TÓM TẮT
Tư duy logic có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển tư duy phản biện của sinh viên, giúp
họ phản ánh và nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vấn đề trong học tập, phát hiện lỗi logic trong lập luận và
trình bày quan điểm, tư tưởng của người khác; lập luận, chặt chẽ, có căn cứ và trình bày các quan điểm,
tư tưởng của mình một cách chính xác, mạch lạc. Trong bài viết này, tác giả góp phần làm rõ mối quan
hệ giữa tư duy logic và tư duy phản biện, vai trò tư duy logic đối với việc phát triển tư duy phản biện
của sinh viên đại học hiện nay.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của tư duy logic đối với việc phát triển tư duy phản biện của sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 72 (06/2020) No. 72 (06/2020)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:
102
VAI TRÒ CỦA TƯ DUY LOGIC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY
PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN
The role of logical thinking in developing students’ critical thinking
ThS. Bùi Ngọc Quân
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
TÓM TẮT
Tư duy logic có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển tư duy phản biện của sinh viên, giúp
họ phản ánh và nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vấn đề trong học tập, phát hiện lỗi logic trong lập luận và
trình bày quan điểm, tư tưởng của người khác; lập luận, chặt chẽ, có căn cứ và trình bày các quan điểm,
tư tưởng của mình một cách chính xác, mạch lạc. Trong bài viết này, tác giả góp phần làm rõ mối quan
hệ giữa tư duy logic và tư duy phản biện, vai trò tư duy logic đối với việc phát triển tư duy phản biện
của sinh viên đại học hiện nay.
Từ khóa: phát triển tư duy phản biện, sinh viên, tư duy logic, tư duy phản biện
ABSTRACT
Logical thinking plays a particularly important role in developing students' critical thinking, helping
them to reflect and fully understand the problem of learning. Students can also detect logical errors in
reasoning and presenting other people's views and ideas, provoke logical, rigorous, well-grounded
arguments, present views and ideas accurately and coherently. In this article, the author attempted to
clarify the relationship between logical thinking and critical thinking and the role of logical thinking in
developing students’ critical thinking today.
Keywords: developing critical thinking, students, logical thinking, critical thinking
1. Đặt vấn đề
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
và công nghệ, đặc biệt cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, đòi hỏi hệ thống giáo dục
đại học phải đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
đất nước. Một trong những mục tiêu, yêu
cầu quan trọng của các trường đại học là
phải tạo lập cách học nhằm rèn luyện, phát
triển năng lực tư duy nói chung, tư duy
phản biện của sinh viên nói riêng. Có thể
khẳng định, tư duy phản biện là điều kiện
không thể thiếu cho sự thành công trong
học tập và nghiên cứu khoa học của sinh
viên. Việc sử dụng thuần thục kỹ năng tư
duy này sẽ giúp họ xác định góc nhìn
đúng đắn hơn đối với các tình huống xảy
ra trong quá trình học tập, cũng như trong
cuộc sống, tránh đưa ra các quyết định sai
lầm, vội vàng hay thiếu cơ sở. Trong đó,
để phát triển tư duy phản biện của sinh
viên cần chú trọng đến cơ sở của nó, đó
chính là tư duy logic.
Trong những năm qua, vấn đề phát
triển tư duy của sinh viên luôn được các
trường đại học quan tâm thông qua việc đổi
mới chương trình, nội dung, hình thức và
Email: ngocquan20@gmail.com
BÙI NGỌC QUÂN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
103
phương pháp dạy học theo hướng tích cực,
hiện đại. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy,
sinh viên còn có những hạn chế trong việc
nắm bắt, vận dụng các quy luật, quy tắc,
hình thức logic; kỹ năng trình bày, diễn đạt
vấn đề thiếu chặt chẽ, lập luận phản biện
thiếu cơ sở khoa học.v.v. Những hạn chế
này ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhận
thức và giải quyết các vấn đề trong học tập.
Vì vậy, cần thiết phải nhận thức đầy đủ về
vai trò của tư duy logic đối với việc phát
triển tư duy phản biện của sinh viên đại
học hiện nay nhằm góp phần củng cố tri
thức, phát triển năng lực tư duy của họ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm tư duy phản biện, tư
duy logic
Tư duy phản biện (Critical Thinking)
là một hình thức tư duy giúp chủ thể chủ
động tiếp nhận, xử lý thông tin một cách
linh hoạt và khéo léo, sau đó so sánh, phân
tích, tổng hợp, đánh giá thông tin thu thập
được bởi sự quan sát, kinh nghiệm và lập
luận khoa học, logic nhằm đạt đến tính
chân thực của vấn đề. Về bản chất, quá
trình tư duy phản biện luôn có mối liên
quan với khả năng phán đoán và suy luận
logic trên cơ sở thu thập, sắp xếp và đánh
giá những thông tin, những ý kiến khác
nhau dựa trên những tiêu chuẩn nhất định
nhằm giải quyết các vấn đề được nêu ra một
cách rõ ràng, ngắn gọn và tốt nhất.
Các yếu tố cấu thành nên tư duy phản
biện bao gồm: tri thức, thái độ, tinh thần
phản biện và phương pháp, kỹ năng tư duy
phản biện. Tri thức là điều kiện cần và
tiên quyết để hình thành tư duy phản biện;
thái độ, tinh thần phản biện được xem như
động cơ thúc đẩy sự phát triển của các yếu
tố khác; phương pháp, kỹ năng tư duy
phản biện là cái biểu hiện tư duy phản
biện của chủ thể tư duy. Việc nghiên cứu
cấu trúc của tư duy phản biện có ý nghĩa
hết sức quan trọng để xem xét đúng đắn
bản chất của tư duy phản biện, cũng như
phát triển tư duy phản biện của đối tượng
nghiên cứu.
Khi nghiên cứu về tư duy phản biện
với tư cách là một loại hình tư duy bậc
cao, cần phải thấy rõ một số đặc điểm cơ
bản của nó, đó là: tính chủ thể, tính khách
quan, toàn diện, tính khoa học, tính logic
và tính sáng tạo. Trong đó, tính logic là
một trong những tiêu chuẩn quan trọng
của tư duy phản biện. Tư duy phản biện
được thực hiện trên cơ sở của năng lực
phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá dựa
trên các lý lẽ, lập luận logic để bảo vệ cái
hợp lý, cũng như chỉ ra những điểm bất
hợp lý. Nó đòi hỏi sử dụng thành thạo các
hình thức, quy luật logic, các phương
pháp chứng minh, bác bỏ. Việc đưa ra các
nhận xét và quyết định phải dựa trên nền
tảng của sự am hiểu thấu đáo, sự suy xét
kỹ lưỡng và sâu sắc; khả năng suy luận,
lập luận logic dựa trên cơ sở của chứng cứ
và lý lẽ. Mặt khác, tư duy phản biện đòi
hỏi phải có khả năng kết nối vấn đề trong
tính tổng thể, khả năng nhìn nhận được
mối quan hệ logic bên trong giữa các
thông tin, các dữ kiện; sắp xếp và diễn
giải các ý tưởng một cách mạch lạc, ngắn
gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Từ đó, chủ thể
bảo vệ quan điểm của mình bằng các lập
luận chặt chẽ, khoa học.
Đối với sinh viên đại học, tư duy phản
biện được coi là phong cách tư duy độc đáo
giúp họ rèn luyện và phát triển khả năng tư
duy độc lập, tư duy sáng tạo. Sinh viên có
tư duy phản biện sẽ dựa trên những hiểu
biết về vấn đề học tập, tiếp nhận thông tin
chính xác, hình thành phản xạ tốt, biết cách
tìm và đưa ra lập luận rõ ràng, đầy đủ,
logic với những bằng chứng công tâm,
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
104
khách quan để chứng minh quan đểm của
mình, từ đó, giúp họ có thể làm chủ kiến
thức, nâng cao năng lực tư duy.
Tư duy logic (Logical Thinking), về
bản chất, “là giai đoạn nhận thức lý tính, sử
dụng các hình thức cơ bản, như khái niệm,
phán đoán, suy luận cùng các thao tác logic
xác định của chủ thể, nhằm sản xuất ra tri
thức mới với mục đích phản ánh ngày càng
sâu sắc hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn về
hiện thực khách quan” (Vũ Văn Viên,
2006, tr.33-34). Chủ thể nhận thức có tư
duy logic tất yếu phải tuân theo các quy
luật và hình thức logic tư duy nhằm phản
ánh chân thực, chính xác hiện thực khách
quan. Nhiệm vụ của tư duy logic là nghiên
cứu hình thức và quy tắc kết hợp đúng đắn
những khái niệm và phán đoán để suy luận
một cách logic và chứng minh tính hiệu
quả của vấn đề. Tư duy logic có khả năng
kết nối, xâu chuỗi các ý lại với nhau để tìm
câu trả lời và giải quyết vấn đề. Đặc trưng
của tư duy logic biểu hiện ở tính chính xác,
tính hệ thống, tính tất yếu và chặt chẽ, nên
nó rất cần thiết trong nghiên cứu khoa học
và hoạt động thực tiễn. Nếu chủ thể thiếu
một trong những đặc trưng trên sẽ không
có tư duy logic.
Tư duy logic là một loại hình tư duy
rất cần thiết đối với sinh viên trong hoạt
động học tập dựa trên cách suy luận khoa
học và chính xác để nhận định tính hợp lý
hoặc sai lầm của lập luận, đồng thời, đó là
yếu tố nền tảng mang tính quyết định trong
việc phát triển trí tuệ, khả năng sáng tạo,
kỹ năng giải quyết vấn đề của họ. Sinh
viên có kỹ năng tư duy logic tốt như có
chìa khóa vàng giúp họ thành công vượt
trội hơn trong học tập và công việc. Tuy
vậy, các kỹ năng tư duy logic không phải
tự nhiên có mà cần phải được học tập và
thực hành thường xuyên.
2.2. Mối quan hệ giữa tư duy logic và
tư duy phản biện trong giải quyết vấn đề
học tập của sinh viên
Để sinh viên có thể phát triển năng lực
tư duy, vấn đề rèn luyện tư duy logic và tư
duy phản biện của họ là yêu cầu, nhiệm vụ
hết sức cần thiết của các trường đại học.
Bởi lẽ, hai loại hình tư duy này có thể giúp
họ giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn. Tuy
có những khác biệt nhất định về các yếu tố
cấu thành, về đặc điểm, nhưng trên thực tế,
chúng cùng tồn tại trong một quá trình tư
duy, luôn có mối quan hệ mật thiết, bổ
sung, hỗ trợ và cải thiện lẫn nhau.
Sơ đồ: Mối liên hệ giữa tư duy phản biện và tư duy logic
Tư duy phản biện
Tư duy sáng tạo
Phát hiện
mâu thuẫn
Phân tích,
đánh giá
Lập luận
(Tư duy
logic)
Giải
quyết
vấn đề
Vấn đề
Chủ
thể
Chân lý
BÙI NGỌC QUÂN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
105
Điểm chung giữa tư duy logic và tư
duy phản biện là đều hướng đến mục đích
phát triển trí tuệ, tư duy độc lập, sáng tạo,
khả năng phân tích, lập luận nhằm giải
quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra. Theo đó,
chúng giúp tư duy của sinh viên đại học
phát triển và hoàn thiện hơn, đồng thời
hình thành sự tự tin, chủ động với mọi hình
huống có vấn đề. Kết hợp giữa hai loại
hình tư duy này sẽ tạo nên một hệ phương
pháp tư duy rất hữu ích trong quá trình
phát triển năng lực tư duy của sinh viên.
Cụ thể hơn, tư duy logic giúp sinh viên
móc nối các mắt xích của vấn đề và sắp
xếp nó một cách hợp lý, dễ hiểu, từ đó, họ
có thể phân tích và đưa ra kết luận chính
xác hơn. Ở khía cạnh này, tư duy logic
cũng là một phương cách hiệu quả góp
phần rèn luyện, phát triển tư duy phản biện
của họ trong giải quyết các vấn đề học tập.
Ngược lại, tư duy phản biện giúp sinh viên
đánh giá vấn đề ở nhiều mặt thông qua việc
đặt các câu hỏi nghi vấn, cũng như liệt kê
các trường hợp có thể xảy ra nhằm giúp họ
có thể dễ dàng nhận ra nhiều “góc khuất”
và các mắt xích của vấn đề. Đặc biệt, tư
duy phản biện liên quan đến các câu hỏi
(5W1H): Vì sao lại như vậy? Có cách tiếp
cận nào khác hay không? Lập luận như vậy
dựa trên góc nhìn nào? Nếu nhìn theo khía
cạnh khác thì như thế nào? Dữ kiện đưa ra
đã chính xác chưa? Có chỗ nào chưa hợp lý,
hay có chỗ nào có thể cải thiện không?.v.v.
Đây là những loại câu hỏi sẽ khiến sinh viên
loại bỏ các tranh luận về một mặt của vấn
đề và nắm lấy mặt khác đáng tin cậy hơn, từ
đó, họ cố gắng tìm kiếm câu trả lời và đưa
ra quyết định đúng đắn cho bản thân. Như
vậy, tư duy logic và tư duy phản biện đều
tập trung liên quan đến việc phân tích,
đánh giá các lập luận, luôn dựa trên những
tiền đề và kết luận nhất định.
Điểm khác biệt giữa tư duy logic và tư
duy phản biện đó là, tư duy logic là một
trong những công cụ được sử dụng trong
phân tích và đánh giá. Nó giải quyết vấn đề
thông qua việc áp dụng các quy tắc logic
trong hoạt động tư duy hoặc tri thức của
chính mình, do đó liên quan đến việc kết nối
các ý tưởng để tìm ra vấn đề tổng thể. Trong
khi đó, tư duy phản biện là quá trình phân
tích và đánh giá mang tính tổng quát hơn
mà sinh viên sử dụng để cân nhắc bằng
chứng, xem xét độ trung thực của các lập
luận. Về cơ bản, tư duy phản biện là khả
năng suy nghĩ rõ ràng, sáng suốt trong việc
nhận diện các lập luận sai lầm, các khái quát
vội vàng, các khẳng định thiếu bằng chứng,
các tuyên bố không đáng tin cậy, mơ hồ. Nó
có “vai trò như một công tố viên” (Đỗ Kiên
Trung, 2012, tr.80), một phương tiện để
kiểm tra tính chân lý của vấn đề, tìm ra và
loại bỏ các sai sót trong lập luận của người
khác nhằm tránh sự giả dối và những niềm
tin không hợp lý. Nhưng tư duy phản biện
không phải là sự chỉ trích các ý tưởng, mà là
việc phát triển khả năng suy nghĩ về các ý
tưởng quan trọng, bao gồm khả năng tham
gia vào các phản ứng và tư duy độc lập,
sáng tạo. Bên cạnh đó, tư duy phản biện là
phương thức tư duy về bất kỳ chủ đề, nội
dung hoặc vấn đề nào, trong đó chủ thể cải
thiện chất lượng suy nghĩ của mình bằng
cách phân tích, đánh giá và kết luận.
2.3. Vai trò của tư duy logic đối với việc
phát triển tư duy phản biện của sinh viên
2.3.1. Tư duy logic là cơ sở, điều kiện
tiên quyết để phát triển tư duy phản biện,
giúp sinh viên nhận thức đầy đủ, sâu sắc về
vấn đề trong học tập
Mọi loại hình tư duy nói chung, tư duy
phản biện nói riêng đều phải tuân thủ các
quy luật logic và các quy tắc suy luận. Tư
duy phản biện vận dụng những tri thức
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
106
logic học và những tiêu chuẩn trí tuệ khác
như xem xét vấn đề ở nhiều góc độ khác
nhau nhằm đưa ra nhận định đúng đắn về
vấn đề đặt ra. Đối với tư duy phản biện, tư
duy logic có vai trò là cơ sở, là điều kiện
tiên quyết cho việc phát triển khả năng
sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề một
cách hiệu quả. Bởi vì, khi thẩm định, đánh
giá một quan điểm nào đó, trước hết các
chủ thể phải xem xét cơ sở lập luận dẫn
đến quan điểm đó có tuân thủ các quy tắc,
quy luật logic hay không. Điều này giải
thích tại sao tư duy phản biện có liên quan
rất chặt chẽ với logic học, và để có tư duy
phản biện tốt chúng ta cần có hiểu biết
tốt về logic học, cũng như rèn luyện tư
duy logic.
Tư duy logic là hình thức cơ bản của tư
duy phản biện, là một công cụ hữu ích
được sử dụng trong tư duy phản biện, giúp
sinh viên nâng cao trình độ tư duy, tạo ra
thói quen tư duy độc lập, sáng tạo hơn, góp
phần tăng tính chính xác, tính không mâu
thuẫn, tính liên tục, tính triệt để, tính chứng
minh được của lập luận; tăng cường hiệu
quả và niềm tin của suy nghĩ, lời nói; định
hướng và chỉ đạo đúng đắn cho hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn của sinh
viên. Nói cách khác, quá trình tư duy phản
biện không tách rời việc rèn luyện tư duy
logic. Sự thành thục tư duy logic sẽ quyết
định đến năng lực tư duy phản biện của
chủ thể. Ngoài ra, tư duy logic còn giúp
sinh viên nắm vững tri thức mới, rèn luyện
khả năng phát hiện, phản biện, phân tích và
giải quyết những tình huống, những mâu
thuẫn nảy sinh trong học tập, nghiên cứu
khoa học và nâng cao hiệu quả giao tiếp,
thuyết trình trong tranh luận.
2.3.2. Tư duy logic giúp sinh viên phát
triển tư duy phản biện trên cơ sở phát hiện
lỗi logic trong lập luận, trình bày quan
điểm, tư tưởng của người khác
Đây là vai trò hết sức quan trọng của
tư duy logic đối với việc phát triển tư duy
phản biện của sinh viên. Vì, việc nhận diện
các lỗi logic trong lập luận, trình bày quan
điểm của người khác khi sinh viên tiếp
nhận là vấn đề hết sức khó khăn. Nếu
không có tư duy logic, họ gặp khó khăn
trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn
đề đúng đắn trên cơ sở tư duy phản biện,
có thể thậm chí vướng vào các rào cản của
các dạng ngụy biện. Những lỗi logic trong
lập luận đó xảy ra khi những lý lẽ chứng
minh lý do là không hợp lệ và sẽ làm mất
đi tính hiệu quả của các lập luận phản biện
và khả năng tư duy logic, tư duy phản biện
của sinh viên.
Về bản chất, ngụy biện là lối lập luận
quanh co, vi phạm luật logic nhằm làm cho
người khác hiểu sai sự thật. Ngụy biện có
nhiều hình thức như ngụy biện luận đề
(đánh tráo luận đề), ngụy biện luận cứ (căn
cứ vào dư luận, tin đồn, luận cứ chưa được
chứng minh) và ngụy biện luận chứng
(đánh tráo khái niệm, đánh tráo nguyên
nhân và kết quả, đánh tráo vật quy chiếu và
luận chứng không đúng). Chính những lập
luận ngụy biện có thể ảnh hưởng và gây ức
chế tư duy phản biện của sinh viên. Đặc
biệt, ngụy biện cũng có thể can thiệp vào
quá trình ra quyết định hay kỹ năng ra
quyết định - một nhân tố quan trọng tạo
nên thành công của giải quyết vấn đề. Nếu
sinh viên không nhận ra sự tồn tại của ngụy
biện, họ có thể sử dụng lý lẽ không hợp lệ
như là một phần của kết luận vấn đề, đưa
ra hoặc đánh giá quyết định một cách sai
lầm. Do vậy, sinh viên cần thiết phải có tư
duy logic, tư duy phản biện để biết cách
nhận diện, ngăn chặn những lỗi này và có
thể phát hiện các dạng ngụy biện ở những
người khác, đồng thời, tránh được ngụy
BÙI NGỌC QUÂN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
107
biện và biết cách bác bỏ ngụy biện để có
suy nghĩ và ra quyết định hiệu quả, chính
xác hơn và hạn chế tối đa rủi ro.
2.3.3. Tư duy logic giúp sinh viên phát
triển tư duy phản biện trên cơ sở lập luận
logic, chặt chẽ và có căn cứ, trình bày các
quan điểm, tư tưởng một cách chính xác và
mạch lạc
Tư duy phản biện là một loại hình tư
duy có đặc trưng riêng biệt, được hình
thành và phát triển trên cơ sở các thao tác
tư duy cơ bản như phân tích (chia nhỏ một
vấn đề để giúp nhìn rõ hơn bản chất vấn đề
lớn, cũng như để giải quyết vấn đề), tổng
hợp (ghép các vấn đề nhỏ có liên quan lại
với nhau để có cái nhìn tổng thể về một
vấn đề lớn), so sánh, suy luận.v.v. Trong đó,
kỹ năng lập luận, tìm kiếm bằng chứng để
chứng minh, lập luận vấn đề trong học tập
là các yếu tố cần thiết để phát triển tư duy
phản biện của sinh viên. Tư duy phản biện
phải được hình thành trên cơ sở lập luận,
kết quả của tư duy logic, chứ không phải
đáp án của một vấn đề sai.
Muốn đánh giá đúng đắn vấn đề thì
sinh viên phải có cái nhìn đa chiều, biết
phân tích để thấy được chỗ đúng, chỗ sai
của lập luận đó. Sau khi tổng hợp được các
kiến thức liên quan đến vấn đề, họ phải
phân tích, so sánh các giải pháp, khái quát
hoá và lựa chọn được các lập luận tốt nhất.
Nếu không có phân tích, tổng hợp và so
sánh, khái quát hoá thì sự đánh giá, lựa
chọn lập luận của sinh viên chỉ là đoán mò,
thiếu căn cứ, không có tính thuyết phục.
Sinh viên muốn đạt đến tính tối ưu của
vấn đề học tập trên cơ sở tư duy phản biện,
thì phải biết cách lập luận logic và nắm
vững các kỹ năng lập luận để thuyết phục
người khác, cũng như rèn luyện các
phương pháp chứng minh, bác bỏ vấn đề.
Nói cách khác, phương pháp tư duy phản
biện có hạt nhân cốt lõi là lý thuyết lập
luận. Cơ sở cho các lập luận đó là những
phép suy luận logic, các khái niệm, quy
tắc, những công thức. Qua suy luận, sinh
viên sẽ “nâng cao năng lực liên kết giữa tri
thức đã biết, luận giải tri thức chưa biết,
phản ánh đầy đủ, chính xác hơn đối tượng
nhận thức” (Hoàng Thúc Lân, 2014,
tr.317). Nếu nhấn mạnh tới yếu tố lý lẽ, thì
lập luận được xếp vào logic hình thức.
Rèn luyện phương pháp lập luận logic
có vai trò quan trọng trong phát triển tư duy
phản biện của sinh viên. Qua quá trình lập
luận logic, năng lực tư duy phản biện của
họ sẽ phát triển lên tầm cao mới. Như vậy,
để có được các lập luận logic, chặt chẽ và
có căn cứ đối với bất kỳ vấn đề học tập
nào, sinh viên cần phải rèn luyện tư duy
logic. Tư duy logic sẽ giúp họ kết nối và
trả lời các vấn đề vừa được đặt câu hỏi,
nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc cạnh khác
nhau, lập luận phản biện khoa học hơn,
“suy nghĩ một cách thấu đáo, sáng tạo,
giảm thiểu khả năng sai lầm trong việc đưa
ra quyết định” (Nguyễn Thị Hòa, 2017,
tr.27). Trên cơ sở đó, tư duy logic giúp họ
rèn luyện các kỹ năng diễn đạt, tự tin trình
bày phản biện vấn đề, các quan điểm, tư
tưởng một cách rõ ràng, ngắn gọn, mạch
lạc, chặt chẽ, tường minh và chính xác hơn.
Bởi vì, nếu sinh viên không có khả năng
diễn đạt, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ một
cách mạch lạc sẽ cản trở rất lớn đến khả
năng điều khiển, tự đánh giá những suy
nghĩ của họ, cũng như việc thẩm định, xem
xét ý kiến của người khác.
3. Kết luận
Vấn đề phát triển tư duy phản biện của
sinh viên là một trong những mục tiêu
quan trọng trong giáo dục đại học “nhằm
hoàn thiện hơn năng lực học tập và làm việc
suốt đời” (Trịnh Chí Thâm, 2018, tr.23) cho
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON