Văn bia Quảng Nam theo dòng nghiên cứu, học thuật

1. Văn bia Quảng Nam - Từ khởi nguyên định danh 1.1. Văn bia Văn bia là chỉ bài văn khắc trên bia đá [20: 7] [1: 23], hoặc có thể hiểu là khắc trên một diện tích bằng đá [20: 7]. Bia vốn là âm “bi” xuất hiện cùng những chiếc bia đầu tiên vào thời nhà Chu [23: 78] [1: 23], mà chính xác là vào thời Đông Chu (777 - 384 TCN) [22: 210]. Ban đầu bia chỉ là những cột đá được dựng ở cửa miếu dùng để buộc vật tế sinh và đo bóng mặt trời [1: 23] [19: 9] [10: 18] [23: 78] hay những cột gỗ chôn bên huyệt mộ để buộc dây thả quan tài [19: 9], [10: 18] [23: 78]. Bia này ban đầu vốn không có chữ, về sau được khắc bài văn trên bia - Đinh Khắc Thuân cho rằng bắt đầu từ thời Đông Hán [19: 9], tuy nhiên Lữ Thế Thông và Hồng Nghị Hàn (Singapore) lại cho rằng bắt đầu từ thời Tây Hán [23: 78]. Đối với tên gọi văn bia, ở Việt Nam văn bia còn được gọi là “bi” hoặc “bi văn” hoặc “bi ký” (khoa học nghiên cứu về văn bia gọi là Bi ký học); ở Trung Quốc, văn bia được gọi bởi các tên “bi” hoặc “bi chí” hoặc “bi bản” (khoa học nghiên cứu về văn bia là Bi bản học) [20: 7].

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn bia Quảng Nam theo dòng nghiên cứu, học thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
53Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi 1. Văn bia Quảng Nam - Từ khởi nguyên định danh 1.1. Văn bia Văn bia là chỉ bài văn khắc trên bia đá [20: 7] [1: 23], hoặc có thể hiểu là khắc trên một diện tích bằng đá [20: 7]. Bia vốn là âm “bi” xuất hiện cùng những chiếc bia đầu tiên vào thời nhà Chu [23: 78] [1: 23], mà chính xác là vào thời Đông Chu (777 - 384 TCN) [22: 210]. Ban đầu bia chỉ là những cột đá được dựng ở cửa miếu dùng để buộc vật tế sinh và đo bóng mặt trời [1: 23] [19: 9] [10: 18] [23: 78] hay những cột gỗ chôn bên huyệt mộ để buộc dây thả quan tài [19: 9], [10: 18] [23: 78]. Bia này ban đầu vốn không có chữ, về sau được khắc bài văn trên bia - Đinh Khắc Thuân cho rằng bắt đầu từ thời Đông Hán [19: 9], tuy nhiên Lữ Thế Thông và Hồng Nghị Hàn (Singapore) lại cho rằng bắt đầu từ thời Tây Hán [23: 78]. Đối với tên gọi văn bia, ở Việt Nam văn bia còn được gọi là “bi” hoặc “bi văn” hoặc “bi ký” (khoa học nghiên cứu về văn bia gọi là Bi ký học); ở Trung Quốc, văn bia được gọi bởi các tên “bi” hoặc “bi chí” hoặc “bi bản” (khoa học nghiên cứu về văn bia là Bi bản học) [20: 7]. VĂN BIA QUẢNG NAM THEO DÒNG NGHIÊN CỨU, HỌC THUẬT ? NGUYễN HoÀNG THÂN* * ThS., Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. văN bia là tư liệu có giá trị trêN Nhiều phươNg diệN của dâN tộc troNg quá Khứ. văN bia quảNg NaM đa dạNg về văN tự, phoNg phú về Nội duNg. soNg, văN bia quảNg NaM chưa được quaN tâM, NghiêN cứu, Khai thác hiệu quả. bài viết Này bước đầu điểM Kê, bìNh giá quá trìNh học thuật, NghiêN cứu về văN bia quảNg NaM. Ngoài ra, người xưa còn khắc chữ trên đồ đồng như đỉnh, chuông, khánh, vạc được gọi là “kim thạch lục” hoặc “minh văn” (khoa học nghiên cứu về loại văn này là Kim thạch học hoặc Minh văn học) [20: 7] [1: 23] Nhà kim thạch học Diệp Xương Xí 叶 昌 炽cuối đời Thanh chia văn bia thành 42 loại. Dương Điện Tuân 杨 殿 珣 (Trung Quốc) phân loại văn bia đơn giản hơn Diệp Xương Xí, còn 7 loại (có loại lại phân thành một số tiểu loại) [22: 214]. Theo Chu Kiếm Tâm 朱 剑 心 (Trung Quốc), văn bia khắc trên đá được phân thành 11 loại (10 loại chính và 01 tạp loại). Kim thạch học 金 石 54 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi 学 của ông đã liệt kê: Khắc thạch, bi kiệt, mộ chí, tháp minh, phù đồ, kinh chàng, tạo tượng, thạch khuyết, ma nhai, địa biệt, tạp loại (trụ cầu, thành giếng, bài vị, lư hương) [10: 16 - 21]. 1.2. Văn bia Quảng Nam Văn bia Quảng Nam trước hết mang trong nó thuộc tính văn bia và được hạn định bởi danh xưng - địa danh Quảng Nam, tức là những văn bia được hình thành trên vùng đất Quảng Nam, không phân biệt không - thời và chủ thể sáng tác. Danh xưng - địa danh Quảng Nam được xác định ở đây là địa danh hành chính - tỉnh Quảng Nam dưới thời vua Minh Mạng, bao gồm tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng hiện nay. Chủ thể sáng tác văn bia Quảng Nam chính là cư dân hay tộc người Việt, Chăm, Hoa, Nhật, châu Âu đã từng cư trú, sinh hoạt ở vùng đất Quảng Nam với cấp độ hành chính như đã nêu ở trên. Song, trong bài viết này, chúng tôi vi hạn văn bia Quảng Nam chỉ là những văn bia đơn loại chữ Hán - Nôm và những văn bia đa văn tự có chữ Hán - Nôm, mà không xét đến những văn bia thuần túy văn tự khác. 2. Văn bia Quảng Nam - Theo dòng nghiên cứu ở Trung Quốc và Việt Nam Văn bia được hình thành một cách “tự nhiên” theo công năng vốn có. Sau khi văn bia được tạo tác, bản thân tác phẩm tự thân trở thành đối tượng để người ta tiếp cận, giải mã với nhiều mục đích khác nhau. Nghiên cứu về văn bia cũng là một dạng trong số đó. Việc nghiên cứu văn bia dường như có ở tất cả các nước đồng văn - một thời cùng chung loại văn tự khối vuông. Nghiên cứu văn bia ở Trung Quốc bắt đầu sớm hơn cả và có ảnh hưởng đến nghiên cứu văn bia ở Việt Nam. Nghiên cứu văn bia Quảng Nam nằm trong mạch nghiên cứu văn bia ở Trung Quốc và Việt Nam. Do vậy, để nghiên cứu thấu đáo văn bia Quảng Nam cần tìm hiểu về tình hình nghiên cứu văn bia ở Trung Quốc và nghiên cứu văn bia ở Việt Nam. 2.1. Nghiên cứu văn bia ở Trung Quốc Từ thời tiên Tần, người Trung Quốc đã quan niệm muốn lưu truyền chữ viết được lâu đời thì phải khắc vào kim thạch. Điều này đã được thể hiện trong các tác phẩm Mặc Tử, Lã thị Xuân Thu [22: 209], ghi lại hiện tượng lập bia vốn có từ thời nhà Chu như đã nói ở trên. Tuy nhiên, phải đến đời Tây Hán, việc nghiên cứu văn bia mới được bắt đầu, trên nhiều phương diện: nội dung, văn thái, mỹ thuật, thư pháp của văn bia [23: 78]. Một số tác giả, tác phẩm có đề cập đến văn bia của Trung Quốc hoặc công trình nghiên cứu về vấn đề này như Trương Hoài Quán 张 怀 瓘, Đậu Kí 窦 臮, Hàn Dũ 韩 愈, Vi Ứng Vật 韦 应 物 (đời Đường), Đổng Du 董 逌, Trình Đại Xương 程 大 昌 (đời Tống), Mục Thiên tử truyện 穆 天 子 传, Thạch cổ ca 石 鼓 歌 (Vi Ứng Vật, Hàn Dũ), Thạch cổ ca (Tô Đông Pha), Lí triều bát phân tiểu truyện ca 李 潮 八 分 小 篆 歌 (Đỗ Phủ), Tập cổ lục 集 古 录 (Âu Dương Tu), Kim thạch lục 金石录 (Triệu Minh Thành 赵 明 诚), Bát Quỳnh thất kim thạch hạt ngụy (Lục Tăng Tường 陆 增 祥, đời Thanh), Ngữ thạch 语石 (Diệp Xương Xí, cuối Thanh), Kim thạch học (Chu Kiếm Tâm, 1955), Thạch cổ vi Tần khắc thạch khảo 石 鼓 为 秦 刻 石 考 (Mã Hành 马 衡, 1977), Thạch khắc đề bạt sách dẫn 石 刻 提 拔 册 引 (Dương Điện Tuân), Kim thạch tùng thoại 金 石 丛 话 (Thi Trập Tồn 施 蛰 存, 1991), Thạch học tùng thư 石 学 丛 书 (Trình Chương Xán 程 章 灿), Cổ khắc tân thuyên 古 刻 新 诠 (Trình Chương Xán, 2009) [22: 209-214]. Công trình nghiên cứu văn bia ở Trung Quốc có thể xếp thành “tùng thư”. Nghiên cứu văn bia ở Trung Quốc đã trở thành học thuật từ đời nhà Tống [22: 214], ngày càng được nhiều người “dấn thân” và có những đóng góp quan trọng cho nền khoa học xã hội nhân văn của Trung Quốc. 2.2. Nghiên cứu văn bia ở Việt Nam Giới hạn nghiên cứu ở đây tức là lấy văn bia làm đối tượng/mục đích chứ không phải lấy văn bia làm tư liệu/phương tiện để nghiên cứu cho một vấn đề hay một khoa học chuyên ngành nào đó. Vấn đề nghiên cứu, học thuật đối với văn bia ở Việt Nam được hiểu bao gồm các lĩnh vực: sưu tầm, sao lục, lập thư mục, biên dịch, nghiên cứu đại cương, nghiên cứu chuyên sâu đối với văn bia. Công trình đề cập đến văn bia sớm nhất ở Việt Nam có lẽ là bộ Đại Việt sử ký toàn thư chép tóm lược 2 bài văn bia Khai Nghiêm tự bi ký của Trương Hán Siêu và Bắc Giang Bái thôn Thiệu Phúc tự bi ký của Lê Quát. Những công trình khác về sau như Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn đã lập một danh mục gồm 17 bài minh, bài ký thời Lí - Trần, Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích công bố nhiều bài văn khắc trên bia chuông, Lê triều lịch khoa tiến sĩ đề danh bi ký của Lê Cao Lãng đã sao lục 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội) [10: 8] và nhiều thư tịch khác. Công việc sưu tầm gắn với các cá nhân hoặc các tổ chức ở từng cấp độ, từng lĩnh vực; ở mỗi địa phương, mỗi thời gian khác nhau. Tổ chức sưu tầm văn bia Việt 55Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi Nam quy mô đầu tiên phải kể đến Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội (EFEO) đầu thế kỷ XX hơn 40 tỉnh với 11.651 đơn vị văn khắc (20.980 mặt thác bản). Viện Nghiên cứu Hán Nôm tiếp tục công việc này từ những năm cuối thế kỉ XX cho đến nay. Phạm vi không gian sưu tầm được mở rộng, hơn 2/3 diện tích của cả nước. Kết quả bổ sung thêm được nhiều văn bản văn bia có giá trị [10: 9]. Từ “sản phẩm” sưu tầm văn bia, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã tiến hành các công trình thư mục. Đó là Thư mục văn bia (1970 - 1976), Thư mục bia giản lược (1984 - 1986), Danh mục thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam (1991), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (1993), Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm (2006), Thư mục thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam (2007) [10: 10-11]. Những công việc trên mang tính “lưu trữ” - giữ gìn cho muôn đời sau. Song, lớp hậu sinh không phải ai cũng thông thục Hán Nôm. Để tinh hoa trí tuệ của cha ông qua văn bia được tục truyền, các công trình biên dịch, giới thiệu văn bia lần lượt ra đời. Đó là Thơ văn Lý - Trần (1977 - 1978 - 1989), Tuyển tập văn bia Hà Nội (1978), Văn bia xứ Lạng (1993), Văn bia thời Mạc (Đinh Khắc Thuân, 1996), Văn bia Hà Tây (1993), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam thời Lý (1999), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam thời Trần (2002), Văn bia Quốc tử giám Hà Nội (Đỗ Văn Ninh, 2000), Văn miếu Quốc tử giám và 82 bia Tiến sĩ (Ngô Đức Thọ, 2002), Văn bia đề danh tiến sĩ Việt Nam (Trịnh Khắc Mạnh, 2006) [10: 12-13] và một số công trình khác như Văn bia văn miếu Bắc Ninh (Nguyễn Quang Khải, 2000), Văn bia Nghệ An (Ninh Viết Giao, 2004), Bia chữ Hán trong hội quán người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh (Litana - Nguyễn Cẩm Thúy, 1999), Văn bia và văn chuông Hán Nôm dân gian ở Thừa Thiên Huế (2006) Công trình nghiên cứu đại cương/khái luận về văn bia Việt Nam đầu tiên có lẽ là Văn bia Việt Nam của Trần Văn Giáp công bố năm 1969 trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Kế tiếp là Bước đầu tìm hiểu văn bản bia của Trịnh Khắc Mạnh in trong Một số vấn đề văn bản học Hán Nôm (1983). Các công trình khác theo lịch đại như Cơ sở ngữ văn Hán Nôm - tập 4 (1987), Ngữ văn Hán Nôm - tập 4 (2004), Cơ sở văn bản học Hán Nôm (2007), Các thể văn chữ Hán Việt Nam (2010) Công trình nghiên cứu chuyên sâu về một phương diện nào đó của văn bia Việt Nam chủ yếu là các luận án như Văn bia Việt Nam và giá trị của nó trong nghiên cứu văn học Việt Nam thời trung đại (Trịnh Khắc Mạnh, 1990), Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã (Phạm Thị Thùy Vinh, 1997), Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI (Đinh Khắc Thuân, 1997), Văn bia khuyến học Việt Nam (Nguyễn Hữu Mùi, 2006). Hay như các luận văn cao học: Văn bia đình làng Bắc bộ thế kỉ XVII (Trần Thu Hường, 2003), Nghiên cứu văn bia chợ (Đỗ Bích Tuyển, 2003), Nghiên cứu văn bia chữ Nôm (Nguyễn Thị Hường, 2005) [10: 13-14]. Ngoài ra, năm 2007, Nguyễn Văn Nguyên đã công bố công trình nghiên cứu chuyên sâu Khảo sát giám định niên đại thác bản văn bia. Đây là công trình chuyên khảo hết sức có ý nghĩa về việc nhận chân chính xác niên đại của thác bản văn bia cũng như phương pháp để khảo sát giám định niên đại văn bia trong các thác bản. Các công trình nghiên cứu về văn bia Việt Nam hẹp về nội dung và hạn về dung lượng như các bài báo khoa học, tham luận khoa học chủ yếu được công bố trên các tạp chí khoa học hoặc hội thảo khoa học tương đối nhiều, mà bài viết này tạm không liệt kê. Ngoài ra, còn có các bài báo thông tấn về văn bia Việt Nam được đăng tải, lưu phát trên các phương tiện thông tin truyền thông. Những sản phẩm nghiên cứu này góp phần bổ sung, điểm túc cho bức tranh tổng thể nghiên cứu văn bia ở Việt Nam càng hoàn bích và thêm phổ cập. 3. Văn bia Quảng Nam - Diễn trình nghiên cứu, học thuật 3.1. Tình hình sưu tập, sao lục, thác bản, số hóa, lập phiếu, biên dịch - Tình hình sưu tập - sao lục Văn bia Quảng Nam “trơ gan cùng tuế nguyệt”, lặng lẽ giữa cõi thiên nhiên. Một số nhà nho hay người có chút chữ nghĩa cảm khái trước những bài văn hay trên đá, bởi khôn văn tế dại văn bia, hay có ý thức sưu tầm để lưu cho đời mình hoặc/và truyền cho đời sau, đã sao lục những bài văn bia này. Văn bản một số bài văn bia Quảng Nam hiện còn trong các thư tịch Hán Nôm. Ví như, tổng tập Giá Viên toàn tập (khắc in cuối thế kỷ XIX) có sao lục những bài văn bia Bi minh của Nguyễn Tư Giản, Trà Kiệu Nguyễn Thái thường Tự khanh bi minh, Tư vụ Phạm phủ quân hành trạng, Chung Đức hầu Chánh thất Nguyễn Thục nhân hành thuật của Phạm Phú Thứ. Bản Hán Nôm chép tay Ngũ Hành Sơn lục của một vị sư đất Quảng dưới thời Nguyễn ngoài phần nói về danh thắng Ngũ Hành Sơn, tình hình phát triển Phật giáo ở Quảng Nam lúc bấy giờ, còn sao lục các bài văn bia Phật giáo cũng như rất nhiều thơ văn đề vịnh trên núi Ngũ Hành. Những văn bia Phật giáo được sao lục 56 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi có thể kể Thái Bình tự thạch bi, Phổ Đà sơn linh trung Phật, Ngũ uẩn sơn cổ tích phật tịch lạc bi. Tất nhiên ở đây không kể ví dụ phong phú của trường hợp sao lục - chế bản văn bia trong thời gian gần đây vì một mục đích nào đó. - Tình hình sưu tập - thác bản Năm 1944, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội (EFEO) đã tiến hành điều tra và in rập bia Quảng Nam (hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Kết quả thu được khoảng 150 đơn vị tác phẩm. Văn bia Quảng Nam sau điều tra còn được ghi chép trong bộ thư tịch Hán Nôm quan trọng: Quảng Nam xã chí. Vào những năm 90 của thế kỷ XX, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã tổ chức công tác thực địa điều tra và thác bản bổ sung những bia trước đây chưa được thu thập. Đến tháng 7 năm 2010, Viện Nghiên cứu Hán Nôm lại một lần nữa vào Quảng Nam và Đà Nẵng để tiếp tục sưu tầm, in rập văn bia theo chương trình của Viện. Trước đó hai tháng, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế cũng đã thành lập đoàn điền dã sưu tầm, in rập văn bia ở đây để nghiên cứu lĩnh vực mỹ thuật đời Nguyễn. Ngoài ra, giảng viên và sinh viên ngành Hán Nôm của Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế cũng có tổ chức một lần thực tập điền dã, sưu tầm tư liệu Hán Nôm nói chung và văn bia nói riêng ở Quảng Nam, Đà Nẵng vào những năm cuối thế kỷ XX. Tháng 10 năm 2012, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tổ chức điều tra, sưu tầm và in rập văn bia. Kết quả thu được 274 đơn vị thác bản văn bia trên địa bàn thành phố. - Tình hình lập phiếu thư mục, bảng tra Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, Viện Nghiên cứu Hán Nôm tiến hành lập phiếu thư mục toàn bộ số thác bản của Viện Viễn đông Bác cổ, biên soạn thành Thư mục văn bia. Quyển 30 của công trình này (kí hiệu Vv 986) là thư mục về văn bia Quảng Nam, gồm khoảng 150 mục. Năm 1992, các tác giả công trình Văn khắc Hán Nôm Việt Nam lập thư mục một phần văn khắc Hán Nôm của cả nước, chia thành 4 phân mục lớn: đình, chùa, đền - miếu và từ đường - lăng mộ. Mỗi phân mục lại chia theo địa danh hành chính cấp tỉnh, ở mỗi tỉnh có từng mục/phiếu văn khắc. Từng phiếu thư mục này có các nội dung: tên văn khắc, số hiệu lưu trữ, lược giới nội dung của tác phẩm văn khắc. Chúng tôi thống kê được 26 đơn vị tác phẩm văn bia Quảng Nam. Đến thập niên đầu của thế kỷ này, Viện Nghiên cứu Hán Nôm tiếp tục xuất bản công trình Thư mục thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam đồ sộ, đã in đến quyển thứ 5 (trong tương lai sẽ có những quyển kế tiếp). Đây cũng là quyển trình bày về thư mục văn bia Quảng Nam. Giá trị đóng góp của ba công trình này là cung cấp số hiệu lưu trữ, địa chỉ lưu trữ thác bản và nội dung tóm tắt (theo kiểu thức của phiếu thư mục) của văn bia cả nước nói chung và văn bia Quảng Nam nói riêng. - Tình hình số hóa Những năm đầu của thế kỷ XXI, Viện Nghiên cứu Hán Nôm tiến hành số hóa toàn bộ thác bản văn bia của cả nước để in bộ Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm. Trong đó phần văn bia Hán Nôm Quảng Nam cũng được số hóa. - Tình hình biên dịch Văn bia Quảng Nam được chuyển dịch đầu tiên không phải thành bản tiếng Việt mà có lẽ là thành bản tiếng Pháp từ thời Pháp thuộc. Ba bài văn bia Thái Bình tự thạch bi, Phổ Đà sơn linh trung Phật, Ngũ uẩn sơn cổ tích phật tịch lạc bi được ông Albert Sallet dịch thành bản tiếng Pháp và in trong tác phẩm Les montagnes demarbre (dịch: Ngũ Hành Sơn - NHT chú). Sau này, Nguyễn Sinh Duy đã sử dụng bản dịch văn bia bằng tiếng Pháp này để dịch sang bản tiếng Việt trong tác phẩm Ngũ Hành Sơn của ông. Đến nay, rất nhiều địa phương đã công bố công trình biên dịch văn bia của địa phương mình một cách hoàn bị, như Văn bia xứ Lạng, Văn bia Hà Tây, Văn bia văn miếu Bắc Ninh, Văn bia Nghệ An, Bia chữ Hán trong hội quán người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh, Văn bia và chuông Hán Nôm dân gian ở Thừa Thiên Huế Nhưng Quảng Nam, Đà Nẵng chưa có một công trình 57Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi ý nghĩa và giá trị như vậy! Chỉ lẻ tẻ những văn bản dịch kèm trong hồ sơ di sản, hồ sơ di tích của các cơ quan văn hóa tại địa phương. Trong khi đó, văn khắc Chămpa cơ bản được biên dịch hoàn chỉnh thể hiện qua công trình Văn khắc Chămpa tại Bảo tàng điêu khắc Chăm - Đà Nẵng công bố vào cuối năm 2012. 3.2. Văn bia Quảng Nam từ giác độ tư liệu nghiên cứu Giáo trình Cơ sở ngữ văn Hán Nôm do Lê Trí Viễn chủ biên, đã tuyển chọn tác phẩm văn bia Phổ Đà sơn linh trung Phật để dạy và học về phần văn bia. Bài học gồm 14 trang, đi từ phần nguyên văn đến phiên âm, chú giải từ ngữ và dịch nghĩa. Như vậy, văn bia Quảng Nam mà cụ thể là bài văn bia này trở nên phổ biến vì được tất cả “môn đệ” ngành Hán Nôm nói riêng và các ngành khoa học xã hội nhân văn nói chung được lĩnh hội cho đến tận bây giờ! Lưu Trang đã sử dụng một số văn bia ở Hội An để thực hiện luận văn cử nhân lịch sử Tìm hiểu lịch sử Hội An qua văn bia trên thực địa vào năm 1985 tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế (hiện không còn lưu trữ). Huỳnh Công Bá khai thác và sử dụng một số văn bia có liên quan đến vấn đề khẩn hoang lập làng ở Quảng Nam trong khoảng thời gian từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và trình bày trong luận án tiến sĩ sử học: Công cuộc khai khẩn và phát triển làng xã ở Bắc Quảng Nam từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVIII (Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996). Một số bài viết, tham luận về con người và vùng đất xứ Quảng công bố trên các tạp chí hoặc hội thảo khoa học ít nhiều dựa trên tư liệu nghiên cứu là văn bia Quảng Nam. Có thể kể đến Dòng họ Phan xã Phong Thử với cuộc khai phá vùng đất Quảng Nam qua tư liệu văn bia của Phạm Thị Thùy Vinh trong Thông báo Hán Nôm học 2001, Văn bia đình đối tại miếu Văn Thánh Minh Hương và miếu Khổng Tử - một phức thể của tinh thần trọng Nho ở Hội An của Nguyễn Văn Sang - Lê Thị Thu Hiền trong Thông báo Hán Nôm học 2010. Những bài văn bia được ví như trang sử đá. Nên nhìn chung, văn bia Quảng Nam cũng chỉ mới được dùng làm tư liệu nghiên cứu cho ngành sử học mà ít thấy được sử dụng để làm tư liệu nghiên cứu cho các ngành khoa học xã hội nhân văn khác như văn học, văn hóa, trừ một vài công trình dưới đây. Phạm Thúc Hồng sử dụng một ít văn bia Quảng Nam để làm tư liệu nghiên cứu cho việc biên soạn Văn học Hán Nôm trong di tích cổ ở Hội An (2008) hoặc những tấm bia của người Hoa để làm tư liệu nghiên cứu, tạo nên Hội quán đền đài người Hoa tại Hội An (2012). Đình làng Đà Nẵng do Hồ Tấn Tuấn chủ biên, công bố năm 2012, cũng được hình thành từ những tấm bia đình trên mảnh đất Đà Nẵng với tư cách là tư liệu nghiên cứu. 3.3. Văn bia Quảng Nam từ giác độ đối tượng nghiên cứu Văn bia Quảng Nam trở thành đối tượng nghiên cứu được thực hiện bởi những công trình mang tính chỉnh thể, xứng danh. Một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên cử nhân Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm - Đại học Huế nghiên cứu về văn bia ở Quảng Nam như Văn khắc Hán Nôm ở hai chùa Chúc Thánh và Phước Lâm - Hội An - Quảng Nam của Nguyễn Lãm Thắng (1998), Văn khắc Hán Nôm ở huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam của Nguyễn Thị Xuân Hiền (2007). Nguyễn Minh Tuân và Vũ Xuân Hiển, trong bài viết Tấm bia tổ nghề yến ở Thanh Châu (Thông báo Hán Nôm học 2010), đã tìm hiểu các vấn đề về hình thức văn bia, niên đại và tác giả, nội dung của văn bia đặt tại miếu thờ vị tổ nghề khai thác yến ở Hội An. Tuy nhiên, như lời các tác giả “bài viết này () không nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá mà chỉ giới thiệu () là sự mô tả bước đầu” (tr. 396). Bài viết Vài nét về di sản Hán Nôm ở Quảng Nam của Nguyễn Phước đăng tải trên tạp chí Văn hóa Quảng Nam (số 91, tháng 01, 02.2012) có một đoạn ngắn trình bày sơ lược về văn bia của Quảng Nam. Giá trị của đoạn nghiên cứu này là giới thiệu được số lượng ước chừng của văn bia Hán-Nôm Quảng Nam, khoảng trên 350 bia đá. Đồng thời, bài viết n