Vai trò và ý nghĩa của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế quốc dân

Giao thông vận tải giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước, nhất là trong thời kì hiện nay. Với nhiệm vụ chủ yếu của mình, ngành GTVT đáp ứng mọi nhu cầu đi lại, giao lưu của nhân dân và vận chuyển hàng hoá trong quá trình lưu thông, đáp ứng mọi nhu cầu về đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân. Ngành giao thông vận tải đóng một vai trò quan trọng bảo đảm tái sản xuất của các ngành khác, từ việc vận chuyển nguyên nhiên liệu của các vùng miền trong cả nước và giao thương cả với quốc tế. Chính trong quá trình vận tải của mình đã góp phần tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm của các ngành khác. Ngành giao thông vận tải, tuy không tạo ra các sản phẩm vật chất mới cho xã hội như các ngành khác kinh tế khác song nó lại tạo ra khả năng sử dụng các sản phẩm xã hội, bằng cách đưa ra các sản phẩm đó từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, làm cho giá trị của sản phẩm được tăng lên. Sản phẩm vận tải được do chủ yếu bằng chỉ tiêu, tấn, và tấn km, hành khách và hành khách km. Sản phẩm vận tải không có một khoảng cách về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng, không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất, khi quá trình sản xuất kết thúc thì sản phẩm vận tải được sáng tạo ra trong quá trình sản xuất hợp nhất với giá trị hàng hoá được vận chuyển kết quả giá trị hàng hoá tăng lên so với khi chưa vận chuyển. Chính vì vậy giảm giá trị vận chuyển tức là giảm giá hàng hoá, đặc biệt của ngành vận tải không những vận chuyển hàng hoá mà còn vận chuyển hành khách đó là một đặc điểm mà các ngành kinh tế khác không có. Yêu cầu của vận chuyển hành khách là phải tuyệt đối an toàn,

doc120 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 5655 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò và ý nghĩa của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN Giao thông vận tải giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước, nhất là trong thời kì hiện nay. Với nhiệm vụ chủ yếu của mình, ngành GTVT đáp ứng mọi nhu cầu đi lại, giao lưu của nhân dân và vận chuyển hàng hoá trong quá trình lưu thông, đáp ứng mọi nhu cầu về đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân. Ngành giao thông vận tải đóng một vai trò quan trọng bảo đảm tái sản xuất của các ngành khác, từ việc vận chuyển nguyên nhiên liệu của các vùng miền trong cả nước và giao thương cả với quốc tế. Chính trong quá trình vận tải của mình đã góp phần tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm của các ngành khác. Ngành giao thông vận tải, tuy không tạo ra các sản phẩm vật chất mới cho xã hội như các ngành khác kinh tế khác song nó lại tạo ra khả năng sử dụng các sản phẩm xã hội, bằng cách đưa ra các sản phẩm đó từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, làm cho giá trị của sản phẩm được tăng lên. Sản phẩm vận tải được do chủ yếu bằng chỉ tiêu, tấn, và tấn km, hành khách và hành khách km. Sản phẩm vận tải không có một khoảng cách về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng, không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất, khi quá trình sản xuất kết thúc thì sản phẩm vận tải được sáng tạo ra trong quá trình sản xuất hợp nhất với giá trị hàng hoá được vận chuyển kết quả giá trị hàng hoá tăng lên so với khi chưa vận chuyển. Chính vì vậy giảm giá trị vận chuyển tức là giảm giá hàng hoá, đặc biệt của ngành vận tải không những vận chuyển hàng hoá mà còn vận chuyển hành khách đó là một đặc điểm mà các ngành kinh tế khác không có. Yêu cầu của vận chuyển hành khách là phải tuyệt đối an toàn, đi đến đúng giê, thái độ phục vụ hoà nhã, thoải mái khác với yêu cầu vận chuyển hàng hoá. Vận tải là một ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân, việc tổ chức phân bố và phát triển hợp lý ngành vận tải là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và phục vụ cho nhu cầu đi lại, giao lưu giữa các vùng kinh tế. Mối quan hệ giữa vận tải và các ngành kinh tế khác rất sâu sắc đó là quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Vận tải là yếu tố cần thiết với tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, các xí nghiệp nhà máy là những bộ phận thống nhất của hệ thống kinh tế quốc dân chỉ có thể tiến hành sản xuất bình thường và thuận lợi trong điều kiện có sự liên hệ mật thiết qua quá trình sản xuất rất nhiều các bộ phận chuyên ngành cụ thể là: Vận tải đường sắt Vận tải đường bé Vận tải đường ống Vận tải đường thuỷ Vận tải đường hàng không Mặc dù tồn tại nhiều hình thức vận tải như vậy nhưng loại hình vận tải đường sắt vẫn là mạch máu giao thông quan trọng số 1 của ngành giao thông vận tải. Trong giai đoạn hiện nay các hình thức giao thông ngày càng phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh lẫn nhau để tìm cho mình một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế thị trường. Ngành đường sắt vẫn khẳng định được chỗ đứng của mình do các đặc điểm riêng của mình và do có các ưu điểm của ngành là: - Vận tải đường sắt có tính chất thường xuyên và liên tục không bị gián đoạn không bị ảnh hưởng của thời tiết khí hậu thiên nhiên. - Vận tải đường sắt đủ năng lực đảm nhận khối lượng vận chuyển lớn với loại hàng siêu trường siêu trọng và chạy với tốc độ cao trong vận chuyển hàng hoá đường dài. - Đặc biệt ngành vận tải đường sắt có hệ thống an toàn cao do chạy trên đường riêng và Ýt bị ảnh hưởng của thiên nhiên đây là yếu tố đặc biệt cho vận chuyển hành khách và hàng hoá. - Đối với vận chuyển hành khách, phương tiện vận chuyển bằng đường sắt gây cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn so với phương tiện vận chuyển khác và có độ an toàn cao hơn, giá cước lại phù hợp và thời gian đi tàu tương đối nhanh chóng. Với sự đổi mới về trang thiết bị và phương thức tổ chức vận tải, việc tổ chức phục vụ hành khách và công tác thương vụ trong chuyên chở hàng hoá được thực hiện chu đáo nhanh chóng và thuận tiện. Với sự đóng góp to lớn của mình ngành đường sắt thực sự là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế của đất nước đã chuyển sang nền kinh tế thị trường ngành đường sắt phải tự hạch toán và tham gia vào quá trình cạnh tranh trong công tác vận tải với các hình thức vận tải khác. Với sự đổi mới trong công tác tổ chức, với thiết bị hiện đại kết hợp thái độ phục vụ lịch sự tận tình ngành đường sắt đã thuyết phục được nhiều đối tượng có nhu cầu vận tải. Ngành đường sắt là một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất hiện nay, có số định viên đông nhất được phân bổ rộng khắp trong cả nước để quản lý và hoàn thành tốt nhiệm vụ vận tải. Hiên nay nền công nghiệp nước ta còn lạc hậu so với các nước tiên tiến trên thế giới, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn thì ngành đường sắt lại đóng một vai trò lớn trong công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước. Vận tải đường sắt nối liền các mối giao thông quan trọng với nhau, vận chuyển một khối lượng hàng hoá lớn cho các nhà máy xí nghiệp từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và chuyển chở nguyên, nhiên liệu cung cấp cho quá trình sản xuất của các nhà máy xí nghiệp và phục vụ cho xuất khẩu hàng. Để hoàn thành được khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá với chất lượng cao, ta phải nâng cao cải tạo trang thiết bị của ngành và còn phải phối hợp nhịp nhàng công tác của các bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất của ngành như cầu đường, thông tin tín hiệu, đầu máy, toa xe, nhà ga, tổ chức chạy tàu. CHƯƠNG I KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIÁ THÀNH VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề cơ bản về giá thành sản phẩm: 1.1.1. Giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó là thước đo về mặt giá trị tiêu hao lao động và lao động vật hoá để tạo ra một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Giá thành vận tải cũng thế. Chức năng của ngành vận tải là sự di chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ và sự di chuyển hành khách từ nơi cần đi đến nơi cần đến. Trong quá trình lao động theo chức năng đó, sản phẩm của ngành vận tải được tạo thành bằng sự kết hợp giữa tấn hàng hoá hoặc hành khách với cự ly vận chuyển tương ứng. Chính vì vậy sản phẩm của ngành vận tải là Tấn. Km hoặc Hành khách. Km. Từ định nghĩa tổng quát về giá thành sản phẩm thì giá thành vận tải là chi phí vận tải tính trên một đơn vị sản phẩm tương ứng và suy ra ta có: + Giá thành vận chuyển hàng hoá là chi phí vận tải tính trên một đơn vị sản phẩm vận tải hàng hoá (Tấn. Km). + Giá thành vận chuyển hàng hoá là chi phí vận tải tính trên một đơn vị sản phẩm vận tải hàng hoá (Tấn.Km). + Giá thành vận chuyển hành khách là chi phí vận tải tính trên một đơn vị sản phẩm vận tải hành khách (Hành khách Km). + Giá thành vận chuyển tính đổi là chi phí vận tải tính trên một đơn vị sản phẩm tính đổi bao gồm cả hàng hoá và hành khách (Tấn Km tính đổi). Từ các loại giá thành trên, công thức tổng quát để tính giá thành là: C = Tổng chi phí của loại vận chuyển i (E1) Tổng số sản phẩm loại vận chuyển i (Pli) (đồng/đơn vị sản phẩm i) Trong đó: i là loại vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách hoặc tính đổi Công thức này biểu thị nội dung kinh tế tổng hợp. Bởi vì tổng chi phí vận tải (Ei) có mối liên hệ chặt chẽ với sản phẩm vận tải (Pli) đó là hai mặt của một vấn đề thống nhất. Hiện vật là cơ sở để xác định giá trị, còn giá trị là tấm gương phản ánh hiện vật trong những điều kiện sản xuất nhất định. Công thức trên còn phản ánh mối quan hệ giữa người với người và giữa người với phương tiện thiết bị vận tải. Phấn đấu không ngừng giảm giá thành là yêu cầu chủ yếu đối với các doanh nghiệp vận tải nói riêng và các ngành kinh tế nói chung. Vì giá thành liên quan chặt chẽ với các chỉ tiêu hiệu quả cuối cùng của sản xuất kinh doanh đó là lợi nhuận. Việc tính toán giá thành vận tải rất khác nhau giữa các loại doanh nghiệp vận tải. Nó phụ thuộc nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào cơ sở vật chất vàa trang thiết bị sản xuất của doanh nghiệp, phụ thuộc vào các đặc thù riêng biệt của mỗi loại doanh nghiệp, phụ thuộc vào nội dung và kết cấu chi phí sản xuất vận tải của doanh nghiệp vv. 1.1.2. Đặc điểm giá thành của các ngành vận tải: Trong quá trình tổ chức sản xuất vận tải, mỗi ngành vận tải có một cách tổ chức sản xuất khác nhau và cách tổ chức sản xuất đó xuất hát từ đặc điểm của mỗi ngành vận tải. Đặc điểm tổ chức sản xuất khác nhau dẫn đến đặc điểm chi phí trong quá trình sản xuất của các ngành vận tải cũng khác nhau và từ đó đặc điểm giá thành của mỗi ngành vận tải cũng khác nhau. Đặc điểm về tổ chức sản xuất của ngành đường sắt là một Liên hiệp các xí nghiệp vận tải bao gồm các chuyên ngành nh­: Đầu máy, Toa xe, Vận chuyển. Trước năm 1995 chưa tách khối cơ sở hạ tầng, khối vận tải còn chuyên ngành Cầu đường và Thông tin tín hiệu. Và chỉ có sự liên hiệp hành động giữa các ngành theo chuyên ngành mới tạo ra được sản phẩm vận tải của ngành đường sắt. Sự liên hiệp hành động đó càng nhuần nhuyễn bao nhiều, năng suất lao động trong quá trình vận chuyển của ngành đuăờng sắt càng cao bấy nhiêu và từ đó giá thành vận tải càng giảm bấy nhiêu. Khác với ngành vận tải đường sắt, ngành vận tải ô tô, ngành vận tải đường sông, đường biển và hàng không trong quá trình tổ chức sản xuất ra một đơn vị sản phẩm được mang tính độc lập tương đối so với ngành vận tải đường sắt. ở các ngành vận tải này các xí nghiệp vận tải đều là các doanh nghiệp tròn, trong khi doanh nghiệp vận tải đường sắt là một tổ chức, xí nghiệp dài mang tính chất liên hiệp vận tải. Từ khi cơ chế quản lý kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, để tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các hình thức vận tải. Nhà nước đã tách khối cơ sở hạ tầng đường sắt ra khỏi khối vận tải và hạch toán bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế. Khối vận tải sử dụng phần cơ sở hạ tầng đường sắt vào quá trình sản xuất phải trả lệ phí cơ sở hạ tầng trước mắt bằng 10% doanh thu vận tải. Vì vậy về đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh vận tải của các ngành vận tải gần tương tự nhau, mặc dù phần cơ sở hạ tầng đường sắt chỉ có ngành đường sắt sử dụng, không như phần cơ sở hạ tầng của đường bộ, đường sông, đường biển được sử dụng chung với các ngành kinh tế khác. Chính sù thay đổi này đã dẫn đến đặc điểm tổ chức sản xuất vận tải và chi phí phản ánh đối với mỗi hình thức vận tải gần tương tự nhau. Sự khác nhau chỉ còn ở mức độ đóng góp trong phần sử dụng cơ sở hạ tầng, phần chi phí tham gia bảo hiểm phương tiện vận tải, bảo hiểm hành khách đi lại và các bảo hiểm khác. Từ những thay đổi trong kết cấu chi phí vận tải của ngành đường sắt đã tạo ra chi phí vận tải phản ánh ở mỗi hình thức vận tải gần tương tự nhau. Từ đó tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các hình thức vận tải trong nền kinh tế thị trường. 1.1.3 Nguyên tắc tính giá thành ở các xí nghiệp công nghiệp: Sở dĩ trước khi nghiên cứu giá thành vận tải đường sắt ta cần phải nghiên cứu giá thành sản phẩm công nghiệp vì: Ngành vận tải đường sắt cũng là ngành sản xuất vật chất như các xí nghiệp công nghiệp, đồng thời tính chất sản xuất, chi phí sản xuất và việc hạch toán chi phí của ngành vận tải đường sắt có những mặt phức tạp riêng của nó, song trước khi nghiên cứu nó ta cần phải nghiên cứu giá thành sản phẩm công nghiệp để làm cơ sở cho nghiên cứu giá thành vận tải. Và khi đó ta xem ngành vận tải đường sắt như một liên hiẹp các xí nghiệp sản xuất phức tạp với nhiều loại sản phẩm. Khi đó việc nghiên cứu giá thành vận tải đường sắt sẽ dễ dàng hơn. Cơ sở chung tính giá thành: Tuỳ theo mục đích tính toán và đặc điểm của số liệu mà việc tính toán giá thành sản phẩm được phân chia làm kế hoạch và giá thành thực hiện (hay giá thành quyết toán). Mục đích của việc tính giá thành kế hoạch là dự kiến giá thành sản phẩm kế hoạch trước khi thực hiện kế hoạch. Giá thành này để kiểm tra chất lượng kế hoạch đã lập ra. Giá thành kế hoạch cần phải xét đến các biện pháp hợp lý hoá sản xuất trong thời kỳ kế hoạch, qua đó mà xác định khối lượng nhiệm vụ sản xuất. Đồng thời giá thành kế hoạch cũng cần phải dùa vào các chi phí thực tế ở thời kỳ trước, sau khi tiến hành phân tích và tính toán các khả năng giảm chi phí sản xuất loại bỏ những chi phí không hợp lý, không cần thiết động viện các nguồn kinh phí dự trữ sẵn có của doanh nghiệp. Tính toán giá thành thực hiện là tính toán giá thành sau khi kết thúc thời kỳ kế hoạch. Cơ sở tính toán là các số liệu quyết toán và thống kê thực hiện. Mục đích của việc tính toán giá thành thực hiện là để đánh giá kết quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, kiểm tra việc hợp lý hoá chi phí trong sản xuất, đánh giá hiệu suất sử dụng trang thiết bị và tìm ra các biện pháp để tiếp tục hạ giá thành. Tuỳ theo tổng số lượng chi phí dùng để tính giá thành sản phẩm mà người ta còn chia giá thành làm 3 loại: Giá thành xí nghiệp, giá thành thương nghiệp và giá thành phân xưởng. Giá thành xí nghiệp bao gồm cả các chi phí sản xuất và các tạp phí để sản xuất ra sản phẩm của xí nghiệp. Giá thành thương nghiệp là ngoài các chi phí này còn tính cả những chi phí cho tiêu thụ sản phẩm. Giá thành phân xưởng khác với giá thành xí nghiệp ở chỗ chỉ kể những chi phí ở trong phân xưởng đó. Những chi phí chung của xí nghiệp không tính vào giá thành phân xưởng. Phương pháp tính giá thành sản xuất hàng loạt và giá thành riêng lẻ khác nhau về cơ bản. Đối với sản xuất hàng loạt áp dụng phương pháp tình hàng loạt hay phương pháp chung còn sản xuất đơn chiếc áp dụng phương pháp tính toán theo đơn đặt hàng hay riêng lẻ. Đối tượng của phương pháp tính hàng loạt là tất cả số sản phẩm được sản xuất trong suốt thời gian nghiên cứu. Còn đối tượng của phương pháp tính đơn chiếc là tính theo đơn đặt hàng một sản phẩm cụ thể mà xí nghiệp sản xuất, không phụ thuộc vào thời gian bắt đầu và kết thúc công việc. Đặc điểm và tính chất của quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến phương pháp tính giá thành sản phẩm. Nghĩa là nó phụ thuộc vào doanh nghiệp sản xuất một hay nhiều sản phẩm và quá trình sản xuất sản phẩm là giản đơn hay phức tạp phải qua nhiều giai đoạn hay công đoạn sản xuất riêng biệt. 1.1.4. Tính toán giá thành ở các xí nghiệp công nghiệp Để phân biệt các phương pháp tính giá thành sản phẩm xí nghiệp công nghiệp, ta nghiên cứu phương pháp tính giá thành sản phẩm hàng loạt khi: - Sản xuất giản đơn với 1 loại sản phẩm - Sản xuất giản đơn với nhiều loại sản phẩm - Sản xuất phức tạp với 1 loại sản phẩm - Sản xuất phức tạp với nhiều loại sản phẩm Ngoài ra còn nghiên cứu các đặc điểm khi tính giá thành đơn chiếc, giá thành phân xưởng khi hạch toán và giá thành thương nghiệp. a, Xí nghiệp sản xuất giản đơn một loại sản phẩm: Giá thành sản phẩm của xí nghiệp sản xuất giản đơn một loại sản phẩm được xác định bằng cách chia toàn bộ chi phí E cho số lượng sản phẩm P sản xuất trong thời gian đó và giá thành sản phẩm C được xác định bằng công thức C= Khi tính toán giá thành kế hoạch cần xác định trước chi phí kế hoạch cần thiết để chia cho số lượng sản phẩm kế hoạch sản xuất. Phần chi phí kế hoạch này còn cần phải xác định theo các yếu tố chi, để khi cần còn phải xác định giá thành đối với từng yếu tố chi. Việc tính giá thành sản phẩm sẽ trở nên phức tạp khi có một sản phẩm dở dang không kết thúc ngay trong thời kỳ kế hoạch hoặc ngược lại có một số sản phẩm được tiến hành sản xuất từ thời kỳ kế hoạch trước chuyển sang để tiếp tục quá trình sản xuất. Đối với các trường hợp như vậy cần phải giảm đi toàn bộ các chi phí dùng để sản xuất các sản phẩm chưa hoàn thành trong thời gian nghiên cứu và cộng thêm các chi phí đã sử dụng để sản xuất các sản phẩm được bắt đầu từ thời kỳ trước chưa hoàn thành chuyển sang. Đem chia toàn bộ chi phí này cho số lượng sản phẩm được hoàn thành trong suốt thời kỳ kế hoạch này ta sẽ được giá thành sản phẩm của xí nghiệp sản xuất giản đơn khi có các sản phẩm chưa hoàn thành. b, Xí nghiệp sản xuất giản đơn, sản xuất một vài loại sản phẩm: Trong xí nghiệp sản xuất một số loại sản phẩm, khi tính toán giá thành sản phẩm, người ta phân bổ thẳng phần chi phí trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm nào vào loại sản phẩm đó, còn phần chi phí chung cho các loại sản phẩm bằng cách phân chia theo một tỷ lệ nào đó thông qua một chỉ tiêu trung gian nào đó. Việc phân bổ đúng các chi phí này vào các loại sản phẩm là rất khó khăn và không thể qui định thống nhất đối với các loại chi phí này, càng không thể qui định thống nhất đối với tất cả các xí nghiệp. Thực tế, có một số chi phí phụ thuộc vào số lượng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, một số chi phí khác lại phụ thuộc vào thời gian hoạt động của máy móc thiết bị như chi phí khấu hao và sửa chữa thường xuyên, song lại có một số chi phí phụ thuộc vào số lượng vật liệu, nguyên liệu để sản xuất sản phẩm như chi phí vận tải nội bộ xí nghiệp vv. Vì vậy để có được kết quả đúng đắn cần phải nghiên cứu một cách cụ thể đối với từng loại chi phí chung này để lùa chọn ra một chỉ tiêu trung gian thích hợp nhất để phân bổ các chi phí này vào từng loại sản phẩm. Cần thiết có thể lùa chọn các chỉ tiêu trung gian phù hợp theo từng khoản mục chi để phân bổ vào từng loại sản phẩm nhất định. Song trong thực tế đơn gian việc phân bổ vào từng loại sản phẩm các chi phí chung này đa số các trường hợp dùng tỷ lệ tiền lương của công nhân trực tiếp khi tham gia vào sản xuất các sản phẩm. Những chi phí chung tại phân xưởng chỉ tính vào giá thành sản phẩm của phân xưởng đó. Còn chi phí chung cả xí nghiệp được tính vào tất cả các loại sản phẩm của xí nghiệp. c. Xí nghiệp sản xuất phức tạp, sản xuất 1 loại sản phẩm: Xí nghiệp sản xuất phức tạp 1 loại sản phẩm có nghĩa là quá trình sản xuất của xí nghiệp được chia làm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, mỗi giai đoạn tạo ra các bán thành phẩm được dùng trong sản xuất cho giai đoạn tiếp theo. Tại mỗi giai đoạn sản xuất có số lượng bán thành phẩm và số lượng sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng không cần đối với nhau. Nói cách khác số lượng các bán thành phẩm ở mỗi giai đoạn và sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng trong thời gian nghiên cứu là không bằng nhau. Các bán thành phẩm này sẽ được bù trừ hoặc đưa vào dự trữ từ các thời gian nghiên cứu trước đây. Do đó khi tính toán giá thành sản phẩm đối với xí nghiệp sản xuất phức tạp, ta cần phải đi xác định giá thành các bán thành phẩm trong mỗi giai đoạn sản xuất. d, Xí nghiệp sản xuất phức tạp, sản xuất nhiều loại sản phẩm: Phương pháp tính toán giá thành đối với xí nghiệp sản xuất phức tạp, sản xuất nhiều loại sản phẩm, cũng được tính toán theo phương pháp tương tù nh­ các ví dụ trên. Các chi phí chung của xí nghiệp và bán sản phẩm cũng dùa trên các nguyên tắc phân bổ đã nêu ở trên. e, Tính giá thành đối với sản phẩm đơn chiếc: Để tính giá thành sản phẩm đơn chiếc xí nghiệp phải mở phiếu theo dõi chi phí sản xuất sản phẩm ngày từ khi nhận được đơn đặt hàng sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm này. Vì thời kỳ tính toán sản xuất sản phẩm không trùng với thời kỳ kế hoạch tính toán, mà có thể bắt đầu sản xuất ở thời kỳ này kết thúc ở thời kỳ sau. Trong phiếu theo dõi ghi tất cả các chi phí trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm này kể cả các chi phí đối với vật liệu, sản phẩm dở dang và chi tiết còn thừa trả lại kho. Để tránh quá nhiều việc tính toán các chi phí chung đối với các xí nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm đơn chiếc, các chi phí chung được phân bổ vào các sản phẩm đơn chiếc này không phải ghi hàng tháng mà có thể ghi hàng quí hoặc khi hoàn thành sản phẩm. Khi đó tổng kết tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm đơn chiếc này. 1.1.5. Đặc điểm tính giá thành đối với phân xưởng bổ trợ, phân xưởng hạch toán: Sản xuất bổ trợ là công việc sản xuất có liên quan đến sản xuất chính và mục đích của nó là phục vụ cho sản xuất chính nh­: phân xưởng cơ điện, phân xưởng phụ tùng. Phương pháp tính giá thành sản phẩm của sản xuất bổ trợ thực chất cũng giống nh­ đối với sản xuất chính, kể cả phân xưởng bổ trợ sản xuất 1 lo