Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trong thành phần dinh
dưỡng của động vật thủy sản nhất là trong mô hình nuôi thâm
canh sửdụng thức ăn công nghiệp.
Bổsung vitamin và khoáng chất cho tôm cá trong điều kiện
nuôi thâm canh không những thúc đẩy tăng trưởng mà còn ngăn chặn
được những rối loạn bệnh lý do thiếu vitamin và khoáng chất. Ngoài
những khoáng chất truyền thống, trong chuyên đềnày chúng tôi phổ
biến thêm khoáng thuộc nhóm Lathanide –một khoáng chất mới được
sửdụng trong chăn nuôi và thủy sản có tác dụng rất lớn trong việc ngăn
ngừa gốc tựdo trong cơ thểvật nuôi; ngăn ngừa stress trong điều kiện
bất lợi .
11 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của vitamin và khoáng chất trong thức ăn thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRÒ CỦA VITAMIN VÀ
KHOÁNG CHẤT TRONG
THỨC ĂN THỦY SẢN
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trong thành phần dinh
dưỡng của động vật thủy sản nhất là trong mô hình nuôi thâm
canh sử dụng thức ăn công nghiệp....
Bổ sung vitamin và khoáng chất cho tôm cá trong điều kiện
nuôi thâm canh không những thúc đẩy tăng trưởng mà còn ngăn chặn
được những rối loạn bệnh lý do thiếu vitamin và khoáng chất. Ngoài
những khoáng chất truyền thống, trong chuyên đề này chúng tôi phổ
biến thêm khoáng thuộc nhóm Lathanide – một khoáng chất mới được
sử dụng trong chăn nuôi và thủy sản có tác dụng rất lớn trong việc ngăn
ngừa gốc tự do trong cơ thể vật nuôi; ngăn ngừa stress trong điều kiện
bất lợi.
I. ĐẶC TÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA VITAMIN TRONG THỨC ĂN
THỦY SẢN
1. Vitamin tan trong nước
Nhóm vitamin tan trong nước bao gồm vitamin nhóm B, vitamin C,...
có một giá trị dinh dưỡng rõ rệt.
1.1. Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B gồm viatamin B1, B2, B6, B12, chúng đóng vai trò
quan trọng trong quá trình sống của động vật thủy sản. Thiếu vitamin
nhóm B, chúng thường xuất hiện những triệu chứng bệnh lý, ảnh hưởng
đến sức khỏe và thiệt hại đáng kể đến hiệu quả sản xuất.
Vitamin B1: có chức năng là co-enzyme trong biến dưỡng
carbohydrate. Do đó nó cần thiết cho động vật thủy sản tăng trưởng và
hoạt động sinh sản bình thường. Thức ăn chứa nhiều năng lượng cần bổ
sung thêm loại vitamin này. Cá ăn tạp thường có nhu cầu vitamin B1
cao hơn cá ăn động vật. Nhu cầu vitamin B1 ở cá thấp khoảng 1- 15
mg/kg, trong khi ở tôm biển mức đề nghị là 60 mg/kg. Dấu hiệu rõ nhất
khi động vật thủy sản ăn thức ăn thiếu vitamin B1 là sinh trưởng giảm
và dấu hiệu này hường xuất hiện sau 8-10 tuần.
Vitamin B2: là co-enzyme cho nhiều phản ứng oxy hóa khử và trao đổi
ion. Nhu cầu vitamin B2 khoảng 8-10mg/kg thức ăn cho loài cá chép,
cá trơn và 25 mg/kg cho tôm. Các dấu hiệu thường gặp ở cá thiếu
vitamin B2 là giảm sinh trưởng, thiếu máu, sợ ánh sáng, xuất huyết da,
vây; ở tôm là nhạt màu, dễ bị kích thích, có dấu hiệu khác thường
trên vỏ.
Vitamin B6: là co-enzyme cho phản ứng decarboxyl hóa cho các acid
amin nên vitamin B6 liên quan đến sự biến dưỡng protein. Dấu hiệu
thiếu vitamin B6 tăng lên khi thức ăn có hàm lượng protein cao. Vì vậy
vitamin B6 đóng vai trò quan trọng đối với những loài tôm cá ăn động
vật. Nhu cầu vitamin B6 ở cá khoảng 5-10 mg/kg cho cá. Trong khi ở
tôm được đề nghị là 50–60 mg/kg. Các dấu hiệu bệnh lý thường gặp
khi cá ăn thức ăn thiếu vitamin B6 là rối loạn thần kinh, giảm khả năng
miễn dịch, thiếu máu Dấu hiệu này biểu hiện ở cá chép sau 4-6 tuần
và ở cá trơn sau 6- 8 tuần (Deshimaru, 1979). Tôm ăn thiếu vitamin B6
sẽ chậm sinh trưởng và tỉ lệ chết cao.
Vitamin B12: cần cho quá trình thành thục và phát triển phôi. Đối với
tôm, vitamin B12 giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp nucleotic,
protein, biến dưỡng carbohydrat và chất béo. Cả động vật và thực vật
đều không có khả năng tổng hợp vitamin B12, nó có thể được tổng hợp
bởi vi khuẩn đường ruột của một số loài cá như cá trơn, cá rô phi, cá
chép. Nghiên cứu nhu cầu vitamin B12 cho tôm cá còn rất hạn chế, nhu
cầu cho cá hồi được đề nghị là 0,015 –0,2 mg/kg, đối với tôm là
0,2mg/kg thức ăn. Biểu hiện thiếu vitamin B12 chưa thể hiện rõ ở các
loài, biểu hiện thường thấy là giảm sinh trưởng.
1.2. Vitamin C
Vitamin C được xác định là rất quan trọng cho động vật thủy sinh bởi
vì trong khi hầu hết các động vật khác có khả năng tổng hợp vitamin C
từ glucuronic acid thì cá và giáp xác lại thiếu enzyme cần thiết cho quá
trình tổng hợp (Dabrowki, 1990). Chính vì thế vitamin C của động vật
thủy sản được hấp thu chủ yếu từ thức ăn.
Vitamin C có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, nó tham gia vào
quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bởi việc tạo thành
collagen (chất tăng cường các phản ứng miễm dịch và sức đề kháng
bệnh của tôm cá), tổng hợp corticosteroids (chất có liên quan đến khả
năng chịu đựng của tôm cá). Thức ăn có hàm lượng vitamin C cao có
lợi ích cho việc giảm sốc của cá (Hardie và ctv, 1991). Vitamin C giúp
cho sắt (Fe) được hấp thụ tốt do đó ngăn ngừa được hiện tượng thiếu
máu (Nguyễn Duy Giảng, 2006). Thức ăn thiếu vitamin C là nguyên
nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lý như bệnh vẹo cột sống ở cá và
bệnh chết đen ở tôm. Ở giai đoạn ấu trùng tôm cá cần nhiều vitamin C
hơn giai đoạn trưởng thành, nó không những làm gia tăng tốc độ sinh
trưởng mà còn làm tăng sức đề kháng của ấu trùng (Dabrowski và ctv,
1988).
2. Vitamin tan trong chất béo
Nhóm vitamin tan trong chất béo gồm vitamin A, D, E, và K. Nhóm
này được hấp thu qua ruột cùng với chất béo trong thức ăn. Nhóm
vitamin này sẽ tích lũy trong cơ thể khi được cung cấp vượt quá nhu
cầu. Vì vậy nhu cầu về nhóm vitamin này rất biến động và phụ thuộc
vào lượng vitamin được tích lũy trước đó trong cơ thể động vật thủy
sản.
2.1. Vitamin A
Vitamin A có hai dạng là vitamin A1 (rettinol) được tìm thấy ở động
vật hữu nhũ và động vật biển, vitamin A 2 (3-dehydroretinol còn được
gọi là retinol 2) được tìm thấy ở cá nước ngọt (Lehninger, 1975).
Vitamin A cần thiết cho mắt, vận chuyển Ca qua mang tế bào, thành
thục và phát triển phôi. Ở giai đoạn cá giống thường rất nhạy cảm với
việc thiếu vitamin A trong thức ăn, trong khi ở giai đoạn trưởng thành,
viamin A có thể được tích lũy nhiều trong gan nên ít bị ảnh hưởng hơn.
Một vài loài cá có thể chuyển đổi β-caroten thành vitamin A. Hàm
lượng vitamin A được đề nghị cho cá là 1000- 2000 UI/kg; ở tôm thì
yêu cầu cao hơn 5000 UI/kg thức ăn. Cá ăn thức ăn không đủ vitamin
A sẽ thiếu máu, xuất huyết mắt, mang, thận, màu sắc cơ thể thay đổi...
2.2. Vitamin D
Vitamin D có hai dạng là Vitamin D2 (engocalciferol) và vitamin D3
(cholecalciferol). Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc vận
chuyển và hấp thu Ca và P. Khi bổ sung thiếu hoặc thừa vitamin D đều
làm ảnh hưởng đến động vật thủy sản.
Hàm lượng vitamin D cần bổ sung cho cá từ 500- 1000 UI/kg cho cá
nước ấm, cho tôm được đề nghị là 2000 UI/kg thức ăn (Trần Thị Thanh
Hiền, 2004). Dấu hiệu khi thiếu vitamin D ở tôm cá là sinh trưởng và
hàm lượng khoáng trong cơ thể giảm.
2.3. Vitamin E
Vitamin E có một số dạng khác nhau, trong đó dạng α - tocophenol là
có chứa hàm lượng vitamin E hoạt tính cao nhất. Một trong những chức
năng sinh học của vitamin E là ngăn cản quá trình oxy hóa chất béo cao
phân tử không no (HUFA) của lipid trong màng tế bào sinh học.
Vitamin E có vai trò trong quá trình tổng hợp và hoạt động của các
hormone sinh dục. Nhu cầu vitamin tăng khi hàm lượng PUFA trong
thức ăn cao. Nhu cầu vitamin E ở cá khoảng 30-100 mg/kg và ở tôm là
100 mg/kg thức ăn. Dấu hiệu khi thiếu vitamin E ở cá là giảm sinh
trưởng, tỉ lệ chết cao thoái hóa cơ, tích mỡ trong gan Đối với tôm
biển, sức sinh sản và tỉ lệ nở giảm khi thức ăn được cung cấp thêm
HUFA nhưng thiếu vitamin E. Mức đề nghị cho tôm biển ở giai đoạn
nuôi vỗ là 600mg/kg thức ăn. Đối với cá chép hệ số thành thục cũng
được cải thiện khi thức ăn có bổ sung đầy đủ vitamin E (Trần Thị
Thanh Hiền, 2004).
2.4. Vitamin K
Vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu ở động vật
và cả ở cá. Thiếu vitamin K dẫn tới cá không có khả năng tổng hợp
proconvertin và prothrombin (chất cần thiết cho quá trình đông máu).
Dạng vitamin K được sử dụng tốt cho tôm cá lá vitamin K3
Nhu cầu vitamin K ở cá là 10 mg/kg thức ăn, ở tôm được đề nghị là 5
mg/kg. Ở một số loài tôm khi cho ăn thiếu vitamin K thì sinh trưởng
của tôm giảm.
II. ĐẶC TÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA KHOÁNG CHẤT ĐỐI VỚI
ĐÔNG VẬT THỦY SẢN
1. Nhóm khoáng chất Lathanide
Nhóm này gồm 15 nguyên tố có số thứ tự từ 57 (lantan) đến số thứ tự
71 (lutexi) có tính chất hóa học giống nhau. Nhóm khoáng chất này do
trống điện tử ở quỹ đạo 4f thuộc lớp N trong cấu hình electron nên có
khả năng trao đổi điện tử với các gốc tự do trong cơ thể vật nuôi. Gốc
tự do sản sinh quá mức khi vật nuôi ở điều kiện bất lợi và gây ra những
rối loạn trong hoạt động của tế bào. Nhóm lanthanide có tác dụng giảm
thiểu và ngăn ngừa tác hại của gốc tự do đối với cơ thể. So với các
nhóm khoáng chất truyển thống, lanthanide là nguyên tố mới được sử
dụng trong chăn nuôi cũng như thủy sản và đã đem lại những hiệu quả
tích cực. Công ty TNHH Nhân Lộc là nhà phân phối độc quyền sản
phẩn CBN của công ty AMECO-BIOS (Hoa Kỳ) có chứa nhóm khoáng
chất này. Nó có tác dụng rõ rệt trên cá Tra nuôi ở Đồng băng Sông Cửu
Long ở các chỉ tiêu FCR giảm đáng kể, tăng khả năng quay hóa chất
khi chế biến Trên heo cũng có hiệu rất cao (tăng trọng nhanh, nâng
cao chất lượng thịt, giảm FCR)
2. Nhóm khoáng chất đa lượng
2.1. Canxi (Ca), Photpho (P) và Magie (Mg)
Ca và P cần thiết cho quá trình hình thành xương. Ca còn tham gia vào
quá trình động máu, co cơ, dẫn truyền thông tin thần kinh, duy trì áp
suất thẩm thấu. P còn có vai trò trong quá trình biến dưỡng các chất
dinh dưỡng trong cơ thể, duy trì ổn định pH trong cơ thể động vật thủy
sản. Mg là giữ vai trò quan trọng trong các phản ứng phosphoryl hóa và
một số hệ thống enzyme.
Cá biển có thể hấp thu một lượng khoáng rất lớn từ nước biển như Ca,
Na, Cl, và Mg, (Spoltte, 1970; Dall, 1983) nhưng cá nước ngọt hoặc cá
nuôi trong nước có độ mặn thấp hầu như không lấy được Ca, Mg từ
môi trường nên thức ăn của những loại các này cần lưu ý vì hàm lượng
Ca, Mg trong thức ăn thấp sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
P hầu như chỉ được lấy từ thức ăn. Dấu hiệu thiếu P là sinh trưởng
chậm, hiệu quả sử dụng thức ăn và hàm lượng khoáng trong xương,
vảy, vỏ giảm. Ngoài ra ở cá chép còn có dấu hiệu tăng hàm lượng mỡ,
giảm lượng nước trong cơ thể và lượng P trong máu.
2.2. Các khoáng đa lượng khác
Các khoáng đa lượng như Na, Cl và K thì cần thiết cho các hoạt động
sinh lý của cơ thể động vật thủy sản. Tuy nhiên trong nước ngọt và đặc
biệt là nước biển đều có nhiều các nguồn khoáng này. Chức năng chủ
yếu là duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của cơ thể, cần bằng acid –
bazơ, dẫn truyền thần kinh, duy trì cấu trúc màng tế bào.
3. Các nguyền tố vi lượng
Fe,Cu, Zn,.. là những nguyên tố vi lượng vì chúng hiện diện với một
hàm lượng rất thấp nhưng có ảnh hưởng một cách rõ rệt đến các quá
trình trao đổi chất cơ thể vật nuôi.
3.1. Sắt (Fe)
Fe trong cơ thể tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ như Hemoglobin hay có
thể ở dạng vô cơ như Fe dạng dự trữ. Fe giữ vai trò quan trọng trong
quá trình hô hấp. Thiếu Fe cá sẽ giảm lượng hồng cầu và gan vàng.
Trong khẩu phần thức ăn, Fe ở dạng vô cơ dễ hấp thu hơn Fe hữu cơ và
Fe2+ hấp thu nhanh hơn Fe3+. Động vật thủy sản có thể hấp thu Fe qua
môi trường. Thức ăn có nguồn gốc động vật chứa nhiều Fe thích hợp
cho sự hấp thu của động vật thủy sản.
3. 2. Đồng (Cu )
Là thành phần nhiều enzyme có tính oxy hoá và có vai trò quan trọng
trong sự hô hấp, là thành phần của sắc tố đen (Melanin), kích thích quá
trình sử dụng Fe và là chất xúc tác cho việc tạo thành Hemoglobin (Hb).
Đối với giáp xác dấu hiệu thiếu Cu là sinh trưởng chậm, hàm lượng Cu
trong máu, gan tụy giảm. Ở cá thiếu Cu cũng ảnh hưởng đến sinh
trưởng và dễ bị nhiễm bệnh.
3.3. Kẽm (Zn)
Zn là thành phần cấu tạo enzyme Carbonicanhydrase (xúc tác phản ứng
hydrat hoá) làm tăng khả năng vận chuyển CO2 và kích thích tiết HCl
trong dạ dày. Khi thiếu Zn tôm cá giảm tăng tưởng và giảm sức sinh
sản.
Phòng Kỹ Thuật – Cty TNHH Nhân Lộc – ROVETCO
Cty Nhân Lộc – Rovetco có một số sản phẩm vitamin và khoáng chất
tổng (Rovifish super, CM 701) hợp giúp bà con ngư dân dễ dàng bổ
sung vào thức ăn thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Mọi thắc
mặc bà con ngư dân có thể liên hệ với Phòng Kỹ Thuật – Cty TNHH
Nhân Lộc – Rovetco.