Vai trò và cách thức lồng ghép văn hóa Nhật Bản trong hoạt động giảng dạy và giao lưu của giáo viên và sinh viên khoa Tiếng Nhật trường Đại học Hà Nội

Nhật Bản là đất nước có nguồn gốc lịch sử lâu đời và nền văn hóa bản sắc độc đáo như trà đạo, hương đạo, kiếm đạo Nhật Bản ngày nay vẫn nổi tiếng là quốc gia chú trọng gìn giữ và phát huy những nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc. Việc giới thiệu, lồng ghép văn hóa Nhật Bản trong hoạt động giảng dạy và giao lưu của sinh viên để tạo hứng thú trong học tập là hết sức cần thiết. Đứng từ góc độ nhà quản lý, nhà nghiên cứu, thành viên ban tổ chức một số hoạt động giao lưu và là giảng viên bộ môn Văn học và văn hóa văn minh, tác giả bài viết cung cấp cho bạn đọc khái quát về nội dung giảng dạy môn học “Đất nước và văn hóa Nhật Bản” trong chương trình đào tạo cử nhân ngành ngôn ngữ Nhật tại Trường Đại học Hà Nội, những đánh giá, góp ý cho môn học của sinh viên và gợi ý, đề xuất của tác giả về việc lồng ghép giảng dạy văn hóa để tạo hứng thú và nâng cao khả năng ngôn ngữ của người học trong một số giờ học mà tác giả tham gia giảng dạy. Một số hoạt động giao lưu văn hóa trong và ngoài Trường Đại học Hà Nội và những tác động trực tiếp tới việc tiếp nhận văn hóa của sinh viên, cũng như phản hồi của sinh viên về các hoạt động giao lưu cũng được đề cập trong bài viết.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò và cách thức lồng ghép văn hóa Nhật Bản trong hoạt động giảng dạy và giao lưu của giáo viên và sinh viên khoa Tiếng Nhật trường Đại học Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 585 VAI TRÒ VÀ CÁCH THỨC LỒNG GHÉP VĂN HÓA NHẬT BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ GIAO LƯU CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN KHOA TIẾNG NHẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI Hoàng Liên Trường Đại học Hà Nội Tóm t t: Nhật Bản là đất nước có nguồn gốc lịch sử lâu đời và nền văn hóa bản sắc độc đáo như trà đạo, hương đạo, kiếm đạo Nhật Bản ngày nay vẫn nổi tiếng là quốc gia chú trọng gìn giữ và phát huy những nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc. Việc giới thiệu, lồng ghép văn hóa Nhật Bản trong hoạt động giảng dạy và giao lưu của sinh viên để tạo hứng thú trong học tập là hết sức cần thiết. Đứng từ góc độ nhà quản lý, nhà nghiên cứu, thành viên ban tổ chức một số hoạt động giao lưu và là giảng viên bộ môn Văn học và văn hóa văn minh, tác giả bài viết cung cấp cho bạn đọc khái quát về nội dung giảng dạy môn học “Đất nước và văn hóa Nhật Bản” trong chương trình đào tạo cử nhân ngành ngôn ngữ Nhật tại Trường Đại học Hà Nội, những đánh giá, góp ý cho môn học của sinh viên và gợi ý, đề xuất của tác giả về việc lồng ghép giảng dạy văn hóa để tạo hứng thú và nâng cao khả năng ngôn ngữ của người học trong một số giờ học mà tác giả tham gia giảng dạy. Một số hoạt động giao lưu văn hóa trong và ngoài Trường Đại học Hà Nội và những tác động trực tiếp tới việc tiếp nhận văn hóa của sinh viên, cũng như phản hồi của sinh viên về các hoạt động giao lưu cũng được đề cập trong bài viết. 1. Đặt vấn đề Văn hóa của mỗi quốc gia luôn là phần linh hồn của quốc gia đó, nó được xây dựng trong suốt tiến trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc, vì thế nó giải thích tại sao mỗi đất nước lại có một nền văn hóa khác nhau. Văn hóa Nhật Bản cũng mang những đặc trưng riêng biệt, biểu tượng cho sức mạnh tinh thần của con người Nhật Bản.Văn hoá Nhật Bản ngày nay là kết tinh thành quả lao động hàng ngàn năm của những cư dân trên quần đảo Nhật Bản, là sự kết hợp sáng tạo những giá trị văn hoá bản địa và các giá trị văn hoá nước ngoài. Tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản không chỉ là sự quan tâm lớn của những ai yêu mến “Đất nước Mặt trời mọc”, mà nó còn là một chủ để nghiên cứu trong nhiều trường đại học hiện nay. Trong phạm vi bài viết, tác giả đứng từ góc độ nhà quản lý, nhà nghiên cứu, thành viên ban tổ chức một số hoạt động giao lưu và là giảng viên bộ môn Văn học và văn hóa văn minh muốn giới thiệu tới bạn đọc khái quát về nội dung giảng dạy môn học “Đất nước và văn hóa Nhật Bản” trong chương trình đào tạo cử nhân ngành ngôn ngữ Nhật tại Trường Đại học Hà Nội. Bài viết có đề cập đến toàn bộ nội dung môn học, nhưng tác giả muốn tập trung đề cập sâu hơn mảng về văn hóa Nhật Bản. Việc lồng ghép giảng dạy về văn hóa vào các giờ học khác sẽ là những gợi mở trong việc tạo hứng thú và nâng cao khả năng ngôn ngữ cho người học. Bài nghiên cứu cũng ghi nhận những đánh giá, góp ý cho môn “Đất nước và văn hóa Nhật Bản” của sinh viên và gợi ý, đề xuất của tác giả về việc lồng ghép giảng dạy văn hóa trong một số giờ học mà tác giả đang tham gia giảng dạy. Ở phần hai, bài viết sẽ giới thiệu một số hoạt động giao lưu văn hóa trong và ngoài Trường Đại học Hà Nội và những tác động trực tiếp tới việc tiếp nhận văn hóa của sinh viên. Thông qua việc lấy phiếu điều tra và kết quả thu được trong quá trình thực hiện, bài viết ghi nhận những phản hồi của sinh viên về các hoạt động ngoại khóa và giao lưu. Nghiên cứu này sẽ giúp khoa tiếng Nhật, bộ môn Văn học và văn hóa văn minh, các giảng viên đứng lớp ý thức hơn được nhiệm vụ của mình và biết lựa chọn những giải pháp tích cực để thực hiện được mục tiêu giảng dạy tốt hơn. Bên cạnh đó, cũng giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn khi biết gắn kết giữa “học và hành”. Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 586 2. Nội dung giảng dạy môn Đất nước và văn hóa Nhật Bản tại Trường Đại học Hà Nội, những đánh giá, góp ý cho môn học của sinh viên và đề xuất lồng ghép giảng dạy văn hóa trong một số môn học khác 2.1. Nội dung giảng dạy “Đất nước và văn hoá Nhật Bản” là một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Nhật của Trường Đại học Hà Nội. Môn học gồm 05 đơn vị học trình, tương đương 75 tiết và được dạy ở học kỳ V sau khi sinh viên đã hoàn thành khối kiến thức kỹ năng tiếng, nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức ngôn ngữ, tạo tiền đề phát triển kỹ năng dịch, đồng thời giúp người học có khả năng tự nghiên cứu về lĩnh vực xã hội-kinh tế-văn hóa Nhật Bản. Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm lịch sử phát triển, vị trí địa lí, địa hình, khí hậu của Nhật Bản, về phong cách, lối sống của người Nhật như: ăn, ở, đi lại, mua sắm, giải trí, học tập; Môn học giúp sinh viên làm quen với đặc điểm và cơ cấu một số hệ thống trong xã hội Nhật Bản như: hệ thống hành chính, chính trị, kinh tế, y tế, giáo dục, bưu điện, ngân hàng Nhật Bản; giúp sinh viên hiểu sâu hơn về một số loại hình văn hóa truyền thống của Nhật như: nghệ thuật cắm hoa, trà đạo, cây cảnh, kịch Kabuki; Môn học cũng trang bị cho người học một khối lượng từ vựng cũng như cách điễn đạt phong phú liên quan đến các chuyên đề để người học có khả năng tham gia vào các cuộc tọa đàm về văn hóa Nhật Bản [1, 69]. Môn học được chia thành hai phần: 1) Tổng quan về Nhật Bản và 2) Văn hóa Nhật Bản. Phần tổng quan về Nhật Bản được giảng dạy trong 40 tiết, chia làm 8 buổi với các nội dung như: Khái quát về điều kiện tự nhiên, khí hậu vùng miền của Nhật Bản. Trong phần này, giáo viên sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về đất nước, dân số, điều kiện tự nhiên và khí hậu Nhật Bản. Sinh viên được tìm hiểu về đất nước, con người, điều kiện tự nhiên, khí hậu, mối liên quan của người Nhật hiện nay với tổ tiên của họ, sự ra đời và ý nghĩa về quốc ca, quốc kỳ Nhật Bản. Trong nội dung giảng dạy về Hệ thống hành chính Nhật Bản, sinh viên được cung cấp kiến thức tổng hợp về hệ thống hành chính Nhật Bản, những đơn vị hành chính như tỉnh thành, thủ phủ và phường xã Giáo viên sẽ nêu bật đặc trưng, đặc sản của mỗi vùng, tên chữ Hán;... Trong quá trình học tập, sinh viên có sự so sánh những điểm tương đồng và khác biệt với hệ thống hành chính của Việt Nam. Ở nội dung tìm hiểu về Lịch sử Nhật Bản, người học sẽ nắm được những kiến thức tổng hợp về lịch sử Nhật Bản qua các thời kỳ, từ cổ đại tới hiện đại. Sinh viên được tìm hiểu từng giai đoạn lịch sử và cùng so sánh, đối chiếu với lịch sử Việt Nam. Ở Nhật Bản, Thiên Hoàng là người có vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm linh mỗi người dân. Ngày nay, tại Nhật Bản và các cơ quan ngoại giao của Nhật Bản ở nước ngoài, ngày sinh nhật Nhật Hoàng Akihito luôn được tổ chức long trọng vào ngày 23 tháng 12 hàng năm. Thể chế chính trị- Hoàng gia Nhật Bản là chủ đề được người học quan tâm. Trong nội dung này, người học được cung cấp kiến thức tổng hợp về thể chế chính trị Nhật Bản; những nét đặc trưng về hiến pháp, lập pháp, hành pháp của Nhật Bản. Cụ thể, người học được học về hệ thống các cơ quan chính trị Nhật Bản, mối quan hệ quốc tế, bầu cử, các đảng phái, Hoàng gia, Hoàng thất Nhật Bản; sinh viên được cùng thảo luận, so sánh đối chiếu với thể chế chính trị Việt Nam. Nhật Bản hiện là cường quốc thứ ba thế giới về kinh tế. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thành công của một đất nước nhỏ bé lại có thể làm nên kỳ tích đó. Qua nội dung Cơ cấu kinh tế Nhật Bản, người học có thể trả lời được câu hỏi này. Bên cạnh việc nắm chắc kiến thức tổng hợp về sự phát triển kinh tế Nhật Bản, biết được cơ cấu kinh tế và sự phát triển cao độ của nền kinh tế Nhật Bản; mậu dịch và mậu dịch tự do, nguồn tài chính và nguồn năng lượng Nhật Bản, người học còn được bổ sung kiến thức tổng hợp về một số ngành nghề mũi nhọn của Nhật Bản như thủy sản, điện khí, sản xuất ô tô, đóng tàu và ngành dệt may Một số vấn đề trong xã hội Nhật Bản như dân Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 587 số, môi trường, giải trí trong một xã hội phát triển như Nhật Bản ngày nay là nội dung được đưa vào giảng dạy khá phù hợp. Ở nội dung giảng dạy này, giáo viên sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng hợp về một số trào lưu trong xã hội Nhật Bản. Trong quá trình tìm hiểu phần tổng quan về Nhật Bản, giáo viên yêu cầu sinh viên viết báo cáo và phát biểu. Sinh viên được làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị một chủ đề trong phần tổng quan về Nhật Bản, cùng bàn thảo, trao đổi, viết báo cáo và trình bày trên lớp. Phần thứ hai trong nội dung giảng dạy môn “Đất nước và văn hóa Nhật Bản” trong chương trình cử nhân ngôn ngữ Nhật là giảng dạy về Văn hóa Nhật Bản. Đây là phần được tác giả quan tâm và sẽ làm rõ hơn ở phần sau với mục đích gợi ý lồng ghép giảng dạy về văn hóa để tạo hứng thú và nâng cao khả năng ngôn ngữ của người học, cũng như kết hợp tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa để hỗ trợ cho phần thực hành của môn học. Phần Văn hóa Nhật Bản được dạy trong 35 tiết với các nội dung cơ bản sau: Ở nội dung giảng dạy về Văn hóa ăn, mặc, ở của người Nhật, giáo viên cung cấp cho người học kiến thức tổng hợp về văn hóa Nhật Bản. Cụ thể, về văn hóa ẩm thực: Giới thiệu lịch sử văn hóa ẩm thực, các món ăn truyền thống trong các dịp lễ Tết và thường nhật. Bên cạnh đó, giáo viên giới thiệu một số quy tắc trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản; về trang phục: Giới thiệu các loại trang phục truyền thống của Nhật Bản, so sánh với Âu phục hiện nay; về nhà ở: người học sẽ được giới thiệu về lịch sử nhà ở, các kiểu nhà phổ biến ở Nhật Bản; Những phong tục và nghi lễ của Nhật Bản đã góp phần tạo nên cuộc sống nền nếp, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, tạo nên một nền văn hóa Nhật Bản mang đậm yếu tố nội sinh. Phần nghi lễ trong năm sẽ giới thiệu các nghi thức trong các nghi lễ hàng năm của Nhật Bản. Sinh viên được tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa biểu tượng của mỗi nghi lễ đó; so sánh với các nghi lễ tương tự ở Việt Nam và cùng trao đổi trên lớp. Trong nội dung giới thiệu về Văn hóa truyền thống Nhật Bản, giáo viên sẽ cung cấp các thông tin khái quát về một số loại hình nghệ thuật truyền thống Nhật Bản như: Kịch Noh, Kyogen, Kabuki, Bunraku. Ở nội dung này, giáo viên giới thiệu tới sinh viên trang phục, đạo cụ, đặc trưng cơ bản của từng loại hình. Ngoài ra, sinh viên được tìm hiểu về nghệ thuật Trà đạo, nghệ thuật cắm hoa ở các khía cạnh như: giới thiệu đạo cụ sử dụng trong tiệc trà, từ ngữ thông dụng trong Trà đạo, nghi thức, nghi lễ trong tiệc trà. Bên cạnh đó, giáo viên sẽ giới thiệu mối quan hệ mật thiết giữa cắm hoa và trà đạo của người Nhật Bản. Sumo, kiếm đạo, nhu đạo, karate là những môn võ thuật truyền thống, rất đặc trưng của Nhật Bản. Ở phần giới thiệu về văn hóa truyền thống Nhật Bản, giáo viên sẽ giới thiệu một số môn thể thao truyền thống của Nhật Bản như Kendo, Sumo, Aikido, Karatedo... Trong đó giới thiệu khái quát về đạo cụ, thế võ, quy tắc đấu... trong các môn thể thao này. Nhật Bản là đất nước có hàng trăm lễ hội gắn với bốn mùa trong năm. Nội dung giảng dạy về Lễ hội là một phần kiến thức vô cùng phong phú và thú vị. Ở phần này, sinh viên sẽ được giới thiệu chung về lễ hội Nhật Bản, về thời gian, quy mô tổ chức, đạo cụ, ý nghĩa... Cụ thể về các lễ hội tuyết, lễ hội đèn lồng, lễ hội hình nhân, lễ hội cầu mùa;... Có sự so sánh với một số lễ hội ở Việt Nam. Trước khi kết thúc phần văn hóa Nhật Bản, ngoài việc phân công mỗi nhóm chuẩn bị một chủ đề trong phần văn hóa Nhật Bản để viết báo cáo và thảo luận trong buổi Xê mi na, giáo viên còn hướng dẫn cho sinh viên nội dung ôn tập cuối kỳ. Sinh viên được làm bài kiểm tra nhỏ, giáo viên tổng kết toàn bộ nội dung đã dạy và giải đáp thắc mắc của các em. 2.2. Đánh giá, góp ý cho môn học Trước năm 2010, môn Đất nước và Văn hóa Nhật Bản được giảng dạy trong 45 tiết. Với thời lượng như vậy, môn học chưa đi sâu và bao quát hết các mảng lớn của văn hóa Nhật Bản. Trong ba năm thử nghiệm gần đây, bộ môn đã đưa thêm Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 588 một số nội dung giảng dạy về văn hóa truyền thống và lễ hội. Trong Khung chương trình ngành ngôn ngữ Nhật được ban hành năm 2014, môn Đất nước và văn hóa Nhật Bản chính thức được giảng dạy với thời lượng 75 tiết. Nhưng điều đó có lẽ chưa làm thỏa mãn mong muốn được tìm hiểu thật nhiều, thật sâu về tất cả các mảng văn hóa của đất nước Nhật Bản mà sinh viên đề xuất. Trong quá trình giảng dạy và thực hiện bài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra 100 sinh viên đã học qua môn Đất nước và văn hoá Nhật Bản, đang học hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học tại Khoa tiếng Nhật, bao gồm hệ chính quy 84 sinh viên khóa 2011-2015 và hệ vừa làm vừa học 16 sinh viên K16, khóa 2011-2015 (xem phần Phụ lục). Dựa trên kết quả điều tra, chúng tôi tổng kết được những đánh giá, góp ý, cũng như những mong muốn, đề xuất, kiến nghị đối với môn Đất nước và văn hoá Nhật Bản ở những nội dung sau. Đối tượng điều tra của chúng tôi là những sinh viên năm cuối, đã học qua môn Đất nước và văn hoá Nhật Bản. Thêm vào đó, bản thân sinh viên đã có khá nhiều thời gian và điều kiện để tìm hiểu về ngôn ngữ, đất nước, con người, văn hóa Nhật Bản nên có thể nhận xét được về những mảng văn hóa chính của xã hội Nhật Bản. Theo kết quả điều tra, 96% sinh viên được hỏi đều có nhận xét nội dung chương trình học môn học đã bao quát được những mảng chính về văn hóa Nhật Bản. Điều đó cho thấy nội dung được giảng dạy là phù hợp. Giáo trình môn học đang trong quá trình thực hiện và dạy thử nghiệm. Với mục đích tìm hiểu nguyện vọng của sinh viên để bổ sung hoặc điều chỉnh cả về nội dung, thời lượng giảng dạy từng phần, Tổ bộ môn đã đưa ra câu hỏi khảo sát: Theo bạn, có cần bổ sung thêm nội dung cho môn học? Nếu có, bạn đề xuất nội dung gì? Câu trả lời, không cần bổ sung chiếm 61%. Số sinh viên này đã cảm thấy đủ lượng kiến thức về văn hóa Nhật Bản với những gì mình được học trong chương trình. Có 39% số sinh viên còn lại có nguyện vọng, đề xuất được bổ sung thêm nội dung cho môn học. Sinh viên thấy cần bổ sung nội dung hoặc tăng thêm thời lượng giảng dạy về địa lý, lịch sử, lễ hội, phong tục tập quán, võ thuật, kiến trúc, âm nhạc...; về lối sống, suy nghĩ và văn hóa ứng xử của người Nhật. Sinh viên có mong muốn được bổ sung vào nội dung giảng dạy về văn hóa Nhật Bản hiện đại và đương đại: khái quát về văn hóa Nhật Bản hiện đại, những vấn đề mà giới trẻ quan tâm; nên cung cấp số liệu thống kê về cuộc sống của người Việt Nam tại Nhật Bản hàng năm. Có những vấn đề mà các em quan tâm khá cụ thể, như tác phong làm việc của người Nhật, đời sống văn hóa, lối sống, tính cách, lễ nghi, cách chào hỏi, tặng quà... cho tới đời sống sinh hoạt thường ngày của người Nhật. Chúng tôi cũng ghi nhận được ý kiến của các sinh viên về giáo trình đang dạy thử nghiệm và về cách thức tổ chức giờ học. Người học thấy cần bổ sung giáo cụ trực quan, tăng thêm nhiều tài liệu, hình ảnh, video clip về các phần được học. Bộ môn và giáo viên cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, có nhiều hoạt động thực tế, nếu có thể thì được xem các hiện vật văn hóa cụ thể... Cách thức tổ chức lớp học cần sáng tạo, không rập khuân trong sách vở. Khi học về lễ hội, giáo viên cần giới thiệu một cách rõ ràng hơn, không chỉ học lý thuyết mà cần có cả thực hành (ví dụ về Trà đạo, Ikebana...), hình thức truyền tải kiến thức nên đơn giản, sáng tạo hơn... 2.3. Đề xuất lồng ghép giảng dạy văn hóa trong một số môn học khác Văn hóa là chất xúc tác cho việc học tốt các môn học, không chỉ riêng ngành ngôn ngữ. Theo các nhà giáo dục học và PGS. TS Nguyễn Văn Độ, yếu tố liên văn hóa trong dạy và học ngoại ngữ cần phải đặc biệt chú trọng và giảng dạy linh hoạt [5]. Qua cuộc hội thảo về vấn đề liên văn hóa trong dạy và học ngoại ngữ được tổ chức tại Trường Đại học Hà Nội ngày 4 tháng 9 năm 2014 vừa qua, rất nhiều ý kiến của những người tham dự, họ là nhà quản lý, nhà nghiên cứu, giáo viên, học viên cao học và sinh viên đều cho thấy sự cần thiết của việc lồng ghép yếu tố văn hóa vào giảng dạy. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, đứng từ góc độ giáo viên giảng dạy một số môn học, tác giả có đưa ra câu hỏi với 100 người học: Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 589 Bạn thấy có cần lồng ghép giảng dạy về văn hóa Nhật Bản vào các giờ học khác ngoài môn học Đất nước và văn hóa Nhật Bản? Môn học nào cần đưa vào ít nhiều? Câu trả lời nhận được là có. Với 39% sinh viên có nguyện vọng được giáo viên cung cấp những vấn đề về văn hóa ngay từ những giờ học đầu tiên. Có khá nhiều ý kiến cần lồng ghép văn hóa vào trong tất cả các môn học đã được ghi nhận. Những giờ học được sinh viên yêu cầu là kỹ năng tiếng, hội thoại, đọc hiểu, thực hành dịch và các môn chuyên ngành như: tiếng Nhật văn phòng, thư tín thương mại, ngữ pháp, từ vựng... Mỗi môn học là một trải nghiệm đối với người học, tùy từng nội dung, giáo viên phụ trách môn học cần linh hoạt đan xen các yếu tố văn hóa vào từng thời điểm thích hợp để tạo không khí lớp học, cũng có thể dùng một yếu tố văn hóa làm phương tiện nêu bật chủ đề buổi học hay cũng là một cách dẫn dắt vấn đề... điều này phụ thuộc vào chủ ý, cách thức tiến hành và “ý thức”, kinh nghiệm của mỗi giáo viên. Ở bài viết này, tác giả xin phép không đề cập sâu tới các môn học khác, chỉ xin nêu một số cách thức lồng ghép văn hóa trong các giờ học mà người viết tham gia giảng dạy và đã ít nhiều mang lại hiệu quả. Bản thân người viết không phải là giáo viên phụ trách môn Đất nước và văn hóa Nhật Bản, nhưng trong quá trình giảng dạy các môn học của mình, tác giả đều có ý thức lồng ghép một số yếu tố văn hóa vào bài giảng. Ví dụ, ở môn “Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học”. Đây là môn học được giảng dạy từ những buổi học đầu tiên, khi sinh viên còn lạ lẫm với môi trường đào tạo đại học. Với mục đích trang bị cho người học những khái niệm chung về phương pháp học tập ở bậc đại học về ngoại ngữ nói chung, về tiếng Nhật nói riêng, giúp sinh viên tham khảo và tìm được phương pháp học tập hiệu quả nhất cho mình và có được khái niệm ban đầu về nghiên cứu khoa học. Ngoài việc làm sáng tỏ nội dung môn học qua từng phần, người dạy có thể linh hoạt lồng ghép văn hóa để minh họa, chứng minh, làm chủ đề cho các đề tài nghiên cứu và làm phong phú thêm bài giảng. Đối với sinh viên mới được tiếp xúc với ngôn ngữ và người Nhật, việc giới thiệu sơ lược về văn hóa Nhật Bản từ ngôn ngữ, đất nước, con người đến tác phong, ý thức và tính cách của người Nhật là hết sức cần thiết. Họ cần được hướng dẫn ngay cách thức chào hỏi, xin phép, làm quen, yêu cầu... chứ không thể đợi đến học kỳ V, khi được học môn Đất nước và văn hóa Nhật Bản. Bởi các em cần biết, văn hóa Nhật Bản với bề dày về lịch sử đã tạo nên những nghi lễ, những tập tục trong văn hóa ứng xử, trang phục, cách ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày rất kỹ lưỡng. Người Nhật quý khách nhưng không quá vồ vập tay bắt mặt mừng mà vẫn giữ nghi lễ trong cách cúi chào, trong lời mời mọc. Từ người dân trong đời sống hàng ngày đến vị nguyên thủ quốc gia trong cuộc họp lớn của nhà nước vẫn cúi mình đáp lễ như phong tục tập quán không thể khác đi của dân tộc. Đó là những bài học văn hóa đầu tiên dành cho những người theo học ngôn ngữ này. Đối với môn thực hành tiếng, yếu tố văn hóa có thể lồng ghép vào kỹ năng đọc hiểu qua các chủ đề của mỗi bài đọc. Tuy nhiên, giáo viên có thể chỉ cần thông qua một đoạn văn ngắn, một câu thành ngữ, một bức ảnh... đã có thể mang tới cho người học sự cảm nhận sâu sắc về văn hóa, lại có ý nghĩa liên quan tới nội dun