu Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 158 viết, sinh viên sẽ không sợ bỏ sót những điều đã diễn ra ngay ngày học vì lúc này, kí ức của người học vẫn còn rất mới. Ngoài ra, việc chèn thêm cảm xúc vào nhật kí cũng
Tài liệu liên quan