Vài ý kiến về nội dung môn Phương pháp học đại học

TÓM TẮT Thực hiện chủ trương cải tiến chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng; tất cả các chương trình đào tạo, đề cương, bài giảng các môn học của trường Đại học Văn Hiến đều đã được tất cả các Khoa, ngành tổ chức lấy ý kiến người học, người sử dụng sinh viên tốt nghiệp, các nhà chuyên môn,.tổ chức biên soạn lại trong năm 2016 và đã hoàn tất vào Quý I/2017. Riêng Khoa Giáo dục Đại cương (GDĐC) phụ trách biên soạn đề cương, bài giảng các môn đại cương và một số môn cơ sở ngành. Đặc biệt, Nhà trường đã quyết định đưa thêm nhiều môn đại cương hoàn toàn mới so với trước đây vào phần đại cương, trong đó có môn Phương pháp học đại học. Khoa GDĐC đã nỗ lực tổ chức biên soạn đề cương, bài giảng, tập huấn giảng viên và tổ chức giảng dạy học phần này cho sinh viên năm 1 ngay trong học kỳ I (NH 2016-2017). Là một thành viên trong nhóm biên soạn và giảng dạy môn học này tác giả có cái nhìn so sánh nội dung của học phần này với vài tài liệu liên quan khác để có nhận xét; đồng thời đề xuất một số ý kiến bổ sung, chỉnh sửa cho bài giảng môn học này do Khoa GDĐC Đại học Văn Hiến biên soạn.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 47 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài ý kiến về nội dung môn Phương pháp học đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Vài ý kiến về nội dung môn “phương pháp học đại học” VÀI Ý KIẾN VỀ NỘI DUNG MÔN PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC ThS. Đỗ Văn Bình1 TÓM TẮT Thực hiện chủ trương cải tiến chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng; tất cả các chương trình đào tạo, đề cương, bài giảng các môn học của trường Đại học Văn Hiến đều đã được tất cả các Khoa, ngành tổ chức lấy ý kiến người học, người sử dụng sinh viên tốt nghiệp, các nhà chuyên môn,...tổ chức biên soạn lại trong năm 2016 và đã hoàn tất vào Quý I/2017. Riêng Khoa Giáo dục Đại cương (GDĐC) phụ trách biên soạn đề cương, bài giảng các môn đại cương và một số môn cơ sở ngành. Đặc biệt, Nhà trường đã quyết định đưa thêm nhiều môn đại cương hoàn toàn mới so với trước đây vào phần đại cương, trong đó có môn Phương pháp học đại học. Khoa GDĐC đã nỗ lực tổ chức biên soạn đề cương, bài giảng, tập huấn giảng viên và tổ chức giảng dạy học phần này cho sinh viên năm 1 ngay trong học kỳ I (NH 2016-2017). Là một thành viên trong nhóm biên soạn và giảng dạy môn học này tác giả có cái nhìn so sánh nội dung của học phần này với vài tài liệu liên quan khác để có nhận xét; đồng thời đề xuất một số ý kiến bổ sung, chỉnh sửa cho bài giảng môn học này do Khoa GDĐC Đại học Văn Hiến biên soạn. Từ khóa: Phương pháp học đại học (PPHĐH); Cải tiến chương trình đào tạo; Định hướng ứng dụng. 1. Đặt vấn đề Đề án “Cải tiến chương trình đào tạo” năm 2016 của trường Đại học Văn Hiến có mục tiêu: Cải tiến tất cả các chương trình đào tạo trình độ đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Đại học Văn Hiến; nhằm tạo điều kiện để xây dựng và phát triển một số ngành đào tạo chất lượng, tiếp cận với chuẩn khu vực và đẳng cấp quốc tế; phấn đấu đến năm 2020 có một số chương trình của Đại học Văn Hiến được kiểm định chất lượng bởi những tổ chức uy tín trong khu vực và trên thế giới. Theo đề án trên và chức năng của Khoa Giáo dục Đại cương (GDĐC), Khoa không cải tiến chương trình đào tạo mà chỉ làm nhiệm vụ cải tiến đề cương các môn học do khoa phụ trách trước đây và biên soạn đề cương các môn học mới theo định hướng ứng dụng và được trường phê duyệt. Theo đề án này, đến nay Khoa GDĐC phụ trách tổ chức giảng dạy 35 học phần (HP). Trong đó có 6 HP hoàn toàn mới. Ngoài ra, so với trước đây (2013-2015), Khoa GDĐC được phân 1 Trưởng Khoa GDĐC Trường ĐH Văn Hiến “Vài ý kiến về nội dung môn “phương pháp học đại học” công phụ trách thêm 21 HP mới 2, Khoa cũng đã triển khai giảng dạy các học phần này kể từ từ Học kỳ I, năm học 2016-2017. Riêng trong tham luận này tôi trình bày về nội dung môn “Phương pháp học đại học” (PPHĐH) dưới hình thức xem xét sự giống, khác nhau về các nội dung của môn học này tại trường Đại học Văn Hiến với vài tài liệu tham khảo khác. Tác giả làm điều này với mong muốn nhận được sự góp ý, tư vấn thêm của quý đại biểu về các nội dung tương đối khác giữa các tài liệu nhằm giúp sinh viên Văn Hiến có được một tài liệu học tập cập nhật hiệu quả, phù hợp với bối cảnh xã hội và theo mục tiêu đào tạo theo định hướng ứng dụng. Tác giả bài viết hoàn toàn không có ý định đánh giá. 2. Nội dung môn Phương pháp học đại học Dưới đây là bản tóm tắt nội dung chính của 3 tài liệu (TL): 1. PPHĐH của Nguyễn Thanh Long, Lý Thị Minh Châu, Nguyễn Khánh Trung 2. Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả của Đỗ Linh- Lê Vân 3. PPHĐH của Nhóm GV ĐH Văn Hiến Gồm 9 bài: Gồm 3 phần: Phần 1 có 4 chương; Phần 2 có 5 chương và Phần 3 có 2 chương Gồm 9 bài: 1. Quản lý áp lực: Học cách thư giãn; Quý trọng bản thân; Kiểm soát cuộc sống; thực hiện những thói quen lành mạnh; Ngủ, Ăn uống; Luyện tập thể dục thể thao. Giảm những nhân tố gây áp lực: Sử dụng thời gian, thức ngủ, không chần chừ trì hoãn. 1. Phần I: Đối tượng, mục tiêu của sách; Vai trò người học; Các phương pháp (PP phân tích, tổng hợp; PP lịch sử, logic; PP diễn dịch-quy nạp; PP hệ thống và cấu trúc; PP hộp đen; PP song song; PP sáng tạo; PP khách quan hóa...) 1. Giới thiệu môn học và tổ chức seminar về Những thay đổi và thách thức ở môi trường đại học: PP học tập; Giảng dạy, Kiểm tra & Đánh giá; Thách thức, cơ hội và cách thích nghi ở môi trường đại học; Bí quyết thành công. 2. Quản lý thời gian: Tìm kiếm, tiết kiệm, nghỉ ngơi, thay đổi thói quen, ghi nhanh; sử dụng thời khóa 2. Phần II: - Các kỹ năng: nghe, nói, thuyết trình, thảo luận 2. Các kỹ năng tự học tập, tự nghiên cứu: Thiết lập mục tiêu học tập; Xây dựng kế hoạch học tập; 2 Xem chi tiết các HP ở phụ lục “Vài ý kiến về nội dung môn “phương pháp học đại học” 1. PPHĐH của Nguyễn Thanh Long, Lý Thị Minh Châu, Nguyễn Khánh Trung 2. Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả của Đỗ Linh- Lê Vân 3. PPHĐH của Nhóm GV ĐH Văn Hiến biểu; Lập kế hoạch thời gian hiệu quả... nhóm, đọc, viết, ghi chép, sử dụng ngoại ngữ; - Các khả năng: chú ý, tập trung, ghi nhớ, sáng tạo, tổ chứcc công việc, lập KH, quản lý thời gian; - Các công cụ hỗ trợ: thư viện, máy tính; internet, ti vi và radio, máy ghi âm, sách học, báo tạp chí; - Các yếu tố phụ trợ: nghỉ ngơi thư dãn, dinh dưỡng, môi trường; - Các đức tính, thói quen SV cần rèn luyện: Kiên trì theo đuổi mục tiêu, Nhanh nhẹn - quyết đoán - dám chịu trách nhiệm, Kỹ luật, Chăm chỉ - chuyên cần - nhẫn nại, Khiêm tốn - cầu thị. Lựa chọn và tra cứu tài liệu; Quản lý thời gian; Đánh giá quá trình tự học, tự nghiên cứu. 3. Phương pháp tập trung: Khái niệm; Loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng: Địa điểm, ánh sáng, tiếng ồn. Sử dụng TLTK, đặt ra mục tiêu học tập... 3. Những kỹ năng tương tác: Kỹ năng làm việc theo nhóm; Kỹ năng thuyết trình 4. Phương pháp ghi nhớ: Các lý thuyết; Các phương pháp ghi nhớ: Lý do, chú ý, hiểu, nắm ý chính, cách tổng hợp, rèn luyện, củng cố thông tin 4. Kỹ năng sử dụng CNTT để phục vụ học tập: Kỹ năng khai thác thông tin trên mạng; Kỹ năng sử dụng thư điện tử; Kỹ năng thiết kế slide trong trình chiếu Power Point. 5. Phương pháp ghi chú: Giá trị của việc ghi chú; Sử dụng PP Cornell, Ghi có hiệu quả. 3. Phần III: - Bàn về hiệu quả: Xác định hiệu quả theo thời gian; - Các tiêu chí ảnh hưởng đến hiệu quả: Động cơ học tập, PP học tập, Phương tiện học tập, Môi trường học tập, Mục đích học tập, Các cách đánh giá học tập; - Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả; Các phương án để học tập hiệu quả: Học ở lớp; 5. Phương pháp tiếp cận cho nhóm ngành: Phương pháp khảo sát; Phương pháp phân tích; PP tổng hợp; PP chứng minh; PP thực nghiệm. 6. Cách ghi bài: Ghi những điểm quan trọng của bài giảng: Dựa trên những gì đã biết; Học tích cực; Chú ý đến những dấu 6. Một số phương pháp nâng cao hiệu quả học tập: PP sơ đồ tư duy; PP dự án “Vài ý kiến về nội dung môn “phương pháp học đại học” 1. PPHĐH của Nguyễn Thanh Long, Lý Thị Minh Châu, Nguyễn Khánh Trung 2. Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả của Đỗ Linh- Lê Vân 3. PPHĐH của Nhóm GV ĐH Văn Hiến hiệu; Cấu trúc; Theo dõi những ý chính. Học ở nhà; Những nguyên nhân cản trở việc học và cách khắc phục; Hứng thú và cách tạo ra hứng thú học tập; ... 7. Học từ sách giáo khoa: Biết ý chính; Tóm tắt thông tin; Đưa ra câu hỏi; Kiểm nghiệm việc đọc hiểu 7. Đạo văn và vấn đề đạo đức của người làm khoa học: Đạo văn; Công ước Berne và Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam; Cách trích dẫn để không vi phạm bản quyền 8. Học từ bài giảng: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp; Tinh thần thái độ và cách ghi chép trong buổi học và sau buổi học. 8. Những vấn đề chung về NCKH: Khái niệm; Các đặc điểm của NCKH; Phân loại NCKH; Các biến số; Sự đo lường; Tính giá trị và độ tin cậy; PP chọn mẫu; Cách tiếp cận khảo sát; PP thu thập dữ liệu 9. Làm bài kiểm tra viết Đọc kỹ đề; Sắp xếp thời gian; Trả lời câu dễ trước; Tập trung vào ý chính; Lập dàn ý; Dùng minh chứng, minh họa... 9. Quy trình thực hiện đề tài NCKH: Quy trình chung. Giới thiệu về từng bước của quy trình: Chọn đề tài NC; Đề cương NCKH; Cách xây dựng từng đề mục trong 1 đề cương NCKH. Ba tài liệu có nhiều nội dung hoàn toàn khác biệt nhau, chỉ có 1 nội dung giống nhau là đề cập đến việc lập kế hoạch, thời khóa biểu học tập và quản lý thời gian. - TL 1: Nêu các yếu tố liên quan đến sinh hoạt của con người bình thường có ảnh hưởng đến việc tập trung học tập của sinh viên; cách tập trung ghi nhớ, ghi chép, học từ sách, từ bài giảng và cách làm bài kiểm tra. “Vài ý kiến về nội dung môn “phương pháp học đại học” - TL 2: Chú trọng đến các phương pháp phân tích sự kiện (cũ và mới), các kỹ năng, khả năng, phương tiện và những đức tính, thói quen sinh viên cần có để học tập tốt. - TL 3: Chú trọng vào việc trang bị cho sinh viên những kiến thức-kỹ năng sát thực hơn với bối cảnh học tập hiện nay: Biết về cách dạy và học ở đại học hiện nay (theo tín chỉ), các thách thức và ứng phó do thay đổi môi trường sống (từ vùng quê lên thành phố trọ học), các kỹ năng tham khảo, lựa chọn tài liệu trên mạng, thư viện; một số phương pháp phân tích sự kiện, ghi chép, lập KH học tập, vấn đề về luật bản quyền và một số kiến thức cơ bản về NCKH. Nội dung tài liệu 1 và 2 phong phú, có cơ sở khoa học nhưng không có nhiều ý tưởng độc đáo và chưa đáp ứng nhu cầu học theo phương thức tín chỉ, học trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển nhanh. Nội dung tài liệu 3 sát hợp hơn với bối cảnh thay đổi môi trường sống, phương pháp dạy và học theo phương thức tín chỉ và học trong bối cảnh CNTT phát triển nhanh. 3. Việc biên soạn bài giảng và tập huấn giảng viên Tháng 5/2016 Trường chính thức có quyết định về việc thêm các môn học mới và giao cho Khoa GDĐC tổ chức biên soạn đề cương, bài giảng để dạy cho sinh viên trong năm học 2016- 2017. Môn PPHĐH là môn bắt buộc mọi sinh viên phải học trong HK1(bắt đầu từ tháng 9/2016 với 29 lớp). Vì vậy Khoa GDĐC phải khẩn trương chuẩn bị đề cương, bài giảng với nội dung cải tiến theo chủ trương của đề án Cải tiến CTĐT. Khoa GDĐC đã tổ chức thực hiện như sau: - Lựa chọn GV có kinh nghiệm giảng dạy và chuyên môn gần với môn học để phân công soạn 9 bài của môn học này (Bắt đầu vào cuối tháng 5/2016: Có 9 GVCH (ThS) được chọn; Gồm: 3 Xã Hội Học, 3 Văn học, 2 Văn hóa học và 1 Quản Trị Kinh Doanh). - Cuối tháng 7 đến giữa tháng 8/2016 Khoa đã tổ chức 5 buổi trình bày các bài giảng (dưới dạng Power Point) để tập thể GV đặt câu hỏi, góp ý điều chỉnh, bổ sung bài giảng, thống nhất cách chấm điểm quá trình, thi cuối môn học... - Đến cuối tháng 8/2016 bài giảng môn PPHĐH đã được hoàn chỉnh và và gởi cho tất cả GV được phân công dạy. Dự kiến cuối năm học Nhóm GV sẽ họp góp ý bổ sung, hoàn chỉnh thêm nội dung bài giảng môn học này. Nhân Hội thảo này tôi có góp ý sớm hơn dự kiến. 4. Vài đề suất cho TL 3 Dựa vào kinh nghiệm chủ quan qua thực tế giảng dạy môn PPHĐH trong HKI năm học 2016-2017 và tham khảo kỹ hơn 3 tài liệu trên, tôi có mấy đề suất cải tiến, bổ sung Tài liệu 3 (của Khoa GDĐC) như dưới đây sau: - Bài 1: Tài liệu tổng kết các Seminar về “Những thay đổi và thách thức ở môi trường đại học”của các Thầy/Cô cùng giảng dạy cần được biên tập lại để đưa vào nội dung tập bài “Vài ý kiến về nội dung môn “phương pháp học đại học” giảng cho môn học này (sinh viên các lớp có nhiều hòan cảnh, kinh nghiệm khác nhau nên có nhiều ý kiến hay bổ ích). - Bài 2: Cần bổ sung thêm nội dung phần “Đánh giá quá trình tự học, tự nghiên cứu” (Nêu rõ hơn phương pháp, quy trình đánh giá). - Bài 3: Nên xem xét bổ sung phần cách làm một bài kiểm tra viết (Tham khảo thêm bài 9 tài liệu 1) - Bài 5: Cần xem lại và bổ sung nội dung bài “Phương pháp tiếp cận cho nhóm ngành” (tham khảo thêm Phần I của tài liệu 2 thay vì chỉ tham khảo TL của Vũ Cao Đàm). - Bài 6: Cần xem lại và bổ sung nội dung phần “PP dự án” trong bài này. - Bài 7: Cần xem lại và bổ sung nội dung phần “Công ước Berne và Luật Sở hữu trí tuệ” (Nêu một số trường hợp vi phạm và mức độ xử phạt cụ thể). - Trong lần đầu giảng dạy, nhóm biên tập quyết định cho SV xây dựng một đề cương NCKH (làm bài nhóm 2-4 SV/nhóm), tôi thấy điều này có vẻ khó với đa số nhóm vì sinh viên chỉ học 2 buổi (2 bài: 8 và 9); do đó cần cân nhắc thay đổi thành thi viết với đề thi có nội dung thể hiện kiến thức của nhiều bài học hơn. “Vài ý kiến về nội dung môn “phương pháp học đại học” Phụ lục: DANH SÁCH CÁC MÔN HỌC DO KHOA GDĐC PHỤ TRÁCH Stt Tên học phần/ Năng lực Số tín chỉ Môn học mới Ghi chú 1. GC1: Năng lục hiểu biết pháp luật, chính trị đại cương của nhà nước Việt Nam: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lenin 1 2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lenin 2 3 Đường lối CM của Đảng CSVN 3 Pháp luật đại cương 3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2. GC2: khả năng ứng dụng CNTT (cho các ngành không chuyên) Đại cương về CNTT và truyền thông 3 X Thay thế môn “Tin học căn bản” trước đây với nội dung mang tính ứng dụng, sát hơn với nhu cầu học tập của sv 3. Khả năng sử dụng ngoại ngữ (Tiếng Anh – cho các ngành không chuyên) Tiếng Anh giao tiếp 1 3 Tiếng Anh giao tiếp 2 3 Tiếng Trung giao tiếp 1 3 X “Vài ý kiến về nội dung môn “phương pháp học đại học” Tiếng Trung giao tiếp 2 3 X Thêm các ngoại ngữ này cho sinh viên tự chọn và giao cho Khoa GDĐC quản lý và tổ chức giảng dạy. Tiếng Nhật giao tiếp 1 3 X Tiếng Nhật giao tiếp 2 3 X Tiếng Hàn giao tiếp 1 3 X Tiếng Hàn giao tiếp 2 3 X 4. Năng lực hiểu biết về khoa học tự nhiên, môi trường Toán cao cấp 3 Vật lý 3 Thống kê ứng dụng cơ bản 3 X Thay cho môn “Xác suất thống kê” với nội dung giảm lý thuyết và tăng cường tính ứng dụng. Môi trường và con người 3 5. Năng lực hiểu biết về kinh tế, quản lý, quản trị đại cương Khởi nghiệp 3 X Môn học mới bổ sung trong phần kiến thức đại cương Kinh tế học đại cương 3 X Marketing căn bản 3 X Quản trị học 3 X Kế toán đại cương 3 X Logic học 3 6. Năng lực hiểu biết về KHXH, nghệ thuật, nhân văn, đa văn hóa và tôn giáo Văn hiến Việt Nam 3 X Môn học hoàn toàn mới trong các bậc học ở VN “Vài ý kiến về nội dung môn “phương pháp học đại học” (văn hiến là 1 phần trong văn hóa Việt Nam, vì vậy nếu tách một môn tên Văn hiến Việt Nam sẽ không có tính khoa học) Nhập môn âm nhạc 3 X Môn học mới bổ sung trong phần kiến thức đại cương Một số vấn đề xã hội đương đại 3 X Môn học hoàn toàn mới trong phần kiến thức đại cương Kinh tế - văn hóa – xã hội ASEAN 3 X Mỹ học đại cương 3 Các nền văn minh thế giới 3 Giao tiếp liên văn hóa 3 X Môn học hoàn toàn mới trong phần kiến thức đại cương Tâm lý học đại cương 3 7. Năng lực và tố chất cá nhân chung Phương pháp học đại học 3 X Tên môn học thì không mới, nhưng nội dung do ĐH Văn Hiến dạy thì hoàn toàn mới. Kỹ năng sử dụng Tiếng Việt 3 X Thay cho môn “Tiếng Việt thực hành” trước đây với nội dung chú trọng nhiều hơn ứng dụng Kỹ năng hành chánh-văn phòng 3 X Môn học mới bổ sung trong phần kiến thức đại cương
Tài liệu liên quan