Vấn đề dịch thơ Maiakovski ở Việt Nam

Dịch là một cách đọc – nhận định này không mới, thậm chí đã thành cách ngôn. Đối với Lí thuyết Tiếp nhận văn học, nó là một mệnh đề quen thuộc khi đề cập đến người biên dịch trong vai trò người đọc lí tưởng. Sau khi được công bố, tác phẩm văn học bắt đầu bước vào hành trình đi tìm số phận của mình trong công chúng độc giả. Tuy nhiên, đối với tác phẩm nước ngoài, còn cần thêm một khâu trung gian nữa – đó là dịch thuật. Và dịch giả, trong trường hợp này, là người đọc đầu tiên, có vai trò quan trọng trong việc định hướng, định giá nguyên tác. Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi muốn bàn về chính cái tính cách định hướng và định giá này của người đọc - dịch giả. Khi tiếp cận tác phẩm văn chương thông qua bản dịch, thường xuyên xảy ra trường hợp cùng là một nguyên tác nhưng có những cách dịch, cách đọc khác nhau. Chúng tôi xin nêu trường hợp các bản dịch thơ V. Maiakovski (1893-1930) của Trần Dần (1926-1997), Hoàng Ngọc Hiến (1930-2011) và Thế Phong (1932) để thấy những cách hình dung không hoàn toàn giống nhau về nhà thơ Nga vĩ đại. Ở Việt Nam, tên tuổi Maiakovski được biết đến như một trong những lá cờ đầu của văn học xã hội chủ nghĩa, được trân trọng đưa vào giáo trình đại học. Tuy nhiên, những người dịch thơ ông khá thưa thớt, so với đội ngũ đông đảo dịch thơ A. Pushkin, S. Esenin, A. Blok, Có thể lí giải điều này như sau: Thơ Maiakovski không quen thuộc lắm với “gu” thẩm thơ của công chúng Việt Nam; cú pháp thơ ông khá trúc trắc, thường xuyên xuất hiện từ vựng mới (do nhà thơ sáng tạo), cách ngắt nhịp điệu không theo thông lệ. Nghĩa là, xông vào địa hạt dịch thuật thơ ông phải là những người có bản lĩnh nghệ thuật và tất nhiên phải hiểu, yêu thơ ông.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề dịch thơ Maiakovski ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29 TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 9 - Thaùng 4/2012 VẤN ĐỀ DỊCH THƠ MAIAKOVSKI Ở VIỆT NAM HOÀNG KIM THANH (*) TÓM TẮT Thông qua việc so sánh các bản dịch thơ Maiakovski của một số dịch giả Việt Nam, bài viết góp phần khẳng định một mệnh đề của lí thuyết Tiếp nhận văn học: Người dịch là một kiểu độc giả đặc biệt, bản dịch là một cách đọc, có vai trò định hướng và định giá nguyên tác. Từ khoá: bản dịch, dịch giả, cách đọc, nguyên tác, Maiakovski, thơ ABSTRACT Through the comparison of the translations of Maiakovski’s poems by some Vietnamese translators, the article affirms the statement of the theory of literary reception: a translator is a special type of readers whose translated text shows how he has read the original text, and role is to orient and evaluate it. Key words: translation(s), translator, how to read, original text, Maiakovski, poem Dịch là một cách đọc – nhận định này không mới, thậm chí đã thành cách ngôn. Đối với Lí thuyết Tiếp nhận văn học, nó là một mệnh đề quen thuộc khi đề cập đến người biên dịch trong vai trò người đọc lí tưởng. Sau khi được công bố, tác phẩm văn học bắt đầu bước vào hành trình đi tìm số phận của mình trong công chúng độc giả. Tuy nhiên, đối với tác phẩm nước ngoài, còn cần thêm một khâu trung gian nữa – đó là dịch thuật. Và dịch giả, trong trường hợp này, là người đọc đầu tiên, có vai trò quan trọng trong việc định hướng, định giá nguyên tác. Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi muốn bàn về chính cái tính cách định hướng và định giá này của người đọc - dịch giả. Khi tiếp cận tác phẩm văn chương thông qua bản dịch, thường xuyên xảy ra trường hợp cùng là một nguyên tác nhưng có những cách dịch, cách đọc khác nhau. (*) ThS, Học viện Kĩ thuật Quân sự Chúng tôi xin nêu trường hợp các bản dịch thơ V. Maiakovski (1893-1930) của Trần Dần (1926-1997), Hoàng Ngọc Hiến (1930-2011) và Thế Phong (1932) để thấy những cách hình dung không hoàn toàn giống nhau về nhà thơ Nga vĩ đại. Ở Việt Nam, tên tuổi Maiakovski được biết đến như một trong những lá cờ đầu của văn học xã hội chủ nghĩa, được trân trọng đưa vào giáo trình đại học. Tuy nhiên, những người dịch thơ ông khá thưa thớt, so với đội ngũ đông đảo dịch thơ A. Pushkin, S. Esenin, A. Blok, Có thể lí giải điều này như sau: Thơ Maiakovski không quen thuộc lắm với “gu” thẩm thơ của công chúng Việt Nam; cú pháp thơ ông khá trúc trắc, thường xuyên xuất hiện từ vựng mới (do nhà thơ sáng tạo), cách ngắt nhịp điệu không theo thông lệ... Nghĩa là, xông vào địa hạt dịch thuật thơ ông phải là những người có bản lĩnh nghệ thuật và tất nhiên phải hiểu, yêu thơ ông. Dịch giả của Maiakovski ở Việt Nam 30 không nhiều, nhưng khá thú vị khi bàn về cách dịch của họ như những cách đọc khác nhau, trong đó không hiếm khi bị chi phối bởi ý thức hệ. Dịch giả Việt Nam nổi tiếng nhất của Maiakovski là Hoàng Ngọc Hiến. Ông được mệnh danh là “nhà Maiakovski học”. Danh hiệu này của ông, cho đến nay vẫn là duy nhất ở nước ta. Ông viết: “Tôi đã viết nhiều tiểu luận, đã dịch hàng ngàn trang thơ và kịch Maiakovski. Đối với tôi, Maiakovski là một sự ám ảnh, một ám ảnh lớn”1. Về tiêu chí tín và đạt, có thể trông đợi ở những trang dịch của Hoàng Ngọc Hiến. Luận án tiến sĩ của ông là viết về Maiakovski. Những người hướng dẫn ông tiếp cận nghệ thuật nhà thơ Nga vĩ đại là những chuyên viên có hạng, trong đó có cả Lili Brick – người phụ nữ nổi tiếng của Maiakovski. Nếu Hoàng Ngọc Hiến là người am tường tiếng Nga, có khả năng dịch Maiakovski từ nguyên tác một cách thoải mái và khá nhuần nhuyễn, thì Trần Dần không có được lợi thế này. Bù lại, ông là một nhà thơ, say mê một nhà thơ, một thời coi Maiakovski là thần tượng thi ca của mình, thậm chí chịu ảnh hưởng rõ rệt xu hướng nghệ thuật đó. Hoàng Ngọc Hiến ghi nhận: “Đến nay, tôi đã dịch xong hầu hết những tác phẩm chính của Maiakovski. Còn lại một tác phẩm quan trọng chưa dịch được, đó là bản trường ca Cây sáo - cột sống. Đây không phải là một tác phẩm khó dịch. Nhưng trước mắt tôi có bản dịch của Trần Dần là một bản dịch tuyệt vời. Tôi đã dịch đi dịch lại nhiều lần bản trường ca này nhưng cho đến nay chưa có bản nào sánh được với bản dịch của Trần Dần”2. Người thứ ba chúng tôi muốn nói đến trong tư cách dịch giả của Maiakovski là nhà văn Thế Phong. Sự nghiệp văn chương của ông được tính bằng nhiều thể loại: Thơ, truyện, phê bình văn học, khảo luận và dịch thuật. Thực ra, mục đích của Thế Phong không phải là dịch thơ Maiakovski, ông chỉ thực hiện việc này khi dịch cuốn hồi kí văn chương Poète Russe của Elsa Triolet (mà ông đặt là Maiakovski và mối tình câm), trong đó có nhiều đoạn dài các thi phẩm của nhà thơ Nga. Trong tổng số 113 trang dịch của cuốn Poète Russe, ước tính có khoảng 50 trang là thơ. Về nguồn dịch, ta thấy chỉ có Hoàng Ngọc Hiến dịch từ nguyên tác tiếng Nga, hai người còn lại dịch thông qua bản tiếng Pháp (nghĩa là văn bản bị dịch hai lần), có lúc họ cùng dùng chung bản của Elsa Triolet và Luis Aragon. Chúng tôi chưa có cơ hội tiếp xúc với các bản dịch của hai nhà thơ Pháp này, nhưng thông qua cách Trần Dần chuyển ngữ từ bản của họ, đối chiếu lại với nguyên tác tiếng Nga, chúng tôi thấy nguyên tắc tín và đạt hoàn toàn được đảm bảo. Cũng cần nói thêm, Elsa Triolet là nhà thơ Pháp gốc Nga, có quan hệ mật thiết với Maiakovski, khó có khả năng bà không hiểu ngôn từ thi ca Maiakovski, và khó có khả năng bà không chuyển tải nổi ý tưởng hàm ẩn của ông sang tiếng Pháp. Để xem cách các dịch giả đọc, tiếp nhận Maiakovski, chúng ta thử đối chiếu họ dịch như thế nào cùng một văn bản. Chúng tôi chọn vài đoạn trong bốn trường ca tiêu biểu của thi sĩ Nga là Đám mây mặc quần, Cây sáo - cột sống, Vladimir Ilitch Lénine và Lớn tiếng. 31 Đoạn đối chiếu 1: Облако в штанах Nguyên tác tiếng Nga Bản dịch của Hoàng Ngọc Hiến Bản dịch của Thế Phong Я, воспевающий машину и Англию, может быть, просто, в самом обыкновенном Евангелии тринадцатый апостол. И когда мой голос похабно ухает - от часа к часу, целые сутки, может быть, Иисус Христос нюхает моей души незабудки. Tôi ca ngợi nước Anh và máy móc rất có thể, tôi chẳng là gì hết, chỉ là vị thánh đồ thứ mười ba trong cuốn Phúc Âm thông thường nhất Và trong lúc tôi bô bô bậy bạ – biết đâu, ngày đêm hết giờ này giờ nọ Chúa Kitô cứ ngửi mãi không thôi những đoá lưu li của tâm hồn tôi (Đám mây mặc quần, 1915) Tôi tụng ca nhà máy ở Anh quốc có lẽ chỉ có mình tôi trong số những kẻ thờ ơ với Chúa là con chiên thứ mười ba Và trong tiếng nói của tôi vang lên như tiếng chim kêu đêm ô uế giờ này đến giờ khác này là đêm đã về có lẽ Jésus Christ hít hương thơm mysotis từ tâm hồn ta. (Mây quần hội, 1915) Đoạn đối chiếu 2: Флейта-позвоночник Nguyên tác tiếng Nga Bản dịch của Trần Dần Bản dịch của Thế Phong Будешь за море отдана, спрячешься у ночи в норе - я в тебя вцелую сквозь туманы Лондона огненные губы фонарей. В зное пустыни вытянешь караваны, где львы начеку,- тебе под пылью, ветром рваной, положу Сахарой горящую щеку. Dù em đã thề nguyền bên kia mây nước dù em ẩn mình trong ổ kín ban đêm anh sẽ hôn em qua sương đục Luân Đôn cặp môi lửa đèn lồng héo hắt Dù trong bãi bình sa cát chảy em đi, dằng dặc đoàn người dù ở nơi đây sư tử đứng canh anh vẫn áp lên em nóng bỏng má Sahara anh gió quật bụi lầm Mà anh hứa hẹn ở bên kia bờ, tôi sẽ hôn anh ở bên kia bờ sương mù Luân Đôn Đôi môi lửa dưới ánh đèn đêm. trong sa mạc nóng cháy da thịt người như căng nứt và sư tử 32 (Ống sáo đốt xương sống, 1916) thay người gìn giữ – và tôi thử giả dụ là anh đã nằm dưới bụi, xương tan tành vì gió má tôi cháy bỏng Sahara. (Tiếng sáo của người, 1916) Đoạn đối chiếu 3: Владимир Ильич Ленин Nguyên tác tiếng Nga Bản dịch của Hoàng Ngọc Hiến Bản dịch của Thế Phong Время. Начинаю про Ленина рассказ. Но не потому, что горя нету более - время потому, что резкая тоска стала ясною осознанною болью. [] Я себя под Лениным чищу, чтобы плыть в революцию дальше, Thời gian Tôi bắt đầu kể chuyện Lênin Nhưng phải đâu đã nguôi niềm đau xót, Vì chưng nỗi nhớ thương da diết đã sáng lòng tôi, ý thức rọi tâm tình [...] Tôi tắm mình dưới ánh sáng Lênin để rẽ sóng bơi xa trên dòng cách mạng (Vlađimir Ilits Lênin, 1925) Vào thời kỳ này tôi bắt đầu viết lịch sử đời Lénine nhưng không phải vậy mà người ta không thấm cảm nỗi đớn đau bây giờ là lúc niềm đớn đau chia lìa, trở thành sự xấu xa lương tâm trong sáng [] Tôi, tôi tự lau chùi sự sáng chói Lénine để đào sâu hơn nữa 33 mạng cuộc cách (Vladimir Ilitch Lénine, 1925) Đoạn đối chiếu 4: Во весь голос Nguyên tác tiếng Nga Bản dịch của Hoàng Ngọc Hiến Bản dịch của Thế Phong И все поверх зубов вооруженные войска, что двадцать лет в победах пролетали, до самого последнего листка я отдаю тебе, планеты пролетарий. Рабочего громады класса враг - он враг и мой, отъявленный и давний. Велели нам идти под красный флаг года труда и дни недоеданий. [] Явившись в Це Ка Ка идущих светлых лет, над бандой поэтических рвачей и выжиг я подыму, как Và mọi quân đoàn vũ trang đầy đủ nhất, hai mươi năm nay trong chiến thắng tung hoành xin hiến dâng người, vô sản của hành tinh, hiến dâng toàn bộ, tận trang cùng, dòng cuối kẻ thù của công nhân, giai cấp đông ức triệu là thù của tôi vốn rõ mặt tỏng tong. Những năm lam lũ và những ngày ăn đói thôi thúc chúng tôi đi dưới ngọn cờ hồng [] Đến trước Trung ương Đảng những năm sáng sủa, đạp lên đầu lũ nhà thơ bịp bợm, giỏi xoay tôi giơ cao lên tấm thẻ Đảng tôi đây, trăm tập sách thơ tôi, Và tất cả đoàn quân trang bị khí giới tới cằm mà hai mươi năm trong thành công rải rác tôi sẽ tặng cho họ đến trang cuối cho mi, vô sản địa cầu Tất cả vô địch của giới thợ thuyền luôn luôn là thù địch tôi thề hận Chúng nó bảo ta đi phục vụ dưới màu cờ đỏ năm khốn khó những ngày không có ăn [] Trước đám C.C.C. những năm trong sáng ở trên là bọn can đảm và bọn ăn cắp thi ca, tôi đứng dậy như con bài của Đảng toàn tập 34 большевистский партбилет, все сто томов моих партийных книжек sách Đảng. (Lớn tiếng, 1930) tác phẩm của tôi: Bolchéviks (Giọng nói lớn, 1930) Nói đến dịch thuật, người ta thường lưu ý ba nguyên tắc là tín, đạt, nhã. Một bản dịch cần vừa đảm bảo độ tin cậy, vừa diễn đạt đủ ý, vừa phải tao nhã. Thực ra, việc diễn đạt đủ/đạt ý cũng nằm trong tiêu chí tín. Chữ tín/đạt này được hiểu không phải là lối chuyển dịch từ sang từ (word by word), mà là chuyển lại nội dung ngữ nghĩa, văn phong, thậm chí cả nhịp điệu của nguyên tác sang một ngôn ngữ khác. Giữa dịch ngôn ngữ (language translation) và dịch ý nghĩa (interpretative translation) giới dịch thuật đánh giá cách dịch sau hơn cách dịch trước. Đọc một số đoạn trích dịch của Thế Phong trên đây, ta dễ có ấn tượng là dịch ở cấp độ từ và câu, trong khi ấy dịch ý nghĩa phải là dịch ở cấp độ văn bản. Dịch thuật cũng là một công việc sáng tạo, đòi hỏi mỗi dịch giả là một nhà nghệ sĩ; dịch phẩm hay/dở phụ thuộc rất nhiều vào điều này. Tuy nhiên, dù có sáng tạo như thế nào, người dịch vẫn phải trung thành với nguyên tác về nội dung, văn phong. Anh ta không có quyền áp đặt nội dung, tư tưởng hay giọng điệu khác cho nhà văn. Dịch giả buộc phải dạo cùng một cung đàn mà tác giả biểu diễn. Albert Karenski khuyến cáo: “Tôi xin nhắc lại một điều tâm niệm: Trong lao động dịch thuật, phải giới hạn một cách có ý thức cá tính sáng tạo của mình theo hướng có lợi cho tác giả mình dịch”3. Còn chữ nhã, theo kinh nghiệm của nhiều dịch giả, không nên coi là nguyên tắc chung của dịch thuật, bởi không phải bất cứ dịch phẩm nào cũng buộc phải bảo đảm tiêu chí này: Nguyên tác có nhã thì bản dịch mới cần nhã. Còn như chuyển một nguyên tác không nhã thành một bản dịch nhã tức là không tuân thủ nguyên tắc tín. Điều này cần đặc biệt lưu ý khi dịch thơ của các nhà Vị lai4. Các tác phẩm của V. Maiakovski là trường hợp như vậy. Thơ ông là một hình thức mới trong việc cắt đứt mọi vần điệu, hoà trộn văn ngôn với khẩu ngữ, nhịp điệu biến hoá khôn lường. Ba dịch giả trên đây cố gắng chuyển tải nội dung và hình thức câu thơ của nhà thơ - chiến sĩ cộng sản Nga, nhưng không phải ai cũng thành công. Qua bản dịch của từng người, ta nhìn thấy người nghệ sĩ trong cá nhân họ, đồng thời nhìn thấy họ nhìn nhà nghệ sĩ Vị lai Maiakovski như thế nào. Ở bản dịch của Trần Dần, ta thấy nổi bật trước hết là phẩm tính của một thi sĩ. Ngoài ví dụ mà chúng tôi đưa ra đối chiếu trong bài viết này, Trần Dần còn dịch nhiều thi phẩm khác của Maiakovski với một sự tinh tế, tài hoa đặc biệt. Tuy nhiên, chất trữ tình lai láng trong bản dịch của ông dường như hơi nhiều so với nguyên tác, cho nên chưa thật sự làm nổi bật tính nguyên sơ và sự thô nhám rất đặc trưng của “quặng lời” Maiakovski. Đặc điểm này được khắc phục trong các bản dịch của Hoàng Ngọc Hiến. Bên cạnh đó, Hoàng Ngọc Hiến còn khá thành công trong việc chuyển tải hình thức thơ bậc thang, với cách ngắt nhịp để tạo ý và thay cho vần điệu. Ông ý thức được việc cần phải tạo nên những từ ngữ tương 35 đương trong tiếng Việt khi chuyển tải các hình ảnh phóng đại có khả năng đập vào thị giác người đọc, các từ ngữ có hiệu lực âm thanh tối đa dội vào tai người nghe – đặc trưng của thơ Vị lai. Bản dịch của Thế Phong thiếu vắng khá nhiều điều căn bản trên, bên cạnh đó có thể quan sát nhiều chỗ dịch còn sai, thậm chí trái nghĩa, cho nên khó chuyển tải đến người đọc chân dung chân thực về con người cũng như phong cách nhà thơ hàng đầu của nền thi ca xã hội chủ nghĩa. Maiakovski trong nguyên tác cao lớn, chói sáng, hào sảng hơn rất nhiều, thật sự là một tháp đài sững sững, biểu tượng cho sức mạnh và vẻ đẹp một thời lãng mạn cách mạng. Hai dịch giả miền Bắc, dù thông qua nguyên tác Nga ngữ hay thông qua bản dịch trung gian Pháp ngữ, đều nhìn thấy trong Maiakovski một nhà thơ trung thành với lí tưởng cộng sản đến từng con chữ, từng dấu phẩy, đến hơi thở cuối cùng, nguyện hiến dâng trọn vẹn mình cho “vô sản của hành tinh”. Ở bản dịch của Thế Phong, ta thấy không phải hoàn toàn như vậy. Ông dịch Poète Russe lần đầu vào năm 1963, trong hoàn cảnh Sài Gòn tiếp nhận văn học Nga nhiều điều cơ bản khác với miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Phạm Thị Phương nhận xét: “Thế Phong có một cách “đọc” khác so với cách “đọc” của Hoàng Ngọc Hiến. Cách đọc đó hình như phù hợp với một tinh thần muốn nhìn thấy sự phản kháng của người nghệ sĩ đang sống “sau bức màn sắt”5. Đọc từng đoạn cũng như toàn bộ văn bản thơ dịch trong Maiakovski – thi sĩ Nga hay mối tình câm của nàng, độc giả lĩnh hội được một tinh thần phản kháng nào đó của Maiakovski đối với chính quyền – điều mà thực ra không thấy ở nguyên tác của ông nói chung và trong bài thơ được Thế Phong dịch nói riêng. Càng về cuối đời, Maiakovski càng thất vọng vì “vấp đời phàm tục” trong lí tưởng phục vụ xã hội cũng như trong nhiều mối quan hệ cá nhân, tinh thần phê phán của ông đối với những bất cập của đời sống càng trở nên sâu sắc, chua chát hơn, nhưng bảo đó là sự phản kháng chế độ Xô-viết thì không phải. Khác với S. Esenin “Sẵn sàng dâng hết lòng mình cho tháng Mười tháng Năm/ Nhưng riêng thơ mình tôi xin giữ lại”, Maiakovski từ ngày đầu đến với cách mạng xã hội chủ nghĩa cho đến phút cuối nghiệt ngã của cuộc đời, vẫn thề nguyện dành toàn vẹn con người và thơ ca cho Xô- viết”6. Dịch thuật được coi là sự mở đầu đọc văn bản của người dịch và là sự nối tiếp đọc của độc giả sau đó, góp phần quan trọng định hướng tiếp nhận cũng như xác định giá trị tác phẩm nghệ thuật. Việc chuyển tải trung thành và có tính nghệ thuật một nguyên tác sang ngôn ngữ khác đòi hỏi lòng say mê, kiên trì, lao động nghiêm túc. Maiakovski là một hiện tượng đặc biệt của văn hoá đọc. Để tiếp cận được với ông, cần phải có những bản dịch thật sự biết “đọc” ông, “nghe” được ông. Làm được điều ấy, thì dù cho ý thức hệ, cảm quan thẩm mĩ của người đọc thế hệ sau có chuyển hướng cơ bản so với thời đại ông, nghệ thuật của ông vẫn mãi trường tồn. Chú thích: 1 Hoàng Ngọc Hiến (2005), Từ Maiakovski đến Evtusenko, Nxb Đà Nẵng, tr. 5. 2 Hoàng Ngọc Hiến (2005), Sđd, tr. 7. 36 3 Karenski, A. (1996), “Cá tính sáng tạo của dịch giả và “thính giác tu từ”, Văn học nước ngoài, số 3, Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội, tr. 221. 4 Chủ nghĩa Vị lai (Futurism, Футуризм): tên gọi chung của một trong những trào lưu tiên phong chủ nghĩa trong nghệ thuật thập niên 1910 - 1920, thịnh hành chủ yếu ở Ý và Nga. Các nhà Vị lai tuyên truyền phá hủy các hình thức và quy ước của nghệ thuật cũ, vì lợi ích của việc sáp nhập nghệ thuật với quá trình tăng tốc cuộc sống thế kỉ XX. Đặc trưng của xu hướng này là nghiêng về hành động, chuyển động, sức mạnh, tốc độ, sự phong đại; đề cao dấu hiệu thị giác; từ ngữ được giải phóng khỏi khuôn khổ cứng nhắc của thứ tự cú pháp, của kết nối logic; từ bỏ lối viết tuyến tính; xây dựng văn bản trên sự tương đồng giữa nhiều hình thức. 5 Phạm Thị Phương (2010), Văn học Nga tại đô thị miền Nam 1954-1975, Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 86. 6 Phạm Thị Phương (2010), Sđd, tr. 86. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Ngọc Hiến (2005), Từ Maiakovski đến Evtusenko, Nxb Đà Nẵng. 2. Karenski, A. (1996), “Cá tính sáng tạo của dịch giả và “thính giác tu từ”, Văn học nước ngoài, số 3, Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội. 3. Маяковский Владимир Владимирович (1978), Полное собрание сочинений. Москва, Издательство “Правда”. 4. Maiakovski, V. (1987), Trường ca, Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu, Hà Nội, Nxb Văn học. 5. Maiakovski, V, Trường ca Ống sáo đốt xương sống, Trần Dần dịch, Nguồn: cập nhật ngày 30.12.2011. 6. Phạm Thị Phương (2010), Văn học Nga tại đô thị miền Nam 1954-1975, Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Triolet, Elsa (1963), (1968), (2004), Maiakovski và mối tình câm, Thế Phong dịch, Nxb Tổng hợp Đồng Nai. * Nhận bài ngày 13/3/2011. Sửa chữa xong 31/3/2012. Duyệt đăng 5/4/2012.